BigBoy
17-07-2024, 14:55
Tư Ngộ
Dư luận những ngày gần đây sửng sốt trước tin một nhà sư quốc doanh được đại học danh giá nhà nước cấp phát văn bằng tiến sĩ luật học.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si.jpg)
Thượng Tọa Thích Chân Quang (thứ hai từ phải) nhận bằng tiến sĩ luật chỉ sau hai năm và ba tháng, thay v́ ba đến bốn năm. Trước đó, bằng tốt nghiệp trung học thuộc loại “bổ túc văn hóa” của ông cũng bị nghi là dỏm. (H́nh: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam/Tuổi Trẻ)
Người ta sửng sốt không phải v́ ông là một nhà tu hành mà được cấp bằng tiến sĩ luật. Người ta sửng sốt v́ những cái bất thường chung quanh cái văn bằng cao nhất của ngành giáo dục tại Việt Nam. Ngay cả cái bằng tốt nghiệp trung học thuộc loại “bổ túc văn hóa” của ông cũng bị nghi là dỏm.
Ông Thích Chân Quang, thượng tọa, trụ tŕ chùa Phật Quang ở Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sinh năm 1959 tức bây giờ 64 tuổi. Tên thật là Vương Tấn Việt, nguyên quán Nghệ An, sinh ra ở Đắk Lắk nhưng lại sống ở Sài G̣n từ nhỏ.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao và ngay cả báo chí trong nước cũng ngạc nhiên khi ông Vương Tấn Việt được Đại Học Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ với luận án “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” dài 293 trang. Trong đó, ông lập luận rằng “nghĩa vụ phải được thực hiện trước rồi mới đến có quyền.”
Lập luận này trái ngược với quan niệm chung về quyền con người vốn được thế giới nh́n nhận là phổ quát, không phải cái thứ “xin cho” do nhà nước độc tài ban phát. Một số trí thức trong nước thấy nóng mặt cũng đă lên tiếng đả kích cái lập luận láo lếu biện hộ cho kẻ cai trị đó.
Thiên hạ khám phá thêm rằng cái bằng tiến sĩ luật mà ông Vương Tấn Việt được cấp phát năm 2021 quá thần tốc, chỉ sau hai năm và ba tháng sau khi ông được cấp bằng cử nhân Anh Văn “hệ tại chức” tức vừa hành nghề tu sĩ vừa ghi danh học hàm thụ chứ không phải đến trường. Theo quy định của ngành giáo dục tại Việt Nam, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ chỉ được tŕnh luận án sau ba tới bốn năm học tập, khảo cứu… trừ trường hợp đặc biệt.
Người ta chưa biết Đại Học Luật Hà Nội trả lời chất vấn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thế nào về cái bằng tiến sĩ thần tốc của ông Thích Chân Quang vốn bị hoài nghi là sặc mùi nhang khói cúng dường. Dư luận lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy tờ Người Lao Động cho hay người có tên Vương Tấn Việt sinh ngày 9 Tháng Mười Hai, 1959, đó “không có tên trong danh sách tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa” tại tại Sài G̣n năm 1989, khi ông 30 tuổi, một nhà sư.
Theo sự giải thích của một luật sư trên tờ Người Lao Động và căn cứ trên luật lệ hiện hành, khi bằng tốt nghiệp trung học là bằng giả th́ tất cả các bằng cấp đại học đă được cấp phát đều bị thu hồi. Người ta đang chờ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức lên tiếng để rửa tai tiếng cho chính cả họ.
Năm 2016, báo Giáo Dục Việt Nam đưa một cái tin “bom tấn” khi nói chỉ riêng hai năm 2015-2016, Học Viện Khoa Học Xă Hội “có chỉ tiêu cho ra ḷ 700 tiến sĩ; thông tin bung ra, lănh đạo nhà trường t́m mọi cách trốn tránh, loanh quanh.” Tiến sĩ ra ḷ nhiều và nhanh như gà đẻ trứng.
Đi vào chi tiết, tờ Giáo Dục Việt Nam nói có những người tự tính toán cơ học từ chính nguồn là trang web của học viện th́ thấy rằng, tính trung b́nh “năng suất” năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút sẽ có một tiến sĩ được bảo vệ thành công. Cũng với thống kê chưa chính thức khác, năm 2016, kể từ đầu năm đến đầu Tháng Tư, học viện đă tổ chức bảo vệ thành công cho 58 tiến sĩ, năng suất 1 ngày 1 giờ 15 phút/tiến sĩ.
Với những ǵ đă diễn ra trong năm 2015, từ 1 Tháng Giêng, 2015, đến 31 Tháng Mười Hai, 2015, Học Viện Khoa Học Xă Hội cho “ra ḷ” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút cho ra ḷ một tiến sĩ.
Cái hội đồng các ông thầy tiến sĩ làm sao có đủ người và thời giờ mà thẩm định kịp một lượng luận án nhiều như vậy một cách công tâm. Làm sao các ông bà nghiên cứu sinh làm kịp và làm được những luận án đ̣i hỏi công phu khảo cứu, đ̣i hỏi nhiều thời gian và tim óc? Câu trả lời chỉ có thể là luận án dỏm và thẩm định dỏm được mua bán như chợ rau chợ cá.
Sau tai tiếng vừa kể, người ta lại thấy một số quan chức nhà nước được cấp bằng tiến sĩ từ một số trường đại học dỏm ở Mỹ có hỗn danh là “Diploma Mill” tức nhà máy in bằng cấp. Chỉ trả cho đại học dỏm này từ vài trăm đến một vài ngàn đô la, người ta gửi đến tận nhà cho ḿnh một tấm văn bằng tiến sĩ in rất đẹp, con dấu chữ nổi mạ vàng hẳn hoi, mà chẳng phải đi học ngày nào. Mà cũng chẳng cần ú ớ năm ba câu tiếng Anh nữa.
Những năm gần đây, các người có nhu cầu thăng quan tấn chức học khôn từ những tai tiếng trên, họ không mua bằng dỏm từ “Diploma Mill” mà mua bằng thật từ các đại học danh giá của nhà nước.
Lên Internet, người ta t́m thấy các cơ sở quảng cáo nhận viết các loại luận văn, kể cả luận án tiến sĩ các loại của hơn 50 trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam, với giá biểu cho từng loại. Có những nhóm người viết luận án thuê để sống v́ người ta bắt mạch thấy có nhu cầu khá lớn của xă hội.
Một dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ quảng cáo rằng họ “cam kết chất lượng” là “không đạo văn, đúng nội dung, bảo mật thông tin, đúng deadline, giá cạnh tranh.” Giá cạnh tranh của nhóm này là bao nhiêu không thấy nêu ra nhưng có số điện thoại để liên lạc bất cứ lúc nào. Một nhóm khác thấy nêu giá là 15 triệu đồng (gần $600 theo thời giá hiện nay) cho một luận văn tiến sĩ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-luan-van-tiensi-cam-ket-chat-luong.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-luan-van-tiensi-cam-ket-chat-luong.jpg)
Một trang quảng cáo dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ tại Việt Nam. (H́nh: lamluanvan.net)
Rẻ như mua một cái bằng tiến sĩ từ “Diploma Mill,” những người thừa tiền tỷ như ông Thích Chân Quang và các ông bà quan chức khác, tội ǵ phải mua bằng dỏm để bị chửi.
Năm 2009, thành phố Hà Nội có kế hoạch “đầu tư nhân sự” viên chức địa phương từ cấp thành phố xuống tới cấp phường có bằng tiến sĩ. Theo đà này, chẳng bao lâu nữa, thủ đô nước Đông Lào nổi tiếng khắp thiên hạ là cứ ra ngơ là đụng tiến sĩ chứ không phải “ra ngơ gặp gái.”
Tuy học… giả nhưng bằng thật mà. Cái ǵ không mua được bằng ít tiền th́ mua được bằng rất nhiều tiền.
Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo được báo VietNamNet đăng tải vào Tháng Ba vừa qua, Việt Nam có khoảng 24,300 tiến sĩ, trong đó 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng và 8,519 là giảng viên các trường đại học. Vậy 15,000 ông bà tiến sĩ khác đang trốn ở đâu khi nông dân chưa học hết cấp ba chế được từ máy cày đến tàu ngầm mini. Rất nhiều quan chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương có học vị tiến sĩ, giúp chế độ vênh vang mày mặt.
Khoảng 20 năm trước, một ông giáo sư đại học than rằng chỉ chừng 6% tiến sĩ đáng gọi là tiến sĩ tại Việt Nam. Nay ai biết trong cái thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có bao nhiêu phần trăm xứng đáng mũ áo cân đai? Chỉ biết rằng chuyện mua bán bằng cấp, luận án tiến sĩ đă trở thành chuyện thường ngày ở huyện của nước Đông Lào.
Dư luận những ngày gần đây sửng sốt trước tin một nhà sư quốc doanh được đại học danh giá nhà nước cấp phát văn bằng tiến sĩ luật học.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-thich-chan-quang-nhan-bang-tien-si.jpg)
Thượng Tọa Thích Chân Quang (thứ hai từ phải) nhận bằng tiến sĩ luật chỉ sau hai năm và ba tháng, thay v́ ba đến bốn năm. Trước đó, bằng tốt nghiệp trung học thuộc loại “bổ túc văn hóa” của ông cũng bị nghi là dỏm. (H́nh: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam/Tuổi Trẻ)
Người ta sửng sốt không phải v́ ông là một nhà tu hành mà được cấp bằng tiến sĩ luật. Người ta sửng sốt v́ những cái bất thường chung quanh cái văn bằng cao nhất của ngành giáo dục tại Việt Nam. Ngay cả cái bằng tốt nghiệp trung học thuộc loại “bổ túc văn hóa” của ông cũng bị nghi là dỏm.
Ông Thích Chân Quang, thượng tọa, trụ tŕ chùa Phật Quang ở Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sinh năm 1959 tức bây giờ 64 tuổi. Tên thật là Vương Tấn Việt, nguyên quán Nghệ An, sinh ra ở Đắk Lắk nhưng lại sống ở Sài G̣n từ nhỏ.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao và ngay cả báo chí trong nước cũng ngạc nhiên khi ông Vương Tấn Việt được Đại Học Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ với luận án “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” dài 293 trang. Trong đó, ông lập luận rằng “nghĩa vụ phải được thực hiện trước rồi mới đến có quyền.”
Lập luận này trái ngược với quan niệm chung về quyền con người vốn được thế giới nh́n nhận là phổ quát, không phải cái thứ “xin cho” do nhà nước độc tài ban phát. Một số trí thức trong nước thấy nóng mặt cũng đă lên tiếng đả kích cái lập luận láo lếu biện hộ cho kẻ cai trị đó.
Thiên hạ khám phá thêm rằng cái bằng tiến sĩ luật mà ông Vương Tấn Việt được cấp phát năm 2021 quá thần tốc, chỉ sau hai năm và ba tháng sau khi ông được cấp bằng cử nhân Anh Văn “hệ tại chức” tức vừa hành nghề tu sĩ vừa ghi danh học hàm thụ chứ không phải đến trường. Theo quy định của ngành giáo dục tại Việt Nam, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ chỉ được tŕnh luận án sau ba tới bốn năm học tập, khảo cứu… trừ trường hợp đặc biệt.
Người ta chưa biết Đại Học Luật Hà Nội trả lời chất vấn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thế nào về cái bằng tiến sĩ thần tốc của ông Thích Chân Quang vốn bị hoài nghi là sặc mùi nhang khói cúng dường. Dư luận lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy tờ Người Lao Động cho hay người có tên Vương Tấn Việt sinh ngày 9 Tháng Mười Hai, 1959, đó “không có tên trong danh sách tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa” tại tại Sài G̣n năm 1989, khi ông 30 tuổi, một nhà sư.
Theo sự giải thích của một luật sư trên tờ Người Lao Động và căn cứ trên luật lệ hiện hành, khi bằng tốt nghiệp trung học là bằng giả th́ tất cả các bằng cấp đại học đă được cấp phát đều bị thu hồi. Người ta đang chờ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức lên tiếng để rửa tai tiếng cho chính cả họ.
Năm 2016, báo Giáo Dục Việt Nam đưa một cái tin “bom tấn” khi nói chỉ riêng hai năm 2015-2016, Học Viện Khoa Học Xă Hội “có chỉ tiêu cho ra ḷ 700 tiến sĩ; thông tin bung ra, lănh đạo nhà trường t́m mọi cách trốn tránh, loanh quanh.” Tiến sĩ ra ḷ nhiều và nhanh như gà đẻ trứng.
Đi vào chi tiết, tờ Giáo Dục Việt Nam nói có những người tự tính toán cơ học từ chính nguồn là trang web của học viện th́ thấy rằng, tính trung b́nh “năng suất” năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút sẽ có một tiến sĩ được bảo vệ thành công. Cũng với thống kê chưa chính thức khác, năm 2016, kể từ đầu năm đến đầu Tháng Tư, học viện đă tổ chức bảo vệ thành công cho 58 tiến sĩ, năng suất 1 ngày 1 giờ 15 phút/tiến sĩ.
Với những ǵ đă diễn ra trong năm 2015, từ 1 Tháng Giêng, 2015, đến 31 Tháng Mười Hai, 2015, Học Viện Khoa Học Xă Hội cho “ra ḷ” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút cho ra ḷ một tiến sĩ.
Cái hội đồng các ông thầy tiến sĩ làm sao có đủ người và thời giờ mà thẩm định kịp một lượng luận án nhiều như vậy một cách công tâm. Làm sao các ông bà nghiên cứu sinh làm kịp và làm được những luận án đ̣i hỏi công phu khảo cứu, đ̣i hỏi nhiều thời gian và tim óc? Câu trả lời chỉ có thể là luận án dỏm và thẩm định dỏm được mua bán như chợ rau chợ cá.
Sau tai tiếng vừa kể, người ta lại thấy một số quan chức nhà nước được cấp bằng tiến sĩ từ một số trường đại học dỏm ở Mỹ có hỗn danh là “Diploma Mill” tức nhà máy in bằng cấp. Chỉ trả cho đại học dỏm này từ vài trăm đến một vài ngàn đô la, người ta gửi đến tận nhà cho ḿnh một tấm văn bằng tiến sĩ in rất đẹp, con dấu chữ nổi mạ vàng hẳn hoi, mà chẳng phải đi học ngày nào. Mà cũng chẳng cần ú ớ năm ba câu tiếng Anh nữa.
Những năm gần đây, các người có nhu cầu thăng quan tấn chức học khôn từ những tai tiếng trên, họ không mua bằng dỏm từ “Diploma Mill” mà mua bằng thật từ các đại học danh giá của nhà nước.
Lên Internet, người ta t́m thấy các cơ sở quảng cáo nhận viết các loại luận văn, kể cả luận án tiến sĩ các loại của hơn 50 trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam, với giá biểu cho từng loại. Có những nhóm người viết luận án thuê để sống v́ người ta bắt mạch thấy có nhu cầu khá lớn của xă hội.
Một dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ quảng cáo rằng họ “cam kết chất lượng” là “không đạo văn, đúng nội dung, bảo mật thông tin, đúng deadline, giá cạnh tranh.” Giá cạnh tranh của nhóm này là bao nhiêu không thấy nêu ra nhưng có số điện thoại để liên lạc bất cứ lúc nào. Một nhóm khác thấy nêu giá là 15 triệu đồng (gần $600 theo thời giá hiện nay) cho một luận văn tiến sĩ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-luan-van-tiensi-cam-ket-chat-luong.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-luan-van-tiensi-cam-ket-chat-luong.jpg)
Một trang quảng cáo dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ tại Việt Nam. (H́nh: lamluanvan.net)
Rẻ như mua một cái bằng tiến sĩ từ “Diploma Mill,” những người thừa tiền tỷ như ông Thích Chân Quang và các ông bà quan chức khác, tội ǵ phải mua bằng dỏm để bị chửi.
Năm 2009, thành phố Hà Nội có kế hoạch “đầu tư nhân sự” viên chức địa phương từ cấp thành phố xuống tới cấp phường có bằng tiến sĩ. Theo đà này, chẳng bao lâu nữa, thủ đô nước Đông Lào nổi tiếng khắp thiên hạ là cứ ra ngơ là đụng tiến sĩ chứ không phải “ra ngơ gặp gái.”
Tuy học… giả nhưng bằng thật mà. Cái ǵ không mua được bằng ít tiền th́ mua được bằng rất nhiều tiền.
Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo được báo VietNamNet đăng tải vào Tháng Ba vừa qua, Việt Nam có khoảng 24,300 tiến sĩ, trong đó 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng và 8,519 là giảng viên các trường đại học. Vậy 15,000 ông bà tiến sĩ khác đang trốn ở đâu khi nông dân chưa học hết cấp ba chế được từ máy cày đến tàu ngầm mini. Rất nhiều quan chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương có học vị tiến sĩ, giúp chế độ vênh vang mày mặt.
Khoảng 20 năm trước, một ông giáo sư đại học than rằng chỉ chừng 6% tiến sĩ đáng gọi là tiến sĩ tại Việt Nam. Nay ai biết trong cái thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có bao nhiêu phần trăm xứng đáng mũ áo cân đai? Chỉ biết rằng chuyện mua bán bằng cấp, luận án tiến sĩ đă trở thành chuyện thường ngày ở huyện của nước Đông Lào.