BigBoy
06-06-2024, 13:54
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ trong thời gian vài tiếng, hơn 10,200 tia sét xuất hiện trên bầu trời Hà Nội, trong đó hơn 7,000 cú sấm sét đánh xuống mặt đất khu vực thành phố và vùng lân cận với cường độ khác nhau.
Xác nhận với báo đài trong nước, ông Hoàng Đức Cường, phó tổng cục trưởng Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia, cho biết hiện tượng trên xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng 5 Tháng Sáu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-1.jpg)
Sét đánh xuống thành phố Hà Nội trong cơn mưa dông. (Hình: Vũ Anh/VNExpress)
Theo ông Cường, tính trung bình, cứ 10 phút có hơn 470 tia sét đánh xuống đất tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Trong đó khu vực Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa xuất hiện sấm, sét dày đặc, có thời điểm trong 1 giây có tới 10 cú sấm sét được ghi nhận.
“Không phải tất cả hơn 7,000 tia sét đều ảnh hưởng lớn đến mặt đất mà tùy thuộc vào cường độ sẽ tác động khác nhau đến cơ sở hạ tầng, lưới điện, con người,” ông Cường giải thích với báo VNExpress.
Hậu quả mưa dông, sấm sét khiến người phụ nữ 30 tuổi, ở huyện Thanh Trì, đang cắt rau ngoài đồng bị thương, được cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp. Hiện người này “ngưng tim, ngưng thở, tiên lượng xấu.”
Theo báo Tuổi Trẻ, mưa lớn trong thời gian ngắn đã làm một số nơi, tuyến đường ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng… ngập nặng, xe cộ đi lại khó khăn.
Theo Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn, Việt Nam có nhiều sấm sét do nằm ở tâm dông Châu Á – một trong ba tâm dông bão trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh, ngày dông trung bình của Việt Nam là 100 ngày, và hứng chịu tới 2 triệu cú sét mỗi năm.
Tại miền Bắc Việt Nam, dông sét thường xuất hiện vào Tháng Năm, Tháng Sáu do giao mùa, có sự tranh chấp giữa hai khối không khí nóng và lạnh.
Dự báo trong hai ngày tới, miền Bắc tiếp tục mưa dông. Người dân cần đề phòng sét, mưa đá, lũ quét và sạt lở đất.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-2.jpg)
Bản đồ ghi nhận phân bố sấm sét ở Hà Nội lúc 8 giờ sáng 5 Tháng Sáu. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong khi đó, trên mạng xã hội, chuyên gia Huy Nguyễn, cố vấn cao cấp về biến đổi khí hậu Oxfam tại Việt Nam, thừa nhận: “10,511 cú sét đánh trên bầu trời và đánh xuống đất khu vực Hà Nội và vùng lân cận sáng nay. Một con số kỷ lục chưa nơi nào có.”
Kèm theo bên dưới nhận định trên, cư dân mạng cho rằng đây là “điềm gở” hoặc “dấu hiệu thảm họa.”
Người có nickname “Nguyễn Thị Trúc Quỳnh” viết: “Hàng ngàn cú… đánh vào thủ đô… vì có nhiều điều khuất tất chăng?”
Trong khi nickname “Nguyễn Minh” bày tỏ: “Cảm ơn ông Trời đã nổi giận thay lòng dân.”
Xác nhận với báo đài trong nước, ông Hoàng Đức Cường, phó tổng cục trưởng Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia, cho biết hiện tượng trên xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng 5 Tháng Sáu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-1.jpg)
Sét đánh xuống thành phố Hà Nội trong cơn mưa dông. (Hình: Vũ Anh/VNExpress)
Theo ông Cường, tính trung bình, cứ 10 phút có hơn 470 tia sét đánh xuống đất tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Trong đó khu vực Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa xuất hiện sấm, sét dày đặc, có thời điểm trong 1 giây có tới 10 cú sấm sét được ghi nhận.
“Không phải tất cả hơn 7,000 tia sét đều ảnh hưởng lớn đến mặt đất mà tùy thuộc vào cường độ sẽ tác động khác nhau đến cơ sở hạ tầng, lưới điện, con người,” ông Cường giải thích với báo VNExpress.
Hậu quả mưa dông, sấm sét khiến người phụ nữ 30 tuổi, ở huyện Thanh Trì, đang cắt rau ngoài đồng bị thương, được cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp. Hiện người này “ngưng tim, ngưng thở, tiên lượng xấu.”
Theo báo Tuổi Trẻ, mưa lớn trong thời gian ngắn đã làm một số nơi, tuyến đường ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng… ngập nặng, xe cộ đi lại khó khăn.
Theo Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn, Việt Nam có nhiều sấm sét do nằm ở tâm dông Châu Á – một trong ba tâm dông bão trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh, ngày dông trung bình của Việt Nam là 100 ngày, và hứng chịu tới 2 triệu cú sét mỗi năm.
Tại miền Bắc Việt Nam, dông sét thường xuất hiện vào Tháng Năm, Tháng Sáu do giao mùa, có sự tranh chấp giữa hai khối không khí nóng và lạnh.
Dự báo trong hai ngày tới, miền Bắc tiếp tục mưa dông. Người dân cần đề phòng sét, mưa đá, lũ quét và sạt lở đất.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-set-danh-ha-noi-2.jpg)
Bản đồ ghi nhận phân bố sấm sét ở Hà Nội lúc 8 giờ sáng 5 Tháng Sáu. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong khi đó, trên mạng xã hội, chuyên gia Huy Nguyễn, cố vấn cao cấp về biến đổi khí hậu Oxfam tại Việt Nam, thừa nhận: “10,511 cú sét đánh trên bầu trời và đánh xuống đất khu vực Hà Nội và vùng lân cận sáng nay. Một con số kỷ lục chưa nơi nào có.”
Kèm theo bên dưới nhận định trên, cư dân mạng cho rằng đây là “điềm gở” hoặc “dấu hiệu thảm họa.”
Người có nickname “Nguyễn Thị Trúc Quỳnh” viết: “Hàng ngàn cú… đánh vào thủ đô… vì có nhiều điều khuất tất chăng?”
Trong khi nickname “Nguyễn Minh” bày tỏ: “Cảm ơn ông Trời đã nổi giận thay lòng dân.”