BigBoy
29-05-2024, 01:06
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Sạt lở, sụt lún đất bất thường làm đứt găy đường 965 ở vùng đệm U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, khiến việc lưu thông không chỉ gặp khó mà c̣n ảnh hưởng đến việc mua bán nông sản của người dân.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, đường tỉnh 965, đoạn hướng về xă An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, có chiều dài hơn 60km nhưng hiện nay nhiều đoạn đă bị sụp, lún nửa mặt đường, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-1.jpg)
Một đoạn đường 965 ở xă An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, bị sạt lở, đứt găy đường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. (H́nh: Chí Công/Tuổi Trẻ)
Đáng chú ư, đoạn ấp Kinh 5, xă An Minh Bắc, có đoạn gần 100 mét bị sụp nửa mặt đường khiến việc vận chuyển hàng hóa, đi học, đi làm của mọi người “khó càng thêm khổ.”
Theo báo cáo mới nhất của Ủy Ban Nhân Dân Huyện U Minh Thượng, toàn huyện có 450 điểm sạt lở, sụp lún với chiều dài hơn 11.3 km. Trong đó, đường tỉnh 965 có 77 điểm dài hơn 2.3 km và đường giao thông nông thôn có 373 điểm dài gần 9 km… có 42 căn nhà bị thiệt hại do sạt lở, sụp lún gây ra.
“Trước đây, người dân ở vùng này bán chuối cho thương lái th́ họ đưa xe vận tải đến tận nơi thu mua. C̣n bây giờ phải thông qua đội xe gắn máy vào chở từng đợt. V́ vây, nông sản của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Mấy năm trước đâu có sụp lún nhiều như vậy,” ông Trần Văn Điều, ở ấp Kinh 5, xă An Minh Bắc, ngao ngán nói.
Để vận chuyển nông sản, hàng hóa (chuối, rau màu, tôm…) người dân phải dùng xe thô sơ chở ra đường trục chính của huyện, hoặc chợ Minh Thuận (ĐT 965C) hay K9 để đi ra quốc lộ 63.
Ngoài ra, người dân phải đi ra đường ĐT 965B, xă An Minh Bắc, để vận chuyển ra hành lang ven biển phía Nam (đoạn An Minh-Thứ Bảy).
Đối với đường thủy, nông dân phải đi theo kênh 13, kênh 14, kênh 2 (cặp đường ĐT 965C) và kênh hăng…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-2.jpg)
Nông dân phải dùng xe gắn máy để chở nông sản ra đường lớn bán cho thương lái, thay v́ họ vào tận nơi để thu mua. (H́nh: Bửu Đấu/Tuổi Trẻ)
Chính quyền đă phải mở 45 đường tạm, làm rào chắn tại 20 ấp với 37 tuyến đường. Đặc biệt, lắp biển báo, lắp đặt 140 đèn chiếu sáng để cảnh báo các xe cộ lưu thông…
Ông Đào Huy Hiệp, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh Kiên Giang, cho hay đơn vị đă có văn bản cấm toàn bộ xe hơi lưu thông trên đường tỉnh 965, đoạn đang sạt lở ở U Minh Thượng. Thời hạn từ nay đến khi “khắc phục xong các vị trí sạt lở. Khi đó, sẽ có thông báo mới để người dân đi lại b́nh thường.” Song, không đưa ra thời gian cụ thể.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, đường tỉnh 965, đoạn hướng về xă An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, có chiều dài hơn 60km nhưng hiện nay nhiều đoạn đă bị sụp, lún nửa mặt đường, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-1.jpg)
Một đoạn đường 965 ở xă An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, bị sạt lở, đứt găy đường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. (H́nh: Chí Công/Tuổi Trẻ)
Đáng chú ư, đoạn ấp Kinh 5, xă An Minh Bắc, có đoạn gần 100 mét bị sụp nửa mặt đường khiến việc vận chuyển hàng hóa, đi học, đi làm của mọi người “khó càng thêm khổ.”
Theo báo cáo mới nhất của Ủy Ban Nhân Dân Huyện U Minh Thượng, toàn huyện có 450 điểm sạt lở, sụp lún với chiều dài hơn 11.3 km. Trong đó, đường tỉnh 965 có 77 điểm dài hơn 2.3 km và đường giao thông nông thôn có 373 điểm dài gần 9 km… có 42 căn nhà bị thiệt hại do sạt lở, sụp lún gây ra.
“Trước đây, người dân ở vùng này bán chuối cho thương lái th́ họ đưa xe vận tải đến tận nơi thu mua. C̣n bây giờ phải thông qua đội xe gắn máy vào chở từng đợt. V́ vây, nông sản của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Mấy năm trước đâu có sụp lún nhiều như vậy,” ông Trần Văn Điều, ở ấp Kinh 5, xă An Minh Bắc, ngao ngán nói.
Để vận chuyển nông sản, hàng hóa (chuối, rau màu, tôm…) người dân phải dùng xe thô sơ chở ra đường trục chính của huyện, hoặc chợ Minh Thuận (ĐT 965C) hay K9 để đi ra quốc lộ 63.
Ngoài ra, người dân phải đi ra đường ĐT 965B, xă An Minh Bắc, để vận chuyển ra hành lang ven biển phía Nam (đoạn An Minh-Thứ Bảy).
Đối với đường thủy, nông dân phải đi theo kênh 13, kênh 14, kênh 2 (cặp đường ĐT 965C) và kênh hăng…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-sut-lun-u-minh-thuong-2.jpg)
Nông dân phải dùng xe gắn máy để chở nông sản ra đường lớn bán cho thương lái, thay v́ họ vào tận nơi để thu mua. (H́nh: Bửu Đấu/Tuổi Trẻ)
Chính quyền đă phải mở 45 đường tạm, làm rào chắn tại 20 ấp với 37 tuyến đường. Đặc biệt, lắp biển báo, lắp đặt 140 đèn chiếu sáng để cảnh báo các xe cộ lưu thông…
Ông Đào Huy Hiệp, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh Kiên Giang, cho hay đơn vị đă có văn bản cấm toàn bộ xe hơi lưu thông trên đường tỉnh 965, đoạn đang sạt lở ở U Minh Thượng. Thời hạn từ nay đến khi “khắc phục xong các vị trí sạt lở. Khi đó, sẽ có thông báo mới để người dân đi lại b́nh thường.” Song, không đưa ra thời gian cụ thể.