PDA

View Full Version : Phấn J&J thoa cho trẻ em có thể làm ung thư buồng trứng



BigBoy
21-05-2024, 20:03
NEW BRUNSWICK, New Jersey (NV) – Nghiên cứu mới vừa công bố càng làm người ta có căn cứ để tin hơn 50,000 vụ kiện chống lại Johnson & Johnson (J&J), cáo buộc phấn thoa da cho trẻ em làm từ bột talc (c̣n gọi là bột tan) có thể gây ra ung thư buồng trứng, theo Đài NBC News.


Phân tích công bố hôm Thứ Tư, 15 Tháng Năm trên tạp chí Journal of Clinical Oncology, cho thấy việc thoa phấn lên bộ phận sinh dục có liên quan tới ung thư buồng trứng – và mối liên quan này c̣n lớn hơn ở những người sử dụng phấn thoa da thường xuyên hoặc trong thời gian dài.


Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Y Tế Quốc Gia NIH cùng với khám phá dựa trên dữ kiện từ cuộc nghiên cứu Sister Study, thu hút hơn 50,000 phụ nữ tại Hoa Kỳ từ 2003 tới 2009. Các t́nh nguyện viên tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 35 tới 74, và mỗi người đều có một người chị em ruột được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, điều này có thể làm cho họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng cao hơn.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/GettyImages-1480096607-scaled.jpg

bột Johnson & Johnson (H́nh minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)


Các vụ kiện liên quan tới phấn thoa da cho trẻ em làm từ bột tan của J&J bắt đầu từ 1999, khi một phụ nữ cáo buộc rằng việc dùng phấn suốt đời làm cho bà bị ung thư trung biểu mô, một loại bệnh ung thư hiếm gặp thường xảy ra do tiếp xúc với asbestos – được biết đến là chất gây ung thư. Năm 2009, một phụ nữ khác cũng kiện J&J, cáo buộc rằng các sản phẩm làm từ bột tan làm cho bà mắc bệnh ung thư buồng trứng. Từ lúc đó, có hàng ngàn người khác đệ đơn yêu cầu bồi thường liên quan tới các trường hợp ung thư buồng trứng hoặc ung thư trung biểu mô mà họ cho rằng nguyên nhân là do asbestos trong phấn thoa da trẻ em nhăn hiệu J&J gây ra.


J&J luôn luôn đứng về phía sự an toàn của các sản phẩm bột tan và phủ nhận rằng phấn thoa da từng chứa asbestos trong thành phần. J&J cũng lập luận rằng các nghiên cứu chưa chứng minh được mối liên hệ có sức thuyết phục giữa ung thư buồng trứng và các sản phẩm làm từ bột tan.


Nghiên cứu mới có thể dập tắt lư luận của J&J khi các cuộc chiến pháp lư tiếp diễn. Phần lớn các vụ kiện chống lại J&J được hợp nhất thành một vụ kiện liên bang duy nhất tại New Jersey, trong đó phiên ṭa dự trù khởi sự vào tháng 12.


Tuy nhiên, Erik Haas, phó chủ tịch J&J đặc trách kiện tụng toàn cầu, cho biết nghiên cứu mới không thể chỉ ra mối quan hệ nhân quả hay ám chỉ một tác nhân gây ung thư cụ thể.


Đầu tháng này, J&J đề nghị dàn xếp khoảng $6.48 tỷ để giải quyết các vụ kiện, nhưng thỏa thuận này sẽ liên quan tới việc chuyển các vụ kiện lên ṭa án phá sản và yêu cầu 75% nguyên đơn bỏ phiếu ủng hộ.


J&J từng hai lần cố gắng rồi thất bại trong việc giải quyết các vụ kiện liên quan tới bột tan tại ṭa án phá sản. J&J thành lập một công ty trực thuộc trong năm 2021 có thể chịu trách nhiệm pháp lư đối với các khiếu nại pháp lư liên quan tới bột tan – một thủ tục pháp lư được gọi là thủ tục hai bước của Texas. Nhưng cho tới nay, ṭa án bác bỏ đơn xin phá sản với lư do công ty trực thuộc J&J không gặp khó khăn về tài chánh.


Phân tích mới khảo sát những người phụ nữ tham gia rằng trong thời điểm từ 10 tới 13 tuổi, họ dùng bột tan để thoa lên bộ phận sinh dục bao nhiêu lần cũng như trong năm trước, khi ghi danh tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu NIH tiếp tục thực hiện các cuộc khảo sát từ 2017 tới 2019, trong đó hỏi phụ nữ về mức độ thoa bột tan từ trước tới giờ.


Dựa trên các câu trả lời, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có tới 56% phụ nữ thoa bột tan lên bộ phận sinh dục vào một thời điểm nào đó. Những phụ nữ này có nhiều khả năng là dân Đa Đen, tŕnh độ học vấn thấp và sống tại miền Nam Hoa Kỳ, so với những người không dùng bột tan.


Phân tích không thể chứng minh rằng bột tan gây ung thư buồng trứng, cũng như không xác định được nhăn hiệu hoặc hóa chất nào có thể làm bột tan gây ra bệnh ung thư. Dale Sandler, một trong các tác giả của nghiên cứu kiêm trưởng bộ phận dịch tễ học tại Viện Khoa Học Sức Khỏe Môi Trường Quốc Gia, cho biết có lẽ không có cách nào để chứng minh mối liên hệ nhân quả trong các nghiên cứu ở người.


Thành phần trong phấn thoa da trẻ em J&J hiện nay sử dụng bột bắp chứ không phải bột tan. J&J rút các loại phấn có thành phần chứa bột tan khỏi thị trường Bắc Mỹ vào năm 2020, với lư do nhu cầu suy giảm và “hiểu biết lệch lạc về mức độ an toàn của sản phẩm,” đồng thời ngừng cung ứng phấn thoa da trên phạm vi quốc tế vào năm ngoái.


Các nhà nghiên cứu khám phá thấy trong thiên nhiên, mỏ bột tan thường rất gần với quặng asbestos, v́ vậy trong lúc khai thác có thể dẫn tới t́nh trạng bột tan thô bị lẫn asbestos, theo Cơ Quan Quản Lư Thực Phẩm và Dược Phẩm FDA.


Reuters từng khởi sự một cuộc điều tra năm 2018 cho thấy J&J biết có vài loại phấn thoa da trẻ em bị nhiễm hàm lượng asbestos nhỏ ngay từ những năm 1970. Nhưng J&J phủ nhận asbestos từng có mặt trong các sản phẩm.


J&J bắt đầu bán phấn thoa da trẻ em làm từ bột tan vào năm 1894.


Một số phụ nữ trong những năm 2000 – thường là những người ở độ tuổi 20 và 30 – cũng dùng bột tan để thoa lên vùng kín nhằm tạo cảm giác sạch sẽ và giảm mùi hôi, theo Katie O’Brien, tác giả dẫn đầu nghiên cứu kiêm nhà dịch tễ học tại Viện Khoa Học Sức Khỏe Môi Trường. Đây là mẹo không được các chuyên gia y tế khuyến cáo v́ âm đạo có khả năng tự làm sạch và vi khuẩn tốt bên trong có thể tự tạo ra mùi nhẹ.