PDA

View Full Version : Mỹ-Philippines tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Trung Quốc lên án



BigBoy
08-05-2024, 02:43
ITBAYAT, Philippines (NV) – Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và đồng minh Philippines lao ra khỏi trực thăng Black Hawk trong cuộc tập trận hôm Thứ Hai, 6 Tháng Năm tại thị trấn nằm trên đảo Cực Bắc của Philippines dọc theo Eo Biển Bashi chiến lược ngoài khơi miền Nam Đài Loan – một điểm sáng trong cuộc cạnh tranh quân sự giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.


Buổi tập dượt mô phỏng t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu của đồng minh ở Itbayat thuộc tỉnh Batanes là một phần của đợt tập trận quân sự thường niên bắt đầu vào tháng trước, được mệnh danh là Balikatan, trong tiếng Tagalog có nghĩa là “vai kề vai” với sự tham gia của hơn 16,000 quân nhân Mỹ và Philippines.


Các cuộc tập trận của các đồng minh hiệp ước lâu năm diễn ra trong năm – lớn nhất từ trước tới nay – nhằm ngăn chặn sự xâm lược tiềm tàng. Đợt tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tác oai tác quái trên khu vực Biển Đông đang tranh chấp, nơi từ năm ngoái, lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Philippines cùng nhiều tàu thuyền đi cùng có nhiều cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng.





https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/US-Phil-drills.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/US-Phil-drills.png)
Lực lượng Philippines và Hoa Kỳ tập trận chung ngày 6 Tháng Năm, 2024, Itbayat, Philippines (H́nh: US Department of Defense)

Hơn 250 lực lượng Pháp và Úc cũng tham gia cùng với các quan sát viên đến từ một số quốc gia đồng minh và đối tác an ninh, dẫn đầu là Nhật Bản và các quốc gia Âu Châu. Cuộc tập trận bắt đầu từ 22 Tháng Tư và chấm dứt vào cuối tuần này.


Trong kịch bản mô phỏng chiến trận hôm Thứ Hai, quân lực Hoa Kỳ và Philippines đánh chiếm các vị trí tại phi trường, được những ngọn đồi thấp bao quanh, sau đó ba trực thăng CH-47 Chinook thuộc Lục Quân Hoa Kỳ hạ cánh để chi viện.


Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Annie Pentaleri cho biết các cuộc tập trận do thám trên không và chống do thám cũng được lập kế hoạch ở khu vực xa xôi.


“Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và đó là những ǵ chúng tôi huấn luyện hàng ngày,” Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Robert Patterson nói. Điều quan trọng là phải tăng cường năng lực phối hợp với các binh sĩ Philippines đồng minh.”


Washington và Manila cho biết cuộc tập trận không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào và rất quan trọng để cải thiện năng lực ứng phó với các t́nh huống khẩn cấp tại Philippines, một trong những quốc gia thường xuyên hứng chịu thiên tai nhất thế giới.


Tuy nhiên, cuộc tập trận trong năm tập trung vào bảo vệ lănh thổ và phần lớn được tổ chức ở hai trong số các đường biến vị địa chất (đường đứt găy) khó nuốt trôi nhất trong cuộc cạnh tranh khu vực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ: Biển Đông đang tranh chấp và Eo Biển Bashi.


Thủy lộ quan trọng giữa Đài Loan và Philippines, một tuyến đường thương mại trọng yếu với đầy dây cáp quốc tế dưới biển, được các lực lượng Trung Quốc và Hoa Kỳ theo dơi và bảo vệ nghiêm ngặt. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lănh thổ và có thể sáp nhập bằng vơ lực nếu cần thiết.


Trong cuộc điện đàm vào tháng trước, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhấn mạnh với Tổng Thống Joe Biden rằng Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho các hoạt động ly khai của quân lực độc lập Đài Loan, cũng như “ḷng ủng hộ và nuông chiều từ bên ngoài,” dường như ám chỉ bàn tay Washington che chở Đài Loan.


Tổng Thống Biden bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có cả dă tâm cản trở Philippines tiếp tế cho lực lượng trên Băi Cạn Second Thomas đang tranh chấp gay gắt, quốc gia mà Washington có nghĩa vụ bảo vệ theo hiệp ước.


Derek Grossman, phân tích gia quốc pḥng cấp cao tại RAND Corporation, tổ chức bất vụ lợi nghiên cứu chính sách toàn cầu, cho biết thông điệp răn đe rất quan trọng. Việc Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. quyết định cho phép quân lực Hoa Kỳ tiếp cận vô thời hạn hai căn cứ không quân và hải quân Philippines tọa lạc ở tỉnh Cagayan gần Batanes theo hiệp ước quốc pḥng năm 2014, “có thể sẽ giúp quân đội Mỹ kịp thời can thiệp sâu hơn vào t́nh huống bất ngờ tại Đài Loan,” Grossman nói.


Đợt tập trận Balikatan gồm có các buổi tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông đang tranh chấp diễn ra trong các chuyến hành quân hỗn hợp giữa các lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Pháp và Philippines. Ngoài ra c̣n có t́nh huống phi cơ thả thức ăn và các nguồn cung ứng khác xuống một ḥn đảo tranh chấp do lực lượng Philippines chiếm đóng như một phần của cuộc diễn tập trên vùng biển xung đột.


Hôm Thứ Hai, trong một diễn tiến riêng biệt, quân lực Hoa Kỳ và Philippines diễn tập đẩy lùi quân xâm lược ở tỉnh duyên hải Ilocos Norte bằng cách nă hỏa tiễn và pháo kích vào các mục tiêu trôi nổi trên biển. Tỉnh Tây Bắc này giáp Biển Đông.


Khi làm các cuộc chạm trán trên biển tại các khu vực tranh chấp leo thang, tàu thuyền của lực lượng tuần duyên Trung Quốc lấy ṿi rồng bắn, chèn ép cùng các hoạt động nguy hiểm khác làm quân nhân hải quân Philippines bị thương c̣n các tàu tiếp tế th́ bị hư hại. Chính quyền Tổng Thống Biden nhiều lần cảnh cáo Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Philippines, đồng minh hiệp ước lâu đời nhất tại Á Châu, nếu Philippines bị tấn công.


Trung Quốc kịch liệt lên án cuộc tập trận, cho rằng Philippines và các quốc gia bên ngoài Á Châu đang hợp lực chống lại Bắc Kinh, đồng thời cảnh cáo rằng cuộc tập trận có thể dẫn tới đối đầu và làm khu vực bất ổn.


Trước cuộc tập trận, Trung Quốc đặc biệt phản đối hành động Hoa Kỳ vận chuyển hệ thống hỏa tiễn địa đối không tới miền Bắc Philippines. Lúc đó Philippines không khai hỏa tên lửa nào v́ mục đích chỉ là giúp các quân nhân làm quen với vơ khí kỹ nghệ cao ở vùng nhiệt đới.


Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lin Jian bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của Trung Quốc về việc khai triển hệ thống hỏa tiễn “ngay trước cửa nhà Trung Quốc.”