PDA

View Full Version : Cậu bé vượt biên nay thành phó đề đốc Hải quân Mỹ



BigBoy
06-05-2024, 00:33
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/05/01000000-0aff-0242-228b-08dc6bc63342_w1023_r1_s-copy-696x391.jpg (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/05/01000000-0aff-0242-228b-08dc6bc63342_w1023_r1_s-copy.jpg)
Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn



“Câu chuyện của tôi cũng giống như bao người Việt rời bỏ Việt Nam vào ngày Sài G̣n thất thủ. Tôi đă được giải cứu bởi thủy thủ của Hải quân, được đưa lên một chiếc tàu Hải quân lúc bấy giờ được cấp cho và được sử dụng bởi chính quyền Nam Việt Nam,” ông Tuấn kể lại câu chuyện vượt biên sau biến cố 1975.


Một cậu bé ở Vũng Tàu năm 1975 được hải quân Việt Nam Cộng ḥa cứu trong đoàn người vượt biên và được tàu chiến của Hải quân Mỹ hộ tống đến Philippines an toàn nay sắp trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ, người lănh đạo những binh sĩ hải quân chiến lược trong khu vực chiến lược của Washington.


Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn, thuộc Đệ Thất Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ (Hạm đội 7) có căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản, hôm 23 tháng 3 được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận đề cử làm phó đề đốc.


Với sự thăng cấp này, ông bước vào hàng ngũ lănh đạo cao cấp của Hải quân và được quyền treo cờ để đánh dấu vị trí chỉ huy. Cấp bậc của ông tương đương với chuẩn tướng trong Lục quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến, và Lực lương Không gian Hoa Kỳ.


Tuấn Nguyễn nói ông cảm thấy “cực ḱ vui mừng và khiêm nhường” v́ được lựa chọn. Ông giải thích thêm về công tác của ḿnh ở vùng Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương, một trong những khu vực chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ.


“Tôi phụ trách lên kế hoạch và đối ngoại và điều đó có nghĩa là hàng ngày, tôi làm việc với các đồng minh và đối tác khắp khu vực này và chúng tôi nỗ lực cải thiện khả năng vận hành tương tác với các lực lượng hải quân có cùng chí hướng, với mục tiêu chính là tăng cường khả năng răn đe và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở đây mà tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.


Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ là hạm đội được triển khai ở tiền phương lớn nhất của nước này, với 50-70 tàu chiến và tàu ngầm, 150 máy bay và hơn 27.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến, thường xuyên tương tác và hoạt động với các đồng minh và đối tác nhằm bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở.


“Trên cương vị của tôi trong tương lai, tôi sẽ lănh đạo các nam nữ quân nhân mà có thể gọi là những chiến sĩ hải quân chiến lược. Chúng tôi làm việc trong lĩnh vực cạnh tranh chiến lược và ngoại giao quân sự”, ông Tuấn cho biết về công việc sắp tới của ông sau khi chính thức trở thành phó đề đốc.


“V́ vậy, tôi rất mong được trở thành một phần của đội ngũ tuyệt vời này, làm việc với các đối tác quốc tế thực sự để đảm bảo mang lại lợi thế địa chiến lược cho những người ra quyết định, cho cấp lănh đạo của chúng tôi trong chính phủ Mỹ và nỗ lực tạo dựng những kết nối giữa người với người với các quân đội khác có cùng chí hướng”.


“Câu chuyện của tôi cũng giống như bao người Việt rời bỏ Việt Nam vào ngày Sài G̣n thất thủ. Tôi đă được giải cứu bởi thủy thủ của Hải quân, được đưa lên một chiếc tàu Hải quân lúc bấy giờ được cấp cho và được sử dụng bởi chính quyền Nam Việt Nam,” ông Tuấn kể lại câu chuyện vượt biên sau biến cố 1975.


“Và chúng tôi đi theo một hạm đội do tàu USS Kirk dẫn đầu đến Vịnh Subic [ở Philippines]. Thế là hành tŕnh đến Mỹ của tôi bắt đầu với việc băng qua Biển Đông”.


Ngày 30/4/1975 khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, chiến hạm USS Kirk đă dẫn đầu một hạm đội Mỹ hộ tống trên 30 chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng ḥa và hỗ trợ cho đoàn tàu Hải Quân Việt Nam chở hàng chục ngàn người Việt tị nạn đến Philippines an toàn.


Trong chiến tranh Việt Nam, nhiệm vụ của tàu USS Kirk là hỗ trợ hỏa lực cho Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Sài G̣n trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên sau khi Sài G̣n thất thủ, tàu này đă trở thành một chiếc tàu cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ những người Việt di tản ra khỏi nước với việc đón nhận và giúp di chuyển hơn 18,000 người trong số hàng trăm ngàn người tị nạn từ những nơi trong vùng đảo Côn Sơn đến Vịnh Subic, đảo Wake, và đảo Guam.


“Và rồi khi tôi cưới vợ, cũng là người Việt Nam, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi đă đi cùng một nhóm tàu đi đến Vịnh Subic ngày ấy”, ông Tuấn kể lại.


“Dù không hề biết, Hải quân Mỹ đă là một phần cuộc sống của tôi lâu hơn tôi tưởng. Hải quân đă ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, định h́nh sự nghiệp của tôi và cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân yêu của tôi”.


Thành tựu ngày hôm nay của Đại tá Tuấn Nguyễn là kết quả của một quá tŕnh gắn bó lâu dài với Hải quân và mối liên hệ của ông với Hải quân c̣n xa hơn cả sự nghiệp kéo dài gần 30 năm của ông.


Trước khi được phân công công tác tại Hạm đội 7, ông từng là tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc và từng là giảng viên quân sự tại một trung tâm chuyên trách về an ninh của Bộ Quốc pḥng Mỹ ở Hawaii.


(Theo VOA)