PDA

View Full Version : Giờ thứ 24. Tại sao Trung Cộng muốn nhảy vào đánh chận quân đội Bắc Việt tiến vào Sàig̣n?



BigBoy
28-04-2024, 20:06
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-3.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-3.jpg)


Tác giả đang đặt câu hỏi với Henry Kissinger.


LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sài G̣n sụp đổ.
Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng răi như “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập”, “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, “Khi Đồng Minh Nhảy Vào”, và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH – KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM vào ngày 5 tháng Năm, lúc 1:00pm tại 14361 Beach Blvd. Westminster, CA 92683.

Mời quư độc giả quan tâm đến tham dự buổi ra mắt sách. Mọi thắc mắc về buổi ra mắt sách, liên lạc: 714 883 0729.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed.jpg)
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Pḥng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975).


Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đă từ chối.”


Vào thời điểm ấy th́ chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ư, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.


Sở dĩ chúng tôi nghĩ là viển vông v́ thấy TC đă yểm trợ Miền Bắc chiến đấu trong bao nhiêu năm, đến lúc chiến thắng th́ lại ngăn chận? Ngoài ra, Bắc Kinh đă biết rơ lập trường của TT Thiệu đối với TC là hết sức cứng rắn, cho nên đă không thể có chuyện đề nghị nhảy vào để tiếp cứu VNCH. Cứng rắn v́ đầu năm 1974, dù Mỹ và TC đă giao hảo, ông vẫn ra lệnh cho Hải Quân VNCH khai hỏa ở Hoàng Sa để chận TC lấn chiếm.


Và sau hải chiến, ông c̣n ra lệnh cho Không Quân phản công. Hạm đội TC suưt bị bắn ch́m (xem:https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjrkxvrkwn4o ).


Tiếp theo, ông cho Hải Quân VNCH điều động thêm chiến hạm tới bảo vệ Trường Sa, v́ cho rằng TC sẽ thừa thắng xông lên, tiến chiếm luôn quần đảo này.


(xem: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52414124).


Nhưng sau nhiều năm t́m hiểu th́ bây giờ chúng tôi mới biết chắc chắn rằng câu chuyện này không phải là hoang tưởng mà đă có thật, như được ghi lại chi tiết trong cuốn sách “Bức Tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm” để phơi bày những mặt trái của thảm kịch 1975 (sách được xuất bản ngày Chủ Nhật, 5/5/2024).


Bối cảnh


Có hai bí mật quan trọng vào lúc kết thúc cuộc chiến, đó là:



thứ nhất, sau 15 năm chiến đấu vai kề vai với quân đội Bắc Việt (12/1960 – 4/1975) cuối cùng th́ Mặt Trận Giải Phóng (MTGP) lại muốn thương thuyết thẳng với Mỹ và Chính phủ VNCH.

thứ hai, TC đă thực sự muốn đổ quân vào VN để ngăn chận BV thắng trận.


MTGP muốn điều đ́nh với Hoa Kỳ và VNCH


Về việc MTGP – với sự hỗ trợ của Trung Cộng – muốn tách rời khỏi Hà Nội để điều đ́nh thẳng với Mỹ th́ trong hồ sơ của ĐS Martin trao cho chúng tôi – gồm trên 20 mật điện giữa Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sàig̣n và Bộ Ngoại Giao ở Washington vào tháng Tư, 1975 (được in lại trong phần Phụ Lục của cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu (2010) có hai công điện của Ngoại Trưởng Kissinger cùng ngày 25/4/1975 gửi ĐS Martin nói đến việc ông Phạm Văn Ba, Đại diện MTGP tại Paris cho biết họ muốn liên lạc trực tiếp với Hoa Kỳ và nhờ Pháp sắp xếp một cuộc gặp gỡ.



Công điện thứ nhất: ngày 25/4/1975


“Đại sứ quán Pháp đă thông báo cho chúng tôi vào chiều ngày 24 tháng 4 rằng MTGP tiếp tục nói với Pháp họ muốn thiết lập liên lạc trực tiếp với Hoa Kỳ. Người Pháp lưu ư rằng lời phát biểu này là tiếp theo một phát biểu tương tự trong cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao (Pháp) như đă báo cáo trước đây. Họ đă coi sự việc này như một lời yêu cầu để người Pháp sắp xếp một cuộc gặp gỡ với chúng ta.”


(French Embassy informed us evening of April 24 that PRG (Provisional Revolutionary Government of South Viet Nam) continues to tell the French that they wish to establish direct contact with the United States. The French note that this statement follows similar one made in conversation with Foreign Minister as reported previously. They read this as PRG asking for the French to arrange a meeting with us). – Kissinger


Sau đó, trong cùng ngày:


Công điện thứ hai, ngày 25/4/1975


1. “Đại sứ quán Pháp thông báo cho chúng tôi về trao đổi ngày 25 tháng 4 giữa Đại diện MTGP Phạm Văn Ba và Quyền Giám đốc phụ trách các vấn đề Á Châu của Quai D’Orsay (Bộ Ngoại Giao Pháp).Ông Ba nói ông muốn mọi người hiểu rằng MTGP coi một công thức chính trị có thể chấp nhận được, đó là đặt Tướng (Dương Văn) Minh làm Quốc Trưởng, với điều kiện ông ta phải thành lập một chính phủ với tinh thần ḥa giải dân tộc.”


(French Embassy informed us of April 25 conversation between PRG Representative Phạm Văn Ba and Quai D’Orsay Acting Director Asian Affairs. Ba said he wanted to make it understood that PRG considers as an acceptable political formula one which would place as Head of State General Minh, on the condition that he establish a government inspired with the spirit of national reconciliation).


2. “Báo cáo của Pháp nói ông Ba đă xác nhận rằng Hoa Kỳ nên giải quyết vấn đề Nam Việt Nam với MTGP chứ không phải với Hà Nội. Về phần ḿnh, MTGP đă sẵn sàng để mở cuộc đối thoại.”


(The French report states that Ba confirmed that the U.S. should settle the South Vietnamese problem with the PRG not Hanoi. The PRG, for its part, war ready to open this dialogue) (Tâm Tư TT Thiệu, trang 578-579).


Về điểm này th́ Trung Tướng Trần Văn Đôn (cựu Phó Thủ Tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Pḥng) cũng xác nhận với chúng tôi là MTGP đă liên lạc với ông ở Paris và Sàig̣n về ư muốn điều đ́nh thẳng với Chính phủ VNCH. Mục đích là để thành lập một Miền Nam trung lập chứ không hội nhập với Miền Bắc.



TC muốn đổ quân vào VN để ngăn chận chiến thắng của BV


Ngày nay chúng tôi đă có được bằng chứng rơ ràng về việc TC đề nghị với VNCH cho phép nhảy vào để đánh chận cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1975 khi quân đội Bắc Việt đang tiến nhanh vào Sàig̣n.


Nhưng lănh đạo VNCH đă dứt khoát từ chối, và chấp nhận thà bại trận chứ không cho TC nhảy vào.


Trước hết là câu chuyện của một nhân chứng c̣n sống: Đại tá Không quân Nguyễn Quốc Hưng (hiện ở Salem, Portland). Ông đă kể lại cho chúng tôi – với ghi chú của ḿnh trong cuốn nhật kư Agenda năm 1975 mà ông c̣n giữ được. Đại tá Hưng là cựu Phụ tá Tham Mưu Phó Hành Quân, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.


Sau đây là một trang của cuốn “AGENDA 1975” mà ông đă lục lọi t́m lại được, có ghi ngắn gọn những sự kiện vào ngày thứ Bảy, 26/4/1975 (ngày 15/3 âm lịch), chỉ bốn ngày trước khi quân đội Bắc Việt tiến vào Sàig̣n.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-1.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-1.jpg)
(B́a cuốn sổ tay của Đại tá Không Quân Nguyễn Quốc Hưng)


Ông nói “Mấy ḍng sau đây là do tôi vội vàng ghi lén tại chỗ:”


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-2-1.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2024/04/unnamed-2-1.jpg)

Và chi tiết là như sau:


“Hồi 9 giờ 15 sáng ngày 26/4/1975 tôi bay chiếc A-37 đánh ở bắc Long Thành v́ nơi đây đang bị pháo kích (PK) nặng, và đă trở về an toàn (vô sự). Trung tướng (Nguyễn Cao) Kỳ gọi và nói anh và Cử đến đây gặp tôi ngay. Cử là Nguyễn Văn Cử, cựu phi công (người đă đảo chính TT Ngô Đ́nh Diệm năm 1962 nhưng không thành), lúc đó là dân biểu.


Lúc 10 giờ 10 th́ tôi và Cử tới họp mật với ông Kỳ ở câu lạc bộ Không quân Huỳnh Hữu Bạc, Tân Sơn Nhất. Vừa bắt đầu họp th́ có một chiếc trực thăng HU1 đáp xuống phía sau câu lạc bộ do phi công Mỹ lái và ba người Tàu mặc quần áo dân sự đi với một thông dịch viên. Cử hỏi nhỏ ông Kỳ: tại sao tụi nó đi máy bay Mỹ? Ông Kỳ nói: “Ba thằng tướng Trung Cộng này được Đại sứ Martin sắp xếp để đến và yêu cầu tôi gặp.”


Sau khi chào hỏi và nói mấy câu xă giao, tướng TC – qua thông dịch viên – hỏi: “Các ông có cần và đồng ư để chúng tôi cho hai sư đoàn đă sẵn sàng ở bắc Lạng Sơn tràn qua đánh tập hậu quân đội Bắc Việt không?


10 giờ 20 – Ông Kỳ trả lời vắn gọn:“Thắng trận hay bại trận là quyền định đoạt của Nam Việt và Bắc Việt Nam chúng tôi, xin mời các ông rời nơi đây ngay.”


Ba tướng TC nh́n nhau ngỡ ngàng, một tướng lắc đầu, rồi họ chào good bye và lên trực thăng.
Ông Kỳ quay sang nói với Cử và tôi: “Không thể cơng rắn độc để cắn chết gà nhà được.” Rồi ông c̣n thêm :“ TT Thiệu đă từ chối chúng nó trước rồi. Bây giờ cứ tiếp tục.”


Nghe vậy, Cử mặt tái mét. Sau buổi họp tôi hỏi tại sao th́ Cử nói “moi xanh mặt v́ sợ tụi Tầu tức giận sẽ ập xuống đánh luôn cả ḿnh.”


Ông Hưng thêm: “Khi tôi hỏi tại sao TC lại muốn đánh chận quân đội Bắc Việt th́ ông Kỳ nói: “Chúng nó đă biết Lê Duẩn theo Liên Xô rồi.”


Những thông tin khác


Gần đây lại có thêm những thông tin về câu chuyện này. Những trích dẫn sau đây là từ bài khảo luận của George Jay Veith với tựa đề: “China and the Fall of South Vietnam: the Last Great Secret of the Vietnam War” đăng trên mạng của Wilson Center (Đại học Virginia) ngày 22/9/2022:(https://www.wilsoncenter.org/blog-post/china-and-fall-south-vietnam-last-great-secret-vietnam-war ).


Thông tin của ông Veith dựa trên hơn một thập niên phỏng vấn và trao đổi email với TS Nguyễn Xuân Phong trước khi ông qua đời vào tháng 7 năm 2017. Ông Phong đă từng là Phó Trưởng Phái đoàn VNCH trong thời gian đàm phán với phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) tại Paris từ năm 1968 đến 1975. Sau đây là một số chi tiết:


1972 – Theo ông Phong th́ vào đầu năm “Trung Quốc đă chuyển đến ông nhiều thông điệp để t́m cách thiết lập một cuộc đối thoại với TT Thiệu, nhưng ông Thiệu đă không trả lời.” Chúng tôi cho rằng những thông điệp này đă trùng hợp với cuộc “Tấn Công lễ Phục Sinh” – Easter Offensive – ( miền bắc gọi là “Chiến dịch Xuân-Hè”) bắt đầu từ ngày 30/3/1972 và kết thúc ngày 22/10/1972 sau “Mùa hè Đỏ Lửa.”


1974 – “Sau trận Hoàng Sa (ngày 19/1/1974), khi trả tù binh VNCH về nước, TC đề nghị mở một cuộc họp giữa hai bên, nhưng VNCH không trả lời. Vào mùa hè năm đó (1974), TC lại nhờ người nói chuyện lần nữa với Chính phủ VNCH, nhưng người này lại tŕnh bày với đại sứ Mỹ Graham Martin, và ông Martin giữ im lặng luôn.”


Qua kinh nghiệm làm việc gần gũi với ông Martin trong thời gian 4/1974 – 4/1975 về vấn đề viện trợ và biết được tâm tư thất vọng của ông trước sự lạnh nhạt, phản bội của Washington, chúng tôi cho rằng ông Martin đă không im lặng, và đă bí mật cho ông Thiệu biết, v́ thấy nguy cơ sụp đổ của VNCH ngay trước mắt. Ông là viên chức cao cấp Mỹ duy nhất c̣n hết ḷng ủng hộ VNCH sau Hiệp Định Paris. Trước khi ra đi về nơi chín suối (13/3/1990) ông c̣n nói với chúng tôi “Một ngày nào tôi sẽ nói lời cuối cùng về Kissinger” (như được ghi lại trong cuốn ‘Khi đồng Minh Tháo Chạy’).


Tháng Tư 1975 – “Sau khi TT Thiệu từ chức và PTT Trần Văn Hương nhận chức ngày 21/4/1975, TC lại cử đại diện đến gặp và đề nghị tiếp viện cho VNCH, nhưng ông Hương từ chối. Ông nói với giới thân cận: ‘Cho Trung Cộng vào, chiến cuộc tiếp diễn trên lănh thổ ta, ngay cả nếu chiến thắng th́ khi nào mới đuổi Trung Cộng ra được…’ ”


Khi TT Hương chuyển quyền cho ĐT Dương Văn Minh th́ “Vài ngày sau, ông Phong gặp cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn (bạn của ĐT Minh) và một đại diện của Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam (Mặt Trận Giải Phóng) để thảo luận về khả năng thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp…ông Phong thông báo một cách tế nhị với quan chức Mặt Trận Giải Phóng rằng Pháp và các nước khác sẽ giúp đỡ chính phủ mới…”


TC muốn đưa hai sư đoàn dù nhảy xuống Biên Ḥa để tiếp cứu


Theo ông Phong th́ “Trung Quốc rất muốn Mặt Trận Giải Phóng nắm quyền thông qua công thức Chính phủ Liên hiệp do Pháp đề nghị với Tướng Minh để ngăn chặn Bắc Việt đơn phương tiếp quản Miền Nam. Sau khi một liên minh như vậy được thành lập, ông Minh sẽ đưa ra lời kêu gọi để yểm trợ. Người Pháp sẽ đáp lại bằng một ‘lực lượng quốc tế’ vào Nam Việt Nam để bảo vệ Chính phủ mới. “Sức mạnh” ban đầu để bảo vệ, như ông Phong gọi, sẽ là “hai sư đoàn dù Trung Quốc nhảy xuống Biên Ḥa.”


“Bắc Kinh yêu cầu phải cần bốn ngày để sắp xếp quân đội của họ và đưa họ đến căn cứ không quân. Ông Phong giải thích như sau:


“Bắc Kinh không thể trực tiếp đứng ra làm công việc này, nhưng họ cho mọi người biết rằng họ (muốn) để cho người Pháp lănh trách nhiệm này! V́ chính trị quốc tế, Bắc Kinh không thể trắng trợn can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam. Pháp cần phải kêu gọi một ít quốc gia tham gia vào ‘lực lượng quốc tế’ – với Pháp đóng vai tṛ mũi nhọn – để Bắc Kinh có thể can thiệp. (Chúng tôi xin mở ngoặc nơi đây để nhắc lại rằng: trong 9 quốc gia kư vào bản Hiệp Định Quốc Tế ngày 2/3/1073 “để bảo đảm ḥa b́nh Việt Nam” có cả Pháp và TC).


“Có một số câu hỏi mà Bắc Kinh phải đối mặt vào lúc đó: Bao nhiêu quân sẽ được đưa vào và sẽ ở lại Miền Nam bao lâu? TC hứa rằng họ sẽ ở lại một thời gian cần thiết, nhưng họ nghĩ rằng từ ba đến sáu tháng là thời gian tối đa họ có thể tham chiến…v́ họ không muốn bị buộc tội chiếm đóng miền Nam Việt Nam bằng quân sự.”


Ngoài ông Phong, “Pháp c̣n đề nghị với tân TT Minh cùng một thông điệp giống như với ông Phong – qua trung gian Tướng Pháp về hưu là Paul Vanuxem.“Nhưng sau khi suy nghĩ, ông Minh đă từ chối.” Vanuxem cũng là người quen biết ông Thiệu từ lúc c̣n chiến đấu ở ngoài Bắc (trước 1954) và sau này đôi khi đă lui tới Sàig̣n để thăm ông.



Tại sao TC lại thay đổi lập trường từ yểm trợ tới tấn công Bắc Việt ?


Câu hỏi cần đặt ra là: tại sao sau nhiều năm TC đă hết ḷng yểm trở Bắc Việt với tài lực, nhân lực để chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ, tới giờ chót lại muốn can thiệp bằng quân sự, bắn nhau với quân đội BV để ngăn cản chiến thắng của Hà Nội? Điều năy có lô-gíc hay không, có căn nguyên từ đâu?


Ngược ḍng lịch sử, chúng tôi có thể giải thích về cái nghịch lư TC xoay đổi lập trường – với những sự kiện sau đây:


TC là nước đầu tiên đă công nhận chính phủ VNDCCH (ngày 18/1/1050). Kể từ đó, Bắc Kinh đă nhất mực yểm trợ Hà Nội để chống Pháp (1946-54).


Tới ngày 7/5/1954 th́ Hà Nội chiến thắng Pháp tại trận Điện Biên Phủ. Sau đó th́ tại Hội nghị Geneva, TC đă bắt đầu chuyển hướng về lập trường: từ yểm trợ chiến đấu đến giảm thiểu kết quả của chiến thắng.


Và đây là cái nghịch lư đầu tiên.


Câu chuyện là như thế này:


Tại Hội nghị Geneva: vào cuối tháng 6/1954 giữa lúc cuộc thương thuyết về Đông Dương trở nên căng thẳng, phái đoàn Mỹ báo cáo về Washington rằng TC đă làm áp lực với Việt Minh để chấp nhận giải pháp hai giai đoạn: giai đoạn đầu là quân sự, tức là ngưng chiến, rồi mới tới giai đoạn thứ hai là chính trị: tổng tuyển cử.


Theo ông Jean Chauvel (Trưởng phái đoàn của Pháp tại Hội Nghị Geneva) th́ “Ông Chu Ân Lai đă có lập trường hoàn toàn mới, đó là công nhận có hai chính phủ ở Việt Nam. Và đây là lần đầu tiên ông Chu công nhận Chính phủ Miền Nam là một chính phủ hợp pháp.”


Sau đó, Tân thủ tướng Pháp, ông Mendès France lại yêu cầu ông Chu áp lực với Hà Nội để sớm đi tới một hiệp định, và ông Chu đồng ư giúp (như chúng tôi đă ghi lại trong cuốn ‘ Khi Đồng Minh Nhảy Vào’, trang 177).


Kết quả của Hội Nghị Geneva năm 1954 là giải pháp chia đôi nước VN ở vĩ tuyến 17. Đó là một giải pháp đă được TC áp lực BV phải chấp nhận, v́ lúc ấy BV – thừa thắng xông lên – muốn tiếp tục chiến đấu. Điều này làm cho phái đoàn VNDCCH cùng nhiều thành phần kháng chiến ở miền Nam rất bất măn.


Cuối thập niên 1950, lại có một biến chuyển mới: đó là sự chia rẽ giữa hai đồng minh lớn nhất của VNDCCH: t́nh hữu nghị Trung Quốc – Liên Xô bị rạn nứt. Sự rạn nứt đă lên tuyệt độ vào lúc có những giao tranh đẫm máu TC – Liên Xô tại con sông Ussuri năm 1969. Liên Xô đă tính đến tấn công TC bằng nguyên tử (xem ‘Tâm Tư TT Thiệu’, Chương 24). Xung đột này đă đặt Hà Nội vào cái thế phải ‘đu giây’, và có thể TC đă thấy Hà Nội không hoàn toàn đứng về phía ḿnh.


Tháng 7/1971 TT Nixon tuyên bố sẽ viếng thăm TC vào đầu năm 1972 sau 20 năm thù nghịch, đồng thời tiết lộ rằng ông Kissinger đă bí mật đi Bắc Kinh để sắp xếp chuyến đi này. Hà Nội (và Sàig̣n) bỡ ngỡ, lo ngại là Mỹ và TC sắp xích lại gần nhau. Thấy vậy BV phản ứng.


Tháng 11/1971, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi Bắc Kinh gặp Chủ tịch Mao. Trong một buổi họp rất căng thẳng, ông Đồng kiến nghị ông Mao đừng gặp ông Nixon. Mao nói ‘chính những thắng lợi của BV đă khiến Nixon phải tới Hoa Lục.’ Rồi ông trích dẫn một câu tục ngữ: “Nếu cán chổi của ta ngắn quá, không thể với tới con nhện ở trên cánh tủ cao kia, th́ ta nên để nó nằm yên tại chỗ.” Lời Mao nhắn nhủ đă rơ ràng: Hà Nội không nên đi t́m một sự toàn thắng ở Miền Nam. Rồi ông nói thêm:


“V́ cái chổi của TC rất vắn nên chúng tôi đă phải để ông Tưởng Giới Thạch ở lại Đài Loan. Cũng vậy, v́ Việt Nam chỉ có một cái chổi ngắn, vậy đồng chí nên để ông Thiệu ở lại.” Ông Đồng, lúc đó đang trong cái khí thế ‘chống Mỹ cứu nước’ đă đáp lại: “Xin lỗi Chủ tịch, nhưng cán chổi của Việt Nam chúng tôi là đủ dài rồi…” (xem cuốn ‘The Palace File’, tr. 54).


Tháng 3/1972 – Bốn tháng sau chuyến đi của ông Đồng, BV hành động ngược lại với lời khuyên của ông Mao và tung ra cuộc tấn công ‘Easter Offensive’ – ngày 30/3/1972 như đề cập ở trên đây. BV xử dụng tới trên 200 xe tăng T-54 của Liên Xô, dẫn đến ‘Mùa Hè Đỏ Lửa.’ Như vậy là TC đă thấy rơ Hà Nội đang cần và đă ngả về phía Liên Xô rồi.


Tháng 5/1973- Sau Hiệp Định Paris, như chính Kissinger đă viết lại trong cuốn Years of Upheavals (trang 302): “Tới tháng 5/1973 th́ Hà Nội đă đưa thêm được 30,000 quân vào Miền Nam quả ngả Lào, cộng với 30,000 tấn thiết bị quân sự hạng nặng và xe tải, cùng với 400 xe tăng (T-54), 300 khẩu đại pháo, và thiết lập được một hệ thống pḥng không (với SAM).” Tất cả là từ viện trợ của Liên Xô.


Tháng 12/1974 – Ngay trước trận Phước Long (bắt đầu đêm ngày 13/12/1974) Tướng Viktor Kulikov, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Xô tới Hà Nội (ngày 22/12/1974) để thẩm định t́nh h́nh (lấy cớ là nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập quân đội Nhân Dân VN. Sau chuyến đi, Liên Xô đă tăng viện gấp bốn lần cho BV.


Và BV đă thực sự ngả hẳn về Liên Xô ở thời điểm đó. Đây chính là điểm mà Tướng Kỳ nói với các ông Cử và Hưng vào ngày 26/4/1975 như đề cập trên đây: “Chúng nó (TC) biết rằng Lê Duẩn đă theo Liên Xô rồi.”


***


Như chúng tôi đă ghi lại trong cuốn “Bức Tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm”: sở dĩ Liên Xô đă yểm trợ BV tối đa để chiến thắng một phần cũng v́ họ rất cần Việt Nam, nhất là Vịnh và Hải Cảng Cam Ranh để đối đầu với Hoa Kỳ (và Trung Cộng).


Nói tới Cam Ranh, xin nhắc lại một kỷ niệm: ngày 23/3/1975, giữa một buổi họp trong Pḥng T́nh H́nh của TT Thiệu mà chúng tôi có tham dự, Đại tá Vơ Văn Cầm, Chánh Văn pḥng, gơ cửa vào đưa một báo cáo từ miền Trung: “Hải quân ta vừa phát hiện có máy bay trực thăng của Nga bay thám thính trên không phận Vịnh Cam Ranh.” Ông Thiệu nổi sùng, “Để nó bay đi rồi c̣n báo cáo ǵ nữa!”


Những nhận xét này giải thích tại sao vào lúc cuối cuộc chiến, TC lại muốn nhảy vào để đánh chận chiến thắng của BV? Đó là v́ sách lược của Bắc Kinh đối với VN vẫn nhất quán từ thập niên 1950 cho tới 1975: TC chỉ muốn đẩy Mỹ ra khỏi Miền Nam VN (và Biển Đông) chứ không muốn thấy một Việt Nam thống nhất và quá mạnh có thể liên kết với Liên Xô để ngăn chận TC bành trướng ở phía nam’, cửa ngơ của Đông Nam Á.


Mà thật vậy, sau năm 1975 th́ Việt Nam đă công khai đi với Liên Xô.


***

Một điều quan trọng nữa cần được ghi nhận, đó là: tiếp theo TT Thiệu, cả cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, rồi TT Trần Văn Hương cùng TT Dương Văn Minh, hai Tổng thống cuối cùng của ‘VNCH’, dù chỉ tại vị có mấy ngày, không ai bảo ai, đều nhanh chóng và dứt khoát gạt bỏ cái giải pháp cho TC vào cứu nguy, dù trong t́nh huống thập tử nhất sinh cho chính họ, và cho quân, dân VNCH.


Nội trong bốn ngày trước khi xe tăng BV tiến vào Dinh Độc Lập, cả hai đề nghị rơ ràng cuả Trung Cộng:


Đưa 2 sư đoàn bộ binh tràn qua Lạng Sơn đánh tập hậu từ phía bắc; và


Cho 2 sư đoàn dù nhảy xuống Biên Ḥa đánh bọc từ phía nam – đều đă bị từ chối.


Như vậy, ta có thể kết luận rằng cả ba nhà lănh đạo cuối cùng của VNCH đă chấp nhận thà thua cuộc c̣n hơn là để cho TC nhảy vào.


Trong lúc tâm tư rối bời v́ nhiều ư tưởng khác biệt, bỗng vẳng nghe phảng phất bên tai câu ‘Ta thà làm quỷ nước Nam c̣n hơn làm Vương đất Bắc’ từ đời Nhà Trần vọng lại…


TS Nguyễn Tiến Hưng


THẤT BẠI TRONG H̉A B̀NH


Những ngày áp cuối tháng 4, Sài G̣n bắt đầu hỗn loạn. Vơ Phiến rời ṭa soạn Bách Khoa trên đường Phan Đ́nh Phùng để đến từ giă người bạn tâm giao là Nguyễn Hiến Lê. Đôi bạn cùng ngậm ngùi. Cả hai đều biết sẽ không gặp lại. Sang đến Mỹ, Vơ Phiến không bao giờ quên ḍng nước mắt lăn trên má người bạn có sở học uyên thâm. Vơ Phiến chọn ra đi.


Nguyễn Hiến Lê chọn ở lại v́ trong nội chiến Nam-Bắc, cụ Lê dành nhiều cảm t́nh cho phía “cách mạng”. Rồi chứng kiến “xă hội mới, con người mới” của phía chiến thắng áp đặt lên đồng bào đă đầu hàng, cụ Lê phê phán không tương nhượng. Sống đúng với lương tâm của ḿnh, là tiêu chí của Nguyễn Hiến Lê. [Trần Vũ]


Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến, già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lư chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng, trong bụi, dưới hố dưới hầm. Đành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đă có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm 20 năm ở Bắc th́ không có ǵ khó; vả lại đă thắng được Mỹ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Tàu th́ có việc ǵ mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, 20 năm sẽ đuổi kịp Nhật Bản về kinh tế.


Muốn kiến thiết th́ trước hết phải san phẳng chế độ cũ đă không để lại một dấu vết nào cả. Phải đuổi hết các nhân viên cũ, để anh em cách mạng chia nhau tất cả các chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, chiếm nhà cửa, tài sản như núi của họ, chia nhau mỗi người một chút. “Đó là quyền của ḿnh mà !”


Thời chiến hễ nung được ḷng yêu nước của quốc dân rồi, giữ cho ḷng đó đừng giảm, quốc dân kiên tŕ chịu đựng được tới phút chót th́ không c̣n vấn đề ǵ nữa: Thiếu cái ǵ đă có Nga, Tàu cung cấp cho; Trái lại trong thời b́nh mới phải đương đầu với nhiều vấn đề nội bộ, ngoại giao, kinh tế, nhất là kinh tế. Nước ta nghèo, thiếu vốn đầu tư thiếu kỹ thuật gia, khó phát triển kinh tế mau được. Thất bại về kinh tế th́ sự nghiệp của cách mạng sụp đổ.


Bây giờ 5 năm sau ngày 30-4-75, hết kế hoạch ngũ niên đầu tiên rồi, chúng ta mới thấy cơ hồ chẳng tiến bộ về một phương diện nào hết mà c̣n thụt lùi nữa, và ai lạc quan tới mấy cũng phải nhận chúng ta đă bỏ phí 5 năm, và không biết phải mấy năm nữa mới bắt lại được thời gian đă mất đó. Trong khi ấy th́ thế giới cứ vùn vụt tiến tới.



KHÔNG ĐOÀN KẾT


Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc(?) mang ơn miền Bắc đă đuổi được Mỹ đi, lập lại ḥa b́nh, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ 6, 7 tháng sau, cuối 1975 đă có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc.


Tôi nhớ như ở phần trên tôi đă nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài G̣n, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lăo thành miền Bắc, ông Đào Duy Anh (đă có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ư kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ư là thống nhất cái ǵ cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đă. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh. Ông Anh đă nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đă không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc.



CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN


Nguyên nhân chính theo tôi là người miền Bắc vơ đũa cả nắm, coi người Nam là “ngụy” hết, trụy lạc, bị nhiễm độc nặng của Mỹ. Ngay hạng trí thức miền Bắc như ông Đào Duy Anh cũng có thành kiến rằng dân Sài G̣n hư hỏng quá rồi. Họ chỉ nh́n bề ngoài, chỉ thấy một số thanh niên híp pi, lêu bêu ở ngoài đường; tôi phải giảng cho họ hiểu rằng đó chỉ là thiểu số, chứ đại đa số người trong này ghét Mỹ, ghét văn minh Mỹ, có thể nói gia đ́nh nào cũng có người có cảm t́nh với kháng chiến, giúp kháng chiến cách này hay cách khác, nếu không vậy th́ làm sao kháng chiến thành công được.


Chỉ nội một việc biết người nào đó là kháng chiến mà không tố cáo cũng đủ có công với kháng chiến, chớ đừng nói là c̣n che chở, giúp tiền bạc, tiếp tay cho nữa. Chỉ trừ một số phản quốc, theo Mỹ, Thiệu triệt để v́ quyền lợi, c̣n th́ không có gia đ́nh nào trong Nam là ngụy cả. Một số người yêu nước, có tư cách, mới đầu gia nhập kháng chiến, sau v́ lập trường chính trị, phải rời hàng ngũ, về thành, mà không ưa Pháp, Mỹ, hạng đó không nên coi người ta là ngụy. Bọn thanh niên hư hỏng chỉ ở Sài G̣n mới có nhiều, mà tỉ số không cao so với những thanh niên đứng đắn. Xem thêm : Một thế kỷ quốc ngữ (kỳ 3)


Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đă thắng được Mỹ th́ cái ǵ cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc th́ họ bịt miệng người ta bằng câu : “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy th́ tôi mới có lư, anh đừng nói nữa”.


Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kỹ thuật – điều này không có ǵ đáng chê, v́ chiến tranh, họ không được học – thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẩy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà c̣n tự hào ḿnh là ngụy nữa, v́ ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xă hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học tṛ cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…


Trong mỗi cơ quan ở Sài G̣n cũng có sự chia rẽ. Cùng là công nhân viên cả, mà bọn ở Bắc vô không ưa bọn Liên khu 5; hai hạng đó đều khinh bọn ở bưng trong Nam về; bọn này lại không chơi với bọn trước kia tập kết ra Bắc, nay trở vô Nam; bọn “nằm vùng” cũng không ưa bọn tập kết về đó; bị khinh nhất là bọn ngụy được tạm dùng lại, mà bọn này thạo việc hơn hết.


Chỉ v́ thiếu đoàn kết cho nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn kết”. C̣n ở trong pḥng họp th́ ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra khỏi pḥng rồi th́ hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau v́ quyền lợi thôi; do đó mà có tinh thần bè phái, gia đ́nh trị, và ở Bắc có câu này: Nhất thân, nh́ thế, tam quyền, tứ chế. Nguyễn Hiến Lê tại nhà riêng trong Nam trước 1975.



BẤT CÔNG


Điểm thứ nh́ làm cho chúng ta thất vọng là xă hội c̣n bất công hơn thời trước nhiều. Có người nói một số “ông lớn” đi đâu cũng có người hầu xách b́nh nước sâm Cao Ly để ông lớn uống thay trà; một ông nọ luôn luôn có một bác sĩ ở bên và một thiếu nữ quạt hầu v́ ông không chịu được quạt máy. Tôi không biết những tin đó đúng hay không, chỉ biết những tin đó do “anh em cách mạng” đưa ra cả.


Một ông bạn tôi bảo có vô nhà thương mới thấy có cả chục (sic) giai cấp bệnh nhân, tùy giai cấp mà được ở pḥng nào, khám bệnh ra sao, trị bệnh ra sao, cấp thứ thuốc nào v..v…Người chết cũng phân biệt giai cấp khi đăng cáo phó: cán bộ thường th́ được mấy phân trên cột báo, cán bộ bự th́ được mười mấy phân; lời cáo phó cũng theo những tiêu chuẩn riêng. Đúng là đường lối Staline.


Sài G̣n được giải phóng vài năm th́ ta thấy xuất hiện ngay một hạng giàu sang mới nổi, thay thế bọn giàu sang thời Thiệu, và cũng thích những xa xí phẩm (áo hàng thêu, hột xoàn, máy điều ḥa không khí v..v…) của thời Thiệu. Tiền đâu mà họ mua những thứ đó nhỉ? Sự bất công chướng nhất, tàn nhẫn nhất là lương công nhân viên từ 1975 cứ đứng yên trong khi sự phân phối nhu yếu phẩm giảm đi gần hết, chỉ c̣n gạo, bo bo là tạm đủ, nhất là trong khi măi lực của đồng bạc năm 1980 chỉ c̣n bằng 1/10 năm 1975; thành thử lương một công nhân viên chỉ đủ để mua củi chụm, lương một bác sĩ mới ra trường chỉ đủ để mua rau muống ăn.


Khắp thế giới không đâu có chế độ lương bổng kỳ cục như vậy (2). Người nào cũng phải bán đồ đi mà xài, nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu không th́ phải xoay trở mọi cách, làm sao sống được th́ làm, chính phủ không biết tới. Một cán bộ ở Hà Nội đă phàn nàn : “Người ta có rất nhiều quyền hành mà không có một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Thật lạ lùng !” Kravchenko (trang 185) nói chính phủ Nga bắt dân đói để dân biết phép chính phủ mà phải răm rắp tuân lệnh. Ở nước ta không đến nỗi như vậy, có áp dụng chính sách đó th́ chỉ áp dụng cho những kẻ thù của chế độ thôi, tức bọn ngụy quân ngụy quyền c̣n ở trong một số trại cải tạo.



THIẾU KỶ LUẬT (Xem thêm : Học tiếng mẹ đẻ)


Không ai có trách nhiệm mà tinh thần bè phái quá nặng, nên không có kỷ luật, dưới không tuân trên, loạn. Chương trên tôi đă nói tới cái tệ mỗi tỉnh là một tiểu quốc, địa phương tự do tới mức không tuân lệnh trung ương (ngay xă cũng không tuân lệnh tỉnh, huyện), lấy lẽ rằng chỉ địa phương mới hiểu t́nh trạng của địa phương, cấp trên không nên xen vào; cái tệ nhân viên được lệnh đi công tác mà không đi, nằm ỳ ở nhà, một tuần sau trở lại sở, trả sự vụ lệnh mà không bị khiển trách; cái tệ nhân viên muốn bỏ sở về giờ nào th́ về, lấy cớ là phải kiếm gạo, chủ nhiệm đành làm thinh, chứ không biết đáp sao.


Tôi kể thêm một trường hợp nữa. Ông Giám đốc một cơ quan nọ đến tuổi về hưu, bảo người giúp việc: – “Tôi sẽ không về, về th́ mất hết quyền lợi: xe hơi, “b́a” (sổ đặc biệt để mua nhu yếu phẩm), nhà ở v..v… mà c̣n bị xă ấp nó ăn hiếp, hoạnh họe cái này, cái khác; không, tôi không về”. Một ông giám đốc mà sợ công an ấp v́ công an có quyền bắt ai th́ bắt, giam ai th́ giam. Một viên công an bảo : – “Tôi làm việc 4, 5 năm rồi, mà bây giờ mới biết quyền hạn của tôi, từ trước tôi muốn làm ǵ th́ làm”.


V́ mất kỷ luật, cho nên thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự: ở miền Nam trốn tới 90%, có nơi cả 100% mà vẫn sống yên ổn. Bắt được họ, đưa họ ra mặt trận, họ lại trốn nữa. Không thể giam hoài họ được, gạo đâu mà nuôi ? Họ sống yên ổn ngay ở làng v́ chỉ cần đút lót cho công an là êm. C̣n nạn đào ngũ th́ toàn quốc tới 25%. Trước kia người ta hy sinh để giành độc lập; bây giờ độc lập rồi lại đánh nhau với nước anh em, người ta không hăng hái nữa. Nghe nói ở một tỉnh nọ, viên Giám đốc sở Tài chánh kiêm Giám đốc Ngân hàng (?) ôm 60 lượng vàng cùng với 30 viên công an xuống một chiếc tàu của chính phủ, mang theo đầy đủ khí giới (và không biết bao nhiêu lượng vàng nữa) để vượt biên. Tin đó chưa lấy ǵ làm chắc nhưng chuyện công an – cây cột chống đỡ chế độ – ôm vàng vượt biên th́ mấy năm nay nghe thường quá rồi.


Tinh thần vô kỷ luật đó, không biết một phần có phải do chính sách giáo dục trẻ em không. Người ta cấm đánh trẻ – điều đó có thể hiểu được – cấm nghiêm khắc với trẻ, chúng nghỉ học th́ lại nhà mời chúng đi học; chúng làm biếng th́ không bị phạt mà cô giáo bị trách là dạy dở. Kỳ tựu trường có nơi c̣n tổ chức múa lân, đốt pháo để dụ trẻ em đi học nữa. Cô giáo nào mời được ít trẻ th́ bị rầy. Riết rồi cô giáo ngán dạy quá, cứ tự ư nghỉ bừa, hiệu trưởng phải tới nhà năn nỉ, nếu không th́ lỗi ở hiệu trưởng chứ không phải ở cô giáo. Và người ta ngán luôn cả nghề sư phạm: dốt hoặc muốn tránh nghĩa vụ quân sự mới phải thi vô sư phạm.


Kỷ luật như vậy, trẻ em càng được thể làm biếng, sức học rất kém, mà tính ngỗ nghịch (bóp vú cô giáo như trên đă nói) th́ quá sức tưởng tượng. Một số cán bộ già ở Bắc vô nhận rằng trẻ em trong này ngoan ngoăn, lễ phép. Nhưng tôi sợ rằng ít năm nữa, chúng đuổi kịp bạn chúng ở Bắc mất.



KINH TẾ SUY SỤP


Sự thất bại hiển nhiên nhất của chế độ là sự suy sụp của kinh tế mà tôi đă tŕnh bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt Nam trước thế chiến tự hào là “tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát (phosphate) phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.


Từ ngày 30-4-75, do những đồng bào ở Bắc vào, chúng ta ở Nam mới lần lần biết cảnh điêu đứng của dân t́nh ngoài đó sau 20 năm sống dưới chế độ mới. Từ trên xuống dưới ai cũng phải ăn độn có khi 60-70% (3); có hồi gạo quư tới nỗi người ta cất vào trong những cái thố, cái liễn, trân trọng như nhân sâm, chỉ khi nào đau ốm mới lấy ra một nhúm để nấu cháo; ngày Tết mà có đủ gạo nấu cơm cúng ông bà là mừng lắm; khi nào được ăn một bữa cơm không độn với nước mắm thôi th́ coi như được dự một bữa tiệc. Nước mắm rất hiếm, có người ở Nghệ An hay Hà Tĩnh mấy năm không có nước mắm ăn, gặp người trong Nam ra đem theo nước mắm, xin một vài muỗng rồi cầm nuốt ực ngay hết, không đợi đem về nhà. (Xem thêm: Màu nội thất 2024)


Nhiều người vào Sài G̣n thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây ch́, lon sữa ḅ, ve chai… đem ra, v́ ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam này là thiên đường. Nhưng một người Ba Lan trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quần áo… về giúp bà con ở đây th́ chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi.


Dân miền Nam từ xưa chưa bao giờ biết đói, phải ăn độn th́ năm 1979 đă phải ăn độn 70-80%, có những gia đ́nh phải ăn bữa cơm bữa cháo, có cô giáo và học sinh đói quá, tới lớp té xỉu. Nhà nào cũng bán đồ cũ đi để ăn; nhiều giáo viên nhà đă trống rỗng, không c̣n bàn ghế nữa, ăn ngủ trên sàn. Ai cũng chỉ lo sao có cái ǵ nuốt cho đầy bao tử, chứ không dám nghĩ tới miếng ngon. Tết Canh Thân vừa rồi, ở Long Xuyên, nhà một giáo viên hồi hưu, trên bàn thờ ông bà chỉ bày một đĩa có mấy chiếc bánh phồng và bánh gai, không có một đ̣n bánh tét, một quả dưa hấu.


Khổ nhất là bọn người phải đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài G̣n, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá.


Không có tiền mua rau th́ làm ǵ có tiền mua thịt. Muốn lâu lâu có thịt th́ phải nuôi heo, gà, cho nên nhiều cơ quan ngay khi mới thành lập đă nghĩ ngay đến việc hùn tiền (hay lấy trong quỹ ?) mua heo con, phân công nhau nuôi tại khu ở tập thể, như vậy đến lễ, Tết mới có thịt liên hoan. Người ta thèm thịt quá, cho nên liên hoan lu bù, bất kỳ một dịp ǵ cũng liên hoan được: một bạn đồng nghiệp được ban khen, ngày tựu trường, băi trường, họp bạn để học tập, ban hành hiến pháp mới, làm xong một công tác, mỗi ngày lễ, Tết… mỗi năm liên hoan cả chục lần là ít.


Cơ quan nào cũng có đủ nhà bếp, chén đĩa, xoong chảo, người làm bếp (lựa trong nhân viên) để nấu ăn làm tiệc. Và khi ngồi vào bàn tiệc th́ chẳng ai mời ai, đợi ai, mạnh ai nấy gắp, ăn cho thật mau (tới nỗi có người bảo cứ nuốt trước rồi sẽ nhai sau!), tệ gấp 10 thói ăn uống ở đ́nh làng mà Ngô Tất Tố đă mạt sát trong cuốn Việc làng.


Nghèo th́ sinh ra ở bẩn. Ngay trong khu tập thể một trường Đại học Hà Nội, pḥng một giáo sư ở Pháp về cũng dơ dáy, từ sàn gạch đến tường đều đầy vết bẩn. Hỏi như vậy làm sao chịu được, ông ta nhún vai đáp : “Lâu rồi quen đi”. Không nên trách ông ta. Dù muốn sống sạch cũng không thể được: đâu có vôi để quét tường? Đâu có xà bông để rửa sàn? Đâu có giẻ để lau? Nước th́ có nhưng phải xuống dưới sân để hứng rồi xách lên 5-6 chục bực thang, ai mà không ngại?


Phải, lâu rồi th́ quen đi. Nếu t́nh trạng không thay đổi th́ chỉ mươi năm nữa, toàn dân sẽ quen đi, không thấy ǵ là bẩn nữa. Hiện nay ở trong Nam đă nhiều nhà để bụi đóng đầy bàn ghế – mà trước kia họ sống rất sạch – mạng nhện giăng đầy trần, c̣n dân thị xă th́ đă quen với cảnh 4, 5 người cùi nằm trên đường đưa tới chợ, lăn ở giữa chợ để xin ăn.


Câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” của ông cha, chúng ta không giữ được v́ chúng ta nghèo tới mức không thể ở sạch được.


NGUYỄN HIẾN LÊ