PDA

View Full Version : Dân Việt vượt biên vào Anh đông hơn các nước khác



BigBoy
17-04-2024, 13:29
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/04/TS-nguoi-viet-nam-scaled-1-696x465.jpg (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/04/TS-nguoi-viet-nam-scaled-1.jpg)

Thuyền cao su chở khoảng 65 di dân vượt qua eo biển Manche hôm 6 Tháng Ba



Di dân Việt Nam thường bị băng đảng bán cho tiệm nail, trang trại trồng cần sa, nhà hàng và kỹ nghệ t́nh dục ở Anh.


Người Việt Nam vượt biên vào Anh thông qua eo biển Manche đông hơn bất cứ công dân quốc gia nào khác từ đầu năm tới nay, phát ngôn viên thủ tướng Anh công bố hôm Thứ Hai, 15 Tháng Tư, theo báo The Telegraph.


Chính phủ Anh cho hay số di dân Việt Nam năm nay tăng vọt, góp phần nâng số di dân nói chung lên cao kỷ lục. Hôm Chủ Nhật, khoảng 534 di dân vượt biên vào Anh, nhiều nhất trong một ngày từ đầu năm 2024 tới nay.


Từ đầu năm tới nay, tổng cộng 6,265 người vượt biên vào Anh, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 7% so với năm 2022.


Hôm Thứ Hai, phát ngôn viên thủ tướng Anh nêu “số người Việt Nam tăng lên” nhằm kêu gọi Quốc Hội nước này thông qua Dự Luật Safety of Rwanda để “cứu mạng những người bị băng đảng buôn người bóc lột.”


Năm 2023, có 1,323 người Việt Nam vượt biên vào Anh thông qua eo biển Manche, hơn gấp đôi so với 505 người hồi năm 2022. Con số này năm nay tiếp tục tăng, khiến người Việt Nam trở thành nhóm di dân vượt eo biển Anh đông nhất.


Biên Pḥng Anh cho biết di dân Việt Nam đi bằng thuyền nhỏ, mỗi chiếc nhét tới 20 người.


Di dân Việt Nam chọn đi thuyền nhỏ, tránh đi đường bộ, do Anh gia tăng khám xét xe vận tải sau vụ 39 người Việt thiệt mạng trên xe vận tải ở Essex năm 2019.


Di dân Việt Nam thường bị băng đảng bán cho tiệm nail, trang trại trồng cần sa, nhà hàng và kỹ nghệ t́nh dục ở Anh.


Có người đi Âu Châu qua ngă Serbia hoặc Romania bằng visa lao động, nhưng rốt cuộc chỉ t́m được việc lương rất thấp, môi trường làm việc tệ hại.


“Rồi nhiều người đi tiếp qua khắp Âu Châu, lại nghĩ rằng chỗ khác đỡ hơn,” bà Nusrat Uddin, chuyên gia nghiên cứu nạn buôn người của công ty Wilson Solicitors LLP, cho hay.


Bà Mimi Vũ, chuyên gia chống nạn buôn người và nô lệ thời đại ở Việt Nam, cho biết có di dân phải vay tiền để trả khoảng $18,000 tới $25,000 cho băng đảng buôn người.


Bà Mimi cho hay, do lăi suất quá cao, 700% tới 1,000%, nhiều di dân bị buôn sang Âu Châu cố gắng làm việc chỉ để trả nợ, gửi tiền về gia đ́nh và đủ sống qua ngày.


Hôm Thứ Hai, ông James Cleverly, bộ trưởng Nội Vụ Anh, điện đàm với bộ trưởng Công An Việt Nam giữa lúc giới chức hai bên đang hoàn tất thỏa thuận mới để ngăn chặn di dân Việt Nam.