PDA

View Full Version : Kẻ trộm lấy mất chiếc lao 700 năm của ‘vua voi Tây Nguyên’ ở Gia Lai



BigBoy
09-04-2024, 03:20
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Hai thanh niên đột nhập vào khu trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, lấy trộm chiếc lao trên bộ ghế xương voi trắng độc nhất của “vua voi Tây Nguyên.”


Nói với báo Tuổi Trẻ hôm 8 Tháng Tư, một lănh đạo Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Gia Lai cho biết các cổ vật bị trộm mất bao gồm các lao thú kim loại cùng một chiếc ché cổ.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-trom-lao-tay-nguyen-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-trom-lao-tay-nguyen-1.jpg)
Chiếc ghế làm từ xương voi trắng có niên đại 700 năm của “vua voi Tây Nguyên.” (H́nh: Hoàng Thanh/ Người Lao Động)

Vụ trộm xảy ra vào đêm 27 Tháng Ba. Thời điểm trên, có hai thanh niên lẻn vào khu trưng bày nhà voi và ghế xương voi rồi tháo lấy một chiếc lao trên ghế.



Chiếc ghế gồm nhiều đoạn xương voi trắng rất lớn kết bằng dây rừng và trang trí thêm lao móc, dây thừng để tăng vẻ dũng mănh có niên đại 700 năm là hiện vật độc nhất của vua voi Tây Nguyên.


Xung quanh ghế được trưng bày nhiều dây thừng bằng da trâu để bẫy, trói, thuần hóa voi, cùng nhiều giáo, mác, nỏ…


Theo nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm, săn và thuần dưỡng voi rừng là phong tục truyền thống của nhiều dân tộc Tây Nguyên. Trước khi săn voi, các thợ săn tổ chức lễ cúng long trọng để xin phép “vua voi.”


“Vua” sẽ ngồi trong chiếc ghế làm bằng xương voi để làm lễ, thực hiện các nghi thức cúng thần linh.


Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan hữu trách kiểm tra th́ phát hiện ngoài cây lao trên ghế xương voi, khu trưng bày c̣n bị trộm mất một chiếc ché cổ cùng hai mũi lao cổ.


Báo Người Lao Động cho biết thêm trước đó, hồi Tháng Mười Hai, 2023, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Gia Lai phối hợp với công ty Việt Mốt và nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức trưng bày triển lăm ngoài trời mang tên “Thiên Đường Tây Nguyên-Gia Lai.” Không gian trưng bày kéo dài một năm, đặt tại quảng trường Đại Đoàn Kết.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-trom-lao-tay-nguyen-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-trom-lao-tay-nguyen-2.jpg)
Chiếc ghế xương voi và những dụng cụ săn bắt voi được trưng bày tại triển lăm. (H́nh: Hoàng Thanh/ Người Lao Động)

Tại đây, hàng ngàn cổ vật gồm công cụ dệt, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, sưu tập ghè, ché cổ, trống da trâu… liên quan đến nếp sống, sinh hoạt của các dân tộc Tây Nguyên được nhà sưu tập Đặng Minh Tâm mang tới trưng bày, giới thiệu cho người dân đến thăm và chiêm ngưỡng.


Bộ sưu tập này từng được trưng bày ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Sài G̣n, Kon Tum, Đắk Lắk và Đà Lạt.


Hiện Công An Thành Phố Pleiku đang điều tra để sớm t́m ra manh mối, thu hồi cổ vật.