BigBoy
30-03-2024, 16:14
http://danviet.com.au/upload/images/77_-China-Is-Selectively-Bending-History-to-Suit-Its-Territorial-Ambitions.jpg
H́nh ảnh bản đồ thế giới được nh́n thấy trong buổi triễn lăm truyền thông "Dụng cụ khoa học phương Tây của triều đ́nh nhà Thanh" ("Western Scientific Instruments of the Qing Court") tại Bảo tàng Khoa học Hong Kong vào ngày 25 tháng 6 năm 2015. K. Y. CHENG/BÀI ĐĂNG BUỔI SÁNG NAM TRUNG QUỐC QUA H̀NH ẢNH GETTY
Nguồn: Frederik Kelter, “China Is Selectively Bending History to Suit Its Territorial Ambitions (https://foreignpolicy.com/2024/03/18/taiwan-china-territory-claims-history/),” Foreign Policy, 18/03/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng (nghiencuuquocte.org)
Việc Bắc Kinh không sẵn ḷng từ bỏ một số yêu sách cụ thể cho thấy c̣n nhiều mối đe dọa khác ngoài mong muốn đảo ngược những tổn thất lănh thổ trong quá khứ.
Tại vùng nước ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đă nhiều lần đụng độ với tàu Philippines. Trên bầu trời Eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục thách thức các máy bay chiến đấu của Đài Loan. C̣n tại các thung lũng của Dăy Himalaya, quân đội Trung Quốc đă giao tranh với lính canh Ấn Độ.
Dọc theo nhiều biên giới, Trung Quốc đă và đang sử dụng lực lượng vũ trang của ḿnh để tranh chấp các vùng lănh thổ không được quốc tế công nhận là một phần của Trung Quốc, nhưng vẫn được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chủ quyền.
Tháng 08/2023, Bắc Kinh đă chính thức tŕnh bày các yêu sách lănh thổ hiện tại của ḿnh cho cả thế giới thấy. Phiên bản mới nhất của bản đồ tiêu chuẩn của Trung Quốc bao gồm các vùng đất mà ngày nay là một phần của Ấn Độ và Nga, cùng với các vùng đảo như Đài Loan, và các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Trung Quốc thường viện dẫn các câu chuyện lịch sử để biện minh cho những yêu sách lănh thổ này. Chẳng hạn, Bắc Kinh nói rằng Quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lư, mà người Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư, “là lănh thổ thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại.” Các quan chức Trung Quốc đă sử dụng những lập luận tương tự để ủng hộ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực thuộc bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố rằng chủ quyền của họ đối với Biển Đông là dựa trên bản đồ hàng hải lịch sử của chính họ.
Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nhất định kể từ thời cổ đại, Trung Quốc đă thống trị các quốc gia khác trong khu vực – Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc, và Việt Nam. Nhưng Bắc Kinh hiện không đưa ra yêu sách nào đối với bất kỳ lănh thổ nào trong số này.
Thay vào đó, Bắc Kinh đă t́m cách đ̣i lại lănh thổ có chọn lọc (selective irredentism), sử dụng các câu chuyện cụ thể trong lịch sử của Trung Quốc nếu chúng phù hợp với các mục tiêu mong muốn, nhưng không nhắc đến các câu chuyện lănh thổ cũ của Trung Quốc nếu không phù hợp. Theo thời gian, khi các lợi ích và cán cân quyền lực của Bắc Kinh thay đổi, một vài tuyên bố trong số này dần mất đi tầm quan trọng, trong khi những tuyên bố mới hơn xuất hiện và thay thế chúng. Tuy nhiên, riêng đối với Đài Loan, các tuyên bố của Trung Quốc nh́n chung không thay đổi, v́ số phận của ḥn đảo này gắn liền với tính chính danh của ĐCSTQ, cũng như sức sống tầm nh́n chính trị của Chủ tịch Tập Cận B́nh.
***
NHIỀU YÊU SÁCH LĂNH THỔ CỦA ĐCSTQ có nguồn gốc từ thế kỷ 19 và 20 trong thời kỳ cuối của triều đại nhà Thanh. Sau khi liên tục thất bại về ngoại giao và quân sự, nhà Thanh buộc phải nhượng lại lănh thổ cho một số cường quốc thực dân phương Tây, cũng như các đế quốc Nga và Nhật Bản. Những nhượng bộ này là một phần của cái Trung Quốc gọi là “các hiệp ước bất b́nh đẳng,” và quăng thời gian 100 năm mà các hiệp ước này được kư kết và thực thi được gọi là “thế kỷ ô nhục”. Những tổn thất về lănh thổ này sau đó được chuyển sang Trung Hoa Dân Quốc, và cuối cùng, sau Nội chiến Trung Quốc, th́ chuyển sang ĐCSTQ. Kết quả là, sau khi ĐCSTQ thành lập Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, nhà nước mới của Trung Quốc đă thừa hưởng những tranh chấp lănh thổ với hầu hết các nước láng giềng của ḿnh.
Nhưng bất chấp những tổn thất mà nhà Thanh gây ra, ĐCSTQ đă sẵn sàng thỏa hiệp và giảm bớt các mục tiêu lănh thổ của ḿnh trong thời kỳ bất ổn nội bộ dâng cao. Chẳng hạn, sau Cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, ĐCSTQ đă đàm phán các thoả thuận lănh thổ với các quốc gia giáp khu vực Tây Tạng, bao gồm Myanmar, Nepal, và Ấn Độ. Tương tự, khi t́nh trạng bất ổn làm rung chuyển khu vực Duy Ngô Nhĩ vào thập niên 1960 và 1990, Bắc Kinh đă theo đuổi các thỏa hiệp lănh thổ với một số quốc gia có chung biên giới như Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan. Sau Đại Nhảy vọt vào đầu những năm 1960 và Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ĐCSTQ cũng chấp nhận thoả hiệp lănh thổ với Mông Cổ, Lào, và Việt Nam, với hy vọng bảo vệ biên giới Trung Quốc trong thời kỳ bất ổn trong nước. Thay v́ sử dụng chiến tranh đánh lạc hướng, ĐCSTQ đă dựa vào ngoại giao để giải quyết các tranh chấp biên giới và lănh thổ.
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc đă thay đổi khá nhiều. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đă tránh được t́nh trạng hỗn loạn chính trị trong nước như những thập niên trước, và việc nắm giữ tạm thời các khu vực biên giới như Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ đă được thay thế bằng một bàn tay sắt mạnh mẽ hơn. Với ưu thế này, ĐCSTQ có rất ít động cơ để theo đuổi các giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp lănh thổ c̣n lại.
Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận xét “Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đă tăng lên đáng kể, làm giảm lợi ích của việc thỏa hiệp, và cho phép Trung Quốc đàm phán cứng rắn hơn nhiều.”
Trong bối cảnh đó, ĐCSTQ đă mở rộng tham vọng đ̣i lại chủ quyền của ḿnh. Sau khi người ta phát hiện trữ lượng dầu tiềm năng quanh Quần đảo Senkaku, và Mỹ trả lại quần đảo này cho Nhật Bản vào những năm 1970, Bắc Kinh đă sử dụng các ghi chép lịch sử của ḿnh để đưa ra yêu sách đối với quần đảo này, dù trước đó họ đă xem nó là một phần của Quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu) thuộc Nhật Bản. Tương tự, dù từ năm 2004 Bắc Kinh và Moscow đă giải quyết tranh chấp về Đảo Hắc Hạt Tử, nằm dọc biên giới phía đông bắc Trung Quốc, nhưng bản đồ năm 2023 của Trung Quốc vẫn mô tả ḥn đảo (mà nhà Thanh nhượng lại, cùng với các vùng lănh thổ rộng lớn khác ở Thái B́nh Dương, cho Đế quốc Nga vào năm 1860) như một phần thuộc về lănh thổ Trung Quốc, khiến Bộ Ngoại giao Nga nổi giận.
Collin Koh Swee Lean, nghiên cứu viên cấp cao của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, lập luận rằng việc Hắc Hạt Tử xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn tin vào những lợi ích cốt lơi nhất định, và chỉ đơn giản chờ đợi thời cơ để khẳng định chúng.
Trong podcast toàn cầu về Trung Quốc của Quỹ Marshall của Đức, Koh nói “Xét đến bối cảnh hiện tại của cuộc chiến ở Ukraine và sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc, có khả năng Bắc Kinh nghĩ rằng ḿnh đang nắm thế thượng phong, bởi v́ xét cho cùng, Moscow cần Bắc Kinh hơn là ngược lại.”
Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các tranh chấp lănh thổ đă được giải quyết trong thời kỳ ĐCSTQ c̣n yếu có thể bị xét lại và trở thành đối tượng cho tham vọng đ̣i lại lănh thổ, nếu cán cân quyền lực thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc hay không?
Theo Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi của Đại học London, việc ĐCSTQ thúc đẩy các tuyên bố lănh thổ với Nga vẫn có giới hạn nhất định, v́ Chủ tịch Tập vẫn cần sự hỗ trợ của Nga để đạt được tham vọng đưa Trung Quốc lên làm lănh đạo trên trường quốc tế.
Dù khả năng này khá thấp, nhưng ngay cả Nga cũng có thể không an toàn trước những tham vọng lănh thổ này măi măi. V́ một phần lớn lănh thổ Thái B́nh Dương của Nga từng thuộc về Trung Quốc cho đến năm 1860, “Trung Quốc có thể đ̣i lại vùng Viễn Đông của Nga vào thời điểm thích hợp,” Tsang nói. Kiểm soát được khu vực này sẽ cho phép Bắc Kinh tiếp cận không hạn chế nguồn than, gỗ, thiếc, và vàng dồi dào của khu vực, đồng thời đưa họ đến gần hơn về mặt địa lư đối với tham vọng trở thành một cường quốc Bắc Cực.
Trong khi có rất nhiều bằng chứng lịch sử chỉ ra rằng Trung Quốc từng kiểm soát phần đông nam vùng Viễn Đông của Nga, lại không có nhiều ghi chép rơ ràng về quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan. Bất cứ điều ǵ có thể cho là sự kiểm soát của đại lục đối với Đài Loan đều không được thiết lập cho đến sau năm 1684 bởi nhà Thanh, và ngay cả khi đó th́ chính quyền trung ương vẫn c̣n yếu. Năm 1895, nhà Thanh nhượng Đài Loan cho Đế quốc Nhật sau Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất, và tính đến thời điểm người Trung Quốc quay lại nắm quyền vào năm 1945, Đài Loan đă trải qua nhiều thập niên Nhật Bản hóa.
Những chi tiết này vẫn không ngăn cản ĐCSTQ tuyên bố rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Và hơn bất kỳ tuyên bố đ̣i lại chủ quyền nào khác, Tập đă coi việc thống nhất với Đài Loan là một phần quan trọng trong tầm nh́n của ông nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Tuy nhiên, theo Chong Ja Ian, giáo sư về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, mong muốn thống nhất không liên quan nhiều đến lịch sử cổ đại, mà liên quan nhiều hơn đến thách thức mà Đài Loan đang đặt ra cho các mục tiêu của Tập.
Cụ thể, Chong nói “ĐCSTQ theo đuổi chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, nhấn mạnh sự đoàn kết và đồng nhất, xoay quanh sự lănh đạo của ĐCSTQ, đồng thời thường tuyên bố rằng sự cai trị độc đảng của họ đă được người dân Trung Quốc chấp nhận.”
Ngược lại, Đài Loan tổ chức các cuộc bầu cử tự do, trong đó nhiều đảng chính trị cạnh tranh nhau để giành được sự ủng hộ của một dân tộc ngày càng phát triển bản sắc khác biệt với Trung Quốc đại lục.
Chong nhận định “Trải nghiệm ở Đài Loan rơ ràng là một sự sỉ nhục đối với câu chuyện của ĐCSTQ.”
Việc giành quyền kiểm soát Đài Loan cũng hấp dẫn Bắc Kinh v́ đây là ch́a khóa để mở khóa tham vọng bá chủ hàng hải rộng lớn hơn của giới lănh đạo Trung Quốc, tại vùng biển mà gần một nửa đội tàu container của thế giới đi qua vào năm 2022.
Giống như trường hợp của Đài Loan, các lập luận dựa trên lịch sử của ĐCSTQ về các yêu sách lănh thổ của họ đối với các nhóm đảo và đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng yếu hơn nhiều so với các yêu sách trên đất liền của họ.
Thay vào đó, thái độ không khoan nhượng về lănh thổ trên biển của Trung Quốc liên quan nhiều hơn đến sự thay đổi chiến lược về giá trị của các vùng biển xung quanh Trung Quốc, Fravel nói.
Ngày nay, người ta ước tính rằng hơn 21% thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông. Và bên dưới những vùng nước này không chỉ có các tuyến cáp ngầm mang dữ liệu Internet nhạy cảm, mà c̣n có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên ước tính rất lớn.
Dù có thể nói ngược lại, việc Bắc Kinh không sẵn sàng từ bỏ các yêu sách lănh thổ mong manh trên biển cho thấy rằng Trung Quốc đang theo đuổi những tham vọng lâu dài và khát vọng toàn cầu, hơn là cố gắng đảo ngược những tổn thất trong quá khứ. Chừng nào ĐCSTQ c̣n sử dụng các câu chuyện lịch sử một cách có chọn lọc và có thể thay đổi để phục vụ các mục tiêu của ḿnh – và sẵn sàng củng cố các tuyên bố chủ quyền bằng hành động quân sự – th́ các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ vẫn gặp rủi ro.
Frederik Kelter là nhà báo tự do người Đan Mạch, hiện đang sống ở Đài Loan.
(nghiencuuquocte.org)
H́nh ảnh bản đồ thế giới được nh́n thấy trong buổi triễn lăm truyền thông "Dụng cụ khoa học phương Tây của triều đ́nh nhà Thanh" ("Western Scientific Instruments of the Qing Court") tại Bảo tàng Khoa học Hong Kong vào ngày 25 tháng 6 năm 2015. K. Y. CHENG/BÀI ĐĂNG BUỔI SÁNG NAM TRUNG QUỐC QUA H̀NH ẢNH GETTY
Nguồn: Frederik Kelter, “China Is Selectively Bending History to Suit Its Territorial Ambitions (https://foreignpolicy.com/2024/03/18/taiwan-china-territory-claims-history/),” Foreign Policy, 18/03/2024
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng (nghiencuuquocte.org)
Việc Bắc Kinh không sẵn ḷng từ bỏ một số yêu sách cụ thể cho thấy c̣n nhiều mối đe dọa khác ngoài mong muốn đảo ngược những tổn thất lănh thổ trong quá khứ.
Tại vùng nước ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đă nhiều lần đụng độ với tàu Philippines. Trên bầu trời Eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục thách thức các máy bay chiến đấu của Đài Loan. C̣n tại các thung lũng của Dăy Himalaya, quân đội Trung Quốc đă giao tranh với lính canh Ấn Độ.
Dọc theo nhiều biên giới, Trung Quốc đă và đang sử dụng lực lượng vũ trang của ḿnh để tranh chấp các vùng lănh thổ không được quốc tế công nhận là một phần của Trung Quốc, nhưng vẫn được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chủ quyền.
Tháng 08/2023, Bắc Kinh đă chính thức tŕnh bày các yêu sách lănh thổ hiện tại của ḿnh cho cả thế giới thấy. Phiên bản mới nhất của bản đồ tiêu chuẩn của Trung Quốc bao gồm các vùng đất mà ngày nay là một phần của Ấn Độ và Nga, cùng với các vùng đảo như Đài Loan, và các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Trung Quốc thường viện dẫn các câu chuyện lịch sử để biện minh cho những yêu sách lănh thổ này. Chẳng hạn, Bắc Kinh nói rằng Quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lư, mà người Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư, “là lănh thổ thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại.” Các quan chức Trung Quốc đă sử dụng những lập luận tương tự để ủng hộ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực thuộc bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố rằng chủ quyền của họ đối với Biển Đông là dựa trên bản đồ hàng hải lịch sử của chính họ.
Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nhất định kể từ thời cổ đại, Trung Quốc đă thống trị các quốc gia khác trong khu vực – Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc, và Việt Nam. Nhưng Bắc Kinh hiện không đưa ra yêu sách nào đối với bất kỳ lănh thổ nào trong số này.
Thay vào đó, Bắc Kinh đă t́m cách đ̣i lại lănh thổ có chọn lọc (selective irredentism), sử dụng các câu chuyện cụ thể trong lịch sử của Trung Quốc nếu chúng phù hợp với các mục tiêu mong muốn, nhưng không nhắc đến các câu chuyện lănh thổ cũ của Trung Quốc nếu không phù hợp. Theo thời gian, khi các lợi ích và cán cân quyền lực của Bắc Kinh thay đổi, một vài tuyên bố trong số này dần mất đi tầm quan trọng, trong khi những tuyên bố mới hơn xuất hiện và thay thế chúng. Tuy nhiên, riêng đối với Đài Loan, các tuyên bố của Trung Quốc nh́n chung không thay đổi, v́ số phận của ḥn đảo này gắn liền với tính chính danh của ĐCSTQ, cũng như sức sống tầm nh́n chính trị của Chủ tịch Tập Cận B́nh.
***
NHIỀU YÊU SÁCH LĂNH THỔ CỦA ĐCSTQ có nguồn gốc từ thế kỷ 19 và 20 trong thời kỳ cuối của triều đại nhà Thanh. Sau khi liên tục thất bại về ngoại giao và quân sự, nhà Thanh buộc phải nhượng lại lănh thổ cho một số cường quốc thực dân phương Tây, cũng như các đế quốc Nga và Nhật Bản. Những nhượng bộ này là một phần của cái Trung Quốc gọi là “các hiệp ước bất b́nh đẳng,” và quăng thời gian 100 năm mà các hiệp ước này được kư kết và thực thi được gọi là “thế kỷ ô nhục”. Những tổn thất về lănh thổ này sau đó được chuyển sang Trung Hoa Dân Quốc, và cuối cùng, sau Nội chiến Trung Quốc, th́ chuyển sang ĐCSTQ. Kết quả là, sau khi ĐCSTQ thành lập Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, nhà nước mới của Trung Quốc đă thừa hưởng những tranh chấp lănh thổ với hầu hết các nước láng giềng của ḿnh.
Nhưng bất chấp những tổn thất mà nhà Thanh gây ra, ĐCSTQ đă sẵn sàng thỏa hiệp và giảm bớt các mục tiêu lănh thổ của ḿnh trong thời kỳ bất ổn nội bộ dâng cao. Chẳng hạn, sau Cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, ĐCSTQ đă đàm phán các thoả thuận lănh thổ với các quốc gia giáp khu vực Tây Tạng, bao gồm Myanmar, Nepal, và Ấn Độ. Tương tự, khi t́nh trạng bất ổn làm rung chuyển khu vực Duy Ngô Nhĩ vào thập niên 1960 và 1990, Bắc Kinh đă theo đuổi các thỏa hiệp lănh thổ với một số quốc gia có chung biên giới như Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan. Sau Đại Nhảy vọt vào đầu những năm 1960 và Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ĐCSTQ cũng chấp nhận thoả hiệp lănh thổ với Mông Cổ, Lào, và Việt Nam, với hy vọng bảo vệ biên giới Trung Quốc trong thời kỳ bất ổn trong nước. Thay v́ sử dụng chiến tranh đánh lạc hướng, ĐCSTQ đă dựa vào ngoại giao để giải quyết các tranh chấp biên giới và lănh thổ.
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc đă thay đổi khá nhiều. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đă tránh được t́nh trạng hỗn loạn chính trị trong nước như những thập niên trước, và việc nắm giữ tạm thời các khu vực biên giới như Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ đă được thay thế bằng một bàn tay sắt mạnh mẽ hơn. Với ưu thế này, ĐCSTQ có rất ít động cơ để theo đuổi các giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp lănh thổ c̣n lại.
Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận xét “Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đă tăng lên đáng kể, làm giảm lợi ích của việc thỏa hiệp, và cho phép Trung Quốc đàm phán cứng rắn hơn nhiều.”
Trong bối cảnh đó, ĐCSTQ đă mở rộng tham vọng đ̣i lại chủ quyền của ḿnh. Sau khi người ta phát hiện trữ lượng dầu tiềm năng quanh Quần đảo Senkaku, và Mỹ trả lại quần đảo này cho Nhật Bản vào những năm 1970, Bắc Kinh đă sử dụng các ghi chép lịch sử của ḿnh để đưa ra yêu sách đối với quần đảo này, dù trước đó họ đă xem nó là một phần của Quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu) thuộc Nhật Bản. Tương tự, dù từ năm 2004 Bắc Kinh và Moscow đă giải quyết tranh chấp về Đảo Hắc Hạt Tử, nằm dọc biên giới phía đông bắc Trung Quốc, nhưng bản đồ năm 2023 của Trung Quốc vẫn mô tả ḥn đảo (mà nhà Thanh nhượng lại, cùng với các vùng lănh thổ rộng lớn khác ở Thái B́nh Dương, cho Đế quốc Nga vào năm 1860) như một phần thuộc về lănh thổ Trung Quốc, khiến Bộ Ngoại giao Nga nổi giận.
Collin Koh Swee Lean, nghiên cứu viên cấp cao của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, lập luận rằng việc Hắc Hạt Tử xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn tin vào những lợi ích cốt lơi nhất định, và chỉ đơn giản chờ đợi thời cơ để khẳng định chúng.
Trong podcast toàn cầu về Trung Quốc của Quỹ Marshall của Đức, Koh nói “Xét đến bối cảnh hiện tại của cuộc chiến ở Ukraine và sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc, có khả năng Bắc Kinh nghĩ rằng ḿnh đang nắm thế thượng phong, bởi v́ xét cho cùng, Moscow cần Bắc Kinh hơn là ngược lại.”
Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các tranh chấp lănh thổ đă được giải quyết trong thời kỳ ĐCSTQ c̣n yếu có thể bị xét lại và trở thành đối tượng cho tham vọng đ̣i lại lănh thổ, nếu cán cân quyền lực thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc hay không?
Theo Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi của Đại học London, việc ĐCSTQ thúc đẩy các tuyên bố lănh thổ với Nga vẫn có giới hạn nhất định, v́ Chủ tịch Tập vẫn cần sự hỗ trợ của Nga để đạt được tham vọng đưa Trung Quốc lên làm lănh đạo trên trường quốc tế.
Dù khả năng này khá thấp, nhưng ngay cả Nga cũng có thể không an toàn trước những tham vọng lănh thổ này măi măi. V́ một phần lớn lănh thổ Thái B́nh Dương của Nga từng thuộc về Trung Quốc cho đến năm 1860, “Trung Quốc có thể đ̣i lại vùng Viễn Đông của Nga vào thời điểm thích hợp,” Tsang nói. Kiểm soát được khu vực này sẽ cho phép Bắc Kinh tiếp cận không hạn chế nguồn than, gỗ, thiếc, và vàng dồi dào của khu vực, đồng thời đưa họ đến gần hơn về mặt địa lư đối với tham vọng trở thành một cường quốc Bắc Cực.
Trong khi có rất nhiều bằng chứng lịch sử chỉ ra rằng Trung Quốc từng kiểm soát phần đông nam vùng Viễn Đông của Nga, lại không có nhiều ghi chép rơ ràng về quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan. Bất cứ điều ǵ có thể cho là sự kiểm soát của đại lục đối với Đài Loan đều không được thiết lập cho đến sau năm 1684 bởi nhà Thanh, và ngay cả khi đó th́ chính quyền trung ương vẫn c̣n yếu. Năm 1895, nhà Thanh nhượng Đài Loan cho Đế quốc Nhật sau Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất, và tính đến thời điểm người Trung Quốc quay lại nắm quyền vào năm 1945, Đài Loan đă trải qua nhiều thập niên Nhật Bản hóa.
Những chi tiết này vẫn không ngăn cản ĐCSTQ tuyên bố rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Và hơn bất kỳ tuyên bố đ̣i lại chủ quyền nào khác, Tập đă coi việc thống nhất với Đài Loan là một phần quan trọng trong tầm nh́n của ông nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Tuy nhiên, theo Chong Ja Ian, giáo sư về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, mong muốn thống nhất không liên quan nhiều đến lịch sử cổ đại, mà liên quan nhiều hơn đến thách thức mà Đài Loan đang đặt ra cho các mục tiêu của Tập.
Cụ thể, Chong nói “ĐCSTQ theo đuổi chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, nhấn mạnh sự đoàn kết và đồng nhất, xoay quanh sự lănh đạo của ĐCSTQ, đồng thời thường tuyên bố rằng sự cai trị độc đảng của họ đă được người dân Trung Quốc chấp nhận.”
Ngược lại, Đài Loan tổ chức các cuộc bầu cử tự do, trong đó nhiều đảng chính trị cạnh tranh nhau để giành được sự ủng hộ của một dân tộc ngày càng phát triển bản sắc khác biệt với Trung Quốc đại lục.
Chong nhận định “Trải nghiệm ở Đài Loan rơ ràng là một sự sỉ nhục đối với câu chuyện của ĐCSTQ.”
Việc giành quyền kiểm soát Đài Loan cũng hấp dẫn Bắc Kinh v́ đây là ch́a khóa để mở khóa tham vọng bá chủ hàng hải rộng lớn hơn của giới lănh đạo Trung Quốc, tại vùng biển mà gần một nửa đội tàu container của thế giới đi qua vào năm 2022.
Giống như trường hợp của Đài Loan, các lập luận dựa trên lịch sử của ĐCSTQ về các yêu sách lănh thổ của họ đối với các nhóm đảo và đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng yếu hơn nhiều so với các yêu sách trên đất liền của họ.
Thay vào đó, thái độ không khoan nhượng về lănh thổ trên biển của Trung Quốc liên quan nhiều hơn đến sự thay đổi chiến lược về giá trị của các vùng biển xung quanh Trung Quốc, Fravel nói.
Ngày nay, người ta ước tính rằng hơn 21% thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông. Và bên dưới những vùng nước này không chỉ có các tuyến cáp ngầm mang dữ liệu Internet nhạy cảm, mà c̣n có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên ước tính rất lớn.
Dù có thể nói ngược lại, việc Bắc Kinh không sẵn sàng từ bỏ các yêu sách lănh thổ mong manh trên biển cho thấy rằng Trung Quốc đang theo đuổi những tham vọng lâu dài và khát vọng toàn cầu, hơn là cố gắng đảo ngược những tổn thất trong quá khứ. Chừng nào ĐCSTQ c̣n sử dụng các câu chuyện lịch sử một cách có chọn lọc và có thể thay đổi để phục vụ các mục tiêu của ḿnh – và sẵn sàng củng cố các tuyên bố chủ quyền bằng hành động quân sự – th́ các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ vẫn gặp rủi ro.
Frederik Kelter là nhà báo tự do người Đan Mạch, hiện đang sống ở Đài Loan.
(nghiencuuquocte.org)