BigBoy
26-03-2024, 15:59
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một trận động đất 4 độ Richter xuất hiện ở huyện Mỹ Đức khiến người dân ở khu vực nội thành Hà Nội cảm nhận được rung lắc vài giây.
Xác nhận với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Anh, viện trưởng Viện Vật Lý Địa Cầu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, cho biết động đất xảy ra tại khu vực huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, lúc 8 giờ 5 phút sáng 25 Tháng Ba, độ sâu khoảng 16 km.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-1.jpg)
Camera nhà dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ghi lại vụ động đất lúc sáng 25 Tháng Ba. (Hình: Chụp từ màn hình)
Theo người dân, nhiều khu vực tại huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận đều cảm nhận được sự rung lắc do động đất gây ra, đặc biệt là tại các xã Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, An Mỹ…
Kể với báo VNExpress, bà Bùi Thị Hiên, 48 tuổi, nhà ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cho hay đang giặt quần áo thì bất ngờ thấy rung lắc “từ đầu lẫn dưới chân.” Do lần đầu tiên gặp tình huống này, bà Hiên hoảng sợ chạy ra đường, gần một tiếng sau mới dám vào nhà.
Anh Nguyễn Sơn đang đi làm xa, nhận được tin nhắn xã Đồng Tâm xảy ra động đất liền kiểm tra camera an ninh nhà mình, thì thấy rung chấn khoảng 2-3 giây.
“Đồ đạc không bị hư hỏng, song người nhà hoảng hốt phải chạy ra ngoài,” anh Sơn kể.
Anh Sơn cho biết thêm, người thân của anh ở xã Tuy Lai, cách Đồng Tâm khoảng 3 km, cảm nhận cơn động đất đến “nghiêng cả bàn uống nước.”
Ngoài huyện Mỹ Đức, cư dân ở các tòa nhà cao tầng tại huyện Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thường Tín, thậm chí các quận xa khoảng 40-50 km như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…, cũng thấy rung nhẹ.
“Tôi đang ngồi làm việc thì thấy rung lắc tầm 3-4 giây, cảm giác như tiền đình,” anh Lê Hùng ở quận Thanh Xuân, nói với báo Tuổi Trẻ.
Chưa hết, tận huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân cũng cảm nhận rõ rung lắc.
Huyện Mỹ Đức từng ghi nhận động đất do nằm trên đứt gãy sông Hồng. Đới đứt gãy này dài khoảng 1,560 km, bắt đầu từ Vân Nam, Trung Quốc, kéo đến vịnh Bắc Bộ.
Kết quả nghiên cứu của Viện Vật Lý Địa Cầu cho thấy Mỹ Đức cũng như vùng trũng Hà Nội có thể xảy ra động đất với độ lớn dưới 5.3 độ Richter.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-2.jpg)
Động đất xảy ra tại huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. (Hình: Hoàng Khánh/VNExpress)
Theo thang độ lớn mô men (độ lớn M), động đất 2.5-5.4 độ người dân cảm nhận được và chỉ gây hư hại nhỏ. Độ lớn 5.5-6 gây thiệt hại cho các tòa nhà; 6.1-6.9 độ có thể gây thiệt hại đáng kể cho khu đông dân cư, và từ 7 trở lên gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, các trận động đất từ 4-4.9 độ được đánh giá là các trận động đất nhẹ. Khi xảy ra động đất, các đồ vật trong nhà rung động và phát ra tiếng ồn. Nhiều người cảm nhận được động đất. Nhìn chung, không gây thiệt hại hoặc thiệt hại nhẹ.
Xác nhận với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Anh, viện trưởng Viện Vật Lý Địa Cầu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, cho biết động đất xảy ra tại khu vực huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, lúc 8 giờ 5 phút sáng 25 Tháng Ba, độ sâu khoảng 16 km.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-1.jpg)
Camera nhà dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ghi lại vụ động đất lúc sáng 25 Tháng Ba. (Hình: Chụp từ màn hình)
Theo người dân, nhiều khu vực tại huyện Mỹ Đức và các vùng lân cận đều cảm nhận được sự rung lắc do động đất gây ra, đặc biệt là tại các xã Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, An Mỹ…
Kể với báo VNExpress, bà Bùi Thị Hiên, 48 tuổi, nhà ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cho hay đang giặt quần áo thì bất ngờ thấy rung lắc “từ đầu lẫn dưới chân.” Do lần đầu tiên gặp tình huống này, bà Hiên hoảng sợ chạy ra đường, gần một tiếng sau mới dám vào nhà.
Anh Nguyễn Sơn đang đi làm xa, nhận được tin nhắn xã Đồng Tâm xảy ra động đất liền kiểm tra camera an ninh nhà mình, thì thấy rung chấn khoảng 2-3 giây.
“Đồ đạc không bị hư hỏng, song người nhà hoảng hốt phải chạy ra ngoài,” anh Sơn kể.
Anh Sơn cho biết thêm, người thân của anh ở xã Tuy Lai, cách Đồng Tâm khoảng 3 km, cảm nhận cơn động đất đến “nghiêng cả bàn uống nước.”
Ngoài huyện Mỹ Đức, cư dân ở các tòa nhà cao tầng tại huyện Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phú Xuyên, Thường Tín, thậm chí các quận xa khoảng 40-50 km như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…, cũng thấy rung nhẹ.
“Tôi đang ngồi làm việc thì thấy rung lắc tầm 3-4 giây, cảm giác như tiền đình,” anh Lê Hùng ở quận Thanh Xuân, nói với báo Tuổi Trẻ.
Chưa hết, tận huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân cũng cảm nhận rõ rung lắc.
Huyện Mỹ Đức từng ghi nhận động đất do nằm trên đứt gãy sông Hồng. Đới đứt gãy này dài khoảng 1,560 km, bắt đầu từ Vân Nam, Trung Quốc, kéo đến vịnh Bắc Bộ.
Kết quả nghiên cứu của Viện Vật Lý Địa Cầu cho thấy Mỹ Đức cũng như vùng trũng Hà Nội có thể xảy ra động đất với độ lớn dưới 5.3 độ Richter.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-dong-dat-ha-noi-2.jpg)
Động đất xảy ra tại huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. (Hình: Hoàng Khánh/VNExpress)
Theo thang độ lớn mô men (độ lớn M), động đất 2.5-5.4 độ người dân cảm nhận được và chỉ gây hư hại nhỏ. Độ lớn 5.5-6 gây thiệt hại cho các tòa nhà; 6.1-6.9 độ có thể gây thiệt hại đáng kể cho khu đông dân cư, và từ 7 trở lên gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, các trận động đất từ 4-4.9 độ được đánh giá là các trận động đất nhẹ. Khi xảy ra động đất, các đồ vật trong nhà rung động và phát ra tiếng ồn. Nhiều người cảm nhận được động đất. Nhìn chung, không gây thiệt hại hoặc thiệt hại nhẹ.