BigBoy
07-03-2024, 04:33
BẾN TRE, Việt Nam (NV) – Nước trên sông rạch tại thành phố Bến Tre và Mỹ Tho đã nhiễm mặn nặng, làm cả trăm ngàn gia đình bị ảnh hưởng cuộc sống.
Báo VNExpress hôm 6 Tháng Ba dẫn lời ông Đặng Hoàng Lam, giám đốc Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Bến Tre, cho biết hiện độ mặn trên các sông ở thành phố Bến Tre đạt mức gần 5 phần ngàn và độ mặn sẽ tăng dần.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-1.jpg)
Một gia đình ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, xả nước máy bị nhiễm mặn vào hồ chứa dùng để tắm giặt. (Hình: Hoàng Nam/VNExpress)
Hiện, tại trạm Mỹ Hóa, phường 7, thành phố Bến Tre, cách cửa sông 48 km, độ mặn có thể ở mức cao nhất khoảng 10 phần ngàn, làm ảnh hưởng hơn 50,000 gia đình trong tỉnh Bến Tre.
Do nhiều nhà máy lấy nước từ sông rạch đang mùa mặn xâm nhập, hàng chục ngàn gia đình trong tỉnh Bến Tre phải sử dụng nước nhiễm mặn.
Để có nước ngọt nấu ăn, nhiều người phải mua với giá 100,000 đồng ($4)/khối, trong khi mỗi khối nước máy nhiễm mặn có giá chỉ hơn 8,000 đồng (32 cent).
Bà Đặng Thị Hồng Lạc, 59 tuổi, ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, xả nước máy bị nhiễm mặn 2.2 phần ngàn, vượt ngưỡng cho phép dưới 0.5 phần ngàn, vào hồ chứa nói: “Nước này không nấu ăn được nhưng vẫn có thể tắm gội, giặt đồ, khi nào mặn 3-4 phần ngàn tôi sẽ bơm nước trữ sẵn dưới mương lên dùng vì lo mặn làm hỏng máy giặt, máy nước nóng.”
Ông Nguyễn Hữu Hiểu, chủ tịch xã Lương Phú, cho biết địa bàn có hơn 1,400 gia đình sử dụng nước máy, chiếm gần 80%. Trong đó, khoảng 500 gia đình sống gần khu vực sông lớn bị ảnh hưởng mặn nhiều hơn các nơi khác.
Do nguồn nước trên các sông rạch nhiễm mặn, công ty Cấp Thoát Nước Bến Tre phải lấy nguồn nước thô từ thượng nguồn sông Tiền, hoặc dùng sà lan chuyên chở, vận chuyển nước thô chưa bị nhiễm mặn từ các nơi khác, sau đó bơm về các nhà máy xử lý, cung cấp cho các gia đình ở thành phố Bến Tre.
Tương tự, Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai-Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Tiền Giang cũng cho hay độ mặn trên hệ thống sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho đạt mức 2.2-3.2 phần ngàn, cao hơn cùng kỳ năm trước, tác động hơn 51,000 gia đình.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-2.jpg)
Cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, phải đóng sớm hơn một tuần để ngăn mặn, trữ ngọt. (Hình: Đỗ Hùng/VNExpress)
Hiện nhà máy xử lý nước tại thành phố Mỹ Tho tạm ngưng hoạt động. Đơn vị cấp nước phải dùng nguồn nước sạch từ các nhà máy phía thượng nguồn sông Tiền cung cấp cho người dân.
Để hạn chế ảnh hưởng, tỉnh Tiền Giang đã phải đóng sớm hơn một tuần cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành, huyện Châu Thành – quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, sau cống Cái Lớn-Cái Bé – để ngăn mặn, trữ ngọt.
Theo cơ quan khí tượng, mùa khô năm nay, hạn mặn được dự báo khả năng xâm nhập sâu và kéo dài hơn trung bình nhiều năm.
Báo VNExpress hôm 6 Tháng Ba dẫn lời ông Đặng Hoàng Lam, giám đốc Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Bến Tre, cho biết hiện độ mặn trên các sông ở thành phố Bến Tre đạt mức gần 5 phần ngàn và độ mặn sẽ tăng dần.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-1.jpg)
Một gia đình ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, xả nước máy bị nhiễm mặn vào hồ chứa dùng để tắm giặt. (Hình: Hoàng Nam/VNExpress)
Hiện, tại trạm Mỹ Hóa, phường 7, thành phố Bến Tre, cách cửa sông 48 km, độ mặn có thể ở mức cao nhất khoảng 10 phần ngàn, làm ảnh hưởng hơn 50,000 gia đình trong tỉnh Bến Tre.
Do nhiều nhà máy lấy nước từ sông rạch đang mùa mặn xâm nhập, hàng chục ngàn gia đình trong tỉnh Bến Tre phải sử dụng nước nhiễm mặn.
Để có nước ngọt nấu ăn, nhiều người phải mua với giá 100,000 đồng ($4)/khối, trong khi mỗi khối nước máy nhiễm mặn có giá chỉ hơn 8,000 đồng (32 cent).
Bà Đặng Thị Hồng Lạc, 59 tuổi, ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, xả nước máy bị nhiễm mặn 2.2 phần ngàn, vượt ngưỡng cho phép dưới 0.5 phần ngàn, vào hồ chứa nói: “Nước này không nấu ăn được nhưng vẫn có thể tắm gội, giặt đồ, khi nào mặn 3-4 phần ngàn tôi sẽ bơm nước trữ sẵn dưới mương lên dùng vì lo mặn làm hỏng máy giặt, máy nước nóng.”
Ông Nguyễn Hữu Hiểu, chủ tịch xã Lương Phú, cho biết địa bàn có hơn 1,400 gia đình sử dụng nước máy, chiếm gần 80%. Trong đó, khoảng 500 gia đình sống gần khu vực sông lớn bị ảnh hưởng mặn nhiều hơn các nơi khác.
Do nguồn nước trên các sông rạch nhiễm mặn, công ty Cấp Thoát Nước Bến Tre phải lấy nguồn nước thô từ thượng nguồn sông Tiền, hoặc dùng sà lan chuyên chở, vận chuyển nước thô chưa bị nhiễm mặn từ các nơi khác, sau đó bơm về các nhà máy xử lý, cung cấp cho các gia đình ở thành phố Bến Tre.
Tương tự, Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai-Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Tiền Giang cũng cho hay độ mặn trên hệ thống sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho đạt mức 2.2-3.2 phần ngàn, cao hơn cùng kỳ năm trước, tác động hơn 51,000 gia đình.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-nhiem-man-ben-tre-2.jpg)
Cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, phải đóng sớm hơn một tuần để ngăn mặn, trữ ngọt. (Hình: Đỗ Hùng/VNExpress)
Hiện nhà máy xử lý nước tại thành phố Mỹ Tho tạm ngưng hoạt động. Đơn vị cấp nước phải dùng nguồn nước sạch từ các nhà máy phía thượng nguồn sông Tiền cung cấp cho người dân.
Để hạn chế ảnh hưởng, tỉnh Tiền Giang đã phải đóng sớm hơn một tuần cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành, huyện Châu Thành – quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, sau cống Cái Lớn-Cái Bé – để ngăn mặn, trữ ngọt.
Theo cơ quan khí tượng, mùa khô năm nay, hạn mặn được dự báo khả năng xâm nhập sâu và kéo dài hơn trung bình nhiều năm.