PDA

View Full Version : Nhà nghiên cứu Mỹ gốc Việt sở hữu 70 thông báo sáng chế cho dụng cụ y khoa



BigBoy
06-03-2024, 00:36
OMAHA, Nebraska (NV) – Thời điểm mà Tiến Sĩ Thắng Nguyễn gia nhập Khoa Cấp Cứu của Trung Tâm Y Tế đại học University of Nebraska (UNMC) vào năm 2010, ông gần như ngay lập tức bắt tay vào t́m cách làm mọi thứ tốt hơn, một bài báo của John Keenan thuộc UNMC giới thiệu nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt này hôm Thứ Hai, 4 Tháng Ba.


TS Thắng Nguyễn, lúc đó nghiên cứu bên ngành điều dưỡng, đang quan sát một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khâu vết thương trên mặt cho một cô gái trẻ.


“Đây quả là vị bác sĩ được huấn luyện nghệ thuật khâu vết thương chuẩn xác, và cuối cùng th́ vết thương lành lặn tuyệt vời,” ông nói. Nhưng TS Thắng Nguyễn nhận thấy rằng, dù bác sĩ phẫu thuật có tỉ mỉ cách mấy th́ mỗi mũi khâu đều làm cho làn da bệnh nhân phải co tới giật lui.”



https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/An-inventive-nature-drives-Dr-Nguyen.png (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/An-inventive-nature-drives-Dr-Nguyen.png)
TS Thắng Nguyễn cùng đồng nghiệp phát minh một dụng cụ bơm phun thuốc có thể dùng với chai soda nhựa gọi là Project FreeAir do Quỹ Tưởng Niệm Eugene Kenney ở UNMC tài trợ, miễn phí cho công chúng (H́nh: UNMC)

“Lúc đó tôi chợt nghĩ, ‘Tại sao chúng ta không thể phát minh ra thứ ǵ đó có thể làm giảm chuyển động của cổ tay khi bác sĩ cầm mũi kim khâu xuyên qua mô?’” TS Thắng Nguyễn nói.


Hóa ra, cũng có người khác nghĩ tới điều này. Tuy nhiên, TS Thắng Nguyễn lại không phát giác ra điều đó cho tới khi ông tỉ mỉ phác thảo một bản vẽ của thứ mà ông gọi là máy bơm kim và gửi nó cho UNeMed, công ty kỹ nghệ sinh học trực thuộc UNMC, để đánh giá.


“Chỉ trong vài tuần, tôi nhận được hồi âm – có ai đó có chung ư tưởng với tôi.”


Theo lời của TS Thắng Nguyễn th́ “chính phát minh của ḿnh làm cho ḿnh bị nghiện. Sau khi tôi gửi bản thảo đó và tham gia nghiên cứu của UNMC, thật vui là tôi cứ vậy mà tiếp tục.” TS Thắng Nguyễn thậm chí c̣n vươn xa tới nỗi chế tạo nguyên mẫu phiên bản máy vặn kim bằng cách ứng dụng các thành phần từ viết BIC cùng nhiều loại keo dính rất chặt.


TS Thắng Nguyễn xác định nỗ lực cải tiến của ông từ thời thơ ấu với tư cách là dân nhập cư thế hệ đầu tiên.


Ông tập trung vào phát triển các loại kỹ nghệ có thể hỗ trợ xóa bỏ sự bất b́nh đẳng trong chăm sóc sức khỏe và cải thiện sức khỏe toàn cầu.


Gần 14 năm sau nguồn cảm hứng đầu tiên, TS Michael Dixon, Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc UNeMed, thừa nhận TS Thắng Nguyễn là một trong những người tạo ra ư tưởng hàng đầu cho đơn vị chuyển giao kỹ nghệ.


Mặc dù TS Thắng Nguyễn không nắm giữ nhiều bằng sáng chế nhất nhưng vào cuối năm tài khóa 2023, ông lại nộp nhiều Thông Báo Phát Minh Mới (NIN) nhất, đây là bước đầu tiên trong quy tŕnh cấp bằng sáng chế, với 70 thông báo. Howard Gendelman, Bác Sĩ Y Khoa, chủ tịch Khoa Dược Lư và Thần Kinh Thực Nghiệm của UNMC, nộp 69 thông báo phát minh đồng thời là nhà nghiên cứu đang làm việc tại UNMC có nhiều bằng sáng chế Hoa Kỳ nhất, và cũng là trưởng khoa của TS Thắng Nguyễn, Michael Wadman, Bác Sĩ Y Khoa, chủ tịch Khoa Y Tế Cấp Cứu của UNMC, cũng nộp 60 thông báo phát minh.


Và những ư tưởng đó th́ sao? Không phải lúc nào cũng khó thành hiện thực. TS Thắng Nguyễn và các đồng nghiệp trong khoa cấp cứu nhận được bằng sáng chế đầu tiên vào năm 2019 cho một máy rửa vết thương cải tiến, nối với hệ thống không khí, tạo ra ḍng nước muối ổn định với mức áp suất tối ưu là 13 tới 14 PSI.


Cho tới nay, TS Thắng Nguyễn và nhiều đồng nghiệp ở khoa cấp cứu nộp 17 bằng sáng chế tạm thời, sáu đơn xin cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ và ba đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. TS Thắng Nguyễn được trao hai bằng sáng chế, cùng với ba bằng sáng chế khác hiện đang trong tiến tŕnh phê duyệt. Bằng sáng chế ông được cấp gần đây nhất là dụng cụ xét nghiệm Covid-19 mới.


Dụng cụ mới của TS Thắng Nguyễn, Microwash, lấy cảm hứng từ máy rửa vết thương.


“Các tài liệu về rửa vết thương chứng minh rằng khoảng 13 PSI là áp suất đủ để loại bỏ vi khuẩn trên da. V́ vậy, tôi nghĩ, ‘Nếu chúng ta làm điều tương tự cho phần mũi th́ sao? Điều ǵ sẽ xảy ra nếu thay v́ dùng tăm bông, chúng ta xịt nước vào mũi ở mức PSI nhất định? Điều đó có thể loại bỏ virus trong mô mũi và thay vào đó chúng ta có thể sử dụng phần mô đó để xét nghiệm.”


Phải mất hơn bốn năm, nhưng MicroWash là cải tiến thành công đầu tiên của khoa cấp cứu. Sau khi sửa đổi thiết kế, vượt qua các rào cản trong sản xuất và phân phối, MicroWash cuối cùng cũng có mặt trên thị trường. Khoa cấp cứu UNMC thực hiện các nghiên cứu cho thấy kết quả xét nghiệm có độ chính xác tương đương với kết quả khi dùng tăm bông.


Mặc dù TS Thắng Nguyễn nộp nhiều thông báo phát minh NIN nhất cho UNeMed nhưng ông nhấn mạnh rằng có nhiều NIN trong số đó có sự hợp tác từ những người đồng phát minh trong khoa cấp cứu của UNMC.