BigBoy
02-02-2024, 18:08
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/02/image_2024-02-02_123113460-696x468.png (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2024/02/image_2024-02-02_123113460.png)
Cặp đôi ăn hối lộ ở Lâm Đồng: Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận
Ở mỗi địa phương, mà bí thư và chủ tịch tỉnh cùng tham nhũng thì giá trị của tập thể trong sạch đã bị tê liệt. Chắc chắn, cá nhân tham nhũng không thể lôi kéo đại dịch tập thể tham nhũng.
Những ngày cận tết Giáp Thìn, dư luận xôn xao về hai vụ bắt giữ liên tiếp. Thứ nhất, liên quan đến sai phạm dự án Đại Ninh, hai quan chức đương nhiệm của tỉnh Lâm Đồng là bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận và chủ tịch tỉnh Trần Văn Hiệp đều bị khởi tố.
Thứ nhì, mở rộng vụ án công ty AIC, hai cựu quan chức của tỉnh Bắc Ninh là cựu bí thư Nguyễn Nhân Chiến và cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh đều bị khởi tố. Nghĩa là người đứng đầu tổ chức Đảng và người đứng đầu chính quyền địa phương đã cùng phạm tội theo giới hạn uy lực bản thân, trong cùng một sự việc càn quấy.
Câu chuyện ở Lâm Đồng và Bắc Ninh, thêm một lần báo động về thực trạng đồng liêu tham nhũng. Trường hợp cả bí thư và chủ tịch tỉnh sánh bước ra tòa trong một vụ án, dường như không còn mang tính cá biệt. Như cựu bí thư Bình Dương Trần Văn Nam và cựu chủ tịch Trần Thanh Liêm, hoặc cựu bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành và cựu chủ tịch Đinh Quốc Thái.
Về mặt chức năng, bí thư và chủ tịch tỉnh có vai trò phụ trách hai cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương thì hai nhân vật chủ chốt này đều được trọng vọng ở mức độ tương đương, khi doanh nghiệp hoặc cấp dưới muốn tìm kiếm sự thỏa hiệp nào đó. Thế nhưng, trách nhiệm của bí thư và chủ tịch tỉnh nằm ở sự hỗ trợ và giám sát lẫn nhau trong quá trình phục vụ cộng đồng.
Nhìn vào cơ chế vận hành, người dân luôn mong rằng, nếu bí thư tỉnh có biểu hiện chưa chuẩn mực trong công tác chỉ đạo thì có chủ tịch tỉnh nhắc nhở, để cùng nhau liêm khiết. Ngược lại, nếu chủ tịch sơ ý lầm lạc trong công tác điều hành, thì có bí thư uốn nắn, để cùng nhau tiến bộ. Vậy mà, oái oăm thay, cả bí thư và chủ tịch tỉnh đồng tình lao vào ham muốn vật chất thấp hèn, thì không còn mang yếu tố cá nhân tham nhũng nữa.
Ở mỗi địa phương, mà bí thư và chủ tịch tỉnh cùng tham nhũng thì giá trị của tập thể trong sạch đã bị tê liệt. Chắc chắn, cá nhân tham nhũng không thể lôi kéo đại dịch tập thể tham nhũng. Chỉ đáng buồn là khi bí thư và chủ tịch tỉnh đều suy đồi, thì tập thể trong sạch không biết trông cậy vào ai để đấu tranh cho công bằng và lẽ phải.
Nếu không sớm chấn chỉnh biểu hiện cá nhân tham nhũng liên minh cá nhân tham nhũng để thành lợi ích trên quan trường, thì tinh thần cống hiến của cán bộ sẽ nhạt phai. Và tình trạng “lãn công” trong cán bộ sẽ tái diễn như lời ca Trần Tiến cảnh tỉnh thời bao cấp, “có một người không quên không say, không buồn vui chẳng thương nhớ ai bao giờ/ sớm lại chiều đi lên cơ quan, chiếc xe cà tàng, một lon cơm khô/ họ chẳng chết bao giờ, vì có sống bao giờ đâu”.
Lê Thiếu Nhơn
Cặp đôi ăn hối lộ ở Lâm Đồng: Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận
Ở mỗi địa phương, mà bí thư và chủ tịch tỉnh cùng tham nhũng thì giá trị của tập thể trong sạch đã bị tê liệt. Chắc chắn, cá nhân tham nhũng không thể lôi kéo đại dịch tập thể tham nhũng.
Những ngày cận tết Giáp Thìn, dư luận xôn xao về hai vụ bắt giữ liên tiếp. Thứ nhất, liên quan đến sai phạm dự án Đại Ninh, hai quan chức đương nhiệm của tỉnh Lâm Đồng là bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận và chủ tịch tỉnh Trần Văn Hiệp đều bị khởi tố.
Thứ nhì, mở rộng vụ án công ty AIC, hai cựu quan chức của tỉnh Bắc Ninh là cựu bí thư Nguyễn Nhân Chiến và cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh đều bị khởi tố. Nghĩa là người đứng đầu tổ chức Đảng và người đứng đầu chính quyền địa phương đã cùng phạm tội theo giới hạn uy lực bản thân, trong cùng một sự việc càn quấy.
Câu chuyện ở Lâm Đồng và Bắc Ninh, thêm một lần báo động về thực trạng đồng liêu tham nhũng. Trường hợp cả bí thư và chủ tịch tỉnh sánh bước ra tòa trong một vụ án, dường như không còn mang tính cá biệt. Như cựu bí thư Bình Dương Trần Văn Nam và cựu chủ tịch Trần Thanh Liêm, hoặc cựu bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành và cựu chủ tịch Đinh Quốc Thái.
Về mặt chức năng, bí thư và chủ tịch tỉnh có vai trò phụ trách hai cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương thì hai nhân vật chủ chốt này đều được trọng vọng ở mức độ tương đương, khi doanh nghiệp hoặc cấp dưới muốn tìm kiếm sự thỏa hiệp nào đó. Thế nhưng, trách nhiệm của bí thư và chủ tịch tỉnh nằm ở sự hỗ trợ và giám sát lẫn nhau trong quá trình phục vụ cộng đồng.
Nhìn vào cơ chế vận hành, người dân luôn mong rằng, nếu bí thư tỉnh có biểu hiện chưa chuẩn mực trong công tác chỉ đạo thì có chủ tịch tỉnh nhắc nhở, để cùng nhau liêm khiết. Ngược lại, nếu chủ tịch sơ ý lầm lạc trong công tác điều hành, thì có bí thư uốn nắn, để cùng nhau tiến bộ. Vậy mà, oái oăm thay, cả bí thư và chủ tịch tỉnh đồng tình lao vào ham muốn vật chất thấp hèn, thì không còn mang yếu tố cá nhân tham nhũng nữa.
Ở mỗi địa phương, mà bí thư và chủ tịch tỉnh cùng tham nhũng thì giá trị của tập thể trong sạch đã bị tê liệt. Chắc chắn, cá nhân tham nhũng không thể lôi kéo đại dịch tập thể tham nhũng. Chỉ đáng buồn là khi bí thư và chủ tịch tỉnh đều suy đồi, thì tập thể trong sạch không biết trông cậy vào ai để đấu tranh cho công bằng và lẽ phải.
Nếu không sớm chấn chỉnh biểu hiện cá nhân tham nhũng liên minh cá nhân tham nhũng để thành lợi ích trên quan trường, thì tinh thần cống hiến của cán bộ sẽ nhạt phai. Và tình trạng “lãn công” trong cán bộ sẽ tái diễn như lời ca Trần Tiến cảnh tỉnh thời bao cấp, “có một người không quên không say, không buồn vui chẳng thương nhớ ai bao giờ/ sớm lại chiều đi lên cơ quan, chiếc xe cà tàng, một lon cơm khô/ họ chẳng chết bao giờ, vì có sống bao giờ đâu”.
Lê Thiếu Nhơn