BigBoy
26-12-2023, 17:03
KON TUM, Việt Nam (NV) – Không chịu thiệt như người dân ở Huế nhận bò bệnh do giới chức xã cấp hỗ trợ cho hộ nghèo, người dân xã Ngok Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, đã trả lại bò do xã cấp, yêu cầu được nhận tiền tự mua bò to gấp đôi, khiến huyện phải cho điều tra.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25 Tháng Mười Hai cho hay, hồi tháng trước, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tổ chức cấp bò trong chương trình “Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (Chương Trình 1719). Theo đó, toàn xã có 108 hộ nghèo, mỗi hộ được cấp một con bò trị giá 16.5 triệu đồng ($680).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-1.jpg)
Con bò anh A Trương tự mua bên cạnh con bò “ốm đói” của hàng xóm do xã Ngọk Wang cấp với giá gấp đôi. (Hình: Huỳnh Công Đông/Tuổi Trẻ)
Gia đình bà Y Hlul, 63 tuổi, thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang, là một trong số các hộ nghèo được cấp bò đợt này, nhưng bà HLul không nhận bò do xã cấp.
“Hôm đó, mình lên nhận bò mà thấy buồn lắm. Bò giá 16.5 triệu đồng nhưng nhỏ quá, nuôi biết chừng nào lớn! Nhà nước giúp cho dân thoát nghèo, chúng tôi mừng lắm. Nhưng không phải cứ hộ nghèo thì cho gì chúng tôi cũng lấy đâu,” bà HLul nói.
Nói là làm, bà HLul trả lại bò cho Ủy Ban Nhân Dân Xã Ngọk Wang, yêu cầu được nhận số tiền hỗ trợ và cam kết tự đi mua bò về nuôi.
Anh A Trương, con trai bà HLul, cho biết ban đầu xã chỉ “trả” 8 triệu đồng ($329), sau đó đưa thêm một triệu đồng ($41) nữa.
“Mình lấy tiền đó mua một con bò cái trong làng. Con này 8 triệu đồng nhưng nó to hơn, đẹp hơn bò của xã cấp với giá 16.5 triệu đồng,” anh A Trương bất bình nói.
Bà HLul vừa nói vừa chỉ ba con bê đang gặm cỏ ở bờ ao: “Ba con bê đó cùng nuôi một đợt xã cấp cho dân. Con to nhất là của nhà mình, hai con nhỏ là bò nhà nước cấp giá 16.5 triệu đồng một con đấy. Lẽ ra, con bò xã cấp phải to gấp đôi con bò nhà mình mua, nhưng mà thực tế là con bê nhà tôi mua to hơn hai con xã cấp.”
Không chỉ ở thôn Đăk Duông, tại làng Kon Gui 2, cũng có hơn chục con bò cái sinh sản được xã Ngọk Wang cấp cho các gia đình với mục tiêu “giúp dân thoát nghèo.”
Gia đình chị Y Khon, 37 tuổi, ở làng Kon Gun 2, chỉ cười trừ khi nhắc đến con bò cái sinh sản được xã cấp.
“Con này là bê cái thôi, nói bò là không đúng đâu,” chị Y Khon nói.
Theo chị Y Khon, con bê cái này phải hai năm nữa mới có thể mang bầu và đẻ.
“Khi nhận bê về ai cũng xầm xì. Bê trong làng to như thế thì giá khoảng 5-7 triệu đồng ($206 tới $288) thôi, còn xã cấp thì mình không biết, chỉ biết nhận về nuôi. Đến kỳ hạn hai năm sau, tôi phải trả đối ứng khoảng 6 triệu đồng cho xã.”
Trả lời với báo Tuổi Trẻ về sự việc, ông Ngô Tấn Khoa, chủ tịch xã Ngọk Wang, khẳng định: “Xã đã cấp bò bảo đảm các điều kiện theo đề án được phê duyệt, bò thì đủ trọng lượng từ 1.4 đến 1.5 tạ. Thậm chí có con bò 1.7 tạ. Các quy trình cấp bò cho dân đều thực hiện nghiêm túc, minh bạch.”
Để xoa dịu công luận, một lãnh đạo huyện Đăk Hà cho biết “đã chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc kiểm tra và sớm trả lời với dư luận.”
Trước đó, báo Lao Động hôm 21 Tháng Mười Hai cho hay sự việc tương tự xảy ra ở xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-2.jpg)
Một trong số bò giống bị bệnh được giới chức bàn giao cho các gia đình nghèo ở Thừa Thiên Huế. (Hình: Nguyễn Đức Phú/Lao Động)
Theo phúc trình của xã Trung Sơn, nơi được cấp 20 con bò giống trong số 140 con để hỗ trợ cho các gia đình ghi danh “thoát nghèo năm 2022,” thuộc “Chương Trình 1719” do Trung Tâm Dịch Vụ Nông Nghiệp Huyện A Lưới làm chủ đầu tư, phối hợp với ủy ban các xã, thị trấn thuộc huyện cấp phát, thì sau gần một tháng nhận nuôi, toàn bộ 20 con bò giống đã bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, trong đó có ba con đã chết.
Không chỉ vậy, 17 con bò bị bệnh còn lại đã lây lan dịch bệnh sang cho bò của một số gia đình khác.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25 Tháng Mười Hai cho hay, hồi tháng trước, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tổ chức cấp bò trong chương trình “Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (Chương Trình 1719). Theo đó, toàn xã có 108 hộ nghèo, mỗi hộ được cấp một con bò trị giá 16.5 triệu đồng ($680).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-1.jpg)
Con bò anh A Trương tự mua bên cạnh con bò “ốm đói” của hàng xóm do xã Ngọk Wang cấp với giá gấp đôi. (Hình: Huỳnh Công Đông/Tuổi Trẻ)
Gia đình bà Y Hlul, 63 tuổi, thôn Đăk Duông, xã Ngọk Wang, là một trong số các hộ nghèo được cấp bò đợt này, nhưng bà HLul không nhận bò do xã cấp.
“Hôm đó, mình lên nhận bò mà thấy buồn lắm. Bò giá 16.5 triệu đồng nhưng nhỏ quá, nuôi biết chừng nào lớn! Nhà nước giúp cho dân thoát nghèo, chúng tôi mừng lắm. Nhưng không phải cứ hộ nghèo thì cho gì chúng tôi cũng lấy đâu,” bà HLul nói.
Nói là làm, bà HLul trả lại bò cho Ủy Ban Nhân Dân Xã Ngọk Wang, yêu cầu được nhận số tiền hỗ trợ và cam kết tự đi mua bò về nuôi.
Anh A Trương, con trai bà HLul, cho biết ban đầu xã chỉ “trả” 8 triệu đồng ($329), sau đó đưa thêm một triệu đồng ($41) nữa.
“Mình lấy tiền đó mua một con bò cái trong làng. Con này 8 triệu đồng nhưng nó to hơn, đẹp hơn bò của xã cấp với giá 16.5 triệu đồng,” anh A Trương bất bình nói.
Bà HLul vừa nói vừa chỉ ba con bê đang gặm cỏ ở bờ ao: “Ba con bê đó cùng nuôi một đợt xã cấp cho dân. Con to nhất là của nhà mình, hai con nhỏ là bò nhà nước cấp giá 16.5 triệu đồng một con đấy. Lẽ ra, con bò xã cấp phải to gấp đôi con bò nhà mình mua, nhưng mà thực tế là con bê nhà tôi mua to hơn hai con xã cấp.”
Không chỉ ở thôn Đăk Duông, tại làng Kon Gui 2, cũng có hơn chục con bò cái sinh sản được xã Ngọk Wang cấp cho các gia đình với mục tiêu “giúp dân thoát nghèo.”
Gia đình chị Y Khon, 37 tuổi, ở làng Kon Gun 2, chỉ cười trừ khi nhắc đến con bò cái sinh sản được xã cấp.
“Con này là bê cái thôi, nói bò là không đúng đâu,” chị Y Khon nói.
Theo chị Y Khon, con bê cái này phải hai năm nữa mới có thể mang bầu và đẻ.
“Khi nhận bê về ai cũng xầm xì. Bê trong làng to như thế thì giá khoảng 5-7 triệu đồng ($206 tới $288) thôi, còn xã cấp thì mình không biết, chỉ biết nhận về nuôi. Đến kỳ hạn hai năm sau, tôi phải trả đối ứng khoảng 6 triệu đồng cho xã.”
Trả lời với báo Tuổi Trẻ về sự việc, ông Ngô Tấn Khoa, chủ tịch xã Ngọk Wang, khẳng định: “Xã đã cấp bò bảo đảm các điều kiện theo đề án được phê duyệt, bò thì đủ trọng lượng từ 1.4 đến 1.5 tạ. Thậm chí có con bò 1.7 tạ. Các quy trình cấp bò cho dân đều thực hiện nghiêm túc, minh bạch.”
Để xoa dịu công luận, một lãnh đạo huyện Đăk Hà cho biết “đã chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc kiểm tra và sớm trả lời với dư luận.”
Trước đó, báo Lao Động hôm 21 Tháng Mười Hai cho hay sự việc tương tự xảy ra ở xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/VN-bo-gay-kon-tum-2.jpg)
Một trong số bò giống bị bệnh được giới chức bàn giao cho các gia đình nghèo ở Thừa Thiên Huế. (Hình: Nguyễn Đức Phú/Lao Động)
Theo phúc trình của xã Trung Sơn, nơi được cấp 20 con bò giống trong số 140 con để hỗ trợ cho các gia đình ghi danh “thoát nghèo năm 2022,” thuộc “Chương Trình 1719” do Trung Tâm Dịch Vụ Nông Nghiệp Huyện A Lưới làm chủ đầu tư, phối hợp với ủy ban các xã, thị trấn thuộc huyện cấp phát, thì sau gần một tháng nhận nuôi, toàn bộ 20 con bò giống đã bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, trong đó có ba con đã chết.
Không chỉ vậy, 17 con bò bị bệnh còn lại đã lây lan dịch bệnh sang cho bò của một số gia đình khác.