PDA

View Full Version : V́ sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?



BigBoy
25-12-2023, 20:07
http://danviet.com.au/upload/images/20_-Why-Biden-Wont-Break-With-Netanyahu.jpg

(Nguồn: nghiencuuquocte.org)

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu (https://foreignpolicy.com/2023/12/18/biden-netanyahu-israel-hamas-war-gaza-us-support/),” Foreign Policy, 18/12/2023


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng



Thay vào đó, Mỹ sẽ t́m cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.


Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần giữa tháng 12 vừa qua, người ta có thể nghĩ rằng ông đă hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa băi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hăy ra đi.

Chắc chắn là chính quyền Biden và Israel đang có khác biệt quan điểm về chiến dịch trên bộ, cũng như những ǵ sẽ diễn ra sau đó – đặc biệt là về vai tṛ của Chính quyền Palestine (PA) ở Gaza và những ǵ Israel nên làm để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.

Tuy nhiên, bất cứ ai mong đợi một sự sụp đổ lớn trong quan hệ Mỹ-Israel bây giờ hoặc trong những ngày tới cũng nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cảm giác đó qua đi. Tất cả những ǵ bạn phải làm là đọc lại toàn bộ nội dung phát biểu của Tổng thống – vốn chẳng khác ǵ một bức thư t́nh gửi tới Israel – để thấy rằng, bất chấp căng thẳng, khuôn khổ mà Biden đặt ra vào ngày 10/10, trong một trong những bài phát biểu mạnh mẽ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, phần lớn vẫn sẽ được giữ nguyên. Chắc chắn, các diễn ngôn đă bắt đầu thay đổi khi số người Palestine thiệt mạng tăng lên theo cấp số nhân và thảm họa nhân đạo xuất hiện ở Gaza. Nhưng có một số yếu tố giúp đảm bảo rằng thay v́ nhấn mạnh những khác biệt, chính quyền Biden chỉ muốn quản lư chúng, chứ không phải áp đặt các điều kiện đối với Israel.

Những yếu tố thúc đẩy chiến lược quản lư đó là tính cách của Biden, quan điểm chính trị của ông, và một số lựa chọn chính sách rất khó khăn mà ông phải đối mặt liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas. Nếu xảy ra rạn nứt lớn, nó sẽ không đến từ Washington; mà nhiều khả năng sẽ đến từ Netanyahu. Nếu, vào một thời điểm nào đó, ông phải đối mặt với một chiến dịch tái tranh cử, Netanyahu sẽ thể hiện ḿnh là người duy nhất có thể ngăn cản Mỹ ép buộc Israel chấp nhận PA và giải pháp hai nhà nước.

Có một sự thật ở Washington là các tổng thống Mỹ không muốn đối đầu công khai với các thủ tướng Israel. Tôi đă nghiệm ra điều này sau khi làm việc cho cả chính quyền Đảng Cộng ḥa và Đảng Dân chủ. Những mâu thuẫn kiểu như vậy chắc chắn sẽ rất lộn xộn, gây mất tập trung, và khó xử. Chúng cũng có thể phản tác dụng và tốn kém về mặt chính trị. Khi các tổng thống Mỹ gây áp lực lên Israel, hầu như họ luôn theo đuổi một mục tiêu đă xác định và có thể đạt được, và điều đó khiến việc đối đầu là đáng làm. Những ví dụ điển h́nh nhất bao gồm lời đe dọa của Tổng thống Gerald Ford và Ngoại trưởng Henry Kissinger về việc đánh giá lại quan hệ Mỹ-Israel để ép chính phủ Yitzhak Rabin kư hiệp định rút quân thứ hai ở Sinai với Ai Cập vào năm 1975; hay cuộc giằng co giữa Tổng thống Jimmy Carter với Thủ tướng Menachem Begin về vấn đề các khu định cư, nhằm đạt được hiệp ước ḥa b́nh giữa Ai Cập và Israel năm 1979; và lần đối đầu giữa Tổng thống George H.W. Bush và Ngoại trưởng James Baker với Israel về các khoản bảo lănh và dàn xếp cho vay trên đường đến Hội nghị Madrid năm 1991.

Đối với Biden, người có lịch sử quan hệ lâu dài với Israel và các nhà lănh đạo của nước này xuyên suốt hàng chục năm, đồng thời c̣n ủng hộ lư tưởng của đất nước và người dân Israel, mong muốn ḥa giải và không đối đầu thậm chí c̣n lớn hơn. Người ta chỉ cần xem xét phản ứng của chính quyền Biden đối với chính phủ Netanyahu hiện tại – vốn là chính phủ cực đoan nhất trong lịch sử Israel – trong giai đoạn trước khi xảy ra khủng hoảng Gaza. Thay v́ hành động cứng rắn trước nỗ lực sáp nhập Bờ Tây của Israel, tổng thống chỉ phản ứng bằng lời nói và có thái độ cứng rắn nhưng thụ động. Ông đă từ chối gặp Netanyahu tại Nhà Trắng, vốn đă trở thành thông lệ đối với các nhà lănh đạo Israel trong năm đầu tiên nhậm chức – nhưng lại đồng ư gặp ông ở New York trong thời gian diễn ra cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nếu bạn nghi ngờ về quan điểm của tổng thống, hăy xem lại bài phát biểu chứa đựng những câu từ “mạnh mẽ” dành cho Israel trên đây. Biden nhắc nhở những người ủng hộ rằng ông quen biết mọi nguyên thủ quốc gia Israel kể từ thời Golda Meir vào đầu những năm 1970. Sau đó ông nói, “Nếu không có Israel, chúng ta sẽ phải tạo ra một Israel. … Nếu không có Israel với tư cách là một quốc gia độc lập, không người Do Thái nào trên thế giới được an toàn.” Ngay cả sau khi chỉ trích Netanyahu v́ phản đối nhà nước Palestine, tổng thống vẫn nói rằng “Chúng ta không có mục tiêu nào khác ngoài việc bảo vệ Israel trong quá tŕnh này. … Chúng ta sẽ… không từ bỏ việc cung cấp cho Israel những ǵ họ cần để tự vệ và hoàn thành nhiệm vụ… chống lại Hamas.”

Chỉ một lần duy nhất trong bài phát biểu của ḿnh, Biden đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ người Palestine. Và ông cũng dành những nhận xét gay gắt nhất cho Hamas: “Bọn họ là dă thú. Họ đă vượt quá những hành động của bất kỳ nhóm khủng bố nào khác gần đây.” Ông lên án việc nhóm này “hiếp dâm, bạo lực t́nh dục, khủng bố, tra tấn phụ nữ và trẻ em gái Israel.” Thật vậy, một ngày sau phát biểu “ném bom bừa băi” của Israel ở Gaza, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby dường như đă rút lại phát ngôn của tổng thống. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, khi được hỏi về cụm từ đó trong một cuộc phỏng vấn với Kênh 12 của Israel, đă đề cập đến một tuyên bố ôn ḥa hơn của tổng thống vào cuối tuần đó, rằng Israel cần truy đuổi Hamas nhưng phải “cẩn thận hơn.”

Suốt nhiều năm, sự ủng hộ cá nhân của Biden dành cho Israel đă ḥa quyện chặt chẽ với chính trị trong nước của ông. Tổng thống thuộc về một thế hệ mà việc ủng hộ Israel đến mức cực đoan vừa đúng đắn về mặt đạo đức, vừa thông minh – và cần thiết – về mặt chính trị. Nhưng giống như rất nhiều vấn đề khác trong đời sống chính trị Mỹ, Israel cũng đă trở thành một vấn đề gây chia rẽ. Và cuộc chiến Israel-Hamas đă phản ánh những chia rẽ đó cả trong Quốc hội lẫn thái độ của công chúng, chủ yếu là ở mức độ phẫn nộ về số người Palestine thiệt mạng.

Đối với Biden, chính trị xoay quanh vấn đề này đang trở nên phức tạp hơn. Ông đang vạch ra ranh giới mong manh giữa Đảng Cộng ḥa, vốn đă nổi lên trong hai thập niên qua như “đảng Israel không thể làm ǵ sai,” và Đảng Dân chủ ngày càng bị chia rẽ. Hầu hết các đảng viên Dân chủ vẫn ủng hộ Israel một cách mạnh mẽ, nhưng một số ít nhân vật cấp tiến và thậm chí cả những thượng nghị sĩ trung dung lại đang muốn chính quyền cứng rắn hơn với Netanyahu – để gây sức ép buộc Israel phải ngừng bắn hoặc chấp nhận các điều kiện để được Mỹ hỗ trợ quân sự.

Cho đến nay, Biden vẫn giữ vững lập trường. Và dù một số người có thể lập luận rằng tổng thống đang có nguy cơ bị các cử tri trẻ tuổi, người Mỹ gốc Ả Rập hoặc chủ trương cấp tiến, xa lánh, th́ quan điểm cá nhân của Biden về Israel và mối lo ngại của ông về sự phản đối của phe bảo thủ trong đảng của ông vẫn là động lực chính ở thời điểm hiện tại. Các cố vấn chính trị của Biden chắc chắn sẽ phải bận tâm nếu Gaza tiếp tục là một vấn đề nóng bỏng, với những h́nh ảnh về chết chóc và tàn phá xuất hiện hàng ngày – nhưng cuộc bầu cử tổng thống vẫn c̣n tận một năm nữa mới diễn ra.

Yếu tố cuối cùng để hiểu cách tiếp cận của tổng thống đối với chính phủ Netanyahu là việc Biden đề cao mức độ phức tạp của những thách thức mà Israel phải đối mặt. Sau cuộc tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử Israel, cũng là ngày đẫm máu nhất đối với người Do Thái kể từ Holocaust, Israel đang cố gắng tiêu diệt một tổ chức bạo lực vẫn đang giam giữ hơn 100 con tin và đang lẩn trốn giữa hơn 2,3 triệu dân thường. Chính quyền Biden đă cử đi một vị tướng ba sao có kinh nghiệm chống nổi dậy ở Mosul, và đă khuyên chính phủ Israel tiến hành nhiều chiến dịch có mục tiêu chọn lọc hơn. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo Israel rằng số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng có thể khiến Israel đối mặt với thất bại chiến lược khi người Palestine phẫn nộ và quyết định trở thành các chiến binh mới. Nhưng thật vô lư nếu tin rằng sau cuộc nổi dậy ngày 7/10, Israel có thể theo đuổi bất cứ điều ǵ khác ngoài một chiến dịch toàn diện nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự trên và dưới mặt đất của Hamas đồng thời tiêu diệt dàn lănh đạo cấp cao của tổ chức này, mà không gây ra thiệt hại khủng khiếp cho thường dân Palestine.

Trong bài phát biểu vào thứ Sáu tuần trước, trước khi rời Israel, Sullivan đă t́m cách hạ thấp những khác biệt giữa Mỹ và Israel về cuộc chiến với Hamas. Đây cũng là điều dễ hiểu. Trong cuộc phỏng vấn trên Kênh 12, Sullivan thậm chí c̣n bảo vệ khẳng định của Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Yoav Gallant, rằng chiến dịch có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhấn mạnh rằng dù là nước nào th́ cũng cần thời gian để loại bỏ các thủ lĩnh của một nhóm như vậy.

Sullivan sau đó nói rằng có một sự đồng thuận rộng răi về việc chuyển chiến dịch quân sự sang một giai đoạn mới. Dưới sự thúc giục của Mỹ, Israel dường như đă chuẩn bị để chuyển từ giai đoạn căng thẳng nhất của chiến dịch trên bộ sang một giai đoạn dựa trên t́nh báo nhiều hơn vào đầu năm mới. Sullivan từ chối cung cấp thông tin chi tiết về thời gian biểu chính xác, nói rằng ông không muốn thông báo kế hoạch của Mỹ và Israel cho Hamas.

Có lẽ, việc kết thúc giai đoạn cường độ cao này sẽ cho phép gia tăng viện trợ nhân đạo và sửa chữa một số cơ sở hạ tầng. Austin sẽ có mặt ở Israel trong tuần này để củng cố tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang giai đoạn mới – điều mà chỉ một quân nhân mới có thể làm được. Nếu Israel không có ư định chuyển đổi, chính quyền Biden có thể gây áp lực với Netanyahu bằng cách giảm, hoặc cắt hoàn toàn, viện trợ an ninh, đặc biệt là đạn dược.

Một giai đoạn tồi tệ trong quan hệ Mỹ-Israel có thể sắp xảy ra. Nhưng nhiều khả năng, nó sẽ xuất phát từ áp lực của chính quyền Biden đối với giải pháp hai nhà nước – một nỗ lực có thể làm lung lay liên minh ở Israel và nỗ lực duy tŕ quyền lực của Netanyahu, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử ở Israel. Nếu đúng như vậy, nhà lănh đạo Israel có thể sẽ phải ngạc nhiên. Với số phiếu thăm ḍ sụt giảm và h́nh ảnh bị tổn hại, việc chống lại một tổng thống cực kỳ thân Israel, người đă giúp Israel vượt qua một trong những tổn thương an ninh quốc gia lớn nhất của nước này có thể không dễ dàng như ông nghĩ. Netanyahu là một chính trị gia giỏi, nhưng ông có thể sẽ nhận ra rằng Biden nổi tiếng ở Israel hơn ông rất nhiều.

Aaron David Miller là nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Ḥa b́nh Quốc tế Carnegie và là cựu nhà phân tích và đàm phán về Trung Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ trong các chính quyền của Đảng Cộng ḥa và Dân chủ. Ông là tác giả của cuốn “The End of Greatness: Why America Can’t Have (and Doesn’t Want) Another Great President.

(nghiencuuquocte.org)