PDA

View Full Version : Kinh tế toàn cầu ảm đạm, v́ sao Hoa Kỳ đi trước các nước giàu khác và Trung Quốc?



BigBoy
13-12-2023, 17:18
http://danviet.com.au/upload/images/ntdvn_du-an-moi-21-1.jpg

Nền kinh tế Hoa Kỳ là một điểm sáng trong bối cảnh gần như ảm đạm, vượt lên trên các nền kinh tế giàu có khác. (Fotolia)


THẾ GIỚI - Kể từ đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới đă trải qua hết cú sốc này đến cú sốc khác: Sự bùng phát của virus Corona mới (Covid-19), lạm phát cao bất ngờ do dịch bệnh bùng phát, chiến tranh ở Ukraine, các ngân hàng trung ương các nước đă có những hành động tích cực để chống lại t́nh trạng lăi suất cho vay cao do dịch bệnh gây ra. Vào thời điểm triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, nền kinh tế Mỹ là một điểm sáng, đi trước các nền kinh tế giàu có khác.

Ông Innes McFee, chuyên gia kinh tế trưởng Toàn cầu, tại Oxford Economics, nói với CNN: “Trong năm qua, nền kinh tế Mỹ đă thực sự vượt trội so với các quốc gia khác”.

Năm nay, nền kinh tế Mỹ đi trước Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada và các nền kinh tế tiên tiến khác. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 5,2% trong quư 3, vượt qua Trung Quốc.


Nền kinh tế Mỹ tốt hơn nhiều so với Âu châu


Tháng trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có trụ sở tại Paris, trở thành cơ quan liên chính phủ mới nhất đă nâng cấp dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và năm tới, đồng thời hạ triển vọng của 20 quốc gia sử dụng đồng euro.

Trước đó, báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có trụ sở tại Washington công bố vào tháng 10 năm nay cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo mà IMF đưa ra vào mùa hè. Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm tới sẽ là 1,5%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào mùa hè. IMF dự đoán tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ đạt đỉnh 4,0% vào cuối năm 2024, giảm so với dự báo trước đó là 5,2%.

Điều này trái ngược hoàn toàn với triển vọng kinh tế ảm đạm của Âu châu và Trung Quốc. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro trong năm nay và năm tới sẽ lần lượt là 0,7% và 1,2%, giảm lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 0,3 điểm phần trăm. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay và năm tới xuống lần lượt là 5% và 4,2%.

Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng cao gấp đôi so với của Anh.



http://danviet.com.au/upload/images/ntdvn_id13858075-gettyimages-1212736313-e1591454659652-600x359-1.jpg

Đức bị suy thoái kinh tế do chiến tranh Nga - Ukraine gây ra. (Thomas Kienzle/AFP qua Getty Images)


Giá năng lượng và chính sách kích cầu


Lời giải thích trực tiếp cho vận mệnh khác nhau của các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới là sự khác biệt về giá năng lượng, các biện pháp kích thích trong đại dịch COVID-19 và các yếu tố khác. Nhưng cũng có những yếu tố cấu trúc dài hạn thúc đẩy sự chênh lệch này và mang lại cho Hoa Kỳ ưu thế.

Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD, Clare Lombardelli, vào tuần trước cho biết, triển vọng của Mỹ tốt hơn nhưng triển vọng của Âu châu lại yếu hơn. Tác động của đợt tăng giá năng lượng năm ngoái là nguyên nhân chính tạo ra khoảng cách giữa nền kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro.

Lạm phát ở Âu châu cao hơn ở Hoa Kỳ, v́ khu vực này nhập cảng ṛng năng lượng, bao gồm cả Anh. Ông Lombardelli chỉ ra tác động của giá năng lượng tăng vọt ở Âu châu vào năm ngoái sau khi Nga cắt hầu hết nguồn cung khí đốt tự nhiên tới lục địa này, khiến chi phí của các hộ gia đ́nh và doanh nghiệp tăng cao, gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và gây thiệt hại cho các nhà máy ở Đức và nhiều nơi khác. Tại Đức, sản lượng tại nền kinh tế lớn nhất Âu châu giảm nhẹ trong quư 3 và nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái kỹ thuật, trong đó sản lượng giảm trong hai quư liên tiếp.

Mặt khác, mặc dù Âu Châu và Hoa Kỳ đều đă đưa ra các biện pháp kích thích tài chính để hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi tác động của Covid-19, nhưng Hoa Kỳ đă làm ở quy mô lớn hơn nhiều.

Ông Carsten Brzeski, Giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại ING, nói với CNN rằng khoản tiết kiệm tích lũy trong thời kỳ dịch bệnh đă giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp tục chi tiêu bất chấp giá cả tăng cao, điều này đă bù đắp cho tác động tiêu cực của lạm phát đối với tiêu dùng vốn là động lực chính của nền kinh tế Mỹ.

Nhưng việc tiêu dùng này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực. Trong vài năm qua, người Mỹ đă sử dụng quá nhiều tiền tiết kiệm của họ, trong khi các tài khoản tiết kiệm ở các quốc gia khác vẫn tương đối nguyên vẹn, điều này có khả năng tạo ra một số điểm yếu trong triển vọng của Hoa Kỳ.



http://danviet.com.au/upload/images/ntdvn_id13894752-000-9pw374-2-at-1200x1200-600x400-1.jpg

Tác động của đợt tăng giá năng lượng năm ngoái là nguyên nhân chính tạo ra khoảng cách giữa nền kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro. (Ina Fassbender/AFP qua Getty)


Phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) thúc đẩy nền kinh tế Mỹ


Theo dữ liệu từ OECD, chỉ riêng trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, vốn đầu tư mạo hiểm tích lũy ở Mỹ đă đạt gần 450 tỷ USD trong thập kỷ qua. Con số này cao hơn gấp đôi mức đầu tư của Trung Quốc vào AI và gần gấp 10 lần so với EU hoặc Anh.

Ông Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế trưởng về Âu châu của Capital Economics, nói với CNN rằng sự tập trung các công ty công nghệ đổi mới sáng tạo và nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới, đă giúp Mỹ đạt được mức tăng trưởng năng suất mạnh mẽ, đặc biệt là so với Âu châu và Anh.

Ông Kenningham cho biết, thuận theo việc Mỹ chuẩn bị tận dụng tối đa những tiến bộ trong trí thông minh nhân tạo, khoảng cách này có thể sẽ ngày càng rộng.


Trung Quốc và Ấn Độ


Do chi tiêu tiêu dùng yếu, sự sụt giảm liên tục của thị trường bất động sản và nhu cầu toàn cầu chậm chạm đối với hàng hóa sản xuất của Trung Quốc, khiến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đă chững lại trong quư từ tháng 4 đến tháng 6.

Trong một dấu hiệu khác về nền kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, hôm 5/12 Moody's đă hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc xuống mức quan sát, hạ triển vọng nợ chính phủ của Trung Quốc từ "ổn định" xuống "tiêu cực".

Cơ quan xếp hạng dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế trung b́nh hàng năm của Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 4% vào năm 2024 và 2025, và sẽ ở mức trung b́nh 3,8% từ năm 2026 đến năm 2030.

Mặt khác, theo dự báo của IMF, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm nay và năm tới, điều này sẽ khiến nước này trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới và trở thành một thách thức lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Ngày 5/12, giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ lần đầu tiên vượt 4 ngh́n tỷ USD, đạt cột mốc quan trọng và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với thị trường chứng khoán Hong Kong. Các nhà đầu tư nước ngoài đă mua ṛng hơn 15 tỷ USD cổ phiếu Ấn Độ trong năm nay, trong khi các quỹ trong nước cũng chứng kiến ​​ḍng vốn đổ vào hơn 20 tỷ USD.

Ông Ashish Gupta, Giám đốc đầu tư của Axis Mutual Fund, cho biết Ấn Độ đă chuyển từ nền kinh tế định hướng tiêu dùng sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng và đầu tư. Thị trường đă phản ứng tích cực và đúng đắn với tiềm năng của Ấn Độ.