BigBoy
12-12-2023, 23:39
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/12/image_2023-12-12_184421858-696x464.png (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/12/image_2023-12-12_184421858.png)
Nguyễn Phú Trọng phải vịn tay Tập Cận Bình để đứng vững
Một số chuyên gia cáo buộc Trung Quốc cố tình trì hoãn quy trình tạo ra bộ quy tắc mang tính ràng buộc, lưu ý rằng nước này sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ về chiến lược để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập Cận Bình trình bày viễn kiến của mình cho việc xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.”
Đối chiếu một số phát biểu gây chú ý của ông trong bài viết này với những hành động trên thực tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây:
“Hai bên ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và mối quan tâm trọng đại của nhau, phối hợp mật thiết trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực.”
Thực tế: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, nơi mà Việt Nam và các nước khác cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào vùng biển của Việt Nam. Vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, một tàu khảo sát của Trung Quốc và các tàu hộ tống đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt gần một tháng bất chấp nhiều lần Việt Nam lên tiếng yêu cầu rời đi. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc nói các tàu này thực hiện “các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và rằng “không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.”
“Để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, trước hết phải bắt đầu từ châu Á […] Châu Á là ngôi nhà chung của chúng ta, các nước láng giềng không thể tách rời nhau, giúp đỡ láng giềng chính là giúp đỡ bản thân. Người thân mong người thân tốt, láng giềng mong láng giềng tốt.”
Thực tế: Vào tháng 8 năm nay, các ngư dân từ tỉnh Quảng Ngãi bị một tàu mang cờ hiệu Trung Quốc tấn công bằng cách xịt vòi rồng suốt từ 5 giờ sáng đến 3 giờ chiều khi họ đánh bắt gần Quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vụ tấn công gây hư hỏng nặng cho tàu cá trong khi một thuyền viên bị gãy tay và một thuyền viên khác bị chấn thương vùng đầu.
“Hai bên nên thực hiện tốt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, cùng tìm giải pháp hai bên đều có thể chấp nhận được.”
Thực tế: Trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra một khuôn khổ để đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một kế hoạch đã có từ năm 2002, nhưng tiến độ vẫn chậm chạp. Trung Quốc nói việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng đối với nước này và các nước ASEAN. Một số chuyên gia cáo buộc Trung Quốc cố tình trì hoãn quy trình tạo ra bộ quy tắc mang tính ràng buộc, lưu ý rằng nước này sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ về chiến lược để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
(Theo VOA)
Nguyễn Phú Trọng phải vịn tay Tập Cận Bình để đứng vững
Một số chuyên gia cáo buộc Trung Quốc cố tình trì hoãn quy trình tạo ra bộ quy tắc mang tính ràng buộc, lưu ý rằng nước này sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ về chiến lược để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập Cận Bình trình bày viễn kiến của mình cho việc xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.”
Đối chiếu một số phát biểu gây chú ý của ông trong bài viết này với những hành động trên thực tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây:
“Hai bên ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và mối quan tâm trọng đại của nhau, phối hợp mật thiết trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực.”
Thực tế: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, nơi mà Việt Nam và các nước khác cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào vùng biển của Việt Nam. Vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, một tàu khảo sát của Trung Quốc và các tàu hộ tống đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt gần một tháng bất chấp nhiều lần Việt Nam lên tiếng yêu cầu rời đi. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc nói các tàu này thực hiện “các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và rằng “không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.”
“Để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, trước hết phải bắt đầu từ châu Á […] Châu Á là ngôi nhà chung của chúng ta, các nước láng giềng không thể tách rời nhau, giúp đỡ láng giềng chính là giúp đỡ bản thân. Người thân mong người thân tốt, láng giềng mong láng giềng tốt.”
Thực tế: Vào tháng 8 năm nay, các ngư dân từ tỉnh Quảng Ngãi bị một tàu mang cờ hiệu Trung Quốc tấn công bằng cách xịt vòi rồng suốt từ 5 giờ sáng đến 3 giờ chiều khi họ đánh bắt gần Quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vụ tấn công gây hư hỏng nặng cho tàu cá trong khi một thuyền viên bị gãy tay và một thuyền viên khác bị chấn thương vùng đầu.
“Hai bên nên thực hiện tốt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, cùng tìm giải pháp hai bên đều có thể chấp nhận được.”
Thực tế: Trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra một khuôn khổ để đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một kế hoạch đã có từ năm 2002, nhưng tiến độ vẫn chậm chạp. Trung Quốc nói việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng đối với nước này và các nước ASEAN. Một số chuyên gia cáo buộc Trung Quốc cố tình trì hoãn quy trình tạo ra bộ quy tắc mang tính ràng buộc, lưu ý rằng nước này sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ về chiến lược để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.
(Theo VOA)