PDA

View Full Version : Phi thuyền Ấn Độ Chandrayaan-3 đưa module đẩy về lại quỹ đạo Trái Đất



BigBoy
12-12-2023, 02:07
BENGALURU, Ấn Độ (NV) – Vào ngày 23 Tháng Tám, phi thuyền đổ bộ Vikram của Cơ Quan Nghiên Cứu Vũ Trụ Ấn Độ ISRO tách khỏi module đẩy và nhẹ nhàng hạ cánh gần khu vực cực Nam Mặt Trăng. Sau đó, phi thuyền đổ bộ vận hành tàu thám hiểm Pragyan và trong hai tuần, tàu thám hiểm nhỏ nhắn bằng năng lượng mặt trời hoạt động một cách kỳ diệu, khám phá ra băng nước và mô tả đặc điểm cấu tạo của lớp đất bề mặt của Mặt Trăng trước khi ch́m trong bóng tối và cái lạnh của màn đêm trên cung trăng.


Nhưng từ khi sứ mệnh của phi thuyền thám hiểm chấm dứt, module đẩy đưa nó lên Mặt Trăng đi đường ṿng, thực hiện hàng loạt thao tác phức tạp để đưa nó từ quỹ đạo Mặt Trăng chật hẹp trở lại quỹ đạo Trái Đất. Điều này có thể thực hiện được v́ module vẫn c̣n hơn 100 kilogram nhiên liệu, cho phép các khoa học gia tiến hành các điều chỉnh và thí nghiệm bổ túc.


Hiện tại, module đẩy (PM) đang bay quanh Trái Đất ở độ cao 115,000 kilometer (71,500 dặm), cao hơn nhiều so với quỹ đạo địa tĩnh. ISRO cho biết nhóm điều hành sứ mệnh quyết định sử dụng nhiên liệu có sẵn trong module đẩy để lấy thêm thông tin cho các sứ mệnh Mặt Trăng trong tương lai. Cụ thể hơn, chiến dịch này cho họ cơ hội thử nghiệm các chiến lược vận hành sứ mệnh cho nhiệm vụ lấy mẫu trong tương lai.




https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/Chandrayaan-3-final-trick.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/Chandrayaan-3-final-trick.jpg)
Module đẩy Chandrayaan-3 từ Mặt Trăng vào quỹ đạo Trái Đất (H́nh: ISRO)

Module PM thực hiện một nhiệm vụ bận rộn và hiệu quả. Khi ở trên quỹ đạo Mặt Trăng khoảng một tháng, mọi việc không hề dễ dàng. Sau khi tách khỏi phi thuyền đổ bộ, PM thực hiện một thí nghiệm trên tàu, đó là đo phân cực quang phổ của Trái Đất – HAbitable Planet Earth (SHAPE), được thiết kế để quan sát Trái Đất. Công cụ này c̣n cung cấp kinh nghiệm cho các khoa học gia và kỹ sư cho các sứ mệnh và nghiên cứu trong tương lai v́ mục đích của nó là nghiên cứu đặc điểm các hành tinh có sự sống giống Trái Đất. Những quan sát này sẽ được ISRO sử dụng cho các nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh trong tương lai. Ngoài ra, có một hoạt động đặc biệt của trọng tải SHAPE vào ngày 28 Tháng Mười năm 2023 trong thời điểm diễn ra nhật thực.


Nhưng v́ phi thuyền vũ trụ có quỹ đạo chính xác và khả năng vận hành đốt cháy tối ưu nên lượng nhiên liệu c̣n sót lại có nghĩa là các kỹ sư thậm chí c̣n có thể làm được nhiều việc hơn với PM so với dự trù ban đầu. PM được lệnh thực hiện một thao tác nâng quỹ đạo lên Mặt Trăng và sau đó thực hiện quá tŕnh đốt xuyên Trái Đất, đặt PM vào quỹ đạo hướng về Trái Đất.


ISRO cho biết thao tác nâng quỹ đạo đầu tiên trên Mặt Trăng được thực hiện vào ngày 9 Tháng Mười 2023, để nâng độ cao apolune lên 5,112 kilometer từ 150 kilometer. Quá tŕnh phun xuyên qua Trái Đất (TEI) được thực hiện vào ngày 13 Tháng Mười năm 2023 và khi quỹ đạo của nó được nâng lên dần dần, PM thực hiện bốn chuyến bay ngang qua Mặt Trăng trước khi cất cánh rời khỏi Mặt Trăng vào ngày 10 Tháng Mười Một.


Hôm 7 Tháng Mười Hai, module đẩy đang quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo gần 13 ngày, ở độ nghiêng 27 độ. Do quỹ đạo cao, ISRO cho biết không có mối đe dọa tiếp cận gần với bất kỳ vệ tinh nào đang hoạt động quay quanh Trái Đất.


ISRO cho biết các hoạt động bổ túc này cho phép họ lập kế hoạch và thực hiện các thao tác quỹ đạo để quay trở lại từ Mặt Trăng về Trái Đất, cũng như phát triển nhu liệu để lên kế hoạch và xác nhận các thao tác. Họ cũng hoạch định và thực hiện một chuyến bay có sự hỗ trợ của trọng lực giữa hai thiên thể và đáng chú ư nhất là họ đă tránh được một vụ va chạm không kiểm soát được lên bề mặt Mặt Trăng khi PM kết thúc ṿng đời, đáp ứng yêu cầu không để lại mảnh vỡ nào trên Mặt Trăng.