PDA

View Full Version : Phi cơ bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng nhiên liệu xanh



BigBoy
29-11-2023, 03:37
LUÂN ĐÔN, Anh Quốc (NV) – Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của một phi cơ chở khách kích cỡ lớn chỉ vận hành bằng nhiên liệu thay thế đă cất cánh và đáp xuống Hoa Kỳ.


Điều hành bởi Virgin Atlantic, phi cơ Flight100 bay từ Heathrow tại Luân Đôn tới phi trường JFK ở New York.


Các hăng hàng không coi chuyến bay được chính phủ hỗ trợ là minh chứng cho thấy một cách bay xanh sạch hơn là khả thi.




https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VirginAtlantic-Flight100.jpeg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VirginAtlantic-Flight100.jpeg)
Chuyến bay đầu tiên dùng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) Virgin Atlantic Flight100 từ Anh Quốc đă đáp xuống Hoa Kỳ hôm 28 Tháng Mười Một, 2023 (H́nh: Virgin Group)

Nhưng việc thiếu nguồn cung ứng nhiên liệu vẫn là một thách thức trong khi cần có kỹ nghệ khác để đạt mục tiêu phát thải.


Cho đến nay, chuyến bay này là chuyến bay duy nhất sử dụng loại nhiên liệu này và không chở hành khách trả tiền vé. Tỷ phú Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group, có mặt trên chuyến bay.


Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) có thể được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có cây trồng, rác thải sinh hoạt và dầu ăn.


Đối với chuyến bay này, một chiếc Boeing 787 có 50 tấn nhiên liệu SAF. Hai loại nhiên liệu đang được sử dụng, với 88% có nguồn gốc từ chất béo thải và phần c̣n lại từ chất thải sản xuất bắp tại Hoa Kỳ.


Sau khi thí nghiệm và phân tích, chuyến bay được Cơ Quan Hàng Không Dân Dụng Anh Quốc chuẩn thuận đầu tháng này. Một số công ty tham gia vào đề án gồm có nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce và tập đoàn năng lượng danh tiếng BP.


Ngành hàng không đặc biệt khó khử carbon, nhưng các ông chủ hăng hàng không coi SAF là công cụ hiệu quả nhất hiện có để giúp giảm lượng khí thải ṛng xuống bằng không.


Phi cơ vẫn thải ra carbon khi chạy bằng SAF, nhưng ngành công nghiệp cho biết “lượng khí thải trong ṿng đời” của những loại nhiên liệu này có thể thấp hơn tới 70%.


Shai Weiss, tổng giám đốc Virgin Atlantic, cho biết chuyến bay hôm Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một của hăng hàng không này “chứng minh… rằng nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch có thể được thay thế bằng nhiên liệu hàng không bền vững”.


SAF từng được áp dụng với số lượng nhỏ, pha trộn với nhiên liệu phi cơ phản lực truyền thống, nhưng chỉ chiếm chưa tới 0.1% lượng nhiên liệu hàng không tiêu thụ toàn cầu.


Hiện tại, SAF có giá cao hơn dầu hỏa và số lượng tương đối nhỏ được tạo ra. Phi cơ thường chỉ được phép sử dụng tối đa 50% hỗn hợp.


Hiện không có nhà máy SAF thương mại chuyên biệt nào tại Anh Quốc, dẫu cho mục tiêu của chính phủ là xây cất năm nhà máy vào năm 2025, được rót tiền bằng nguồn vốn tài trợ.


Các hăng hàng không coi chuyến bay đường dài đầu tiên của phi cơ dân dụng kích cỡ lớn sử dụng 100% SAF là cột mốc quan trọng. Nhưng các chuyên gia cho rằng loại nhiên liệu đó không phải là phát súng thần kỳ.


Các bộ trưởng Vương Quốc Anh và lănh vực hàng không khẳng định họ tin rằng “số không ṛng” vào năm 2050 là khả dĩ khi số lượng hành khách ngày càng tăng.


Chính phủ Anh Quốc có kế hoạch yêu cầu 10% nhiên liệu hàng không phải là SAF vào năm 2030.


Airlines UK, đại diện cho các hăng hàng không đăng bạ tại Vương Quốc Anh, cho biết họ phải có khả năng tiếp cận đủ nhiên liệu SAF có giá cả phải chăng để đáp ứng yêu cầu này, trong đó càng nhiều càng tốt đến từ Anh Quốc.