BigBoy
20-11-2023, 20:04
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh bị đưa vào nhóm “No list 2024,” với khuyến nghị du khách “nên xem xét lại” nếu muốn ghé thăm viếng.
Báo Sài G̣n Giải Phóng, Tiền Phong… hôm 20 Tháng Mười Một dẫn tin từ tạp chí Fodor’s Travel của Mỹ, cho biết sau khi công bố danh sách “Go list 2024” các điểm đến nên ghé thăm, hồi đầu tháng này, Fodor’s Travel tiếp tục công bố top “No list 2024” với các điểm đến “cần cân nhắc khi tới,” trong đó có vịnh Hạ Long.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-1.jpg)
Ô nhiễm rác thải khiến vịnh Hạ Long giảm phẩm chất trải nghiệm, bị đưa vào danh sách “No list 2024.” (H́nh: Tiền Phong)
“No list 2024” xét trên ba tiêu chí chính gây ảnh hưởng đến du lịch gồm: quá sức chứa lượng khách, tạo rác thải, phẩm chất và nguồn nước – những điều gây hại cho vịnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Vịnh Hạ Long của Việt Nam được nhắc đến ở tiêu chí “tạo rác thải.”
Được công nhận là “Di sản thế giới của UNESCO” năm 1994, vịnh Hạ Long nổi tiếng với khoảng 1,600 ḥn lớn nhỏ, cách Hà Nội 3 giờ di chuyển.
Số lượng khách đến vịnh này năm 2022 là hơn 7 triệu và dự kiến đạt khoảng 8.5 triệu vào năm 2023, theo số liệu thống kê từ Fodor’s Travel.
T́nh trạng quá sức chứa du lịch và ô nhiễm biển được đánh giá “gây áp lực lên hệ sinh thái vịnh trong nhiều thập kỷ.”
Theo đó, trong các chuyến du ngoạn trên vịnh, du khách thường xuyên thấy chai, túi nhựa, rác thải liên quan đến hoạt động đánh cá trên khắp mặt nước cùng với những vệt dầu diesel từ việc chèo thuyền của khách du lịch. Ngoài ra, c̣n có rác thải từ các khu dân cư và cộng đồng ngư dân dọc các băi biển.
Fodor’s Travel dẫn chứng một nghiên cứu năm 2020 ước tính có hơn 28,000 tấn rác thải nhựa được tạo ra hàng năm ở vịnh Hạ Long, trong đó gần 5,300 tấn thải ra biển, tương đương 34 tấn rác thải được tạo ra hàng ngày từ các hoạt động du lịch.
Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch mà c̣n đến hệ sinh thái của vịnh. Vịnh này từng có 234 loại rạn san hô nhưng nay chỉ c̣n lại một nửa.
Theo các chuyên gia du lịch, hạn chế du lịch sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không bảo vệ vịnh Hạ Long có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Không chỉ có rác thải, quá sức chứa lượng du khách… vịnh Hạ Long c̣n bị chính quyền địa phương tàn phá bằng cách cho xây dự án phá hoại hệ sinh thái tự nhiên.
Loạt h́nh ảnh đăng tải trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên…hôm 5 Tháng Mười Một cho thấy một khu đất lấn biển rộng 318,210 mét vuông, nằm ở vị trí đắc địa, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp núi đá vôi, đầm Cây Giang, phía Bắc giáp núi đá vôi, phía Nam giáp suối Lộ Phong và vịnh Bái Tử Long, được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt cho công ty Đỗ Gia Capital “trúng đấu” quyền sử dụng đất” với giá 1,192 tỷ đồng ($48.5 triệu) để xây 451 căn biệt thự và nhà liền kề. Ngoài ra c̣n có các công tŕnh thương mại dịch vụ, trong đó có các khách sạn bảy tầng.
Trong h́nh, người ta thấy hàng đoàn xe tải chở đất đá ồ ạt lấp biển tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, biến các cụm núi đá của vịnh Hạ Long thành “ḥn non bộ” của dự án khu biệt thự.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-2.jpg)
Các cụm núi đá của vịnh Hạ Long bỗng nhiên trở thành “ḥn non bộ” của khu biệt thự tư nhân. (H́nh: Tiền Phong)
Báo Thanh Niên ghi nhận khu rừng ngập mặn xung quanh dự án đang chuyển màu từ xanh sang đen, nước biển nhiều chỗ cũng đổi màu.
Báo này dẫn lời một đại diện Ban Quản Lư Vịnh Hạ Long xác nhận khu vực thi công dự án nói trên là “thuộc vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.”
Báo Sài G̣n Giải Phóng, Tiền Phong… hôm 20 Tháng Mười Một dẫn tin từ tạp chí Fodor’s Travel của Mỹ, cho biết sau khi công bố danh sách “Go list 2024” các điểm đến nên ghé thăm, hồi đầu tháng này, Fodor’s Travel tiếp tục công bố top “No list 2024” với các điểm đến “cần cân nhắc khi tới,” trong đó có vịnh Hạ Long.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-1.jpg)
Ô nhiễm rác thải khiến vịnh Hạ Long giảm phẩm chất trải nghiệm, bị đưa vào danh sách “No list 2024.” (H́nh: Tiền Phong)
“No list 2024” xét trên ba tiêu chí chính gây ảnh hưởng đến du lịch gồm: quá sức chứa lượng khách, tạo rác thải, phẩm chất và nguồn nước – những điều gây hại cho vịnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Vịnh Hạ Long của Việt Nam được nhắc đến ở tiêu chí “tạo rác thải.”
Được công nhận là “Di sản thế giới của UNESCO” năm 1994, vịnh Hạ Long nổi tiếng với khoảng 1,600 ḥn lớn nhỏ, cách Hà Nội 3 giờ di chuyển.
Số lượng khách đến vịnh này năm 2022 là hơn 7 triệu và dự kiến đạt khoảng 8.5 triệu vào năm 2023, theo số liệu thống kê từ Fodor’s Travel.
T́nh trạng quá sức chứa du lịch và ô nhiễm biển được đánh giá “gây áp lực lên hệ sinh thái vịnh trong nhiều thập kỷ.”
Theo đó, trong các chuyến du ngoạn trên vịnh, du khách thường xuyên thấy chai, túi nhựa, rác thải liên quan đến hoạt động đánh cá trên khắp mặt nước cùng với những vệt dầu diesel từ việc chèo thuyền của khách du lịch. Ngoài ra, c̣n có rác thải từ các khu dân cư và cộng đồng ngư dân dọc các băi biển.
Fodor’s Travel dẫn chứng một nghiên cứu năm 2020 ước tính có hơn 28,000 tấn rác thải nhựa được tạo ra hàng năm ở vịnh Hạ Long, trong đó gần 5,300 tấn thải ra biển, tương đương 34 tấn rác thải được tạo ra hàng ngày từ các hoạt động du lịch.
Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch mà c̣n đến hệ sinh thái của vịnh. Vịnh này từng có 234 loại rạn san hô nhưng nay chỉ c̣n lại một nửa.
Theo các chuyên gia du lịch, hạn chế du lịch sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không bảo vệ vịnh Hạ Long có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Không chỉ có rác thải, quá sức chứa lượng du khách… vịnh Hạ Long c̣n bị chính quyền địa phương tàn phá bằng cách cho xây dự án phá hoại hệ sinh thái tự nhiên.
Loạt h́nh ảnh đăng tải trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên…hôm 5 Tháng Mười Một cho thấy một khu đất lấn biển rộng 318,210 mét vuông, nằm ở vị trí đắc địa, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp núi đá vôi, đầm Cây Giang, phía Bắc giáp núi đá vôi, phía Nam giáp suối Lộ Phong và vịnh Bái Tử Long, được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt cho công ty Đỗ Gia Capital “trúng đấu” quyền sử dụng đất” với giá 1,192 tỷ đồng ($48.5 triệu) để xây 451 căn biệt thự và nhà liền kề. Ngoài ra c̣n có các công tŕnh thương mại dịch vụ, trong đó có các khách sạn bảy tầng.
Trong h́nh, người ta thấy hàng đoàn xe tải chở đất đá ồ ạt lấp biển tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, biến các cụm núi đá của vịnh Hạ Long thành “ḥn non bộ” của dự án khu biệt thự.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/VN-vinh-ha-long-no-list-2.jpg)
Các cụm núi đá của vịnh Hạ Long bỗng nhiên trở thành “ḥn non bộ” của khu biệt thự tư nhân. (H́nh: Tiền Phong)
Báo Thanh Niên ghi nhận khu rừng ngập mặn xung quanh dự án đang chuyển màu từ xanh sang đen, nước biển nhiều chỗ cũng đổi màu.
Báo này dẫn lời một đại diện Ban Quản Lư Vịnh Hạ Long xác nhận khu vực thi công dự án nói trên là “thuộc vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.”