BigBoy
04-11-2023, 02:04
(Nguyễn Đức Hiệp)
Bài biên khảo này có mục đích tŕnh bày cảnh quan, kiến trúc, sinh hoạt thương mại trên con đường Catinat trong bối cảnh đời sống chính trị, văn hóa của thành phố Saigon vào đầu thế kỷ 20. Phân tích các nét văn hóa, kinh tế đặc thù của một con đường trong một địa phương cho ta một cái nh́n vi mô, liên quan đến các cá thể địa phương, ít nhiều không được biết đến trong bối cảnh tổng quan của một nước. Tuy vậy, mặc dầu chỉ là một “tiểu tự sự” (petit recit) nhưng nó sẽ cho ta thấy sự đậm chất của môi trường văn hóa qua đấy con người hay quá tŕnh lịch sử ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đường Đồng Khởi thời Pháp thuộc được gọi là rue Catinat (1), tức đường Tự Do trong thời Việt Nam Cộng Ḥa và sau 1975 là đường Đồng Khởi. Con đường này là con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất Saigon. Đây là một trong những con đường được thiết lập đầu tiên khi Pháp qui hoạch lại thành phố sau khi chiếm được và phá thành Saigon. C̣n được gọi là “Rue no. 16” lúc ban đầu cho đến khi là con đường được tráng nhựa đầu tiên, đường Catinat nhanh chóng trở thành trung tâm sinh hoạt thương mại của thành phố.
Sau các công tŕnh xây dựng các cơ sở hạ tầng (đường xá, xe lửa), các kiến trúc công sở, cơ quan hành chánh và thương mại được thống đốc dân sự Le Myre de Vilers (1879-1883) năng động khởi công hay thúc đẩy hoàn thành th́ thành phố Saigon cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sau hơn 35 năm bị Pháp chiếm đă trở thành một thành phố có cảnh quan qui hoạch và kiến trúc với nét chính ở trung tâm giống như một thành phố Âu châu.
Đầu thập niên 1910, xe hơi bắt đầu phổ biến ở thành phố Saigon và dịch vụ du lịch về các cảnh quan địa điểm, đời sống, sinh hoạt xă hội ở Saigon và Nam Kỳ được biết đến và giới thiệu qua các ảnh “cartes postales” từ những người Âu viếng hay ở Saigon gởi cho bạn bè, thân nhân ở các nước. Kỹ thuật nhiếp ảnh cũng tiến triển nhanh, và bắt đầu phổ biến rộng răi và từ đó nhiều người đă sống được với nghề nhiếp ảnh hay trở thành nhiếp ảnh gia. Các du khách từ Âu châu và Viễn đông đă có cảm nhận chung Saigon là “Perle de l’Orient” đối với người Pháp hay “Paris of the East” đối với các du khách từ các nước hay thuộc địa nói tiếng Anh trong vùng Viễn Đông.
Trong số các nhà nhiếp ảnh sống với nghề mới này ở Saigon có rất nhiều người Việt. Họ có cửa tiệm ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng hiện nay hầu như tất cả các h́nh ảnh của họ không t́m lại được hay đă bị mất. Chỉ có một số các h́nh ảnh của các nhà nhiếp ảnh Pháp sống ở Saigon ở đầu thế kỷ 20 là c̣n để lại hay t́m lại được mà đa số là các ảnh “cartes postales” đă được các các cơ sở hay nhà kinh doanh in lại để bán cho các du khách hay người dân ở Saigon có nhu cầu gởi cho bạn bè hay người thân ở nước ngoài.
Đầu thế kỷ 20 cũng là thời điểm mà người Việt bắt đầu thay đổi qua sự đối diện chạm trán với một nền văn hóa mới xa lạ và một tư duy phát triển xă hội, kinh tế và chính trị hoàn toàn khác trong một môi trường họ sinh sống đă hơn 35 năm từ khi người Pháp hiện diện ở Nam kỳ. Phong trào Minh Tân, do Trần Chánh Chiếu phát động, cổ vũ canh tân đất nước con người qua sự phát triển kinh tế, công nghệ. Qua báo “Nông Cổ Mín Đàm” (và sau này “Lục Tỉnh Tân Văn”), các nhà canh tân khuyến khích người nước Nam tham gia (“biển cải Nam nhân”) mở các cơ sở thương mại, sản xuất để cạnh tranh ở khắp Saigon và Lục tỉnh với người Pháp, Hoa và Ấn. Người Pháp, Hoa và Ấn lúc đó đang hầu như thống lĩnh hoàn toàn các hoạt động kinh tế ở Nam Kỳ.
Trung tâm Saigon trên đường Catinat và các đường chung quanh từ năm 1904 đă bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại kinh doanh của người Việt như cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán (Đinh Thái Sơn hay Phát Toán), nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh ḿ của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba … Trong số các cửa hàng này có một số tham gia trong phong trào Minh Tân như cơ sở thương mại của Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu. Cho đến thập niên 1920 ngay cả sau khi phong trào Minh Tân tan ră (Trần Chánh Chiếu bị bắt và quản thúc năm 1908) th́ rất nhiều cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt đă xuất hiện gia nhập tân trào ở khắp nơi (2).
Bài này tŕnh bày sinh hoạt xă hội, kinh tế ở đường Catinat (Đồng Khởi) Saigon đầu thế kỷ 20 qua các h́nh ảnh, hồi kư của các du khách và các tư liệu địa lư kinh tế đă được ghi lại khá đầy đủ và chi tiết trong Niên giám Đông Dương trong thập niên 1910 và 1920. Qua đó ta sẽ thấy sự thay đổi cảnh quan, kiến trúc, thiết kế đô thị từ đầu thế kỷ 20 đến ngày nay một phần lớn là nhờ những h́nh ảnh mà các nhà nhiếp ảnh ở Saigon đă chụp trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đă để lại. Sở dĩ đường Catinat được chọn là tiêu biểu của đề tài này v́ số lượng các h́nh ảnh chụp từ đầu thế kỷ 20 về đường Catinat là c̣n lại nhiều nhất so với các đường khác ở Saigon. Rất nhiều ảnh chụp trước kia đă được các nhà kinh doanh in ra làm “cartes postales” và v́ thế chúng không bị mất hay thất lạc nhiều (3).
Đặc biệt Niên giám Đông Dương trong Thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France, BNF) từ năm 1905 đến 1912 đă có ghi đầy đủ tên và địa chỉ của các cơ sở kinh doanh, chủ hay người ở tại mỗi nhà trên các con đường ở Saigon. Sau đó từ năm 1914 trở đi th́ Niên giám chỉ c̣n ghi lại, theo thứ tự chữ cái, các cơ sở kinh doanh, kỹ nghệ hay các doanh nhân mà thôi, không cho ta biết đầy đủ và chi tiết như các niên giám trước. Các tư liệu này đă được số hóa (digitized) trên mạng BNF và v́ thế giúp cho người nghiên cứu tra khảo được dễ dàng các dữ liệu mà họ cần, qua sự t́m kiếm các từ chính (keywords).
Ngoài những bức ảnh có ghi thời gian chụp, làm sao chúng ta có thể ước đoán được thời điểm các bức ảnh được chụp và vị trí của các ṭa nhà hay cảnh quan trong h́nh để đặt chúng vào đúng chỗ trên con đường?. Để trả lời câu hỏi này, ta có thể dùng một số chi tiết biết được như sau.
Nếu biết được tác giả bức ảnh hay nằm trong bộ sưu tập của họ hay các nhà kinh doanh “cartes postales” và theo các dấu ấn bưu điện ta có thể ước định khoảng thời gian ảnh được chụp.
Dấu ấn của cảnh quan thí dụ như xe hơi chỉ có ở Saigon sau năm 1910, nếu chỉ có xe kéo th́ bức ảnh chắc là trước 1910. Ṭa nhà trong h́nh không có hay chỉ được xây sau này ở một thời điểm đă biết, sẽ giúp ta ước định thời điểm của bức ảnh. Vị thế của đường, các giao điểm (ngă ba, ngă tư) và các ṭa nhà so với bản đồ, tên đường cũng là những mốc mà ta có thể phỏng đoán thời gian (thí dụ, bến Bạch Đằng có nhiều tên như “quai du Donnai”, “quai Napoléon”, “quai du Commerce” (từ 1870), “quai Francis Garnier” (từ 1896), “quai Le Myre de Vilers” (từ 1920), tùy thời điểm khi tên bến được đổi) (4).
Kư hiệu của vật hay bảng hiệu các cửa tiệm nếu có sẽ được kiểm trong niên giám Đông Dương ở các năm phù hợp.
Những chi tiết khác như chất lượng của ảnh, màu sắc, kỹ thuật, series ảnh cũng giúp ta xác định được tác giả hay khoảng thời gian của kỹ thuật chụp và rửa ảnh.
V́ đặt trở lại thời gian đầu thế kỷ 20, nên bắt đầu từ đây trong bài này, tên gọi các con đường được đề cập đến sẽ được dùng như lúc đă được dùng trong thời điểm đó với chú thích tên tương đương với tên đường được dùng hiện nay..
Đường Catinat (Đồng Khởi) – sinh hoạt kinh tế xă hội đầu thế kỷ 20
Trong suốt thế kỷ 18 đến gần cuối thế kỷ 19, trung tâm buôn bán thương mại ở Saigon là dọc kinh Chợ Vải, tụ tập chung quanh chợ (vị trí chợ Cũ ngày nay) ở gần góc kinh và sông Saigon. Kinh Chợ Vải chảy từ sông Saigon từ đầu đường Nguyễn Huệ ngày nay đến tận cửa thành Saigon cũ (cửa Căn Nguyên hay Gia Định Môn của thành Quy hay thành Phiên An dưới thời Gia Long) (4) mà vị trí hiện nay là Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Đến thời Pháp thuộc từ năm 1861, trước khi kinh Chợ Vải (Kinh Lớn) bị lấp vào năm 1889 (khởi công lấp năm 1887), gộp chung hai đuờng Charner và Rigault de Genouilly ở hai bên bờ kinh thành Đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay), th́ đường Catinat và Route National (sau 1901 là đường Paul Blanchy, và Hai Bà Trưng ngày nay) là hai đường chính của thành phố Saigon. Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp mà người dân (chủ yếu là người Pháp) đ̣i hỏi như ngân hàng, in sách, thuốc tây, máy móc (như máy đánh chữ Remington, Underwood), máy ảnh, rượu, dụng cụ âm nhạc, nữ trang, súng đạn săn bắn hay các đồ nhập từ nước ngoài.
Đối với đa số người dân thường th́ khu vực Chợ Cũ, nơi ghe tàu chở hàng hóa và những sản phẩm như gạo, cá, trái cây, vải... cập bến hai bên bờ các kênh, rạch, là nơi họ cần nhất. Đây cũng là nơi mà người Pháp, các cơ quan chính quyền, trại lính, tu viện… đến để mua thức ăn trong cuộc sống thường ngày.
Chợ Cũ nằm giữa kênh Chợ Vải và rạch Cầu Sấu (đường Hàm Nghi ngày nay). Theo bản đồ “Plan du Port de Saigon (1863)” vẽ theo lệnh của đề đốc de La Grandière (4) th́ kênh Chợ Vải chảy từ sông Saigon, mà hai bờ kênh là đường Charner và đường Rigault de Genouilly, lên đến đường Bonnard (Lê Lợi) và đường d’Espagne (Lê Thánh Tôn). Khi đến đường Bonnard, kênh rẽ ra bên phải đến tận khu vực mà sau này là nhà hát thành phố và bên trái đến đường Pellerin (Pasteur). Khúc kênh trên đường Bonnard c̣n gọi là kênh Coffyn (do Đại tá Coffyn thực hiện đào kênh). Khi kênh chảy đến đường Pellerin th́ nó bắt đầu quay ngược lại đổ ra rạch Bến Nghé, để đi vào kênh Tàu Hủ vào Chợ Lớn. Và trước khi đổ ra rạch Bến Nghé, nó cũng rẽ trái thành một nhánh nối với rạch Cầu Sấu để đi ra lại cửa rạch Cầu Sấu và kênh Chợ Vải ở sông Saigon. Ta có thể dễ dàng nhận thấy vị trí Chợ Cũ là nằm ở trung tâm vận chuyển đường thủy qua kinh rạch ở thế kỷ 19. V́ thế khu vực Chợ Cũ và khu vực chung quanh là nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở buôn bán của người Hoa, Việt và Ấn ở trung tâm thành phố Saigon.
Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhất là bắt đầu từ thập niên 1910, là lúc vai tṛ vận tải của đường thủy dần nhường chỗ cho hệ thống vận chuyển đường bộ và đường sắt. Các kinh rạch trong thành phố bị lấp dần để trở thành các lộ xá như kênh Coffyn trở thành đại lộ Bonnard, rạch Cầu Sấu thành đại lộ “Boulevard de la Somme” (Hàm Nghi), Kinh Lớn (Chợ Vải) thành đại lộ Charner. Vai tṛ thương mại của Chợ Cũ gần sông Saigon trong nền kinh tế giảm sút lần, cho đến khi Chợ Mới (5) (chợ Bến Thành ngày nay) được thành lập năm 1914 gần bến xe và nhà ga xe lửa nối với Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây th́ Chợ Cũ hầu như hoàn toàn không c̣n được nhắc đến. Cũng vậy sau khi kênh Chợ Vải bị lấp th́ đại lộ Charner trở thành đường lớn song song với đường Catinat ở Saigon. Vị trí thương mại của đường Catinat tuy có yếu đi, nhưng nó vẫn c̣n được coi là trung tâm kinh tế và văn hóa ở Saigon.
Theo ông Jottrand, cố vấn người Pháp về luật pháp cho vua Siam (Thái Lan), khi viếng Saigon đầu thập niên 1900 nhận xét là Saigon và toàn Đông Dương có thương mại và kỹ nghệ yếu kém so với các nước và thành phố trong vùng là v́ thuế nhập khẩu hàng hàng nước ngoài quá cao, không khuyến khích được sự cạnh tranh và phát triển (16).
Theo ông Jottrand đó là hệ quả của chính sách của những người có “tinh thần nhỏ bé” (petit esprit), bị áp lực của các thiểu số giàu có, của các nhà buôn, nhà sản xuất vải bông ở Elbeuf, hàng lụa của Lyon bảo vệ quyền lợi và thị trường của họ bằng hàng rào quan thuế cao. Mà dầu được đă bảo vệ như vậy họ cũng không cạnh tranh lại được với các sản phẩm của người Đức và các nước khác. Về thương mại, trong số khoảng 2500 người Pháp ở Saigon th́ khoảng 2000 người là công chức và gia đ́nh họ, chỉ có khoảng 150 nhà thương mại mà trong đó đa số phục vụ cho các công chức trên. Trừ thành phố Chợ Lớn, th́ kỹ nghệ, thương mại rất yếu không so sánh được với các thành phố trong vùng.
Đó là t́nh h́nh chung của thành phố Saigon đầu thế kỷ 20. Trở lại chuyện nhỏ, “tiểu tự sự” (“petit récit”), về con đường Catinat. Bắt đầu từ bến Bạch Đằng (“quai Francis Garnier”), chúng ta thử trở lại thời gian ở thập niên 1900 đầu thế kỷ 20, cách đây khoảng 100 năm và đi dạo từ đầu đường cho đến cuối đường chấm dứt ngay quảng trường Nhà thờ Đức Bà để quan sát hoạt động thương mại và đời sống của người xưa ở con đường nổi tiếng này của thành phố Saigon.
Từ đầu đường ở bờ sông lên đến cuối đường có dốc lên thoai thoải đến Nhà thờ Đức bà (xưa kia vị trí này là trung tâm của thành Phiên An, tức thành Quy, thời vua Gia Long) là điểm cuối không c̣n dốc, từ đó ta sẽ nh́n lại con đường Catinat này.
http://danviet.com.au/upload/images/1(406).jpg
H́nh 1: H́nh này là của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin (có cửa tiệm “Photo Studio” ở số 136 đường Catinat). Bên trái là khách sạn “La Rotonde” (trên lầu là văn pḥng của công ty tàu biển “Chargeurs Réunis” mà Nguyễn Tất Thành đến xin làm phụ bếp tàu đi qua Pháp). Theo Niên giám Đông Dương năm 1910 th́ văn pḥng Chargeurs Reunis là do ông Saravane quản lư. Bên trái h́nh là hai tiệm đổi tiền của ba người Ấn (mà người Pháp gọi là “malabar”), số 1 đường Catinat của ông Mougamadou Abdoullah (1909), ông Mougamadou Oussaine (1910) và số 1bis của ông
http://danviet.com.au/upload/images/2.gif
H́nh 2: Đường Catinat và các con đường chung quanh. Mũi tên chỉ các ảnh trong bài này được các nhà nhiếp ảnh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 chụp theo hướng chỉ của mũi tên trong h́nh.
http://danviet.com.au/upload/images/3(119).png
H́nh 3: Cũng vị trí đầu đường Catinat, bên trái là Khách sạn “Hôtel d’Annam” (Nam Việt khách lầu) của ông Huỳnh Huệ Kư. H́nh chụp vào khoảng giữa hay cuối thập niên 1920. Theo quảng cáo trên báo “L’Ère nouvelle” tháng 9/1926 th́ ông Kư có 2 khách sạn “Nam Việt khách lầu”, một ở số 72-80 đường Kinh Lấp (Charner) và khách sạn thứ hai ở số 15 đường Carabelli. Niên giám Đông Dương (1908, 1909, 1910, 1912, 1914, 1915, 1924, 1925) không thấy ghi địa chỉ này ở góc Catinat và “quai le Myre de Vilers” (năm 1920 đổi tên “quai Francis Garnier” thành “quai Le Myre de Vilers”).
Trong trang quảng cáo trên báo “l’Ère Nouvelle” (Premiere année, numéro 4, Samedi 28 Aout 1926, trụ sở 112 rue d’Espagne) có đăng như sau về “Nam Việt khách lầu” (trích nguyên văn, chính tả giữ nguyên như in trong báo)
“Hotel d’Annam Nam Việt Khách lầu, Đường Kinh-lấp Bd. Charner No 72 à 80 và đường Carabelli No. 15 Saigon
Kính cùng quí khách rỏ, tôi dọn pḥng rộng mát và sạch sẻ, lại cũng có pḥng ở dưới đất, được cận tiện cho quí khách. Xin quí khách có đi Saigon th́ đến tiệm tôi mà ở lấy làm thong thả lắm. Huỳnh Huệ Kư, Cẩm khái”
Từ đầu đường bắt đầu bên phải là số chẵn và bên trái là số lẻ Đi vào đường Catinat phía tay phải, sau “Hôtel de la Rotonde” (số 2 Catinat) là văn pḥng công ty “Denis Frères” ở số 4 Catinat. Công ty này đă hiện diện từ lâu đời ở Nam Kỳ, từ những năm của thập niên 1880 khi Pháp bắt đầu củng cố các tỉnh Nam Kỳ vừa chiếm được. Trụ sở công ty “Denis Frères” chiếm nguyên góc đường Catinat và đường Vannier (6) (số 4 Catinat và 5 rue Vannier).
Công ty “Denis Frères” chuyên xuất nhập khẩu rượu, bảo hiểm tàu biển, đại lư cho nhiều công ty nước ngoài, và là đại diện lănh sự cho hai nước Đan Mạch và Siam (Thái Lan) từ những năm 1880 cho đến thập niên 1920. Từ đây và bên kia đường đi lên là các cửa tiệm may, tiệm vải, sửa giày, nữ trang, tạp hóa của người Hoa, Ấn và Việt, đa số là của người Hoa.
http://danviet.com.au/upload/images/4(72).png
H́nh 4: Đây là ṭa nhà ngay góc đường Catinat và Vannier (bên kia đường Vannier là trụ sở công ty Dennis Frères, số 4 Catinat). Theo niên giám 1907, 1908, 1909 th́ số 6 Catinat là tiệm bán café của ông Lương Trung, số 8 là tiệm may (tailleur) “Lương Tich” (trước cửa là 1 người đang đứng cầm dù), số 10 tiệm may “Dương Kim”, số 12 tiệm sửa giày (cordonnier) “Thai Thieu”, số 14 tiệm may-sửa giày “Ly Nhu”, số 16 tiệm may “Tran-On” (trước cửa là các người Hoa đang đứng ở giữa h́nh) và số 18 tiệm may “Lương-Can”. Kế bên ṭa nhà này, phía trái h́nh là tiệm thuốc tây, số 20-22 Catinat, của ông Holbé. Trong Niên giám 1910 th́ tiệm may “Lương Tich” không c̣n, do đó ta có thể kết luận là bức h́nh này chụp năm 1909 hay trước đó. Niên giám 1906 cho biết số 6 là tiệm may và tiệm sửa giày “Ngo-Thoai” và số 12 là tiệm may “Ly-Nhu”. Trong h́nh, tiệm số 12 có bảng hiệu (chữ mờ đọc không rơ nhưng có lẽ là Thai-Thieu). Như vậy là h́nh được chụp vào khoảng 1907-1909. Tiệm “café Luong-Trung” sau này là tiệm “café Alger” (số 6 Catinat)
Tại ngă tư đầu tiên của đường Catinat, ngă tư Catinat và rue Vannier (ngày nay là đường Ngô Đức Kế), khi đi qua bên kia đường ta sẽ thấy các cửa tiệm may, sửa giày của người Hoa và Việt từ số 8 đến 16 rue Catinat (xem h́nh 4). Như đă nói trên, các cửa tiệm của người Hoa rất nhiều trên đường Vannier từ đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) cho đến quảng trường Rigault de Genouilly (quảng trường Mê Linh ngày nay).
Tại đây từ số 8 đến 16 Catinat, góc đường Catinat và đường Vannier sau này, vào năm 1930, Henry Edouard Charigny de Lachevrotière, mở một quán rượu, và năm 1932 ông Patrice Luciani kế vị. Năm 1937 trở thành khách sạn “Saigon Palace” với quán rượu ở dưới. Một khách sạn thanh lịch ở Saigon và ngày nay là khách sạn “Grand Hotel”. Ông Lachevrotière sau này là chủ bút tờ “La Dépêche”. Ông là một người bảo thủ, đứng về phía quyền lợi Pháp chống lại sự thăng tiến độc lập của người Việt. Ông đă từng bút chiến với các nhân sĩ trên báo chí ở Saigon.
Cũng trên đường Catinat phía bên kia, gần bến Bạch Đằng là các nhà in và tiệm bán sách “Imprimerie Librairie Saigonnaise” (15-17-19 rue Catinat, directeur Pointillon), “Imprimerie Nam-Tay” (51 và 53 rue Catinat). Trước nhà in Nam-Tay, ở số 35-41 rue Catinat là nhà in “Imprimerie Saigonnaise” của ông Lê Phát Tân (niên giám 1909), số 39-41 “Imprimerie Saigonnaise” của L. Roger (niên giám 1910) và số 29 “Imprimerie-reliure” của Ki-Cheong (có lẽ là người Hoa từ Singapore hay Malacca).
Địa chỉ 29-31 sau này là trụ sở của công ty “Société Cochinchinoise d’ importation et d’exportation “Thuan-Hoa”” (niên giám 1922) do ông Nguyễn Phú Khai quản lư. Ông Nguyễn Phú Khai là chủ bút tờ báo “Tribune Indigene” (Diễn đàn bản xứ). Trước kia ông tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp và mở nhà máy xay lúa ở Mỹ Tho cạnh tranh với người Hoa. Ông Khai chủ trương Việt Nam phải canh tân, tiến bộ, thoát khỏi nghèo khó, có sức mạnh về kinh tế. Ông Khai có tư tưởng cũng giống như ông Phan Chu Trinh, đấu tranh chống Pháp ôn ḥa đem lại quyền lợi cho người bản xứ, vận động để Việt nam được quy chế lập hiến. Ông Nguyễn Phú Khai và các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long,.. sau này lập ra đảng chính trị đầu tiên ở Nam Kỳ vào năm 1923, Đảng Lập Hiến (Parti Constitutionaliste).
Đường Catinat gần phía bến Bạch Đằng vẫn c̣n nhiều cửa tiệm người Hoa. Cửa tiệm người Hoa nhiều hơn các cửa tiệm kinh doanh của người Pháp và Ấn.
http://danviet.com.au/upload/images/5(47).png
H́nh 5: Các thương gia người Hoa ở đường Catinat (Collection Poujade de Ladevèze)
Ta hăy xem niên giám Đông Dương 1908, trên đường Catinat có rất nhiều tiệm của người Hoa (phụ lục 1). Trong số 143 địa chỉ th́ 43 là cơ sở doanh nghiệp người Hoa, chiếm 30% số lượng các cơ sở trên đường Catinat. Và rất nhiều các tiệm Hoa kiều chung quanh đường Catinat, ở trên các đường rue Turc, Vannier, d’Ormay trải dài từ công trường Rigault de Genouilly (công trường Mê Linh ngày nay) đến đại lộ Charner, rue d’Adran (Hồ Tùng Mậu ngày nay) và khu vực Chợ Cũ.
Bà Louise Bourbonnaud (7), trong quyển sách về chuyến đi Ấn Độ và Viễn đông của minh (1889), có ghé Saigon ở một thời gian trong khách sạn “Hotel de l’Univers” gần đường Catinat, bà đă mua đồ ở các tiệm người Hoa và có tả một số tiệm người Hoa như sau (17):
“Ở bên kia đường, có tiệm may và tiệm sửa giày của người Hoa, ngoài ra c̣n có tiệm giặt (blanchisserie). Những người Hoa này làm việc siêng năng đáng ngạc nhiên. Người thợ may có máy may và may từ sáng đến nửa đêm không ngừng. Tôi không c̣n ngạc nhiên nữa khi nghe nói là những thợ thủ công và các nhà thương mại nhỏ người Âu sẽ không bao giờ biết cách cạnh tranh được với các người Hoa cùng nghề.
Người ta biết rằng trong hơn một thành phố lớn ở Mỹ, chính những người “da vàng” (“hommes jaunes”) là chiếm độc quyền nghề giặt ủi. Ở đây cũng như vậy”
Người Ấn có một số cửa hàng tạp hóa và đổi tiền trên đường Catinat (xem phụ lục 2), rue d’Ormay và nhiều cửa hàng (escompteurs) quanh Chợ Cũ, tập trung nhiều nhất là ở đường rue d’Adran, rue d’Ohier. Đường Ohier (trước kia là đường “rue de l’Église” (8) và ngày nay là Tôn Thất Thiệp) có thể được coi như là “Tiểu Ấn Độ” (Little India) như thường được gọi nơi mà cộng đồng của họ có các khu tương tự trong các thành phố khác ở Đông Nam Á như Singapore, Kulua Lumpur. Trên đường Ohier có ngôi đền Ấn Giáo lớn nhất Việt Nam. Và trên đường Amiral Dupré (cắt ngang đường Catinat) là ngôi đền thờ Hồi giáo của người Ấn.
Nguyễn Đức Hiệp
(C̣n tiếp)
Chú thích:
(1) Catinat là tên một tướng Pháp thời Louis XIV, sau này là tên một chiến hạm (la corvette Catinat) tham dự trong trận đánh cảng Đà Nẵng (1856) và Saigon (1859) của hải quân Pháp. Toàn quyền Nam kỳ, đề đốc De la Grandière năm 1865, đổi tên đường “Rue no. 6” thành đường Catinat dựa theo tên của chiến hạm này.
(2) Xem phụ lục 4 về quảng cáo một số cơ sở thương mại người Việt. Báo “Lục Tỉnh Tân Văn” mà Trần Chánh Chiếu chủ biên có trụ sở ở 6 rue Krantz (đường Hàm Nghi ngày nay) do F. H Schneider đứng tên. Kế bên ṭa soạn là khách sạn “Nam Trung”, cơ sở gặp gỡ và kinh tài của phong trào Minh Tân. Niên giám Đông Dương (1910, 1911, 1912) ghi “4-6 F.H Schneider, aubergiste” và Niên giám 1907, 1908, 1909 ghi “8. Mme Lachal, propriétaire du café de la gare”. Khách sạn “Nam Trung” là số 4, kế bên bưu điện số “2. Postes et Telegraphes”, gần ga xe lửa cạnh bến Bạch Đằng. Đường Krantz trước kia là đại lộ “boulevard de Canton” v́ ở đây có rất nhiều người Hoa gốc Quảng Đông buôn bán trên đường dọc kênh rạch, đến năm 1897 th́ chia ra làm hai đường hai bên, đường Krantz và đường Duperré. Đường xe lửa bắt đầu từ đầu đường Krantz đến ga Saigon gần chợ Bến Thành. Năm 1920 hai đường Krantz và Duperré nhập lại thành Boulevard de la Somme (nay là Hàm Nghi). Theo Niên giám Đông Dương 1906 có ghi một người ở số 11 rue d’Adran (đường Hồ Tùng Mậu ngày nay) gần Chợ Cũ tên là “Tran-Chieu, aubergiste”, có thể địa chỉ này cũng là một khách sạn của Gilbert Trần Chánh Chiếu.
(3) Các ảnh “cartes postales” do các nhà tư nhân thỉnh thoảng xuất hiện (đôi khi có dấu ngày tháng trên tem) được bán đấu giá trên mạng như trên www.delcampe.net (http://www.delcampe.net/). Đây cũng là một nguồn ảnh tư liệu tốt cho ta nhiều thông tin
(4) Năm 1920, hàng loạt các đường và địa danh đổi tên thành tên các địa danh hay nhân vật trong Thế chiến thứ nhất, như Boulevard de la Somme, rue d’Alsace Lorraine, rue d’Ypres, rue Général Lizé, rue Dixmude, rue Champagne, Boulevard Kitchener, Place Marechal Joffre. Rue Verdun và “quai de la Marne” (bến Vân Đồn) được đổi từ 1917 (9).
(5) Chợ Mới (bến Thành) là do công ty Brossard & Mopin xây, Công ty Brossard & Mopin xây cất rất nhiều công tŕnh ở Đông Dương và các nơi khác ở Viễn Đông, và có văn pḥng ở Saigon, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Thiên Tân, Vladivostock. Ông Jean Brossard có một người con ngoài hôn thú với một phụ nữ Việt năm 1905. Sau này vào năm 1946 người con này và gia đ́nh đă đệ đơn xin chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng ḥa trở lại quốc tịch Việt Nam (23).
(6) Vannier là tên của một sĩ quan Pháp đă giúp vua Gia Long chống Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19 và làm quan cho nhà Nguyễn một thời gian ở Huế, trước khi gia đ́nh (vợ là người Việt nam) hồi hương về Pháp dưới thời Minh Mạng.
(7) Bà quả phụ Bourbonnaud là phụ nữ can đảm, gan dạ đi nhiều nơi trên thế giới một ḿnh (Bắc, Trung và Nam Mỹ, Ấn Độ, Borneo, Sumatra, Việt Nam, Nhật, Trung Quốc, Phi Châu,..), ghi lại các sự kiện, sinh hoạt, phong tục các nơi trong các sách bà xuất bản. Vào thế kỷ 19, phụ nữ đi các nơi xa lạ, bất trắc, là một sự khác thường. Bà là hội viên hội “Société de Géographie de Paris” và lập ra giải “Prix Louise Bourbonnaud” cho các tác phẩm du kư. Chồng bà là nhà doanh nghiệp, xây dựng đường xá ở Paris, và là bạn của ông Haussmann, người thay đổi bộ mặt kiến trúc và đường xá Paris thành các đại lộ lớn trong thập niên 1860. Bà hay giúp đỡ các người nghèo ở Paris và các nơi bà đi qua. Louise Bourbonnaud cũng là hội viên sáng lập “Société de secours aux Blessés des Armées de terre et de mer”, sau này trở thành Hội chữ Thập đỏ (Croix-Rouge).
(8) Đường “Rue de l’Église” đi ngang qua nhà thờ đầu tiên ở Saigon (1863). Nhà thờ này xây bằng gỗ ở vị trí sau này là Ṭa Ḥa giải (Justice de Paix) và ngày nay là ṭa nhà Sun Wah, góc đường Nguyễn Huệ và Tôn Thất Thiệp.
Tham khảo
(1) Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine], Publisher: F.-H. Schneider (Hanoi) 1906, 1907, 1908, 1909, 1910, 1911, 1912, 1914, 1922, 1925
(2) L. Lacroix-Sommé, R. J. Dickson et A. J. Burtschy, Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières...: Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934, A. Portail (Saigon), 1933
(3) Guide pratique, renseignements et adresses. Saïgon, J. Aspar (24 rue Catinat Saïgon), 1934.
(4) Huỳnh Ngọc Tráng, Trương Ngọc Tường, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Đại Phúc, Đỗ Văn Anh, Saigon-Gia Định xưa, Tư liệu & H́nh Ảnh, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1996.
(5) Annuaire de Cochinchine Française pour l’ année 1887, Saigon, Imprimerie Coloniale 1887.
(6) L’Ère Nouvelle, 28/8/1926, 11/01/1927, 28/2/1928
(7) Arthur Delteil, Un an de séjour en Cochinchine: guide du voyageur à Saïgon, Challamel aîné (Paris), 1887.
(8) L. I., Saïgon-Souvenir, petit guide saigonnais à l'usage des passagers des débutants dans la colonie, Coudurier et Montégout (Saïgon), 1906.
(9) Notice historique, administrative et politique sur la ville de Saïgon. Publiée par les soins du secrétaire général de la mairie, Impr. de l'Union (Saïgon), 1917
(10) Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, 1992, Nxb Trẻ.
(11) Các h́nh ảnh từ belleindochine.free.fr, www.delcampe.net và http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/ (http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/)
(12) Nguyễn Liên Phong, Nam Kỳ nhơn vật diễn ca, quyển 1: www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa (http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa) và quyển 2: http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa2 (http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa2)
(13) Christopher Goscha, ‘The modern barbarian’: Nguyen Van Vinh and the complexity of colonial modernity in Vietnam, European J. of East Asian Studies, 2004, Vol. 3, no. 1, pp. 135-169.
(14) Joseph Ferrière, Georges Garros, Alfred Meynard, Alfred Raquez, L' Indo-Chine 1906, publíé sous les auspices du Gouvernement général de l'Indo-Chine, 1906.
(15) Annuaire de l'Indo-Chine française, première partie: Cochinchine, Imprimerie Coloniale, Saigon, 1897.
(16) Emile Jottrand, Saigon et Cholen, opinions et souvenirs, La Vie coloniale: revue de la colonisation, du commerce et de l'industrie, No. 78 1/3/1909, pp. 47-48, No. 79, 1/4/1909 pp. 65-66.
(17) Louise Bourbonnaud , Les Indes et l'Extrême-Orient, impressions de voyage d'une Parisienne, Paris, 1889, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5684832m/f178.tableDesMatieres (http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5684832m/f178.tableDesMatieres)
(18) Annuaire de la Cochinchine pour l’année 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887), Imprimerie du Gouvernement (Coloniale), Saigon, 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887).
(19) Xavier Guillaume, La Terre du Dragon Tome 1, Publibook, Paris, 2004.
(20) Antoine Brébion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne de l'Indochine française, publié après la mort de l'auteur par Antoine Cabaton, 1935.
(21) Vương Hồng Sển, Saigon Tạp Pín Lù, Nxb Văn Hóa-Thông Tin, 1997.
(22) Horace Fabiani, Souvenirs d'Algérie et d'Orient, E. Dentu (Paris), 1878.
(23) Christina Firpo, personal communication.
Bài biên khảo này có mục đích tŕnh bày cảnh quan, kiến trúc, sinh hoạt thương mại trên con đường Catinat trong bối cảnh đời sống chính trị, văn hóa của thành phố Saigon vào đầu thế kỷ 20. Phân tích các nét văn hóa, kinh tế đặc thù của một con đường trong một địa phương cho ta một cái nh́n vi mô, liên quan đến các cá thể địa phương, ít nhiều không được biết đến trong bối cảnh tổng quan của một nước. Tuy vậy, mặc dầu chỉ là một “tiểu tự sự” (petit recit) nhưng nó sẽ cho ta thấy sự đậm chất của môi trường văn hóa qua đấy con người hay quá tŕnh lịch sử ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đường Đồng Khởi thời Pháp thuộc được gọi là rue Catinat (1), tức đường Tự Do trong thời Việt Nam Cộng Ḥa và sau 1975 là đường Đồng Khởi. Con đường này là con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất Saigon. Đây là một trong những con đường được thiết lập đầu tiên khi Pháp qui hoạch lại thành phố sau khi chiếm được và phá thành Saigon. C̣n được gọi là “Rue no. 16” lúc ban đầu cho đến khi là con đường được tráng nhựa đầu tiên, đường Catinat nhanh chóng trở thành trung tâm sinh hoạt thương mại của thành phố.
Sau các công tŕnh xây dựng các cơ sở hạ tầng (đường xá, xe lửa), các kiến trúc công sở, cơ quan hành chánh và thương mại được thống đốc dân sự Le Myre de Vilers (1879-1883) năng động khởi công hay thúc đẩy hoàn thành th́ thành phố Saigon cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sau hơn 35 năm bị Pháp chiếm đă trở thành một thành phố có cảnh quan qui hoạch và kiến trúc với nét chính ở trung tâm giống như một thành phố Âu châu.
Đầu thập niên 1910, xe hơi bắt đầu phổ biến ở thành phố Saigon và dịch vụ du lịch về các cảnh quan địa điểm, đời sống, sinh hoạt xă hội ở Saigon và Nam Kỳ được biết đến và giới thiệu qua các ảnh “cartes postales” từ những người Âu viếng hay ở Saigon gởi cho bạn bè, thân nhân ở các nước. Kỹ thuật nhiếp ảnh cũng tiến triển nhanh, và bắt đầu phổ biến rộng răi và từ đó nhiều người đă sống được với nghề nhiếp ảnh hay trở thành nhiếp ảnh gia. Các du khách từ Âu châu và Viễn đông đă có cảm nhận chung Saigon là “Perle de l’Orient” đối với người Pháp hay “Paris of the East” đối với các du khách từ các nước hay thuộc địa nói tiếng Anh trong vùng Viễn Đông.
Trong số các nhà nhiếp ảnh sống với nghề mới này ở Saigon có rất nhiều người Việt. Họ có cửa tiệm ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng hiện nay hầu như tất cả các h́nh ảnh của họ không t́m lại được hay đă bị mất. Chỉ có một số các h́nh ảnh của các nhà nhiếp ảnh Pháp sống ở Saigon ở đầu thế kỷ 20 là c̣n để lại hay t́m lại được mà đa số là các ảnh “cartes postales” đă được các các cơ sở hay nhà kinh doanh in lại để bán cho các du khách hay người dân ở Saigon có nhu cầu gởi cho bạn bè hay người thân ở nước ngoài.
Đầu thế kỷ 20 cũng là thời điểm mà người Việt bắt đầu thay đổi qua sự đối diện chạm trán với một nền văn hóa mới xa lạ và một tư duy phát triển xă hội, kinh tế và chính trị hoàn toàn khác trong một môi trường họ sinh sống đă hơn 35 năm từ khi người Pháp hiện diện ở Nam kỳ. Phong trào Minh Tân, do Trần Chánh Chiếu phát động, cổ vũ canh tân đất nước con người qua sự phát triển kinh tế, công nghệ. Qua báo “Nông Cổ Mín Đàm” (và sau này “Lục Tỉnh Tân Văn”), các nhà canh tân khuyến khích người nước Nam tham gia (“biển cải Nam nhân”) mở các cơ sở thương mại, sản xuất để cạnh tranh ở khắp Saigon và Lục tỉnh với người Pháp, Hoa và Ấn. Người Pháp, Hoa và Ấn lúc đó đang hầu như thống lĩnh hoàn toàn các hoạt động kinh tế ở Nam Kỳ.
Trung tâm Saigon trên đường Catinat và các đường chung quanh từ năm 1904 đă bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại kinh doanh của người Việt như cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán (Đinh Thái Sơn hay Phát Toán), nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh ḿ của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba … Trong số các cửa hàng này có một số tham gia trong phong trào Minh Tân như cơ sở thương mại của Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu. Cho đến thập niên 1920 ngay cả sau khi phong trào Minh Tân tan ră (Trần Chánh Chiếu bị bắt và quản thúc năm 1908) th́ rất nhiều cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt đă xuất hiện gia nhập tân trào ở khắp nơi (2).
Bài này tŕnh bày sinh hoạt xă hội, kinh tế ở đường Catinat (Đồng Khởi) Saigon đầu thế kỷ 20 qua các h́nh ảnh, hồi kư của các du khách và các tư liệu địa lư kinh tế đă được ghi lại khá đầy đủ và chi tiết trong Niên giám Đông Dương trong thập niên 1910 và 1920. Qua đó ta sẽ thấy sự thay đổi cảnh quan, kiến trúc, thiết kế đô thị từ đầu thế kỷ 20 đến ngày nay một phần lớn là nhờ những h́nh ảnh mà các nhà nhiếp ảnh ở Saigon đă chụp trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đă để lại. Sở dĩ đường Catinat được chọn là tiêu biểu của đề tài này v́ số lượng các h́nh ảnh chụp từ đầu thế kỷ 20 về đường Catinat là c̣n lại nhiều nhất so với các đường khác ở Saigon. Rất nhiều ảnh chụp trước kia đă được các nhà kinh doanh in ra làm “cartes postales” và v́ thế chúng không bị mất hay thất lạc nhiều (3).
Đặc biệt Niên giám Đông Dương trong Thư viện quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France, BNF) từ năm 1905 đến 1912 đă có ghi đầy đủ tên và địa chỉ của các cơ sở kinh doanh, chủ hay người ở tại mỗi nhà trên các con đường ở Saigon. Sau đó từ năm 1914 trở đi th́ Niên giám chỉ c̣n ghi lại, theo thứ tự chữ cái, các cơ sở kinh doanh, kỹ nghệ hay các doanh nhân mà thôi, không cho ta biết đầy đủ và chi tiết như các niên giám trước. Các tư liệu này đă được số hóa (digitized) trên mạng BNF và v́ thế giúp cho người nghiên cứu tra khảo được dễ dàng các dữ liệu mà họ cần, qua sự t́m kiếm các từ chính (keywords).
Ngoài những bức ảnh có ghi thời gian chụp, làm sao chúng ta có thể ước đoán được thời điểm các bức ảnh được chụp và vị trí của các ṭa nhà hay cảnh quan trong h́nh để đặt chúng vào đúng chỗ trên con đường?. Để trả lời câu hỏi này, ta có thể dùng một số chi tiết biết được như sau.
Nếu biết được tác giả bức ảnh hay nằm trong bộ sưu tập của họ hay các nhà kinh doanh “cartes postales” và theo các dấu ấn bưu điện ta có thể ước định khoảng thời gian ảnh được chụp.
Dấu ấn của cảnh quan thí dụ như xe hơi chỉ có ở Saigon sau năm 1910, nếu chỉ có xe kéo th́ bức ảnh chắc là trước 1910. Ṭa nhà trong h́nh không có hay chỉ được xây sau này ở một thời điểm đă biết, sẽ giúp ta ước định thời điểm của bức ảnh. Vị thế của đường, các giao điểm (ngă ba, ngă tư) và các ṭa nhà so với bản đồ, tên đường cũng là những mốc mà ta có thể phỏng đoán thời gian (thí dụ, bến Bạch Đằng có nhiều tên như “quai du Donnai”, “quai Napoléon”, “quai du Commerce” (từ 1870), “quai Francis Garnier” (từ 1896), “quai Le Myre de Vilers” (từ 1920), tùy thời điểm khi tên bến được đổi) (4).
Kư hiệu của vật hay bảng hiệu các cửa tiệm nếu có sẽ được kiểm trong niên giám Đông Dương ở các năm phù hợp.
Những chi tiết khác như chất lượng của ảnh, màu sắc, kỹ thuật, series ảnh cũng giúp ta xác định được tác giả hay khoảng thời gian của kỹ thuật chụp và rửa ảnh.
V́ đặt trở lại thời gian đầu thế kỷ 20, nên bắt đầu từ đây trong bài này, tên gọi các con đường được đề cập đến sẽ được dùng như lúc đă được dùng trong thời điểm đó với chú thích tên tương đương với tên đường được dùng hiện nay..
Đường Catinat (Đồng Khởi) – sinh hoạt kinh tế xă hội đầu thế kỷ 20
Trong suốt thế kỷ 18 đến gần cuối thế kỷ 19, trung tâm buôn bán thương mại ở Saigon là dọc kinh Chợ Vải, tụ tập chung quanh chợ (vị trí chợ Cũ ngày nay) ở gần góc kinh và sông Saigon. Kinh Chợ Vải chảy từ sông Saigon từ đầu đường Nguyễn Huệ ngày nay đến tận cửa thành Saigon cũ (cửa Căn Nguyên hay Gia Định Môn của thành Quy hay thành Phiên An dưới thời Gia Long) (4) mà vị trí hiện nay là Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Đến thời Pháp thuộc từ năm 1861, trước khi kinh Chợ Vải (Kinh Lớn) bị lấp vào năm 1889 (khởi công lấp năm 1887), gộp chung hai đuờng Charner và Rigault de Genouilly ở hai bên bờ kinh thành Đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay), th́ đường Catinat và Route National (sau 1901 là đường Paul Blanchy, và Hai Bà Trưng ngày nay) là hai đường chính của thành phố Saigon. Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp mà người dân (chủ yếu là người Pháp) đ̣i hỏi như ngân hàng, in sách, thuốc tây, máy móc (như máy đánh chữ Remington, Underwood), máy ảnh, rượu, dụng cụ âm nhạc, nữ trang, súng đạn săn bắn hay các đồ nhập từ nước ngoài.
Đối với đa số người dân thường th́ khu vực Chợ Cũ, nơi ghe tàu chở hàng hóa và những sản phẩm như gạo, cá, trái cây, vải... cập bến hai bên bờ các kênh, rạch, là nơi họ cần nhất. Đây cũng là nơi mà người Pháp, các cơ quan chính quyền, trại lính, tu viện… đến để mua thức ăn trong cuộc sống thường ngày.
Chợ Cũ nằm giữa kênh Chợ Vải và rạch Cầu Sấu (đường Hàm Nghi ngày nay). Theo bản đồ “Plan du Port de Saigon (1863)” vẽ theo lệnh của đề đốc de La Grandière (4) th́ kênh Chợ Vải chảy từ sông Saigon, mà hai bờ kênh là đường Charner và đường Rigault de Genouilly, lên đến đường Bonnard (Lê Lợi) và đường d’Espagne (Lê Thánh Tôn). Khi đến đường Bonnard, kênh rẽ ra bên phải đến tận khu vực mà sau này là nhà hát thành phố và bên trái đến đường Pellerin (Pasteur). Khúc kênh trên đường Bonnard c̣n gọi là kênh Coffyn (do Đại tá Coffyn thực hiện đào kênh). Khi kênh chảy đến đường Pellerin th́ nó bắt đầu quay ngược lại đổ ra rạch Bến Nghé, để đi vào kênh Tàu Hủ vào Chợ Lớn. Và trước khi đổ ra rạch Bến Nghé, nó cũng rẽ trái thành một nhánh nối với rạch Cầu Sấu để đi ra lại cửa rạch Cầu Sấu và kênh Chợ Vải ở sông Saigon. Ta có thể dễ dàng nhận thấy vị trí Chợ Cũ là nằm ở trung tâm vận chuyển đường thủy qua kinh rạch ở thế kỷ 19. V́ thế khu vực Chợ Cũ và khu vực chung quanh là nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở buôn bán của người Hoa, Việt và Ấn ở trung tâm thành phố Saigon.
Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhất là bắt đầu từ thập niên 1910, là lúc vai tṛ vận tải của đường thủy dần nhường chỗ cho hệ thống vận chuyển đường bộ và đường sắt. Các kinh rạch trong thành phố bị lấp dần để trở thành các lộ xá như kênh Coffyn trở thành đại lộ Bonnard, rạch Cầu Sấu thành đại lộ “Boulevard de la Somme” (Hàm Nghi), Kinh Lớn (Chợ Vải) thành đại lộ Charner. Vai tṛ thương mại của Chợ Cũ gần sông Saigon trong nền kinh tế giảm sút lần, cho đến khi Chợ Mới (5) (chợ Bến Thành ngày nay) được thành lập năm 1914 gần bến xe và nhà ga xe lửa nối với Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây th́ Chợ Cũ hầu như hoàn toàn không c̣n được nhắc đến. Cũng vậy sau khi kênh Chợ Vải bị lấp th́ đại lộ Charner trở thành đường lớn song song với đường Catinat ở Saigon. Vị trí thương mại của đường Catinat tuy có yếu đi, nhưng nó vẫn c̣n được coi là trung tâm kinh tế và văn hóa ở Saigon.
Theo ông Jottrand, cố vấn người Pháp về luật pháp cho vua Siam (Thái Lan), khi viếng Saigon đầu thập niên 1900 nhận xét là Saigon và toàn Đông Dương có thương mại và kỹ nghệ yếu kém so với các nước và thành phố trong vùng là v́ thuế nhập khẩu hàng hàng nước ngoài quá cao, không khuyến khích được sự cạnh tranh và phát triển (16).
Theo ông Jottrand đó là hệ quả của chính sách của những người có “tinh thần nhỏ bé” (petit esprit), bị áp lực của các thiểu số giàu có, của các nhà buôn, nhà sản xuất vải bông ở Elbeuf, hàng lụa của Lyon bảo vệ quyền lợi và thị trường của họ bằng hàng rào quan thuế cao. Mà dầu được đă bảo vệ như vậy họ cũng không cạnh tranh lại được với các sản phẩm của người Đức và các nước khác. Về thương mại, trong số khoảng 2500 người Pháp ở Saigon th́ khoảng 2000 người là công chức và gia đ́nh họ, chỉ có khoảng 150 nhà thương mại mà trong đó đa số phục vụ cho các công chức trên. Trừ thành phố Chợ Lớn, th́ kỹ nghệ, thương mại rất yếu không so sánh được với các thành phố trong vùng.
Đó là t́nh h́nh chung của thành phố Saigon đầu thế kỷ 20. Trở lại chuyện nhỏ, “tiểu tự sự” (“petit récit”), về con đường Catinat. Bắt đầu từ bến Bạch Đằng (“quai Francis Garnier”), chúng ta thử trở lại thời gian ở thập niên 1900 đầu thế kỷ 20, cách đây khoảng 100 năm và đi dạo từ đầu đường cho đến cuối đường chấm dứt ngay quảng trường Nhà thờ Đức Bà để quan sát hoạt động thương mại và đời sống của người xưa ở con đường nổi tiếng này của thành phố Saigon.
Từ đầu đường ở bờ sông lên đến cuối đường có dốc lên thoai thoải đến Nhà thờ Đức bà (xưa kia vị trí này là trung tâm của thành Phiên An, tức thành Quy, thời vua Gia Long) là điểm cuối không c̣n dốc, từ đó ta sẽ nh́n lại con đường Catinat này.
http://danviet.com.au/upload/images/1(406).jpg
H́nh 1: H́nh này là của nhà nhiếp ảnh Ludovic Crespin (có cửa tiệm “Photo Studio” ở số 136 đường Catinat). Bên trái là khách sạn “La Rotonde” (trên lầu là văn pḥng của công ty tàu biển “Chargeurs Réunis” mà Nguyễn Tất Thành đến xin làm phụ bếp tàu đi qua Pháp). Theo Niên giám Đông Dương năm 1910 th́ văn pḥng Chargeurs Reunis là do ông Saravane quản lư. Bên trái h́nh là hai tiệm đổi tiền của ba người Ấn (mà người Pháp gọi là “malabar”), số 1 đường Catinat của ông Mougamadou Abdoullah (1909), ông Mougamadou Oussaine (1910) và số 1bis của ông
http://danviet.com.au/upload/images/2.gif
H́nh 2: Đường Catinat và các con đường chung quanh. Mũi tên chỉ các ảnh trong bài này được các nhà nhiếp ảnh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 chụp theo hướng chỉ của mũi tên trong h́nh.
http://danviet.com.au/upload/images/3(119).png
H́nh 3: Cũng vị trí đầu đường Catinat, bên trái là Khách sạn “Hôtel d’Annam” (Nam Việt khách lầu) của ông Huỳnh Huệ Kư. H́nh chụp vào khoảng giữa hay cuối thập niên 1920. Theo quảng cáo trên báo “L’Ère nouvelle” tháng 9/1926 th́ ông Kư có 2 khách sạn “Nam Việt khách lầu”, một ở số 72-80 đường Kinh Lấp (Charner) và khách sạn thứ hai ở số 15 đường Carabelli. Niên giám Đông Dương (1908, 1909, 1910, 1912, 1914, 1915, 1924, 1925) không thấy ghi địa chỉ này ở góc Catinat và “quai le Myre de Vilers” (năm 1920 đổi tên “quai Francis Garnier” thành “quai Le Myre de Vilers”).
Trong trang quảng cáo trên báo “l’Ère Nouvelle” (Premiere année, numéro 4, Samedi 28 Aout 1926, trụ sở 112 rue d’Espagne) có đăng như sau về “Nam Việt khách lầu” (trích nguyên văn, chính tả giữ nguyên như in trong báo)
“Hotel d’Annam Nam Việt Khách lầu, Đường Kinh-lấp Bd. Charner No 72 à 80 và đường Carabelli No. 15 Saigon
Kính cùng quí khách rỏ, tôi dọn pḥng rộng mát và sạch sẻ, lại cũng có pḥng ở dưới đất, được cận tiện cho quí khách. Xin quí khách có đi Saigon th́ đến tiệm tôi mà ở lấy làm thong thả lắm. Huỳnh Huệ Kư, Cẩm khái”
Từ đầu đường bắt đầu bên phải là số chẵn và bên trái là số lẻ Đi vào đường Catinat phía tay phải, sau “Hôtel de la Rotonde” (số 2 Catinat) là văn pḥng công ty “Denis Frères” ở số 4 Catinat. Công ty này đă hiện diện từ lâu đời ở Nam Kỳ, từ những năm của thập niên 1880 khi Pháp bắt đầu củng cố các tỉnh Nam Kỳ vừa chiếm được. Trụ sở công ty “Denis Frères” chiếm nguyên góc đường Catinat và đường Vannier (6) (số 4 Catinat và 5 rue Vannier).
Công ty “Denis Frères” chuyên xuất nhập khẩu rượu, bảo hiểm tàu biển, đại lư cho nhiều công ty nước ngoài, và là đại diện lănh sự cho hai nước Đan Mạch và Siam (Thái Lan) từ những năm 1880 cho đến thập niên 1920. Từ đây và bên kia đường đi lên là các cửa tiệm may, tiệm vải, sửa giày, nữ trang, tạp hóa của người Hoa, Ấn và Việt, đa số là của người Hoa.
http://danviet.com.au/upload/images/4(72).png
H́nh 4: Đây là ṭa nhà ngay góc đường Catinat và Vannier (bên kia đường Vannier là trụ sở công ty Dennis Frères, số 4 Catinat). Theo niên giám 1907, 1908, 1909 th́ số 6 Catinat là tiệm bán café của ông Lương Trung, số 8 là tiệm may (tailleur) “Lương Tich” (trước cửa là 1 người đang đứng cầm dù), số 10 tiệm may “Dương Kim”, số 12 tiệm sửa giày (cordonnier) “Thai Thieu”, số 14 tiệm may-sửa giày “Ly Nhu”, số 16 tiệm may “Tran-On” (trước cửa là các người Hoa đang đứng ở giữa h́nh) và số 18 tiệm may “Lương-Can”. Kế bên ṭa nhà này, phía trái h́nh là tiệm thuốc tây, số 20-22 Catinat, của ông Holbé. Trong Niên giám 1910 th́ tiệm may “Lương Tich” không c̣n, do đó ta có thể kết luận là bức h́nh này chụp năm 1909 hay trước đó. Niên giám 1906 cho biết số 6 là tiệm may và tiệm sửa giày “Ngo-Thoai” và số 12 là tiệm may “Ly-Nhu”. Trong h́nh, tiệm số 12 có bảng hiệu (chữ mờ đọc không rơ nhưng có lẽ là Thai-Thieu). Như vậy là h́nh được chụp vào khoảng 1907-1909. Tiệm “café Luong-Trung” sau này là tiệm “café Alger” (số 6 Catinat)
Tại ngă tư đầu tiên của đường Catinat, ngă tư Catinat và rue Vannier (ngày nay là đường Ngô Đức Kế), khi đi qua bên kia đường ta sẽ thấy các cửa tiệm may, sửa giày của người Hoa và Việt từ số 8 đến 16 rue Catinat (xem h́nh 4). Như đă nói trên, các cửa tiệm của người Hoa rất nhiều trên đường Vannier từ đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) cho đến quảng trường Rigault de Genouilly (quảng trường Mê Linh ngày nay).
Tại đây từ số 8 đến 16 Catinat, góc đường Catinat và đường Vannier sau này, vào năm 1930, Henry Edouard Charigny de Lachevrotière, mở một quán rượu, và năm 1932 ông Patrice Luciani kế vị. Năm 1937 trở thành khách sạn “Saigon Palace” với quán rượu ở dưới. Một khách sạn thanh lịch ở Saigon và ngày nay là khách sạn “Grand Hotel”. Ông Lachevrotière sau này là chủ bút tờ “La Dépêche”. Ông là một người bảo thủ, đứng về phía quyền lợi Pháp chống lại sự thăng tiến độc lập của người Việt. Ông đă từng bút chiến với các nhân sĩ trên báo chí ở Saigon.
Cũng trên đường Catinat phía bên kia, gần bến Bạch Đằng là các nhà in và tiệm bán sách “Imprimerie Librairie Saigonnaise” (15-17-19 rue Catinat, directeur Pointillon), “Imprimerie Nam-Tay” (51 và 53 rue Catinat). Trước nhà in Nam-Tay, ở số 35-41 rue Catinat là nhà in “Imprimerie Saigonnaise” của ông Lê Phát Tân (niên giám 1909), số 39-41 “Imprimerie Saigonnaise” của L. Roger (niên giám 1910) và số 29 “Imprimerie-reliure” của Ki-Cheong (có lẽ là người Hoa từ Singapore hay Malacca).
Địa chỉ 29-31 sau này là trụ sở của công ty “Société Cochinchinoise d’ importation et d’exportation “Thuan-Hoa”” (niên giám 1922) do ông Nguyễn Phú Khai quản lư. Ông Nguyễn Phú Khai là chủ bút tờ báo “Tribune Indigene” (Diễn đàn bản xứ). Trước kia ông tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp và mở nhà máy xay lúa ở Mỹ Tho cạnh tranh với người Hoa. Ông Khai chủ trương Việt Nam phải canh tân, tiến bộ, thoát khỏi nghèo khó, có sức mạnh về kinh tế. Ông Khai có tư tưởng cũng giống như ông Phan Chu Trinh, đấu tranh chống Pháp ôn ḥa đem lại quyền lợi cho người bản xứ, vận động để Việt nam được quy chế lập hiến. Ông Nguyễn Phú Khai và các ông Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long,.. sau này lập ra đảng chính trị đầu tiên ở Nam Kỳ vào năm 1923, Đảng Lập Hiến (Parti Constitutionaliste).
Đường Catinat gần phía bến Bạch Đằng vẫn c̣n nhiều cửa tiệm người Hoa. Cửa tiệm người Hoa nhiều hơn các cửa tiệm kinh doanh của người Pháp và Ấn.
http://danviet.com.au/upload/images/5(47).png
H́nh 5: Các thương gia người Hoa ở đường Catinat (Collection Poujade de Ladevèze)
Ta hăy xem niên giám Đông Dương 1908, trên đường Catinat có rất nhiều tiệm của người Hoa (phụ lục 1). Trong số 143 địa chỉ th́ 43 là cơ sở doanh nghiệp người Hoa, chiếm 30% số lượng các cơ sở trên đường Catinat. Và rất nhiều các tiệm Hoa kiều chung quanh đường Catinat, ở trên các đường rue Turc, Vannier, d’Ormay trải dài từ công trường Rigault de Genouilly (công trường Mê Linh ngày nay) đến đại lộ Charner, rue d’Adran (Hồ Tùng Mậu ngày nay) và khu vực Chợ Cũ.
Bà Louise Bourbonnaud (7), trong quyển sách về chuyến đi Ấn Độ và Viễn đông của minh (1889), có ghé Saigon ở một thời gian trong khách sạn “Hotel de l’Univers” gần đường Catinat, bà đă mua đồ ở các tiệm người Hoa và có tả một số tiệm người Hoa như sau (17):
“Ở bên kia đường, có tiệm may và tiệm sửa giày của người Hoa, ngoài ra c̣n có tiệm giặt (blanchisserie). Những người Hoa này làm việc siêng năng đáng ngạc nhiên. Người thợ may có máy may và may từ sáng đến nửa đêm không ngừng. Tôi không c̣n ngạc nhiên nữa khi nghe nói là những thợ thủ công và các nhà thương mại nhỏ người Âu sẽ không bao giờ biết cách cạnh tranh được với các người Hoa cùng nghề.
Người ta biết rằng trong hơn một thành phố lớn ở Mỹ, chính những người “da vàng” (“hommes jaunes”) là chiếm độc quyền nghề giặt ủi. Ở đây cũng như vậy”
Người Ấn có một số cửa hàng tạp hóa và đổi tiền trên đường Catinat (xem phụ lục 2), rue d’Ormay và nhiều cửa hàng (escompteurs) quanh Chợ Cũ, tập trung nhiều nhất là ở đường rue d’Adran, rue d’Ohier. Đường Ohier (trước kia là đường “rue de l’Église” (8) và ngày nay là Tôn Thất Thiệp) có thể được coi như là “Tiểu Ấn Độ” (Little India) như thường được gọi nơi mà cộng đồng của họ có các khu tương tự trong các thành phố khác ở Đông Nam Á như Singapore, Kulua Lumpur. Trên đường Ohier có ngôi đền Ấn Giáo lớn nhất Việt Nam. Và trên đường Amiral Dupré (cắt ngang đường Catinat) là ngôi đền thờ Hồi giáo của người Ấn.
Nguyễn Đức Hiệp
(C̣n tiếp)
Chú thích:
(1) Catinat là tên một tướng Pháp thời Louis XIV, sau này là tên một chiến hạm (la corvette Catinat) tham dự trong trận đánh cảng Đà Nẵng (1856) và Saigon (1859) của hải quân Pháp. Toàn quyền Nam kỳ, đề đốc De la Grandière năm 1865, đổi tên đường “Rue no. 6” thành đường Catinat dựa theo tên của chiến hạm này.
(2) Xem phụ lục 4 về quảng cáo một số cơ sở thương mại người Việt. Báo “Lục Tỉnh Tân Văn” mà Trần Chánh Chiếu chủ biên có trụ sở ở 6 rue Krantz (đường Hàm Nghi ngày nay) do F. H Schneider đứng tên. Kế bên ṭa soạn là khách sạn “Nam Trung”, cơ sở gặp gỡ và kinh tài của phong trào Minh Tân. Niên giám Đông Dương (1910, 1911, 1912) ghi “4-6 F.H Schneider, aubergiste” và Niên giám 1907, 1908, 1909 ghi “8. Mme Lachal, propriétaire du café de la gare”. Khách sạn “Nam Trung” là số 4, kế bên bưu điện số “2. Postes et Telegraphes”, gần ga xe lửa cạnh bến Bạch Đằng. Đường Krantz trước kia là đại lộ “boulevard de Canton” v́ ở đây có rất nhiều người Hoa gốc Quảng Đông buôn bán trên đường dọc kênh rạch, đến năm 1897 th́ chia ra làm hai đường hai bên, đường Krantz và đường Duperré. Đường xe lửa bắt đầu từ đầu đường Krantz đến ga Saigon gần chợ Bến Thành. Năm 1920 hai đường Krantz và Duperré nhập lại thành Boulevard de la Somme (nay là Hàm Nghi). Theo Niên giám Đông Dương 1906 có ghi một người ở số 11 rue d’Adran (đường Hồ Tùng Mậu ngày nay) gần Chợ Cũ tên là “Tran-Chieu, aubergiste”, có thể địa chỉ này cũng là một khách sạn của Gilbert Trần Chánh Chiếu.
(3) Các ảnh “cartes postales” do các nhà tư nhân thỉnh thoảng xuất hiện (đôi khi có dấu ngày tháng trên tem) được bán đấu giá trên mạng như trên www.delcampe.net (http://www.delcampe.net/). Đây cũng là một nguồn ảnh tư liệu tốt cho ta nhiều thông tin
(4) Năm 1920, hàng loạt các đường và địa danh đổi tên thành tên các địa danh hay nhân vật trong Thế chiến thứ nhất, như Boulevard de la Somme, rue d’Alsace Lorraine, rue d’Ypres, rue Général Lizé, rue Dixmude, rue Champagne, Boulevard Kitchener, Place Marechal Joffre. Rue Verdun và “quai de la Marne” (bến Vân Đồn) được đổi từ 1917 (9).
(5) Chợ Mới (bến Thành) là do công ty Brossard & Mopin xây, Công ty Brossard & Mopin xây cất rất nhiều công tŕnh ở Đông Dương và các nơi khác ở Viễn Đông, và có văn pḥng ở Saigon, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Thiên Tân, Vladivostock. Ông Jean Brossard có một người con ngoài hôn thú với một phụ nữ Việt năm 1905. Sau này vào năm 1946 người con này và gia đ́nh đă đệ đơn xin chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng ḥa trở lại quốc tịch Việt Nam (23).
(6) Vannier là tên của một sĩ quan Pháp đă giúp vua Gia Long chống Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19 và làm quan cho nhà Nguyễn một thời gian ở Huế, trước khi gia đ́nh (vợ là người Việt nam) hồi hương về Pháp dưới thời Minh Mạng.
(7) Bà quả phụ Bourbonnaud là phụ nữ can đảm, gan dạ đi nhiều nơi trên thế giới một ḿnh (Bắc, Trung và Nam Mỹ, Ấn Độ, Borneo, Sumatra, Việt Nam, Nhật, Trung Quốc, Phi Châu,..), ghi lại các sự kiện, sinh hoạt, phong tục các nơi trong các sách bà xuất bản. Vào thế kỷ 19, phụ nữ đi các nơi xa lạ, bất trắc, là một sự khác thường. Bà là hội viên hội “Société de Géographie de Paris” và lập ra giải “Prix Louise Bourbonnaud” cho các tác phẩm du kư. Chồng bà là nhà doanh nghiệp, xây dựng đường xá ở Paris, và là bạn của ông Haussmann, người thay đổi bộ mặt kiến trúc và đường xá Paris thành các đại lộ lớn trong thập niên 1860. Bà hay giúp đỡ các người nghèo ở Paris và các nơi bà đi qua. Louise Bourbonnaud cũng là hội viên sáng lập “Société de secours aux Blessés des Armées de terre et de mer”, sau này trở thành Hội chữ Thập đỏ (Croix-Rouge).
(8) Đường “Rue de l’Église” đi ngang qua nhà thờ đầu tiên ở Saigon (1863). Nhà thờ này xây bằng gỗ ở vị trí sau này là Ṭa Ḥa giải (Justice de Paix) và ngày nay là ṭa nhà Sun Wah, góc đường Nguyễn Huệ và Tôn Thất Thiệp.
Tham khảo
(1) Annuaire général de l'Indo-Chine française ["puis" de l'Indochine], Publisher: F.-H. Schneider (Hanoi) 1906, 1907, 1908, 1909, 1910, 1911, 1912, 1914, 1922, 1925
(2) L. Lacroix-Sommé, R. J. Dickson et A. J. Burtschy, Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières...: Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934, A. Portail (Saigon), 1933
(3) Guide pratique, renseignements et adresses. Saïgon, J. Aspar (24 rue Catinat Saïgon), 1934.
(4) Huỳnh Ngọc Tráng, Trương Ngọc Tường, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Đại Phúc, Đỗ Văn Anh, Saigon-Gia Định xưa, Tư liệu & H́nh Ảnh, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1996.
(5) Annuaire de Cochinchine Française pour l’ année 1887, Saigon, Imprimerie Coloniale 1887.
(6) L’Ère Nouvelle, 28/8/1926, 11/01/1927, 28/2/1928
(7) Arthur Delteil, Un an de séjour en Cochinchine: guide du voyageur à Saïgon, Challamel aîné (Paris), 1887.
(8) L. I., Saïgon-Souvenir, petit guide saigonnais à l'usage des passagers des débutants dans la colonie, Coudurier et Montégout (Saïgon), 1906.
(9) Notice historique, administrative et politique sur la ville de Saïgon. Publiée par les soins du secrétaire général de la mairie, Impr. de l'Union (Saïgon), 1917
(10) Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, 1992, Nxb Trẻ.
(11) Các h́nh ảnh từ belleindochine.free.fr, www.delcampe.net và http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/ (http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/)
(12) Nguyễn Liên Phong, Nam Kỳ nhơn vật diễn ca, quyển 1: www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa (http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa) và quyển 2: http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa2 (http://www.archive.org/details/NamKyPhongTucNhonVatDienCa2)
(13) Christopher Goscha, ‘The modern barbarian’: Nguyen Van Vinh and the complexity of colonial modernity in Vietnam, European J. of East Asian Studies, 2004, Vol. 3, no. 1, pp. 135-169.
(14) Joseph Ferrière, Georges Garros, Alfred Meynard, Alfred Raquez, L' Indo-Chine 1906, publíé sous les auspices du Gouvernement général de l'Indo-Chine, 1906.
(15) Annuaire de l'Indo-Chine française, première partie: Cochinchine, Imprimerie Coloniale, Saigon, 1897.
(16) Emile Jottrand, Saigon et Cholen, opinions et souvenirs, La Vie coloniale: revue de la colonisation, du commerce et de l'industrie, No. 78 1/3/1909, pp. 47-48, No. 79, 1/4/1909 pp. 65-66.
(17) Louise Bourbonnaud , Les Indes et l'Extrême-Orient, impressions de voyage d'une Parisienne, Paris, 1889, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5684832m/f178.tableDesMatieres (http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5684832m/f178.tableDesMatieres)
(18) Annuaire de la Cochinchine pour l’année 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887), Imprimerie du Gouvernement (Coloniale), Saigon, 1876 (1879, 1880, 1881, 1885, 1887).
(19) Xavier Guillaume, La Terre du Dragon Tome 1, Publibook, Paris, 2004.
(20) Antoine Brébion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne de l'Indochine française, publié après la mort de l'auteur par Antoine Cabaton, 1935.
(21) Vương Hồng Sển, Saigon Tạp Pín Lù, Nxb Văn Hóa-Thông Tin, 1997.
(22) Horace Fabiani, Souvenirs d'Algérie et d'Orient, E. Dentu (Paris), 1878.
(23) Christina Firpo, personal communication.