PDA

View Full Version : Ông Diệm bị lật đổ là ‘quà cho cộng sản’



BigBoy
03-11-2023, 15:10
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image_2023-11-03_062908888-696x392.png (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image_2023-11-03_062908888.png)
Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm


“Chính phủ của ông Diệm là chính phủ có tinh thần dân tộc, tinh thần độc lập rất cao, thành ra họ không muốn lệ thuộc vào Hoa Kỳ.”


Việc Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị đảo chính khiến nền Đệ nhất Cộng ḥa sụp đổ có nguyên nhân từ nội t́nh Việt Nam Cộng ḥa lúc đó và sai lầm của chính ông Diệm, một sử gia ở Mỹ nói, và cho rằng sự kiện này ‘làm lợi cho’ cộng sản v́ đă mất đi một chính quyền chống Cộng hiệu quả.


Tṛn 60 năm trước, vào ngày 2/11 năm 1963, ông Ngô Đ́nh Diệm, tổng thống đầu tiên và là người sáng lập ra nền Đệ nhất Cộng ḥa, cùng với em trai là Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă bị các tướng lĩnh dưới quyền sát hại ở Sài G̣n trong một cuộc đảo chính làm thay đổi tiến tŕnh lịch sử miền Nam Việt Nam.


Cuộc đảo chính và cái chết của anh em ông Diệm đă chấm dứt nền Đệ nhất Cộng ḥa sau 9 năm xây dựng, mở đường cho các tướng lĩnh lên nắm quyền, tiến đến thành lập nền Đệ nhị Cộng ḥa vào năm 1967 vốn tồn tại cho đến ngày miền Nam thất thủ trước quân cộng sản vào năm 1975.


Nh́n lại sự kiện lịch sử này, Giáo sư Tường Vũ, nhà nghiên cứu về lịch sử Việt Nam Cộng ḥa tại Đại học Oregon ở Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ, cho rằng đó là kết quả của nhiều nhân tố đan xen nhau xảy ra cùng một lúc.


Thứ nhất, hoàn cảnh của Việt Nam Cộng ḥa lúc đó là một đất nước hậu thuộc địa và không tránh khỏi số phận bị đảo chính như các nước hậu thuộc địa khác trong khu vực như Hàn Quốc, Indonesisa, Philippines, Miến Điện…, Giáo sư Tường Vũ phân tích.


https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image-1.png (https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/11/image-1.png)
“Sau thời gian dài thuộc địa th́ có những thế lực khác nhau muốn tranh giành quyền lực trong đất nước. Thành ra khó mà giữ được sự ổn định bền vững trong thời gian dài,” ông nói và cho rằng ông Diệm giữ được ổn định trong ṿng 9 năm đă là ‘một điều tương đối khó khăn’.


Ông chỉ ra ở miền Nam lúc đó vẫn c̣n nhiều thành phần trung thành với cộng sản ‘gây khó khăn cho ông Diệm’ và ‘quân đội Việt Nam Cộng ḥa do người Pháp thành lập nên không phải toàn bộ đều trung thành với ông Diệm’.


“Chế độ của ông Diệm không có đủ sự khéo léo để có thể kết nối tất cả các thành phần của dân tộc,” ông chỉ ra nguyên nhân thứ hai.


Ông Tường Vũ cho rằng biến cố Phật giáo trước đó vốn được xem là một trong những nhân tố dẫn đến sự bất măn với chính quyền ông Diệm một phần là do ‘một số nhân vật trong chính quyền, chẳng hạn như Tổng giám mục Ngô Đ́nh Thục, có hành động gây cảm giác là chính quyền thiên vị Thiên chúa giáo’ chứ bản thân ông Ngô Đ́nh Diệm ‘không kỳ thị tôn giáo’.


Ngoài ra, chế độ gia đ́nh trị của ông Diệm với các anh em ruột của ông như Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Cẩn.. có vai tṛ lớn trong chính quyền ‘cũng là một khiếm khuyết’, cũng theo lời sử gia này. Khi đó, nhiều thành phần đối lập đă yêu cầu loại ông Nhu ra khỏi chính quyền nhưng ông Diệm không nghe.


“Nếu ông Diệm là người nh́n xa hơn, hay cẩn thận hơn th́ có lẽ ông ấy phải t́m cách để cho công chúng thấy ông đă giảm bớt vai tṛ của những người đó hoặc là tạo ra cơ sở hợp pháp để họ có thể đóng góp cho chính quyền mà không bị dân chúng dị nghị,” ông nói.


Chịu trách nhiệm ‘rất quan trọng’ trong cuộc đảo chính này c̣n có chính quyền Mỹ lúc đó của Tổng thống John F. Kennedy, vị giáo sư này nhận định. “Nếu không có Mỹ bật đèn xanh th́ vẫn có thể xảy ra đảo chính như đă từng xảy ra trước đó (vào năm 1960) nhưng xác suất thành công sẽ rất thấp v́ vào lúc đó ông Diệm kiểm soát khá chặt chẽ đất nước,” ông giải thích.


Tuy nhiên, một phần lỗi cũng do ông Diệm ‘thiếu sự khéo léo về ngoại giao trong quan hệ với Hoa Kỳ’, ông nói, dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và Mỹ vào những năm 1962-1963.


“Chính phủ của ông Diệm là chính phủ có tinh thần dân tộc, tinh thần độc lập rất cao, thành ra họ không muốn lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Thành ra khi Hoa Kỳ gây sức ép buộc ông Diệm phải cải tổ chính trị th́ ông Diệm nhất quyết không đồng ư,” ông chỉ ra và cho biết thêm rằng khi đó ông Diệm đă liên lạc với Cộng sản Bắc Việt để nói chuyện nhằm t́m cách hóa giải phần nào áp lực từ Mỹ và điều này càng khiến chính quyền Kennedy muốn lật đổ ông Diệm.


Chính quyền ông Diệm lúc đó cùng lúc đối diện với nhiều nguy cơ từ quân đội của ông, thái độ của người Mỹ, phong trào đấu tranh của Phật giáo, cộng sản Bắc Việt… trong khi ông không kịp thời nhận ra để điều chỉnh nên ‘việc bị lật đổ là tất yếu dù sớm hay muộn’.


(Theo VOA)