BigBoy
10-10-2023, 18:46
Bài 1: Khi con người lâm vào cảnh đói
Lê Giang Trần (https://saigonnhonews.com/tacgia/le-giang-tran/)
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/GettyImages-824731840.jpg
Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)
Tàu hải quân Mã Lai chặn chiếc tàu vượt biển của chúng tôi khi vào gần đến bờ lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 8 Tháng Hai 1979, cho biết có lệnh cấm không cho bất cứ tàu vượt biên nào vào bờ của Mã Lai, tuy nhiên sẽ kéo tàu chúng tôi đến một nơi an toàn dành cho người tị nạn.
Trong lúc hai bên trao đổi, người trên tàu hô hào cùng nhau gom số nhẫn, vòng, vàng, đôla còn lại sau trận cướp, được hơn hai ngàn đô và vài chục chiếc nhẫn vàng, đưa sang bên tàu hải quân Mã để mong họ nhận lấy rồi cho tàu chúng tôi vào bờ. Bên tàu hải quân nhất định không nhận. Đây là một điểm son chứng tỏ những quân nhân ấy không tham lam vì tiền.
Thế là chiếc tàu sắt tuần dương ấy dùng hai dây thừng thật to cột mũi chiếc tàu tị nạn và kéo ngược ra hải phận, đồng thời yêu cầu tàu chúng tôi phải mở máy chạy với tốc lực cao để nương theo vận tốc kéo khá nhanh của tàu hải quân trong cuộc hải hành này.
Thời gian bị kéo tàu trôi qua thật chậm chạp và thật căng thẳng. Tất cả mọi người trong tàu đều im lặng và trên nét mặt hiện rõ đầy nỗi lo âu và sợ sệt. Tôi cùng số người tổ chức chủ động, ở kế bên người tài công trong suốt thời gian ấy, vừa theo dõi hướng của la bàn, vừa bàn bạc những trường hợp nào có thể xảy ra: Có thể bị kéo khỏi hải phận Mã rồi bỏ chúng tôi lại ngoài hải phận quốc tế? Chuyện này không xảy ra sau khi trời đã sụp tối. Vậy tàu Mã sẽ kéo đi đâu?
Theo la bàn thì chếch về Tây Nam, đã qua khỏi Thái Lan rồi, vậy thì chỉ có thể là Indonesia, mà thời vượt biên ấy, rất ít tin tức về người vượt biển thẳng đến “In-Đô”, nên chúng tôi thật lo lắng, chỉ còn niềm tin và hy vọng dù sao tàu chiến Mã sẽ không bỏ chúng tôi chết chìm nếu tàu bị lật hay bể rã, vì chiếc tàu chúng tôi tuy đã mở hết tốc lực chạy vẫn bị kéo hơn sức chạy ấy và thân tàu cứ một lúc lại kêu lên răng rắc, chưa kể nơi bị nước tràn vào dưới đáy tàu chỉ được đóng vá tạm thời bằng miếng ván mỏng, thủy thủ dưới hầm máy phải liền tay tát nước phụ cho chiếc bơm chạy liên tục bơm nước ra.
Tàu bị đứt dây kéo lần đầu vào khoảng giữa khuya. Tàu Mã vòng lại, cột dây kéo tiếp. Khoảng ba giờ sáng, tàu chúng tôi bị bể một máy vì chạy hết tốc lực trong nhiều giờ, sức kéo của tàu Mã chậm lại. Khoảng 5 giờ sáng trên biển còn âm u chưa ló dạng Mặt trời thì chúng tôi nhìn thấy vệt quét của ngọn hải đăng, liền sau đó một chút, tàu hải quân Mã Lai chặt dây kéo, bỏ đi. Tàu chúng tôi thả neo, tắt máy để xem tình trạng máy tàu. Sáu piston bể một còn năm, phải sửa để chạy tạm năm máy.
Lúc ấy nước tràn vô lòng tàu khá nhanh, ngập cao lấn lên nền máy tàu, nhóm thanh niên thay phiên liên tục tát nước nhanh tay vì bơm cọ đã bị nghẹt. Cuối cùng máy tàu chạy lại, chúng tôi quyết định nhắm hướng ngọn hải đăng chạy tới. Mặt trời lên, nhìn thấy dạng ngọn đảo hải đăng, khoảng 8 giờ sáng tàu cặp gần sát đảo, không dám vào bờ vì quá nhiều san hô chung quanh, neo cách bờ khoảng trăm mét, chuẩn bị dùng những can nhựa không còn nước để làm bè, ưu tiên chuyền con nít đàn bà vào bờ. Sau đó sẽ lủi tàu vào bờ đá rồi đục thủng tàu, vì sợ sẽ bị lùa lên tàu đuổi ra khơi trở lại.
Đó là ngày 9 Tháng Hai 1979. Trong ngày ấy, thêm chiếc tàu mang tên Rạch Giá, dài khoảng 19 mét, hơn tàu số 0269 Bạc Liêu của chúng tôi hai mét, tôi đã quên là chiếc tàu này có bị hải quân Mã kéo như số phận của tàu chúng tôi không, chỉ nhớ chiếc Rạch Giá này có một nhân vật tên tuổi là Dân Biểu Trần Ngọc Châu. Sau này ở Cali, con trai ông, nhà văn Trần Trúc Giang, trở thành bạn tôi.
Tàu chúng tôi tổng cộng 354 người được kiểm danh sau khi bình yên lên đảo. Hôm sau, thêm một chiếc ghe nhỏ từ Vũng Tàu, gồm hơn 10 thanh niên trai tráng khỏe mạnh, chiếc ghe này bị gãy chân vịt, được thay bằng một chiếc giá múc canh bằng nhôm đập dẹp chế biến thành. Đó là ba chiếc ghe tàu tị nạn đầu tiên đến nhóm đảo Jemaja mà sau đó được đưa về đảo Letung rất xa tuy cũng nắm trong quần đảo này.
Xin được mở ngoặc để nói thêm về tổng số 354 người của tàu 0269: Tàu chúng tôi thuộc diện đăng ký “bán chính thức” của người Hoa hồi hương, gia đình tôi hùn tiền vào và Ba tôi đứng ra lo phần máy tàu cùng thủy thủ đoàn. Số người trên giấy tờ khoảng 250 người (tôi đã quên con số chính xác).
Khi tàu ghé vào trạm hải quân ở sông Ông Đốc để xuất trình giấy tờ trước khi ra khơi, trong khi chờ đợi duyệt khám, cả chục chiếc ghe chở đầy người từ đâu bỗng xuất hiện cặp vào tàu tới tấp, bị túi sẵn sàng, họ lẹ làng nhảy lên tàu rồi lẫn nhanh vào đám đông trên sàn và nhảy xuống hầm tàu ngồi lẫn lộn cùng người dưới đó, là số người lo lót cho hải quan tại đây, chờ cơ hội tàu đăng ký ghé trạm kiểm soát là tràn lên “đi chui”, cả trăm người như vậy mới nâng con số lên 354 và làm tàu khẳm be.
Chúng tôi được biết hòn đảo hải đăng bé tí này có tên là Mang Kai, trên chiếc tháp rọi đèn có hai người lính Indonesia canh trực và có máy đánh morse, nên chúng tôi soạn một nội dung bằng Anh ngữ, nhờ anh binh sĩ trực gởi về cấp trên, đại khái như sau: “Chúng tôi là những người tị nạn cộng sản vượt biển tìm tự do, may mắn đến được bến bờ tự do của quốc gia Indonesia tại hòn đảo Mang Kai. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến chính quyền Indonesia và rất mong được chính quyền chấp thuận cho chúng tôi tạm tá túc trong khi chờ đợi được một quốc gia tự do nhận cho vào tị nạn.”
Cũng nhờ bức “điện tín” tri ân này mà sau đó từ nhóm đảo Letung Jemaja, tàu chúng tôi được ưu tiên dời về Tanjung Pinang, một đảo quận lỵ lớn có trại chuyển tiếp đi định cư.
Sát mé bờ đảo Mang Kai, nơi chúng tôi đổ bộ lên và ngủ ngay tại đó, có một mạch nước ngọt ngầm, phun chảy lên mặt đất giống như một vòi phông-tên chảy nước yếu ớt. Nhờ mạch nước nhỏ bé này, chúng tôi có nước ngọt để uống và nấu nướng dã chiến. Hai hôm sau, đêm 11 Tháng Hai, xuất hiện một nhóm quân đội đi đến, mặc áo bông Dù, đội bê rê xanh lá cây đậm, trang bị súng trường.
Khoảng 11 giờ đêm, mọi người đang say ngủ thì bị họ dựng dậy, có thông dịch tiếng Anh, bảo chúng tôi tất cả đi ra khỏi chỗ ngủ, tụ họp ngoài chỗ bãi biển cách nơi ngủ không xa lắm, hành lý để tại chỗ để họ khám xét, và xin mọi người đừng sợ. Tất cả người tị nạn có mặt trên đảo tuân hành, họ khám xét có lẽ để tìm vũ khí súng ống nếu có, ngoài ra không ai bị mất một món đồ nào. Sau đó họ cho biết ngày mai sẽ có tàu đến đưa chúng tôi đến một đảo khác, có điều kiện sinh hoạt an toàn hơn, nước uống đầy đủ hơn, có thực phẩm. Rồi họ từ giã rút đi, có lẽ về nơi tháp hải đăng trên núi.
Bốn năm giờ chiều hôm sau, một chiếc tàu gỗ to loại tàu buôn chở hàng hóa, tiến vào Mang Kai rồi neo cách bờ khoảng trăm mét vì san hô. Có một người lính đi theo tàu ấy, các thủy thủ thì dùng chiếc xuồng nhỏ kéo theo tàu để chở con nít, nữ giới và người già, người không biết bơi, chuyển ra tàu của họ, còn lại thanh niên và đàn ông khác thì phải bơi ra, đồ dùng thì bè ra.
Chiếc tàu hàng này chở chúng tôi đến đảo Letung khoảng 4giờ sáng hôm sau, cặp vào cầu tàu khá lớn, khá dài, cho chúng tôi đổ bộ lên và tạm tập trung nơi bến tàu ấy chờ sáng.
*****
Mặt trời lên đã cao, cả nhà tôi tập trung dưới một vòm chòi mát khá to nơi đầu cầu sát mé biển. Gió biển thổi dìu dịu, tôi nằm đu đưa trên tấm võng dù mắc giữa hai cột căn chòi, coi chừng mớ đồ đạc gia sản nằm ngổn ngang trên mặt sàn bến. Mùi cà phê theo cơn gió nhẹ cứ thỉnh thoảng lại phất qua mũi tôi. Chỉ độ khoảng 10 ngày từ khi đặt chân xuống tàu đến giờ, thiếu vắng cà phê chừng thời gian ngắn ngủi thế, thế mà cái mùi nó bay bay qua mũi mình, mất dạy thiệt! Nó làm nổi lên cơn thèm thuồng đến bủn rủn. Mọi người đi chung đã vào xóm tìm cách đổi đôla và họ đi vô quán nhâm nhi thưởng thức cà phê buổi sáng cùng những gói thuốc lá thơm lừng. Tôi chẳng có đồng đô nào, đành nằm chịu trận cơn thèm.
Một lúc sau, cậu Long, người em của thím tư tôi, đi chung tàu, xong cà phê quán về đi ngang thấy tôi nằm cong queo trên võng, cậu hỏi sao không đi cà phê, tôi đáp con hổng có tiền, cậu trợn mắt nhìn sững tôi vài giây, có lẽ ngạc nhiên tôi không tiền, rồi móc gói commando đầu lọc chìa tới tôi, hút đi mầy, đi theo tao. Cậu kéo tôi dậy, choàng vai tôi đi về phía quán cà phê. Cậu gọi cho tôi một ly ca cao sữa vì phe ta đã uống hết cà phê của quán. Mùi thơm bốc khói của ly ca cao sữa ấy tôi nhớ đời, bây giờ kể lại, tôi vẫn mường tượng được cái mùi thơm tho và đầy mang ơn đối với cậu Long.
Đối diện với cầu tàu Letung xéo về bên mặt khoảng 20 độ là một mô đảo nhỏ nhắn, trồng đầy dừa, xung quanh mé bãi mọc um tùm những gốc cây mắm đầy rễ nhô cao khỏi mặt nước, và một vòng cung núi thâm thấp bọc sau lưng hòn đảo này. Đảo nhỏ này có tên Berahala mà sau này có biệt danh là “Đảo Ruồi”, là hòn đảo mà những người tị nạn được chở từ đảo Mang Kai về sẽ cho hết qua đó tạm trú.
Về sau đổ thêm người thì tổng số cao nhất khoảng 2,300 người, chật ních. Cũng nhìn từ hướng cầu tàu Letung nhìn tới, đằng sau đảo Berahala về phía tay trái một chút, xa khoảng cây số, là một đảo nhỏ hơn Berahala, tên Toley, là nơi đổ khoảng hơn ngàn người tị nạn lên đó sau khi Đảo Ruồi chật ních chỗ.
Sau khi dân tị nạn được đưa sang Berahala, mọi người tự động tìm địa thế để “cắm dùi” làm nơi ở. Chỉ hai ba hôm sau, mọi trái dừa trên cây sạch bách; mọi cây mắm đều bị đốn đến tận gốc để dành làm củi chụm. Bấy giờ bên Letung nhìn sang không còn um tùm những bụi cây mắm mà chỉ thấy toàn những mái lều nylon cùng khắp. Những gốc rễ chùm của cây mắm sát mé biển biến thành “cầu phóng uế”, bãi biển trở thành bãi nghỉ mát Vũng Tàu, đầy người tắm biển và nằm phơi nắng hay thong thả dạo rong chơi.
Riêng tôi, nhớ hoài một kỷ niệm ban đầu với Berahala, đó là mấy đêm đầu tiên, tôi xách thùng đi “dợt” sạch họ hàng nhà “cua núi”, là những con cua hiền lành làm hang sống trên đất khô cạnh những hang hốc đá. Chúng đã hy sinh làm lương thực tươi trong mấy ngày đầu chưa xoay ra thực phẩm. Cứ nghĩ lại thì hối hận vì nhẫn tâm “ruồng bố” sát hại chúng. Như vậy mới biết, không cái xấu ác nào xấu hơn xấu đói, khi con người lâm vào cảnh đói thì vật đành phải dưỡng nhân. Có thể vì nỗi ám ảnh này, mãi đến giờ tôi tránh ăn cua, tôi không còn vào chợ mua cua sống về sực nữa.
_______________
CÒN TIẾP
Lê Giang Trần (https://saigonnhonews.com/tacgia/le-giang-tran/)
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/03/GettyImages-824731840.jpg
Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)
Tàu hải quân Mã Lai chặn chiếc tàu vượt biển của chúng tôi khi vào gần đến bờ lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 8 Tháng Hai 1979, cho biết có lệnh cấm không cho bất cứ tàu vượt biên nào vào bờ của Mã Lai, tuy nhiên sẽ kéo tàu chúng tôi đến một nơi an toàn dành cho người tị nạn.
Trong lúc hai bên trao đổi, người trên tàu hô hào cùng nhau gom số nhẫn, vòng, vàng, đôla còn lại sau trận cướp, được hơn hai ngàn đô và vài chục chiếc nhẫn vàng, đưa sang bên tàu hải quân Mã để mong họ nhận lấy rồi cho tàu chúng tôi vào bờ. Bên tàu hải quân nhất định không nhận. Đây là một điểm son chứng tỏ những quân nhân ấy không tham lam vì tiền.
Thế là chiếc tàu sắt tuần dương ấy dùng hai dây thừng thật to cột mũi chiếc tàu tị nạn và kéo ngược ra hải phận, đồng thời yêu cầu tàu chúng tôi phải mở máy chạy với tốc lực cao để nương theo vận tốc kéo khá nhanh của tàu hải quân trong cuộc hải hành này.
Thời gian bị kéo tàu trôi qua thật chậm chạp và thật căng thẳng. Tất cả mọi người trong tàu đều im lặng và trên nét mặt hiện rõ đầy nỗi lo âu và sợ sệt. Tôi cùng số người tổ chức chủ động, ở kế bên người tài công trong suốt thời gian ấy, vừa theo dõi hướng của la bàn, vừa bàn bạc những trường hợp nào có thể xảy ra: Có thể bị kéo khỏi hải phận Mã rồi bỏ chúng tôi lại ngoài hải phận quốc tế? Chuyện này không xảy ra sau khi trời đã sụp tối. Vậy tàu Mã sẽ kéo đi đâu?
Theo la bàn thì chếch về Tây Nam, đã qua khỏi Thái Lan rồi, vậy thì chỉ có thể là Indonesia, mà thời vượt biên ấy, rất ít tin tức về người vượt biển thẳng đến “In-Đô”, nên chúng tôi thật lo lắng, chỉ còn niềm tin và hy vọng dù sao tàu chiến Mã sẽ không bỏ chúng tôi chết chìm nếu tàu bị lật hay bể rã, vì chiếc tàu chúng tôi tuy đã mở hết tốc lực chạy vẫn bị kéo hơn sức chạy ấy và thân tàu cứ một lúc lại kêu lên răng rắc, chưa kể nơi bị nước tràn vào dưới đáy tàu chỉ được đóng vá tạm thời bằng miếng ván mỏng, thủy thủ dưới hầm máy phải liền tay tát nước phụ cho chiếc bơm chạy liên tục bơm nước ra.
Tàu bị đứt dây kéo lần đầu vào khoảng giữa khuya. Tàu Mã vòng lại, cột dây kéo tiếp. Khoảng ba giờ sáng, tàu chúng tôi bị bể một máy vì chạy hết tốc lực trong nhiều giờ, sức kéo của tàu Mã chậm lại. Khoảng 5 giờ sáng trên biển còn âm u chưa ló dạng Mặt trời thì chúng tôi nhìn thấy vệt quét của ngọn hải đăng, liền sau đó một chút, tàu hải quân Mã Lai chặt dây kéo, bỏ đi. Tàu chúng tôi thả neo, tắt máy để xem tình trạng máy tàu. Sáu piston bể một còn năm, phải sửa để chạy tạm năm máy.
Lúc ấy nước tràn vô lòng tàu khá nhanh, ngập cao lấn lên nền máy tàu, nhóm thanh niên thay phiên liên tục tát nước nhanh tay vì bơm cọ đã bị nghẹt. Cuối cùng máy tàu chạy lại, chúng tôi quyết định nhắm hướng ngọn hải đăng chạy tới. Mặt trời lên, nhìn thấy dạng ngọn đảo hải đăng, khoảng 8 giờ sáng tàu cặp gần sát đảo, không dám vào bờ vì quá nhiều san hô chung quanh, neo cách bờ khoảng trăm mét, chuẩn bị dùng những can nhựa không còn nước để làm bè, ưu tiên chuyền con nít đàn bà vào bờ. Sau đó sẽ lủi tàu vào bờ đá rồi đục thủng tàu, vì sợ sẽ bị lùa lên tàu đuổi ra khơi trở lại.
Đó là ngày 9 Tháng Hai 1979. Trong ngày ấy, thêm chiếc tàu mang tên Rạch Giá, dài khoảng 19 mét, hơn tàu số 0269 Bạc Liêu của chúng tôi hai mét, tôi đã quên là chiếc tàu này có bị hải quân Mã kéo như số phận của tàu chúng tôi không, chỉ nhớ chiếc Rạch Giá này có một nhân vật tên tuổi là Dân Biểu Trần Ngọc Châu. Sau này ở Cali, con trai ông, nhà văn Trần Trúc Giang, trở thành bạn tôi.
Tàu chúng tôi tổng cộng 354 người được kiểm danh sau khi bình yên lên đảo. Hôm sau, thêm một chiếc ghe nhỏ từ Vũng Tàu, gồm hơn 10 thanh niên trai tráng khỏe mạnh, chiếc ghe này bị gãy chân vịt, được thay bằng một chiếc giá múc canh bằng nhôm đập dẹp chế biến thành. Đó là ba chiếc ghe tàu tị nạn đầu tiên đến nhóm đảo Jemaja mà sau đó được đưa về đảo Letung rất xa tuy cũng nắm trong quần đảo này.
Xin được mở ngoặc để nói thêm về tổng số 354 người của tàu 0269: Tàu chúng tôi thuộc diện đăng ký “bán chính thức” của người Hoa hồi hương, gia đình tôi hùn tiền vào và Ba tôi đứng ra lo phần máy tàu cùng thủy thủ đoàn. Số người trên giấy tờ khoảng 250 người (tôi đã quên con số chính xác).
Khi tàu ghé vào trạm hải quân ở sông Ông Đốc để xuất trình giấy tờ trước khi ra khơi, trong khi chờ đợi duyệt khám, cả chục chiếc ghe chở đầy người từ đâu bỗng xuất hiện cặp vào tàu tới tấp, bị túi sẵn sàng, họ lẹ làng nhảy lên tàu rồi lẫn nhanh vào đám đông trên sàn và nhảy xuống hầm tàu ngồi lẫn lộn cùng người dưới đó, là số người lo lót cho hải quan tại đây, chờ cơ hội tàu đăng ký ghé trạm kiểm soát là tràn lên “đi chui”, cả trăm người như vậy mới nâng con số lên 354 và làm tàu khẳm be.
Chúng tôi được biết hòn đảo hải đăng bé tí này có tên là Mang Kai, trên chiếc tháp rọi đèn có hai người lính Indonesia canh trực và có máy đánh morse, nên chúng tôi soạn một nội dung bằng Anh ngữ, nhờ anh binh sĩ trực gởi về cấp trên, đại khái như sau: “Chúng tôi là những người tị nạn cộng sản vượt biển tìm tự do, may mắn đến được bến bờ tự do của quốc gia Indonesia tại hòn đảo Mang Kai. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến chính quyền Indonesia và rất mong được chính quyền chấp thuận cho chúng tôi tạm tá túc trong khi chờ đợi được một quốc gia tự do nhận cho vào tị nạn.”
Cũng nhờ bức “điện tín” tri ân này mà sau đó từ nhóm đảo Letung Jemaja, tàu chúng tôi được ưu tiên dời về Tanjung Pinang, một đảo quận lỵ lớn có trại chuyển tiếp đi định cư.
Sát mé bờ đảo Mang Kai, nơi chúng tôi đổ bộ lên và ngủ ngay tại đó, có một mạch nước ngọt ngầm, phun chảy lên mặt đất giống như một vòi phông-tên chảy nước yếu ớt. Nhờ mạch nước nhỏ bé này, chúng tôi có nước ngọt để uống và nấu nướng dã chiến. Hai hôm sau, đêm 11 Tháng Hai, xuất hiện một nhóm quân đội đi đến, mặc áo bông Dù, đội bê rê xanh lá cây đậm, trang bị súng trường.
Khoảng 11 giờ đêm, mọi người đang say ngủ thì bị họ dựng dậy, có thông dịch tiếng Anh, bảo chúng tôi tất cả đi ra khỏi chỗ ngủ, tụ họp ngoài chỗ bãi biển cách nơi ngủ không xa lắm, hành lý để tại chỗ để họ khám xét, và xin mọi người đừng sợ. Tất cả người tị nạn có mặt trên đảo tuân hành, họ khám xét có lẽ để tìm vũ khí súng ống nếu có, ngoài ra không ai bị mất một món đồ nào. Sau đó họ cho biết ngày mai sẽ có tàu đến đưa chúng tôi đến một đảo khác, có điều kiện sinh hoạt an toàn hơn, nước uống đầy đủ hơn, có thực phẩm. Rồi họ từ giã rút đi, có lẽ về nơi tháp hải đăng trên núi.
Bốn năm giờ chiều hôm sau, một chiếc tàu gỗ to loại tàu buôn chở hàng hóa, tiến vào Mang Kai rồi neo cách bờ khoảng trăm mét vì san hô. Có một người lính đi theo tàu ấy, các thủy thủ thì dùng chiếc xuồng nhỏ kéo theo tàu để chở con nít, nữ giới và người già, người không biết bơi, chuyển ra tàu của họ, còn lại thanh niên và đàn ông khác thì phải bơi ra, đồ dùng thì bè ra.
Chiếc tàu hàng này chở chúng tôi đến đảo Letung khoảng 4giờ sáng hôm sau, cặp vào cầu tàu khá lớn, khá dài, cho chúng tôi đổ bộ lên và tạm tập trung nơi bến tàu ấy chờ sáng.
*****
Mặt trời lên đã cao, cả nhà tôi tập trung dưới một vòm chòi mát khá to nơi đầu cầu sát mé biển. Gió biển thổi dìu dịu, tôi nằm đu đưa trên tấm võng dù mắc giữa hai cột căn chòi, coi chừng mớ đồ đạc gia sản nằm ngổn ngang trên mặt sàn bến. Mùi cà phê theo cơn gió nhẹ cứ thỉnh thoảng lại phất qua mũi tôi. Chỉ độ khoảng 10 ngày từ khi đặt chân xuống tàu đến giờ, thiếu vắng cà phê chừng thời gian ngắn ngủi thế, thế mà cái mùi nó bay bay qua mũi mình, mất dạy thiệt! Nó làm nổi lên cơn thèm thuồng đến bủn rủn. Mọi người đi chung đã vào xóm tìm cách đổi đôla và họ đi vô quán nhâm nhi thưởng thức cà phê buổi sáng cùng những gói thuốc lá thơm lừng. Tôi chẳng có đồng đô nào, đành nằm chịu trận cơn thèm.
Một lúc sau, cậu Long, người em của thím tư tôi, đi chung tàu, xong cà phê quán về đi ngang thấy tôi nằm cong queo trên võng, cậu hỏi sao không đi cà phê, tôi đáp con hổng có tiền, cậu trợn mắt nhìn sững tôi vài giây, có lẽ ngạc nhiên tôi không tiền, rồi móc gói commando đầu lọc chìa tới tôi, hút đi mầy, đi theo tao. Cậu kéo tôi dậy, choàng vai tôi đi về phía quán cà phê. Cậu gọi cho tôi một ly ca cao sữa vì phe ta đã uống hết cà phê của quán. Mùi thơm bốc khói của ly ca cao sữa ấy tôi nhớ đời, bây giờ kể lại, tôi vẫn mường tượng được cái mùi thơm tho và đầy mang ơn đối với cậu Long.
Đối diện với cầu tàu Letung xéo về bên mặt khoảng 20 độ là một mô đảo nhỏ nhắn, trồng đầy dừa, xung quanh mé bãi mọc um tùm những gốc cây mắm đầy rễ nhô cao khỏi mặt nước, và một vòng cung núi thâm thấp bọc sau lưng hòn đảo này. Đảo nhỏ này có tên Berahala mà sau này có biệt danh là “Đảo Ruồi”, là hòn đảo mà những người tị nạn được chở từ đảo Mang Kai về sẽ cho hết qua đó tạm trú.
Về sau đổ thêm người thì tổng số cao nhất khoảng 2,300 người, chật ních. Cũng nhìn từ hướng cầu tàu Letung nhìn tới, đằng sau đảo Berahala về phía tay trái một chút, xa khoảng cây số, là một đảo nhỏ hơn Berahala, tên Toley, là nơi đổ khoảng hơn ngàn người tị nạn lên đó sau khi Đảo Ruồi chật ních chỗ.
Sau khi dân tị nạn được đưa sang Berahala, mọi người tự động tìm địa thế để “cắm dùi” làm nơi ở. Chỉ hai ba hôm sau, mọi trái dừa trên cây sạch bách; mọi cây mắm đều bị đốn đến tận gốc để dành làm củi chụm. Bấy giờ bên Letung nhìn sang không còn um tùm những bụi cây mắm mà chỉ thấy toàn những mái lều nylon cùng khắp. Những gốc rễ chùm của cây mắm sát mé biển biến thành “cầu phóng uế”, bãi biển trở thành bãi nghỉ mát Vũng Tàu, đầy người tắm biển và nằm phơi nắng hay thong thả dạo rong chơi.
Riêng tôi, nhớ hoài một kỷ niệm ban đầu với Berahala, đó là mấy đêm đầu tiên, tôi xách thùng đi “dợt” sạch họ hàng nhà “cua núi”, là những con cua hiền lành làm hang sống trên đất khô cạnh những hang hốc đá. Chúng đã hy sinh làm lương thực tươi trong mấy ngày đầu chưa xoay ra thực phẩm. Cứ nghĩ lại thì hối hận vì nhẫn tâm “ruồng bố” sát hại chúng. Như vậy mới biết, không cái xấu ác nào xấu hơn xấu đói, khi con người lâm vào cảnh đói thì vật đành phải dưỡng nhân. Có thể vì nỗi ám ảnh này, mãi đến giờ tôi tránh ăn cua, tôi không còn vào chợ mua cua sống về sực nữa.
_______________
CÒN TIẾP