PDA

View Full Version : Chính tả sai từ đâu? (Kỳ 1 và 2)



BigBoy
09-10-2023, 14:31
Nguyễn Thông (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0Uw39SyaQZ9rodZZ84k8 4ZjMfi9xi7wcWQsxecb3NsUQjjXsd1TJBxYH5ZBmppX5Bl&id=100024722048900)


8-10-2023


Chuyện viện kiểm sát ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) tổ chức linh đ́nh hội thảo bàn về việc sau dấu 2 chấm trong văn bản tiếng Việt (https://laodong.vn/xa-hoi/vksnd-thanh-khe-de-xuat-viet-hoa-chu-cai-dau-am-tiet-thu-nhat-sau-dau--1250216.ldo) th́ viết hoa hay không viết hoa, đă dấy lên những cười cợt ́ xèo.


Đành rằng bàn về việc sử dụng tiếng Việt sao cho chuẩn luôn là điều nghiêm túc, thậm chí trọng đại, đáng khen, nhưng đó không phải là chuyện của viện kiểm sát. Là cơ quan pháp luật (tư pháp), viện kiểm sát trước hết hăy lo hăy bàn sao đừng để xảy ra án oan sai, lắng nghe tiếng kêu oan của tử tù, đừng dấm dúi nhận hối lộ chạy án, v.v… đi đă, đá lộn sân làm chi. Thiên hạ cười là phải.


Kể cũng lạ, ở một nước, chỉ riêng về mảng ngôn ngữ, đă có biết bao đơn vị, cơ quan, tổ chức, giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, nào là viện hàn lâm khoa học xă hội, viện ngôn ngữ, trung tâm từ điển quốc gia, các khoa ngôn ngữ bậc đại học… nhưng hội thảo về dấu 2 chấm lại do viện kiểm sát. Đơn giản bởi đám chuyên kia “thái vô tích”, chả tích sự ǵ, cứ mặc cho tiếng Việt muốn ra sao th́ ra. Hiện tại, tiếng Việt đang nát bét, nhất là trên báo chí truyền thông, ở các nhà xuất bản, ở những cơ quan nhà nước, nhưng viện ngôn ngữ vẫn b́nh chân như vại.


Tôi lấy một ví dụ nhỏ. Trong hầu hết sách được xuất bản của nhà xuất bản Kim Đồng luôn có cái sai này: Với câu đặt trong dấu ngoặc kép, nhẽ ra phải đóng ngoặc kép rồi mới chấm câu, th́ nó tinh làm ngược lại, chấm rồi mới đóng ngoặc. Chẳng hạn: Cụ Hồ nói “không có ǵ quư hơn độc lập tự do.” Đó là chân lư của thời đại đánh giặc.


Dấu chấm câu để kết thúc, chấm dứt một câu, việc đặt dấu chấm vào trong ngoặc rất sai bởi dấu ngoặc kép kia mới là tận cùng của câu ấy. Ngôn ngữ nước khác đặt quy tắc thế nào là chuyện của người ta, c̣n ngôn ngữ Việt từ xưa tới nay chỉ đặt dấu chấm khi hết câu.


Tôi đọc lại những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Bính…, kể cả Tuyên ngôn độc lập của cụ Hồ, đều thấy tuân thủ nguyên tắc ấy. Bây giờ hậu sinh, nhất là đám nhà báo, làm rối tinh, rối mù, nát cả chuẩn mực. Chẳng thấy viện ngôn ngữ có ư kiến ư c̣.


Việc Viện kiểm sát quận Thanh Khê hội thảo nội dung “vặt” đáng cười ở chỗ, thứ quy tắc ấy đă được chốt lại từ đứa học lớp 4 (thời chúng tôi đi học th́ lớp 2), tức là tuổi c̣n ỉa đùn đái dầm nhưng đă quán triệt sau dấu 2 chấm phải viết như thế nào. Giờ người ta đă ông nọ bà kia, viện trưởng viện phó, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân vẫn lúng túng ngơ ngác hỏi nhau “viết thế nào hở mày”. Chết cười.


(C̣n tiếp)

BigBoy
09-10-2023, 14:32
Chính tả sai từ đâu? (Kỳ 2)

Nguyễn Thông (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02ArBaxZqpuBve5Fvgwv VbaMcFYnvoYhm5ddrEmZrPhVNGoqNnzxk6mUTerqNWeWN4l&id=100024722048900)


8-10-2023


Tiếp theo kỳ 1 (https://baotiengdan.com/2023/10/08/chinh-ta-sai-tu-dau-ky-1/)


Đối với bất kỳ đứa trẻ nào thế hệ tôi (sinh thập niên 50) th́ khi lớp 1, lớp 2 học tiếng Việt, điều đầu tiên phải viết đúng chính tả, sau đó là biết đặt câu. Trước đó một chút, bọn ranh con đă được học qua lớp i tờ và tập chép, c̣n gọi là lớp vỡ ḷng (anh tôi nói đùa là vỡ th́nh, th́nh là cái bọng cứt của con chim, con chim non trong tổ ăn mồi mẹ nó tha về mớm cho nhưng phân cứ tồn trong bụng, khi nào ị được, vỡ th́nh, th́ mới chính thức “vào đời”), nắm tiếng Việt đă khá rành rọt, phân biệt được chữ thường, chữ in, chữ viết thường, chữ viết hoa, các dấu câu, mỗi dấu có tác dụng ǵ.


Phải nói thẳng rằng bọn ranh i tờ, lớp 1, lớp 2 hồi đó tŕnh độ chuẩn tiếng Việt c̣n hơn khá nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, nhà báo bây giờ. Tôi biết có những nhà báo tŕnh độ đại học không nắm được quy tắc sau dấu chấm câu phải có khoảng trắng rồi mới viết câu tiếp theo, cứ từ đầu tới cuối viết liền tù t́. Lại có nhà báo khác không biết dùng dấu 3 chấm, cứ trước dấu 3 chấm là đặt dấu phẩy, thậm chí c̣n sáng tạo ra dấu 4 chấm, 5 chấm, hoặc v.v… rồi vẫn phết thêm 3 chấm. Làm nghề chữ nghĩa mà c̣n thế, trách chi mấy ông bà cán bộ học tiếng Việt không đến nơi đến chốn.


Nếu ai rảnh, đọc những văn bản của nhà nước, bài diễn văn, phát biểu của ông này bà nọ (dĩ nhiên do trợ lư, thư kư viết) đầy những lỗi về dùng từ, đặt câu. Nhan nhản những câu què, cụt, thiếu chủ ngữ, mở đầu câu là một động từ (vị ngữ) mà không hề có chủ ngữ.


Lại có kiểu họ rất hay dùng là mở đầu câu bằng từ “đồng thời”, “bên cạnh đó” (trạng ngữ) tiếp sau đó là các thành phần khác, vẫn thiếu chủ ngữ. Bệnh này lây lan sang báo đài quốc doanh, phá bỏ nguyên tắc bất di bất dịch của câu tiếng Việt là phải có ít nhất 3 thành phần chủ – vị – bổ. Câu tiếng Việt bị phá nát không phải bởi những người ít học mà do người quyền cao chức trọng, có học.


Về chính tả, nói thêm vụ viết hoa. Viết thường hay viết hoa lâu nay được quy định rất rơ ràng, hầu như ai đi học cũng biết điều tối thiểu ấy nên tôi không cần dài ḍng kể ra đây. Vậy nhưng báo chí mậu dịch và văn bản quốc doanh công khai xé rào, tự đặt quy tắc riêng, viết hoa tùm lum tà la. Ví dụ: Tổ quốc, thủ đô, trung ương, chính phủ, chính phủ số, chính phủ điện tử, đảng, thậm chí bác, người… chỉ là danh từ chung, đâu cần viết hoa.


Gần đây, người ta c̣n quán triệt biển Đông phải viết hoa hết thành Biển Đông, trong khi biển Nha Trang, biển Vũng Tàu, biển Đen, biển Nam Trung Hoa lại không viết hoa “biển”. Danh từ chung không cần phải viết hoa, kể cả khi nó đi với từ danh từ riêng khác, ví dụ chợ Bến Thành, sông Cửu Long, nhà khách Chính phủ… Cứ tùy tiện viết hoa kiểu Biển Đông th́ tiếng Việt có mà loạn, bất cần quy tắc, manh ai nấy viết.


Cần phải coi việc sử dụng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ (trong đó có cả luật về chính tả) là một hành vi mang tính khoa học, nghiêm túc, chứ không thể do nhu cầu chính trị, do ư muốn của cá nhân hay nhóm người có quyền hành. Cứ lư do lư trấu này nọ để đạt mục đích riêng, phá bỏ quy tắc, rồi mạnh ai nấy làm, sẽ dẫn đến t́nh trạng chung tay phá nát tiếng Việt.


Cần có sự gương mẫu, đi đầu, làm gương trong việc bảo vệ tiếng Việt – di sản bậc nhất của dân tộc, mà trước hết là ở các ngài lănh đạo, nắm quyền, các cơ quan công quyền, cơ quan chuyên môn về ngôn ngữ, báo chí truyền thông mậu dịch.