PDA

View Full Version : “Chỉ cần gửi tiền là được rồi”



BigBoy
06-10-2023, 17:09
Lưu Trọng Văn (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02iUFqUTwcRQmfoVJmHL w4y8e3yAgNqESwtz6XKxfuePSBL9yypaDHRjwpM856GrFjl&id=100009457401127)


6-10-2023


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/10/1-5.jpeg
GS Nguyễn Tiến Lực. Nguồn: FB tác giả

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.


Nhưng…


Những ai yêu nước muốn đeo đuổi tinh thần của Phan Châu Trinh – nâng cao Dân trí, chấn hưng Dân khí, một thời đem chất xám và tiền bạc về Việt Nam lập trường đại học đều bầm dập và thấm thía chữ “nhưng” này.


Và…


Sau gọn lỏn chữ “nhưng” tưởng chừng ất ơ ấy là các cuộc cuốn gói vừa tháo vừa… ù té v́ quá nhiều điều kiện và những lơ lửng mây mù không biết đâu mà lần.


Thực ra đất nước đă có một giai đoạn ấu trĩ, nền giáo dục tự đóng khung cứng ngắc khó có thể dung chứa được những nội dung của một nền giáo dục mềm.


Cứng tư duy, cứng khuôn phép, cứng tư tưởng, cứng mục đích, cứng giáo tŕnh. Trong khi đó đào tạo Con người lại là quy tŕnh mềm với độ mở biên không giới hạn.


Giáo sư Nguyễn Tiến Lực được các trường đại học Trung Quốc, Hàn Quốc mời giảng dạy mà không có bất cứ điều kiện nào. Giáo sư nói với tôi: khi đứng trên bục giảng nh́n xuống, sinh viên cũng tóc đen, da vàng mà buồn.


Giáo sư kể: Có một viện nghiên cứu ở Việt Nam nhờ Giáo sư mua một dàn máy vi tính hiện đại. Giáo sư t́m loại tốt và báo giá 30.000 đôla. Nhưng con số ấy qua nhiều cửa xét duyệt đă thành 300.000 đôla tiền của nhà nước. Giáo sư cương quyết huỷ hợp đồng mua máy này. Nhiều người bảo, ông muốn làm việc ở Việt Nam th́ phải hiểu Việt Nam nó thế.


Giáo sư Lực buồn rầu nói với gă: “Rất nhiều trí thức gốc Việt ở Mỹ này muốn về giúp Việt Nam đào tạo nhân tài. Và sự thật không ít người đă về nhưng chỉ một thời gian lại bỏ đi. Ai thiệt?”.


Phải chăng có không ít vị lănh đạo giáo dục ở Việt Nam không cần đào tạo nhân tài mà cần thứ khác?


Thứ khác ấy là thứ ǵ?


Chị Anh Thơ cùng dự cuộc gặp Giáo sư Lực kể: “Tôi cùng các cựu sinh viên một trường đại học ở Việt Nam đóng góp nhiều bộ vi tính cho trường. Chúng tôi nói sẽ gửi nhiều sách rất cần cho việc đào tạo. Ông hiệu trưởng bảo: các anh chị đừng gửi sách làm ǵ, chỉ cần gửi tiền là được rồi”.