PDA

View Full Version : Châu Âu có thể sống sót với Trump 2.0?



BigBoy
29-09-2023, 14:20
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/09/VIDEO_2_29.09.2023-696x392.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/09/VIDEO_2_29.09.2023.jpg)


Nicholas Vinocur & Christopher Piltz


Những nhà lănh đạo Châu Âu đang nghĩ đến một thảm họa có thể xảy ra cho lục địa Châu Âu già cỗi này, nhưng thảm họa đây không phải là động đất, núi lửa phun trào hay làn sóng người di cư tràn vào hay chiến tranh hạt nhân từ Nga, mà những người họ đang nghĩ đến ngày “chó nhảy bàn độc” thành công trong tháng 11 năm 2024, kẻ nói láo tệ hại có thể quay trở lại Ṭa Bạch Ốc.


Đó là một kịch bản ác mộng đối với những người châu Âu phải gánh chịu sự phản đối của cựu tổng thống Mỹ trong suốt 4 năm cầm quyền và họ đă từng hy vọng sẽ không bao giờ phải nghĩ về ông ta nữa, không muốn gặp mặt ông ta nữa.


Việc người kế nhiệm Trump, Tổng thống Joe Biden, hóa ra lại là một trong những tổng thống Mỹ thân thiện với châu Âu nhất đă giúp gột rửa những cảm xúc tồi tệ trong những năm tháng dưới thời Trump, khiến tất cả giống như một cơn ác mộng. Trump có thực sự đùa giỡn với ư tưởng rút khỏi NATO hay không? Có lẽ không. Trump có thực sự gọi Liên minh châu Âu là “kẻ thù” và Brussels, trụ sở của các thể chế của khối, là “hố địa ngục” hay không? Có, ông ta có nói điều đó, ông ta coi thường liên minh NATO và những nhà lănh đạo Châu Âu, điều đó không sai. Nhưng thôi, điều quan trọng nhất là ông ấy đă thất cử, đă măn nhiệm và ra đi. Chẳng ai muốn nhớ đến bộ mặt của tên tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cả, một kẻ kiêu căng và hợm hỉnh, xảo trá và kênh kiệu với đồng minh và xem thường phụ nữ.


Nhưng khi Tổng thống Biden bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, người châu Âu buộc phải đối mặt với thực tế cay đắng xen lẫn với sự khó chịu rằng ông có thể sớm mất quyền lực và Trump có thể một lần nữa nắm quyền trở lại.


Cuối tuần qua, một cuộc khảo sát của ABC News cho thấy Trump dẫn trước tổng thống đương nhiệm gần 10 điểm phần trăm. Trong khi cuộc thăm ḍ đó bị chỉ trích là ngoại lệ, Trump luôn giành được tỷ lệ thăm ḍ cao hơn so với các ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Cộng ḥa, cho thấy ông ta có khả năng nhận được đề cử của đảng Cộng ḥa là gần như khá chắc chắn.


Nếu ông ta tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, một phiên bản Trump 2.0 mà châu Âu có thể phải đối diện có lẽ sẽ vô vị và tiêu cực hơn nhiều so với phiên bản Trump 1.0 mà họ từng biết – chẳng hạn, như việc Trump từng tuyên bố, nếu ông ta tái đắc cử, ông ta sẽ chia tay ngay với khối NATO hoặc thực hiện lời hứa gần đây của ông ta là đạt được một “thỏa thuận ḥa b́nh” với Ukraine và Tổng thống Nga Vladimir Putin thay v́ người đứng đầu Ukraine và EU.


Chỉ duy nhất có một vài nhân vật quái dị trong Châu Âu lại hứng thú, mong chờ ngày trở lại của kẻ tệ hại. Điển h́nh là Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán tuyên bố vào cuối tháng trước rằng Trump là người có thể “cứu thế giới phương Tây” bằng cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và các thành viên của đảng Công lư và Luật pháp cánh hữu của Ba Lan nói rằng họ sẽ rất vui khi gặp lại cựu Tổng thống 45.


Nhưng những quan điểm riêng lẽ như vậy chỉ là thiểu số ở các quốc gia trong liên minh Châu Âu, nơi mà cảm giác chủ yếu về sự trở lại của Trump 2.0 là nỗi sợ hăi và lo lắng. V́ quả thật, “Trump là một cơn ác mộng,” một nhà ngoại giao châu Âu được giấu tên nói khi thảo luận về chính trị ở một quốc gia khác. “Đây không phải là thứ mà người Châu Âu trông chờ, chẳng ai mong thảm họa đến với ḿnh cả.”


Với những rủi ro, người ta có thể cho rằng các nhà lănh đạo châu Âu đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch “chống trả trong sự đoàn kết để pḥng thủ” để ban hành trong trường hợp Trump tái đắc cử. Nhưng từ các cuộc tṛ chuyện với gần hai chục nhà ngoại giao, chuyên gia và quan chức chính phủ châu Âu, th́ không có kế hoạch nào như vậy tồn tại và cũng không có kế hoạch nào sắp diễn ra trong tương lai gần. Liệu đây chỉ là sự phóng đại thay cho sự lo lắng cực độ hay không ai muốn nói đến một kế hoạch pḥng thủ như vậy?


Ulrich Speck, một nhà phân tích chính sách đối ngoại có trụ sở tại Berlin, cho biết: “Đó là một dạng mộng du”. “Chúng ta có kiểu mộng du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mơ về quyền tự chủ và chủ quyền. Chúng ta có kiểu mộng du kiểu Đức, đó là sự phủ nhận. Và sau đó chúng ta có chứng mộng du kiểu Anh, đó là sự tách biệt.”


“Nhưng không có nỗ lực thực sự nào để chuẩn bị sẵn sàng về những ǵ có thể sắp xảy ra.”


Đó là chuyện trong thời gian qua, c̣n hiện tại, mọi chuyện dường như đă khác đi, hiện nay thái độ của người châu Âu đối với Trump 2.0 đă thay đổi: Họ không c̣n phủ nhận nữa.


Trở lại đầu năm 2016, khi một nhà báo Mỹ đặt câu hỏi với các đại sứ một số nước châu Âu và các viện nghiên cứu để hỏi họ nghĩ thế nào về việc Trump có thể đắc cử Tổng thống Mỹ, một số quan chức ngoại giao đă ngạo mạn giải thích rằng câu hỏi này không đáng trả lời v́ Trump sẽ không có cơ hội.


Những sự ngạo mạn ngày nào của người Châu Âu vào năm 2023 không c̣n nữa. Người châu Âu giờ đây hoàn toàn tỉnh táo trước khả năng một Trump 2.0 sẽ tái xuất hiện, và hầu hết các quan chức ngoại giao đều đồng thanh kêu gọi sự tỉnh táo của toàn khối và cần chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp “chó nhảy bàn độc” thành công trong năm 2024.


Cựu Tổng thống Pháp François Hollande đă lên tiếng cảnh báo rằng: “Châu Âu phải sẵn sàng đối mặt với mọi t́nh huống liên quan đến kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024. Chúng ta cần đoàn kết với t́nh huống xấu nhất có thể xảy ra. Trong một nền dân chủ, luôn có nguy cơ ứng cử viên tồi nhất có thể được bầu. Nếu người dân Mỹ vẫn chọn sai lầm một lần nữa, đó là quyết định của họ. Nếu họ chọn, th́ Trump có thể sẽ lại là tổng thống 4 năm hay 8 năm hay muôn đời, đến chết th́ thôi. Tôi không biết. Nhưng rơ ràng, là ông ấy có thể trở thành tổng thống một lần nữa, ngay cả khi hôm nay ông ấy phải đối mặt với rất nhiều rắc rối pháp lư. Điều chúng ta cần chuẩn bị là việc Hoa Kỳ sẽ tránh xa các vấn đề của châu Âu và khả năng liên minh xuyên Đại Tây Dương NATO tan ră. Người Châu Âu cần có nhận thức sẵn sàng đón nhận t́nh huống xấu nhất và vạch ra một kế hoạch riêng cho chúng ta ngay từ bây giờ.”


Một số nhà ngoại giao châu Âu cũng có cùng quan điểm về chủ nghĩa Trump là điều rắc rối, khó xử nhất. Viễn cảnh tồi tệ về một Trump 2.0 ngày càng xuất hiện trong tâm trí mọi người. Chúng ta cần lập kế hoạch cho mọi t́nh huống xấu nhất v́ chúng ta đă có kinh nghiệm khi không ai có thể ngờ rằng Châu Âu đă phải đối mặt với hai biến cố, đó là Trump và Brexit.


Khi được hỏi liệu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump có khác với nhiệm kỳ đầu tiên hay không, một nhà ngoại giao cho biết châu Âu nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Liệu có quốc gia Châu Âu nào sẽ sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ dựa trên thành tích xấu xí, chia rẽ, hống hách, ngang tàng của ông ta về cách ông ta đối xử với mọi người và cách ông ta phản bội họ? Làm thế nào ông ta có thể khiến nước Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn nếu chỉ đứng một ḿnh một cơi? Tin tôi đi, nước Mỹ dưới thời một Trump 2.0 sẽ ngày càng tự cô lập, thế giới sẽ phải quay sang bắt tay giao thương làm ăn với Nga, Trung Quốc, những cường quốc dù với chính thể chuyên quyền, độc tài nhưng họ chưa hống hách, ngang tàng như cựu Tổng thống Mỹ 45.


Với một chính sách bất nhất, ngang tàng, xem đồng minh không ra ǵ, xem thường đối tác kinh tế và ngoại giao, sẽ chẳng có quốc gia nào muốn làm ăn chung với Hoa Kỳ cả. Hoa Kỳ sẽ không thể tự cung tự cầu, không thể phát triển tốt đẹp với thế giới dưới sự lănh đạo của một gian thương chuyên nghề bất động sản. Điều đó là không thể.


Thêm vào sự bất an là cảm giác rằng Trump tái đắc cử có thể cảm thấy bất khả chiến bại. Cựu tổng thống 45 đă bị luận tội hai lần và phải đối mặt với nhiều cáo trạng h́nh sự, trong đó có cáo trạng v́ phủ nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2020 hay nói chính xác hơn là đảo chính hụt v́ muốn kéo dài thời gian nắm quyền bất hợp pháp. Một số quan chức châu Âu lập luận rằng nếu không điều nào trong số này có thể ngăn cản ông ta nhậm chức, th́ chắc chắn là ông ta sẽ cảm thấy bản thân ông ta là bất khả xâm phạm, nhất là khi có lại được quyền lực trong tay, và như vậy, ông ta sẽ không c̣n e ngại điều ǵ, hay bất cứ ai trong những quyết định bất thường của ông ta.


Viễn cảnh Trump trở lại đặc biệt gây khó chịu cho nước Đức, quốc gia thường xuyên bị ông ta tấn công trước đây. Các chính trị gia Đức không muốn lặp lại sai lầm tương tự – do đó Ngoại trưởng Annalena Baerbock mới có chuyến đi tới Texas, nơi bà gặp Thống đốc Đảng Cộng ḥa Greg Abbott.


Tuy nhiên, bất chấp sự tiếp cận đó, một quan chức ngoại giao cao cấp của Đức, Norbert Röttgen vẫn tỏ ra bi quan về sự sẵn sàng của chính phủ ḿnh. Là thành viên cấp cao của quốc hội Đức, người có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại ở nước ông, cho biết ông không mong đợi Trump sẽ giành chiến thắng vào năm 2016 và cũng không có ai trong ṿng thân cận của Thủ tướng Angela Merkel nghĩ như vậy. Việc thiếu sự chuẩn bị khiến việc Berlin lên kế hoạch chu đáo để đối phó với sự trở lại của Trump trở nên đặc biệt quan trọng.


Để chuẩn bị cho sự trở lại của Trump, Norbert Röttgen cho biết chính phủ liên bang Đức nên khẩn trương hợp tác với các đối tác châu Âu để phát triển chính sách quốc pḥng độc lập.


Speck, nhà phân tích chính sách đối ngoại, tỏ ra không tin tưởng vào mức độ chuẩn bị của Đức và các nước Châu Âu khác. Nhưng rơ ràng là Đức đang đầu tư khá nhiều và nhanh về năng lực quốc pḥng. Đức đă tăng chi tiêu quốc pḥng lên hơn 2% và bắt đầu coi trọng an ninh quốc gia nhiều hơn. Người Châu Âu đang cố gắng bước đi bằng chính đôi chân của ḿnh và muốn sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào một quốc gia có quân sự mạnh nhưng chính trị luôn hỗn loạn và thay đổi thường xuyên tùy theo Tổng thống và đảng chính trị.


Các chính phủ châu Âu khác cũng đang cố gắng thiết lập mối liên hệ với các đối tác Đảng Cộng ḥa. Các nhà ngoại giao từ ba quốc gia EU cho biết nhân viên của họ ở Washington, DC đang tăng cường tiếp cận với các quan chức Đảng Cộng ḥa tại Hạ viện và Thượng viện ở mọi cấp độ. Một người nhấn mạnh những nỗ lực ngoại giao song song, chẳng hạn như chuyến đi của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tới Texas vào tháng 5, là ví dụ về việc London cũng đang chuẩn bị cho sự trở lại tiềm năng của Trump.


Jacek Saryusz-Wolski, một nhà lập pháp châu Âu trong đảng Luật pháp và Công lư của Ba Lan, cho biết phe của ông sẽ hoan nghênh việc Trump tái đắc cử và cho rằng: “Trải nghiệm của đất nước Ba Lan chúng tôi với Trump là rất tốt. Dưới thời Trump, chúng tôi đă đạt được tiến bộ về sự hiện diện thực tế của quân đội Mỹ ở Ba Lan, cũng như căn cứ mà chúng tôi đă đặt tên cho nó là Pháo đài Trump.”


Ba Lan là một trong những đồng minh trung thành nhất của Ukraine ở châu Âu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Moscow, ngay cả khi mối quan hệ đă trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây trong bối cảnh tranh chấp về xuất khẩu ngũ cốc. Nhưng khi được hỏi liệu Ba Lan có lo lắng về lời hứa của Trump về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine “chỉ trong một ngày” thông qua thỏa thuận với Putin hay không, Saryusz-Wolski bác bỏ b́nh luận này, coi đây chỉ là những lời hứa khi tranh cử.


Nhưng có lẽ, chỉ có Ba Lan và Hungary là c̣n mong chờ sự trở lại của Trump. Trong khi đó, một số quan chức châu Âu khác nhấn mạnh những nỗ lực đă được chính phủ EU thực hiện nhằm củng cố sự độc lập chiến lược quốc pḥng của lục địa này.


Họ lập luận rằng các cường quốc châu Âu đă điều phối việc cung cấp vũ khí lớn cho Ukraine, tăng cường đáng kể việc sản xuất đạn dược trên lục địa trong nỗ lực được điều phối bởi Thierry Breton, ủy viên châu Âu phụ trách chính sách công nghiệp của Pháp.


Toomas Hendrik Ilves, cựu tổng thống Estonia cho biết rằng: “Người châu Âu đă làm được rất nhiều điều, nhiều hơn những ǵ hầu hết mọi người có thể tưởng tượng. Hăy nh́n vào số lượng vũ khí châu Âu trên chiến trường Ukraine”.


Nhưng có sự khác biệt lớn giữa chi tiêu nhiều hơn một chút cho quốc pḥng và việc chuẩn bị nghiêm túc cho những ǵ Trump có thể gặt hái được ở châu Âu – nhất là nếu ông ta cố gắng thực hiện lời hứa đạt được thỏa thuận với Putin để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.


Một hành động như vậy sẽ không chỉ kéo tấm thảm ra khỏi chân người Ukraine, những người có thể cảm thấy áp lực rất lớn khi phải từ bỏ một phần lănh thổ của ḿnh, mà c̣n gây bẽ mặt cho các cường quốc châu Âu đă ủng hộ Kiev.


Trong hoàn cảnh như vậy, sẽ “khó tưởng tượng” người châu Âu lại đoàn kết về vấn đề Ukraine”, François Heisbourg, cố vấn cấp cao về châu Âu tại Viện nghiên cứu an ninh quốc tế, cho biết rằng: “Họ có thể cố gắng giúp đỡ Ukraine, nhưng đột nhiên họ lại chống lại Mỹ v́ đây là thỏa thuận do Trump tự đàm phán, gạt EU sang một bên. Đó là một kịch bản rất đen tối.”


Ngay cả một thỏa thuận như vậy có lẽ cũng chỉ là bước khởi đầu cho những ǵ Trump có thể làm đối với quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Vào năm 2018, Trump đă nêu ra khả năng rút Washington ra khỏi NATO và để người châu Âu tự lo liệu – một đường lối hành động gần như đă trở thành sự thật nếu không có sự can thiệp của Cố vấn An ninh Quốc gia khi đó là John Bolton và Bộ trưởng Quốc pḥng, Tướng James Mattis.


Nhưng nếu tái đắc cử, chắc chắn là Trump sẽ không mời những nhân vật có tính cách độc lập tương tự vào nội các của ḿnh, những người mới có thể làm việc với ông ta chắc chắn phải là những người chỉ biết cúi đầu tuân lệnh và trung thành, không hề biết căi lệnh.


Lời kết:


Kết quả cuối cùng là nếu Trump tái đắc cử, ông ta có thể làm bất cứ điều ǵ, kể cả việc rút Hoa Kỳ khỏi NATO. Đó là một viễn cảnh đáng sợ đối với những người châu Âu vốn đă dựa vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ trong 78 năm qua – đến mức rất ít nhà ngoại giao và quan chức sẵn sàng đưa ra giả thuyết về ư nghĩa của điều đó đối với tương lai của châu Âu.


Các nhà phân tích an ninh đă vẽ ra một bức tranh đáng báo động, rằng: Nếu một ngày, đột nhiên mất đi vai tṛ lănh đạo chiến lược của Mỹ, các nước châu Âu sẽ phải đối mặt với những câu hỏi lớn, khó khăn về cách tổ chức lại liên minh an ninh. Ai sẽ đứng ra lănh đạo và chịu trách nhiệm? Liệu NATO có tiếp tục tồn tại? Liệu các nước châu Âu có sẵn sàng hy sinh mô h́nh phúc lợi xă hội của ḿnh để đáp ứng chi tiêu quốc pḥng cao hơn nhiều không?


Nhưng nếu việc Mỹ rời khỏi NATO xảy ra, có lẽ cũng là cơ hội để người châu Âu thay đổi tư duy về an ninh quốc pḥng. Hầu hết các quốc gia trong khối sẽ phải tăng cường chi tiêu quốc pḥng đủ mạnh để tự vệ trước một cuộc tấn công thông thường của Nga khi không có Mỹ bên cạnh.


Câu tục ngữ Việt Nam “Vắng mợ th́ chợ vẫn đông” xem ra sẽ đúng với Châu Âu, các quốc gia của liên minh Châu Âu có thể gặp khó khăn, lúng túng ở thời gian đầu khi mất đi cường quốc Hoa Kỳ lănh đạo. Nhưng khi mọi chuyện đi vào nề nếp, ổn định sau một thời gian th́ cũng chính lúc đó, Hoa Kỳ thay v́ chỉ phải đối phó với hai đối thủ lớn là Trung Quốc và Nga, th́ sau này, sẽ có thêm một đối thủ lớn nữa xuất hiện, đó là EU. Thế giới có thể sẽ xoay trục, nhiều nhóm quốc gia hay tổ chức hợp tác quốc tế mới sẽ ra đời, đặc biệt là, sẽ không có sự tham gia của Hoa Kỳ.


https://www.bloomberg.com/news/articles/2023-09-29/trump-election-win-eu-trade-officials-seeks-to-protect-us-relationship


https://www.politico.eu/article/can-europe-survive-trump-ii/


https://www.nytimes.com/2023/08/19/world/europe/trump-2024-election-europe.html


Translated & Summarized


Việt Linh