PDA

View Full Version : Lịch sử đảo chiều trong cuộc chiến mà các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên trở thành nhà cung cấp vũ khí



BigBoy
19-09-2023, 03:53
New York Times (https://www.nytimes.com/2023/09/14/world/asia/north-south-korea-ukraine.html)


15-9-2023


Tác giả: Choe Sang-Hun, từ Seoul


Cù Tuấn (https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid02ka86W4KGyNEp4FucVQdtrKw6pwWjqkrsAjRJeR92GLn 2KeVS2gWfuLo6aoZTLij4l), biên dịch


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-300x200.webp
Một bức ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga bên cạnh nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga hôm thứ Tư. Nguồn: Korean Central News Agency/ Getty Images/ AFP

Tóm tắt: Do nhu cầu vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ và Nga đă quay sang các đồng minh của họ ở Nam và Bắc Triều Tiên, những quốc gia vẫn tích trữ vũ khí trong nhiều thập niên sau cuộc xung đột của chính họ.


Washington và Matxcơva đă đưa đến bán đảo Triều Tiên với số lượng lớn vũ khí và viện trợ khi họ châm ng̣i cho cuộc chiến giữa miền Nam và miền Bắc 70 năm trước. Giờ đây, trong một khoảnh khắc lịch sử, định mệnh quay lưng lại với chính ḿnh, Nga và Mỹ đang liên hệ với chính những đồng minh đó để được họ cung cấp những loại đạn dược rất cần thiết khi các cường quốc lại đối đầu với nhau, lần này là ở phía bên kia địa cầu, tại Ukraina.


Khi Tổng thống Vladimir V. Putin gặp nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở vùng viễn đông của Nga hôm thứ Tư, họ đă đạt được điều mà Triều Tiên gọi là “một thỏa thuận thỏa đáng” về “các vấn đề hợp tác trước mắt” giữa hai nước, vốn t́m thấy những lợi ích chung trong việc chống lại Mỹ và các đồng minh của nước này. Nếu bất kỳ thỏa thuận vũ khí cụ thể nào được kư kết, cả Matxcơva và B́nh Nhưỡng đều không thể công bố. Mua vũ khí từ Triều Tiên hoặc hỗ trợ các chương tŕnh vũ khí của nước này là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà chính Nga đă bỏ phiếu.


Matthew Miller, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ở Washington, mô tả cuộc gặp là ông Putin “cầu xin Kim Jong-un giúp đỡ”. Nhưng không chỉ Nga quay sang bán đảo Triều Tiên để xin viện trợ: Theo các thỏa thuận được kư kết một cách lặng lẽ với Washington, Hàn Quốc đă vận chuyển một lượng lớn đạn pháo sang Mỹ trong nhiều tháng. Quốc gia này khẳng định, không cung cấp bất kỳ loại vũ khí sát thương nào trực tiếp cho Ukraine. Tuy nhiên, việc Hàn Quốc chuyển vũ khí cho quân đội Mỹ đă giúp giải phóng kho vũ khí của Mỹ để Ukraine sử dụng trong cuộc chiến chống Nga.


Chiến tranh Triều Tiên chưa bao giờ chính thức kết thúc sau khi tiếng súng đă không c̣n vang lên sau lệnh ngừng bắn năm 1953. Về mặt kỹ thuật, hai nước vẫn đang trong t́nh trạng chiến tranh, nên cả hai miền Triều Tiên đă tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, xây dựng hai đội quân thường trực lớn nhất thế giới với kho vũ khí lớn.


Bắc Triều Tiên, mặc dù bị cô lập và nghèo khó, đă ưu tiên xây dựng quân đội, với bộ máy tuyên truyền kêu gọi thường xuyên cảnh giác trước một cuộc xâm lược của Mỹ. Quốc gia này đă phát triển tên lửa của ḿnh bằng cách phân tích thiết kế ngược các hệ thống tên lửa của Liên Xô. Người ta cho rằng nước này đă chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên bằng tên lửa chợ đen từ Ukraine. Quốc gia này cũng kiếm được tiền bằng cách bán vũ khí cho các nước như Syria và Iran.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-42-300x199.jpg
Ảnh chụp tại biên giới Nam – Bắc Hàn. Về mặt kỹ thuật, cả hai miền Triều Tiên vẫn đang trong t́nh trạng chiến tranh và hai quốc gia này tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang kể từ năm 1953. Nguồn: Chang W. Lee/ NYT

Hàn Quốc đă xây dựng ngành công nghiệp quốc pḥng bằng cách sao chép vũ khí được cung cấp từ viện trợ quân sự của Mỹ. Họ cũng nắm bắt công nghệ ở những nơi có thể, phát triển tên lửa không gian đầu tiên bằng công nghệ của Nga. Họ cũng tận dụng ngành công nghiệp vũ khí của ḿnh để xuất khẩu, giành được các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la để bán xe tăng, pháo, máy bay chiến đấu, tên lửa và xe bọc thép nhằm đáp ứng nhu cầu một phần cuộc chiến ở Ukraine.


Yang Uk, một chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul, cho biết: “Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Nam và Bắc Triều Tiên gần như là những quốc gia duy nhất luôn trong t́nh trạng chiến tranh liên tục, với lượng lớn pháo binh và các kho vũ khí khác sẵn sàng sử dụng. Việc Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn mắc kẹt trong cuộc đối đầu vũ trang thời Chiến tranh Lạnh, giải thích tại sao Washington và Matxcơva lại t́m đến họ để t́m kiếm vũ khí”.


Đạn pháo có nhu cầu đặc biệt lớn khi cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine tiêu xài các kho dự trữ của họ nhanh hơn khả năng sản xuất có thể bắt kịp. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ luôn kín tiếng về số lượng đạn pháo mà Hàn Quốc đă cung cấp cho Mỹ và Seoul coi thông tin về kho vũ khí của ḿnh là bí mật hàng đầu. Nhưng các tin tức gần đây cho thấy, Hàn Quốc đă bán hoặc cho quân đội Mỹ mượn ít nhất hàng trăm ngàn quả đạn pháo.


Matxcơva đă nhiều lần cảnh báo Seoul, không được cung cấp vũ khí cho Ukraine. Nhưng Hàn Quốc đă bị Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của nước này, gây áp lực để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol đă quyết định cung cấp đạn pháo cho Mỹ, chỉ định nước này là “người sử dụng cuối cùng” đối với vũ khí.


Ông Yang nói: “Về cơ bản, Mỹ sẽ phải quyết định có gửi số đạn pháo mà họ nhận được từ Hàn Quốc tới Ukraine hay không”.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/2-6-300x198.jpg
Ảnh: Lắp ráp xe bọc thép tại một nhà máy ở Changwon, Hàn Quốc, hồi đầu năm nay. Nguồn: Jun Michael Park cho NYT

Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy đạn pháo sản xuất tại Hàn Quốc đă được sử dụng ở Ukraine. Cũng không có bất kỳ bằng chứng công khai nào cho thấy Nga đă sử dụng vũ khí và đạn dược của Bắc Triều Tiên trên chiến trường Ukraine – bằng chứng mà Washington sẽ háo hức đưa ra công khai nếu t́m thấy. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đă nhiều lần cảnh báo rằng Triều Tiên đang vận chuyển đạn pháo và tên lửa tới Nga.


Các thỏa thuận vũ khí giữa ông Kim và ông Putin có thể khiến những người theo chính trị diều hâu ở Hàn Quốc sẽ kêu gọi gửi vũ khí trực tiếp tới Ukraine – một lư do khác khiến Matxcơva và B́nh Nhưỡng có thể sẽ kiềm chế công khai những thỏa thuận như vậy. Nhưng Triều Tiên đang có được điều mà ông Putin đang t́m kiếm.


Siemon T. Wezeman, nhà nghiên cứu vũ khí tại Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm ở Thụy Điển, cho biết: “Rất có thể Triều Tiên đang có hàng chục triệu quả đạn pháo dành cho pháo binh sẵn trong kho”, đồng thời lưu ư rằng, nước này ước tính có tới 10.000 khẩu pháo cỡ ṇng 100 mm hoặc cao hơn – nhiều hơn tổng số vũ khí như vậy được tất cả các nước NATO sử dụng. Vũ khí của Triều Tiên dựa trên thiết kế của Liên Xô và đạn pháo của nước này có cỡ ṇng trùng với pháo được Nga sử dụng.


Ông Wezeman nói: “Về cơ bản, Nga có số lượng lớn vũ khí tương thích với đạn dược của Triều Tiên. Loại đạn duy nhất mà Triều Tiên không thể cung cấp là đạn thông minh. Triều Tiên chủ yếu sản xuất loại đạn tốt, cũ, không được điều khiển và không có độ chính xác cao, chứ không phải loại đạn có điều khiển hiệu quả hơn”.


Một câu hỏi lớn là Triều Tiên có thể cung cấp đạn dược với số lượng mà Nga cần nhanh đến mức nào mà không bị phát hiện.


Hong Min, chuyên gia về quân đội Triều Tiên tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, cho biết, Triều Tiên điều hành một mạng lưới rộng lớn các nhà máy sản xuất vũ khí, trong đó có 100 nhà máy, mỗi nhà máy tuyển dụng hơn 10.000 công nhân. Ông Hong cho biết hồi tháng 8, được truyền thông nhà nước mô tả là “một nhà máy sản xuất thiết bị điện nhẹ mới” đang được xây dựng, có liên quan đến việc sản xuất vỏ đạn và thuốc súng.


Ông nói: “Dường như đă có những cuộc đàm phán ngầm để Triều Tiên đóng vai tṛ là hậu phương cung cấp đạn dược cho Nga”.


Các nhà phân tích cho biết, để đổi lấy vũ khí, Triều Tiên hy vọng sẽ nhận được thực phẩm, năng lượng và các bộ phận của Nga cho phi đội máy bay chiến đấu, xe tăng, pháo và tàu ngầm thời Liên Xô cũ kỹ của họ. Họ cũng thèm muốn các phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga, cũng như các hệ thống pḥng không S-300 và S-400 của nước này, họ cho biết. Khi đón tiếp ông Kim tại sân bay vũ trụ mới của Nga, Sân bay vũ trụ Vostochny, ông Putin đă chỉ ra rằng, Nga có thể giúp Triều Tiên trong chương tŕnh vệ tinh do thám quân sự đang gặp khó khăn của nước này.


Ông Kim dự kiến sẽ đến thăm các nhà máy vũ khí và cơ sở hải quân ở Komsomolsk-on-Amur và Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga vào cuối tuần này.


Các nhà phân tích cảnh báo rằng, chính sách ngoại giao của ông Kim với ông Putin không chỉ bao gồm việc buôn bán vũ khí, báo hiệu một sự thay đổi lớn hơn trong chính sách của ông – từ t́m kiếm đàm phán với Washington, đến liên kết dứt khoát hơn với Nga và Trung Quốc, để chống lại Mỹ.


Nhưng bất chấp mối quan hệ nồng ấm giữa Nga và Triều Tiên, vẫn có nghi ngờ rằng ông Putin sẽ đi xa đến mức cung cấp cho Triều Tiên công nghệ để hoàn thiện ICBM hoặc chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Giáo sư Leif-Eric Easley của Đại học Ewha Womans ở Seoul, cho biết: “Ngay cả một cỗ máy chiến tranh liều lĩnh cũng không đánh đổi những viên ngọc quư của quân đội ḿnh để lấy những loại đạn dược cũ kỹ, ngu ngốc. Niềm tin giữa Nga, Triều Tiên và Trung Quốc thấp đến mức liên minh thực sự giữa ba nước là không đáng tin cậy và không bền vững”.