BigBoy
14-09-2023, 00:56
Foreign Affairs (https://www.foreignaffairs.com/china/belt-road-initiative-xi-imf)
Tác giả: Michael Bennon và Francis Fukuyama
Đỗ Kim Thêm dịch
Số tháng 9/10 năm 2023
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-16-300x150.png
Dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nguồn: Reuters
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đă cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương tŕnh này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nhiều nhà phân tích mô tả các đặc điểm khoản cho vay của Trung Quốc qua Sáng kiến Vành đai và Con đường là “nền ngoại giao gây bẫy nợ”, được thiết kế để cung cấp cho Trung Quốc một đ̣n bẩy đối với các nước khác và thậm chí chiếm giữ cơ sở hạ tầng và tài nguyên của họ. Sau khi Sri Lanka chậm thanh toán cho dự án cảng Hambantota, khi họ gặp khó khăn hồi năm 2017, Trung Quốc đă có được hợp đồng thuê tài sản này trong 99 năm, như một phần của thỏa thuận tái đàm phán về các khoản nợ. Thỏa thuận này dấy lên lo ngại ở Washington và thủ đô các nước phương Tây khác cho rằng, mục tiêu thật sự của Bắc Kinh là chiếm dụng các cơ sở chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và châu Mỹ.
Nhưng trong vài năm qua, một bức tranh khác về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” đă xuất hiện. Nhiều dự án về cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ đă không thu lợi như các nhà phân tích mong đợi. Và bởi v́ các chính phủ đàm phán các dự án này thường đồng ư dừng các khoản vay, họ đă thấy ḿnh phải chịu gánh nặng với khoản nợ khổng lồ, họ không thể bảo đảm việc tài trợ cho các dự án trong tương lai hoặc thậm chí để trả khoản nợ mà họ đă tích lũy. Điều này đúng không chỉ với riêng Sri Lanka, mà c̣n cho Argentina, Kenya, Malaysia, Montenegro, Pakistan, Tanzania và nhiều quốc gia khác. Vấn đề đối với phương Tây không phải là Trung Quốc sẽ tiếp thu các cảng và tài sản chiến lược khác ở các nước đang phát triển, mà c̣n nhiều hơn thế, là các nước này sẽ mắc nợ quá nghiêm trọng, buộc họ phải chuyển sang cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các định chế tài chính quốc tế khác, được phương Tây hậu thuẫn để giúp trả các khoản vay của họ từ Trung Quốc.
Ở nhiều nơi trên thế giới đang phát triển, Trung Quốc bị coi là một chủ nợ tham lam và không khoan nhượng, không quá khác biệt so với các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây và những nhà cho vay đă t́m cách thu hồi nợ xấu trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khác với cách cải cách mới như là một nhà cho vay bóc lột, Trung Quốc dường như đang đi theo đường đi quen thuộc của các nhà đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, khi làm như vậy, Bắc Kinh có nguy cơ xa lánh chính các quốc gia mà họ đặt ra để lôi kéo vào trong Sáng kiến Vành đai và Con đường và lăng phí ảnh hưởng kinh tế của ḿnh ở các nước đang phát triển. Nó cũng có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ vốn dĩ đă làm khó khăn ở các thị trường mới nổi mà nó có thể dẫn đến một “thập niên mất mát” như nhiều nước thuộc Mỹ Latin đă trải qua trong thập niên 1980.
Để tránh kết cục thảm khốc đó và tránh việc dùng tiền thuế của người dân phương Tây để trả nợ xấu cho Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác nên thúc đẩy các cải cách trên diện rộng, khiến cho việc tận dụng lợi thế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các định chế tài chính quốc tế khác trở nên khó khăn hơn, bằng cách áp đặt các tiêu chí khắt khe hơn đối với các quốc gia t́m kiếm gói cứu trợ và yêu cầu tính minh bạch hơn trong việc cho vay từ tất cả các thành viên của họ, trong đó có cả Trung Quốc.
Cuộc thương thảo khó khăn ở những thị trường lỏng lẻo
Vào thập niên 1970, Raymond Vernon, nhà kinh tế học thuộc đại học Harvard nhận thấy rằng, các nhà đầu tư phương Tây có ưu thế khi đàm phán về các thỏa thuận ở các nước đang phát triển, v́ họ có vốn và bí quyết để xây dựng các nhà máy, đường xá, giếng dầu và nhà máy điện mà các nước nghèo hơn đang rất cần. Kết quả là, họ có thể đạt được những thoả thuận có lợi hơn cho riêng ḿnh, chuyển phần lớn các rủi ro sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khi các dự án hoàn thành, cán cân quyền lực đă thay đổi. Các tài sản mới không thể bị lấy đi, v́ vậy các nước đang phát triển có nhiều đ̣n bẩy hơn để đàm phán lại về các điều khoản trả nợ hoặc về các quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, các cuộc đàm phán gây tranh căi, dẫn đến việc quốc hữu hóa hoặc phá sản.
Kịch bản tương tự đă diễn ra ở một số quốc gia có liên quan về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các dự án lớn do Trung Quốc tài trợ đă tạo ra các khoản thất thu hoặc không kích thích được loại tăng trưởng kinh tế trên diện rộng mà các nhà hoạch định chính sách dự đoán. Một số dự án vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng dân chúng địa phương, những người mà đất đai và sinh kế của họ bị đe dọa. Một số người khác thiệt hại môi trường hoặc trải qua thất bại v́ chất lượng xây dựng kém của Trung Quốc. Vấn đề này xuất phát từ các vụ tranh chấp lâu dài về ưu tiên của Trung Quốc trong việc sử dụng công nhân và nhà thầu phụ của chính ḿnh để xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn chặn các đối tác địa phương.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất cho đến nay là nợ. Ở Argentina, Ethiopia, Montenegro, Pakistan, Sri Lanka, Zambia và những nơi khác, các dự án quá tốn kém của Trung Quốc đă đẩy tỷ lệ nợ tính trên GDP lên đến các mức không thể duy tŕ và tạo ra các khủng hoảng trong cán cân thanh toán. Trong một số trường hợp, chính phủ các nước đă đồng ư bù đắp bất kỳ khoản thiếu hụt doanh thu nào, họ đưa ra sự bảo đảm của nhà nước để bắt buộc người nộp thuế phải trả chi phí cho các dự án thất bại. Cái gọi là những khoản nợ tiềm ẩn này thường được che giấu dân chúng và các chủ nợ khác, che khuất mức nợ thật sự mà chính phủ phải chịu trách nhiệm. Ở Montenegro, Sri Lanka và Zambia, Trung Quốc đă thực hiện các thỏa thuận như vậy với các chính phủ tham nhũng hoặc nghiêng về độc tài, sau đó để lại khoản nợ cho các chính phủ ít tham nhũng hơn và nhiều dân chủ hơn, khiến họ phải chịu trách nhiệm để thoát khỏi các cuộc khủng hoảng.
Trách nhiệm tiềm ẩn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước không phải là trường hợp duy nhất đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, và cũng có thể gây khó khăn cho những dự án do tư nhân tài trợ. Điều làm cho các cuộc khủng hoảng nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường trở nên khác biệt là, trách nhiệm tiềm ẩn này là nợ do các ngân hàng trong chính sách của nhà nước Trung Quốc, không phải do các tập đoàn tư nhân, và Trung Quốc đang tiến hành việc tái đàm phán nợ trên cơ sở song phương.
Rơ ràng, Bắc Kinh cũng đang gặp khó khăn trong đàm phán, bởi v́ các nước thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường ngày càng lựa chọn những gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mặc dù họ thường đi kèm với các điều kiện khó khăn, thay v́ cố gắng đàm phán giải cứu thêm từ Bắc Kinh. Trong số các quốc gia mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đă can thiệp để hỗ trợ trong những năm gần đây là Sri Lanka (1,5 tỷ đô la Mỹ năm 2016), Argentina (57 tỷ năm 2018), Ethiopia (2,9 tỷ năm 2019), Pakistan (6 tỷ năm 2019), Ecuador (6,5 tỷ năm 2020), Kenya (2,3 tỷ năm 2021), Suriname (688 triệu đô năm 2021), Argentina (44 tỷ năm 2022), Zambia (1,3 tỷ năm 2022), Sri Lanka (2,9 tỷ năm 2023) và Bangladesh (3,3 tỷ năm 2023).
Một số nước kể trên đă tiếp tục trả nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường ngay sau khi các cơ sở tín dụng mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được đưa ra. Chẳng hạn như, đầu năm 2021, Kenya đă t́m cách đàm phán để tŕ hoăn việc thanh toán lăi suất cho một dự án đường sắt do Trung Quốc tài trợ, nối liền Nairobi với Mombasa, cảng của Kenya ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế phê duyệt khoản tín dụng 2,3 tỷ vào tháng Tư, Bắc Kinh bắt đầu giữ lại các khoản thanh toán cho các nhà thầu trong các dự án khác do Trung Quốc tài trợ ở Kenya. Do đó, các nhà thầu phụ và nhà cung cấp Kenya đă ngừng nhận các khoản thanh toán. Cuối năm đó, Kenya tuyên bố sẽ không c̣n t́m cách gia hạn giảm nợ từ Trung Quốc và thực hiện khoản thanh toán nợ 761 triệu đô la cho dự án đường sắt.
Đối với Kenya và các nơi khác trên thế giới, đang phát triển các rủi ro liên quan là quá lớn. Làn sóng khủng hoảng nợ này có thể tồi tệ hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng trước đây, gây thiệt hại kinh tế lâu dài cho các nền kinh tế vốn đă dễ bị tổn thương, khiến chính phủ họ sa lầy trong các cuộc đàm phán kéo dài và tốn kém. Vấn đề vượt ra ngoài thực tế đơn giản là, mỗi đô la chi cho việc trả nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường không thể duy tŕ, là một đô la không có để sử dụng cho việc phát triển kinh tế, chi tiêu xă hội hoặc chống việc biến đổi khí hậu. Chủ nợ ngoan cố trong các cuộc khủng hoảng về nợ tại thị trường mới nổi ngày nay không phải là một quỹ pḥng hộ hay chủ nợ tư nhân khác, mà là người cho vay song phương lớn nhất thế giới, trong nhiều trường hợp, họ là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia con nợ. Khi các chủ nợ tư nhân nhận thức rơ hơn về những rủi ro của việc cho vay, đối với các nước có liên hệ về Sáng kiến Vành đai và Con đường, các quốc gia này sẽ thấy ḿnh bị mắc kẹt giữa các chủ nợ c̣n tranh chấp và không thể tiếp cận nguồn vốn mà họ cần để giữ cho nền kinh tế của họ hoạt động.
Các khuôn mặt t́m ẩn
Bắc Kinh có nhiều mục tiêu cho Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đầu tiên và quan trọng nhất, họ t́m cách giúp các doanh nghiệp Trung Quốc, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng có một số doanh nghiệp tư nhân, kiếm tiền ở nước ngoài, để giữ cho ngành xây dựng khổng lồ của Trung Quốc tồn tại và duy tŕ việc làm của hàng triệu công nhân Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn cũng có các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh, bao gồm giành ảnh hưởng chính trị và trong một số trường hợp bảo đảm quyền tiếp cận các cơ sở chiến lược. Số lượng lớn các dự án kề cận mà Bắc Kinh thực hiện, gợi ư về những động lực này: Tại sao lại tài trợ cho các dự án ở các quốc gia có các rủi ro chính trị quá lớn, chẳng hạn như ở Cộng ḥa Dân chủ Congo hoặc Venezuela?
Nhưng những cáo buộc về nền ngoại giao gây bẫy nợ đă bị thổi phồng. Thay v́ cố t́nh làm cho người vay nợ sa lầy để đạt được những nhượng bộ về địa chính trị, các chủ nợ Trung Quốc có thể chỉ làm việc thẩm định kém. Các khoản cho vay thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường được thực hiện bởi ngân hàng nhà nước Trung Quốc, thông qua các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cho các doanh nghiệp nhà nước ở các nước đi vay. Hợp đồng được đàm phán trực tiếp, thay v́ mở rộng cho công chúng đấu thầu, v́ vậy thiếu vắng một trong những lợi ích của tài trợ tư nhân và mua sắm công khai: Một cơ chế thị trường minh bạch để bảo đảm cho các dự án có khả năng tài chính.
Kết quả tự nó đă nói lên tất cả. Năm 2009, chính phủ Montenegro yêu cầu có việc đấu thầu về hợp đồng xây dựng đường cao tốc nối Bar, thuộc cảng Adriatic, với Serbia. Hai nhà thầu tư nhân tham gia vào hai tiến tŕnh mua sắm, nhưng cả hai đều không thể huy động được nguồn tài trợ cần thiết. Kết quả là, Montenegro chuyển sang Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, họ không chia sẻ các mối quan tâm của thị trường, và hiện nay đường cao tốc là nguyên nhân chính gây ra t́nh trạng khó khăn tài chính cho Montenegro. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019, tỷ lệ nợ của nước này tính trên GDP là 59%, nếu nước này không theo đuổi dự án. Thế nhưng, tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 89% trong năm đó.
Không phải tất cả các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đều hoạt động kém hiệu quả. Dự án cảng Piraeus của Hy Lạp nhằm mở rộng bến cảng lớn nhất của đất nước đă mang lại kết quả đôi bên cùng có lợi mà Bắc Kinh đă hứa, cũng như các sáng kiến khác thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhưng nhiều dự án khiến cho các quốc gia phải chịu cảnh nợ nần thúc ép và lo sợ với sự can dự chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Trong một số trường hợp, giới lănh đạo và tinh hoa là những nhà đàm phán về các thỏa thuận đă được hưởng lợi, nhưng phần đông dân chúng th́ không.
Nói cách khác, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đặt ra vấn đề cho các nước phương Tây, nhưng mối đe dọa chính không phải là chiến lược. Ngược lại, Sáng kiến này tạo ra áp lực có thể gây bất ổn cho các nước đang phát triển, từ đó tạo ra các vấn đề cho các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, nơi các nước này chuyển sang xin hỗ trợ. Trong sáu thập niên qua, các chủ nợ của phương Tây đă phát triển các tổ chức như Câu lạc bộ Paris để giải quyết các vấn đề liên quan đến t́nh trạng phá sản, để bảo đảm mức độ hợp tác giữa các chủ nợ và việc quản lư khủng hoảng về khả nắng thanh toán một cách công bằng. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa đồng ư tham gia nhóm này, và thủ tục cho vay không rơ ràng của họ khiến các định chế quốc tế khó đánh giá chính xác được mức độ rắc rối của một quốc gia gặp phải.
(C̣n tiếp)
Tác giả: Michael Bennon và Francis Fukuyama
Đỗ Kim Thêm dịch
Số tháng 9/10 năm 2023
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-16-300x150.png
Dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nguồn: Reuters
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đă cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương tŕnh này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nhiều nhà phân tích mô tả các đặc điểm khoản cho vay của Trung Quốc qua Sáng kiến Vành đai và Con đường là “nền ngoại giao gây bẫy nợ”, được thiết kế để cung cấp cho Trung Quốc một đ̣n bẩy đối với các nước khác và thậm chí chiếm giữ cơ sở hạ tầng và tài nguyên của họ. Sau khi Sri Lanka chậm thanh toán cho dự án cảng Hambantota, khi họ gặp khó khăn hồi năm 2017, Trung Quốc đă có được hợp đồng thuê tài sản này trong 99 năm, như một phần của thỏa thuận tái đàm phán về các khoản nợ. Thỏa thuận này dấy lên lo ngại ở Washington và thủ đô các nước phương Tây khác cho rằng, mục tiêu thật sự của Bắc Kinh là chiếm dụng các cơ sở chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và châu Mỹ.
Nhưng trong vài năm qua, một bức tranh khác về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” đă xuất hiện. Nhiều dự án về cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ đă không thu lợi như các nhà phân tích mong đợi. Và bởi v́ các chính phủ đàm phán các dự án này thường đồng ư dừng các khoản vay, họ đă thấy ḿnh phải chịu gánh nặng với khoản nợ khổng lồ, họ không thể bảo đảm việc tài trợ cho các dự án trong tương lai hoặc thậm chí để trả khoản nợ mà họ đă tích lũy. Điều này đúng không chỉ với riêng Sri Lanka, mà c̣n cho Argentina, Kenya, Malaysia, Montenegro, Pakistan, Tanzania và nhiều quốc gia khác. Vấn đề đối với phương Tây không phải là Trung Quốc sẽ tiếp thu các cảng và tài sản chiến lược khác ở các nước đang phát triển, mà c̣n nhiều hơn thế, là các nước này sẽ mắc nợ quá nghiêm trọng, buộc họ phải chuyển sang cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các định chế tài chính quốc tế khác, được phương Tây hậu thuẫn để giúp trả các khoản vay của họ từ Trung Quốc.
Ở nhiều nơi trên thế giới đang phát triển, Trung Quốc bị coi là một chủ nợ tham lam và không khoan nhượng, không quá khác biệt so với các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây và những nhà cho vay đă t́m cách thu hồi nợ xấu trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khác với cách cải cách mới như là một nhà cho vay bóc lột, Trung Quốc dường như đang đi theo đường đi quen thuộc của các nhà đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, khi làm như vậy, Bắc Kinh có nguy cơ xa lánh chính các quốc gia mà họ đặt ra để lôi kéo vào trong Sáng kiến Vành đai và Con đường và lăng phí ảnh hưởng kinh tế của ḿnh ở các nước đang phát triển. Nó cũng có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ vốn dĩ đă làm khó khăn ở các thị trường mới nổi mà nó có thể dẫn đến một “thập niên mất mát” như nhiều nước thuộc Mỹ Latin đă trải qua trong thập niên 1980.
Để tránh kết cục thảm khốc đó và tránh việc dùng tiền thuế của người dân phương Tây để trả nợ xấu cho Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác nên thúc đẩy các cải cách trên diện rộng, khiến cho việc tận dụng lợi thế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các định chế tài chính quốc tế khác trở nên khó khăn hơn, bằng cách áp đặt các tiêu chí khắt khe hơn đối với các quốc gia t́m kiếm gói cứu trợ và yêu cầu tính minh bạch hơn trong việc cho vay từ tất cả các thành viên của họ, trong đó có cả Trung Quốc.
Cuộc thương thảo khó khăn ở những thị trường lỏng lẻo
Vào thập niên 1970, Raymond Vernon, nhà kinh tế học thuộc đại học Harvard nhận thấy rằng, các nhà đầu tư phương Tây có ưu thế khi đàm phán về các thỏa thuận ở các nước đang phát triển, v́ họ có vốn và bí quyết để xây dựng các nhà máy, đường xá, giếng dầu và nhà máy điện mà các nước nghèo hơn đang rất cần. Kết quả là, họ có thể đạt được những thoả thuận có lợi hơn cho riêng ḿnh, chuyển phần lớn các rủi ro sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khi các dự án hoàn thành, cán cân quyền lực đă thay đổi. Các tài sản mới không thể bị lấy đi, v́ vậy các nước đang phát triển có nhiều đ̣n bẩy hơn để đàm phán lại về các điều khoản trả nợ hoặc về các quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, các cuộc đàm phán gây tranh căi, dẫn đến việc quốc hữu hóa hoặc phá sản.
Kịch bản tương tự đă diễn ra ở một số quốc gia có liên quan về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các dự án lớn do Trung Quốc tài trợ đă tạo ra các khoản thất thu hoặc không kích thích được loại tăng trưởng kinh tế trên diện rộng mà các nhà hoạch định chính sách dự đoán. Một số dự án vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng dân chúng địa phương, những người mà đất đai và sinh kế của họ bị đe dọa. Một số người khác thiệt hại môi trường hoặc trải qua thất bại v́ chất lượng xây dựng kém của Trung Quốc. Vấn đề này xuất phát từ các vụ tranh chấp lâu dài về ưu tiên của Trung Quốc trong việc sử dụng công nhân và nhà thầu phụ của chính ḿnh để xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn chặn các đối tác địa phương.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất cho đến nay là nợ. Ở Argentina, Ethiopia, Montenegro, Pakistan, Sri Lanka, Zambia và những nơi khác, các dự án quá tốn kém của Trung Quốc đă đẩy tỷ lệ nợ tính trên GDP lên đến các mức không thể duy tŕ và tạo ra các khủng hoảng trong cán cân thanh toán. Trong một số trường hợp, chính phủ các nước đă đồng ư bù đắp bất kỳ khoản thiếu hụt doanh thu nào, họ đưa ra sự bảo đảm của nhà nước để bắt buộc người nộp thuế phải trả chi phí cho các dự án thất bại. Cái gọi là những khoản nợ tiềm ẩn này thường được che giấu dân chúng và các chủ nợ khác, che khuất mức nợ thật sự mà chính phủ phải chịu trách nhiệm. Ở Montenegro, Sri Lanka và Zambia, Trung Quốc đă thực hiện các thỏa thuận như vậy với các chính phủ tham nhũng hoặc nghiêng về độc tài, sau đó để lại khoản nợ cho các chính phủ ít tham nhũng hơn và nhiều dân chủ hơn, khiến họ phải chịu trách nhiệm để thoát khỏi các cuộc khủng hoảng.
Trách nhiệm tiềm ẩn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước không phải là trường hợp duy nhất đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, và cũng có thể gây khó khăn cho những dự án do tư nhân tài trợ. Điều làm cho các cuộc khủng hoảng nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường trở nên khác biệt là, trách nhiệm tiềm ẩn này là nợ do các ngân hàng trong chính sách của nhà nước Trung Quốc, không phải do các tập đoàn tư nhân, và Trung Quốc đang tiến hành việc tái đàm phán nợ trên cơ sở song phương.
Rơ ràng, Bắc Kinh cũng đang gặp khó khăn trong đàm phán, bởi v́ các nước thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường ngày càng lựa chọn những gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mặc dù họ thường đi kèm với các điều kiện khó khăn, thay v́ cố gắng đàm phán giải cứu thêm từ Bắc Kinh. Trong số các quốc gia mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đă can thiệp để hỗ trợ trong những năm gần đây là Sri Lanka (1,5 tỷ đô la Mỹ năm 2016), Argentina (57 tỷ năm 2018), Ethiopia (2,9 tỷ năm 2019), Pakistan (6 tỷ năm 2019), Ecuador (6,5 tỷ năm 2020), Kenya (2,3 tỷ năm 2021), Suriname (688 triệu đô năm 2021), Argentina (44 tỷ năm 2022), Zambia (1,3 tỷ năm 2022), Sri Lanka (2,9 tỷ năm 2023) và Bangladesh (3,3 tỷ năm 2023).
Một số nước kể trên đă tiếp tục trả nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường ngay sau khi các cơ sở tín dụng mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được đưa ra. Chẳng hạn như, đầu năm 2021, Kenya đă t́m cách đàm phán để tŕ hoăn việc thanh toán lăi suất cho một dự án đường sắt do Trung Quốc tài trợ, nối liền Nairobi với Mombasa, cảng của Kenya ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế phê duyệt khoản tín dụng 2,3 tỷ vào tháng Tư, Bắc Kinh bắt đầu giữ lại các khoản thanh toán cho các nhà thầu trong các dự án khác do Trung Quốc tài trợ ở Kenya. Do đó, các nhà thầu phụ và nhà cung cấp Kenya đă ngừng nhận các khoản thanh toán. Cuối năm đó, Kenya tuyên bố sẽ không c̣n t́m cách gia hạn giảm nợ từ Trung Quốc và thực hiện khoản thanh toán nợ 761 triệu đô la cho dự án đường sắt.
Đối với Kenya và các nơi khác trên thế giới, đang phát triển các rủi ro liên quan là quá lớn. Làn sóng khủng hoảng nợ này có thể tồi tệ hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng trước đây, gây thiệt hại kinh tế lâu dài cho các nền kinh tế vốn đă dễ bị tổn thương, khiến chính phủ họ sa lầy trong các cuộc đàm phán kéo dài và tốn kém. Vấn đề vượt ra ngoài thực tế đơn giản là, mỗi đô la chi cho việc trả nợ thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường không thể duy tŕ, là một đô la không có để sử dụng cho việc phát triển kinh tế, chi tiêu xă hội hoặc chống việc biến đổi khí hậu. Chủ nợ ngoan cố trong các cuộc khủng hoảng về nợ tại thị trường mới nổi ngày nay không phải là một quỹ pḥng hộ hay chủ nợ tư nhân khác, mà là người cho vay song phương lớn nhất thế giới, trong nhiều trường hợp, họ là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia con nợ. Khi các chủ nợ tư nhân nhận thức rơ hơn về những rủi ro của việc cho vay, đối với các nước có liên hệ về Sáng kiến Vành đai và Con đường, các quốc gia này sẽ thấy ḿnh bị mắc kẹt giữa các chủ nợ c̣n tranh chấp và không thể tiếp cận nguồn vốn mà họ cần để giữ cho nền kinh tế của họ hoạt động.
Các khuôn mặt t́m ẩn
Bắc Kinh có nhiều mục tiêu cho Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đầu tiên và quan trọng nhất, họ t́m cách giúp các doanh nghiệp Trung Quốc, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nhưng cũng có một số doanh nghiệp tư nhân, kiếm tiền ở nước ngoài, để giữ cho ngành xây dựng khổng lồ của Trung Quốc tồn tại và duy tŕ việc làm của hàng triệu công nhân Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn cũng có các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh, bao gồm giành ảnh hưởng chính trị và trong một số trường hợp bảo đảm quyền tiếp cận các cơ sở chiến lược. Số lượng lớn các dự án kề cận mà Bắc Kinh thực hiện, gợi ư về những động lực này: Tại sao lại tài trợ cho các dự án ở các quốc gia có các rủi ro chính trị quá lớn, chẳng hạn như ở Cộng ḥa Dân chủ Congo hoặc Venezuela?
Nhưng những cáo buộc về nền ngoại giao gây bẫy nợ đă bị thổi phồng. Thay v́ cố t́nh làm cho người vay nợ sa lầy để đạt được những nhượng bộ về địa chính trị, các chủ nợ Trung Quốc có thể chỉ làm việc thẩm định kém. Các khoản cho vay thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường được thực hiện bởi ngân hàng nhà nước Trung Quốc, thông qua các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cho các doanh nghiệp nhà nước ở các nước đi vay. Hợp đồng được đàm phán trực tiếp, thay v́ mở rộng cho công chúng đấu thầu, v́ vậy thiếu vắng một trong những lợi ích của tài trợ tư nhân và mua sắm công khai: Một cơ chế thị trường minh bạch để bảo đảm cho các dự án có khả năng tài chính.
Kết quả tự nó đă nói lên tất cả. Năm 2009, chính phủ Montenegro yêu cầu có việc đấu thầu về hợp đồng xây dựng đường cao tốc nối Bar, thuộc cảng Adriatic, với Serbia. Hai nhà thầu tư nhân tham gia vào hai tiến tŕnh mua sắm, nhưng cả hai đều không thể huy động được nguồn tài trợ cần thiết. Kết quả là, Montenegro chuyển sang Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, họ không chia sẻ các mối quan tâm của thị trường, và hiện nay đường cao tốc là nguyên nhân chính gây ra t́nh trạng khó khăn tài chính cho Montenegro. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019, tỷ lệ nợ của nước này tính trên GDP là 59%, nếu nước này không theo đuổi dự án. Thế nhưng, tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 89% trong năm đó.
Không phải tất cả các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đều hoạt động kém hiệu quả. Dự án cảng Piraeus của Hy Lạp nhằm mở rộng bến cảng lớn nhất của đất nước đă mang lại kết quả đôi bên cùng có lợi mà Bắc Kinh đă hứa, cũng như các sáng kiến khác thuộc về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhưng nhiều dự án khiến cho các quốc gia phải chịu cảnh nợ nần thúc ép và lo sợ với sự can dự chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Trong một số trường hợp, giới lănh đạo và tinh hoa là những nhà đàm phán về các thỏa thuận đă được hưởng lợi, nhưng phần đông dân chúng th́ không.
Nói cách khác, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đặt ra vấn đề cho các nước phương Tây, nhưng mối đe dọa chính không phải là chiến lược. Ngược lại, Sáng kiến này tạo ra áp lực có thể gây bất ổn cho các nước đang phát triển, từ đó tạo ra các vấn đề cho các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, nơi các nước này chuyển sang xin hỗ trợ. Trong sáu thập niên qua, các chủ nợ của phương Tây đă phát triển các tổ chức như Câu lạc bộ Paris để giải quyết các vấn đề liên quan đến t́nh trạng phá sản, để bảo đảm mức độ hợp tác giữa các chủ nợ và việc quản lư khủng hoảng về khả nắng thanh toán một cách công bằng. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa đồng ư tham gia nhóm này, và thủ tục cho vay không rơ ràng của họ khiến các định chế quốc tế khó đánh giá chính xác được mức độ rắc rối của một quốc gia gặp phải.
(C̣n tiếp)