PDA

View Full Version : V́ sao Việt – Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao?



BigBoy
13-09-2023, 02:11
Dương Quốc Chính (https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.kts/posts/pfbid024zCKkQBpnBcQ6JSf5xGWb3bvLCv2qr2DyFMbrA61Pxy RbFYiT6uY8RaGEaTyMCDBl)


10-9-2023


Đọc qua báo mạng mấy hôm nay thấy rộn ràng chuyện chuẩn bị đón Tổng thống Mỹ, nhưng đọc cũng chỉ thấy rộn ràng hoan hỉ, chả biết tại sao! Tối qua đài VOA cũng có buổi thảo luận về đề tài này. Phóng viên có nhắc tới chuyện này. Nhưng câu trả lời của các chuyên gia dường như không rơ ràng. Đặc biệt là câu hỏi: Liệu cuộc chiến Ukraine có liên quan tới mối quan hệ này không? Có người bảo là không liên quan, Việt Nam không theo bên này để chống bên kia. Có người bảo không liên quan lắm.


Vậy tại sao hai nước lại nâng cấp quan hệ?


Đây là thứ mà người dân hai nước quan tâm nhất và là nội dung quan trọng nhất. Nhưng báo chí cách mạng th́ không có lư giải nào mang tính tổng quan, đầy đủ. Báo Mỹ th́ ḿnh không rơ.


Theo ḿnh th́ có hai lư do chính dẫn tới việc nâng cấp quan hệ này đều liên quan tới yếu tố Trung Quốc.


Nguyên nhân sâu xa là từ các động thái của ông Tập Cận B́nh. Ông này từ bỏ con đường “ẩn ḿnh chờ thời” có từ thời Đặng Tiểu B́nh thay bằng khẩu hiệu “dám đấu tranh”. Nói cách khác, chính sách ngoại giao của Trung Quốc trở nên hung hăng hơn, để phô trương quyền lực và khuếch trương quyền lực mềm ra khắp thế giới. Trung Quốc không ngại đối đầu với các cường quốc như Mỹ và Tây Âu và đương nhiên có xu hướng áp chế các nước lân bang trong khu vực.


Cuộc chiến Ukraine-Nga thực ra không có mấy ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, v́ chiến trường ở quá xa và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và hai nước kia đều không nhiều, ngoại trừ sự phụ thuộc vũ khí vào Nga.


Ảnh hưởng gián tiếp của cuộc chiến nói trên lại ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Sự ảnh hưởng tới giá dầu hay làm suy thoái kinh tế của EU và Mỹ th́ dễ thấy. Nhưng vấn đề chính lại ở chỗ nó tạo ra một tiền lệ rất xấu, khi một cường quốc ngang nhiên xâm lược nước láng giềng rồi sáp nhập lănh thổ, bất chấp pháp lư quốc tế, đúng theo cách hành xử của các cường quốc từ trước 1945. Trước đó, có lẽ lần cuối cùng có chuyện tương tự là khi Iraq xâm lược và sáp nhập Kuwait năm 1990, nhưng nó dễ dàng bị dập tắt bởi sự can thiệp của LHQ, đứng đầu là quân đội Mỹ.


Cuộc chiến Nga-Ukraine khiến Nga bị cô lập bởi phương Tây và đa số các nước c̣n lại, trừ một số nước trong khối BRICS và đồng minh truyền thống của Nga. Điều đó dẫn tới Nga bắt buộc phải ngả vào ṿng tay Trung Quốc. Tự biến ḿnh thành cây xăng cho Trung Quốc. Nói cách khác là lệ thuộc Trung Quốc. Bởi nếu Trung Quốc quay lưng th́ gần như chắc chắn Nga sẽ thua trận, v́ thiếu nguồn cung cấp hàng hóa và tiêu thụ dầu Nga. Ấn Độ không đủ tiềm lực để cung cấp các mặt hàng điện tử và công nghệ cho Nga.


Mặt khác, cách hành xử của phương Tây đối với Nga sẽ là kim chỉ Nam cho Trung Quốc. Trung Quốc cũng trở nên hung hăng hơn nhiều với vấn đề Đài Loan và biển Đông. Nếu Nga xâm lược thành công Ukraine th́ chính là nguồn cảm hứng cho Trung Quốc tấn công Đài Loan và có thể chiếm đảo ở biển Đông.


Trước đây, Nga là một đối trọng với Trung Quốc ở biển Đông mà Việt Nam có thể trông cậy, ít ra là về vũ khí, khí tài. Tam giác quan hệ Việt Nam – Nga/Liên Xô – Trung Quốc vốn đă có truyền thống từ năm 1950 và cũng có những thăng trầm từ giai đoạn Khrushchev nắm quyền cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Liên Xô và sau đó là Nga, luôn là một bên để bao bọc, che chở, kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc. Vai tṛ này chỉ mới thu hẹp trong gần 10 năm Yeltsin nắm quyền. Nhưng tới khi Putin lên ngôi, th́ nước Nga cũng trỗi dậy.


Thế nhưng khi cuộc chiến với Ukraine bất ngờ nổ ra và Nga có vẻ bị sa lầy khiến cho Việt Nam tự nhiên mất toi một đại ca truyền thống đối trọng với Trung Quốc. Tất nhiên Nga bây giờ phải lụy Trung Quốc và cần Trung Quốc hơn Việt Nam. Nếu có xung đột xảy ra, Nga sẽ bán đứng Việt Nam và mặc kệ Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Việt Nam tất nhiên nhận thức được mối nguy hiểm đó.


Quyền lợi ở biển Đông liên quan nhiều nhất tới Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines, chủ yếu liên quan tới tự do hàng hải. C̣n tranh chấp biển đảo th́ chủ yếu giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia (rất ít). Nhưng trong số các nước/lănh thổ nói trên TẤT CẢ đều phụ thuộc quân sự vào Mỹ. Tức là Mỹ đang bảo kê cho tất cả. Mỹ có căn cứ quân sự ở Nhật, Hàn, Philippines và sẵn sàng bảo vệ Đài Loan và coi Đài Loan là đồng minh truyền thống.


Có nghĩa là Mỹ là đối thủ mạnh nhất về quân sự trong khu vực. Nước Mỹ tuy ở xa nhưng căn cứ quân sự lại rất gần và nằm rải rác khắp khu vực. V́ thế rơ ràng Việt Nam phải nh́n thấy chỗ dựa lớn nhất là Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Trong khi Nhật, Hàn, Đài đang có quan hệ ngoại giao và kinh tế rất tốt với Việt Nam, nhưng về quân sự th́ họ lại quá yếu so với Trung Quốc. Khi mất chỗ dựa là Nga th́ rủi ro về nguồn cung vũ khí đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, chỉ có Mỹ mới có thể là đối tác cung cấp vũ khí chiến lược cho Việt Nam thay thế Nga mà thôi.


Đó là lư do về an ninh khiến Việt Nam phải ve văn Mỹ.


Về mặt kinh tế, cũng là hệ quả của chính sách hung hăng, đối đầu của ông Tập, Mỹ nhận thấy là quá mất an toàn nếu phụ thuộc vào công xưởng Trung Quốc. Từ thời TT Trump, Mỹ và Trung Quốc đă có thương chiến, TT Biden cũng vẫn duy tŕ chính sách đối đầu với Trung Quốc, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà máy gia công của Trung Quốc. Mỹ và phương Tây đều muốn rút bớt nhà máy ra khỏi Trung Quốc và đó là cơ hội lớn cho Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.


Một phần do chính sách đối đầu, lại vung tiền khắp thế giới để tạo ảnh hưởng (sáng kiến Một vành đài một con đường – Nhất đái, nhất lộ), cộng thêm chính sách chống Covid quá cực đoan, khiến cho kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng và đă giảm phát.


Như vậy, trước một Trung Quốc hung hăng, sẵn sàng gây chiến, cộng với cơ hội mở cửa đón làn sóng FDI từ phương Tây tránh Trung Quốc, thêm tương lai u ám, suy yếu của Trung Quốc, th́ đó là cơ hội trăm năm có một đối với Việt Nam để ngả thêm qua Mỹ. V́ vậy Việt Nam phải làm thân với Mỹ là điều dễ hiểu.


Nhưng t́nh cảm không thể từ một phía. Mỹ cũng nhận thức được rằng, Trung Quốc trỗi dậy không ôn hoà là mối nguy trong khu vực. Học thuyết Domino khiến Mỹ can thiệp vào Việt Nam từ 1955 cũng xuất phát từ việc Trung Quốc đổ quân vào Triều Tiên và Mỹ lo ngại làn sóng đỏ từ Trung Quốc sẽ lan khắp ĐNA.


Việt Nam là đối thủ duy nhất có mâu thuẫn lợi ích biển Đông với Trung Quốc nhiều nhất. Có tiềm lực quân sự tự thân mạnh nhất, có kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc nhiều nhất. Việt Nam cũng là nước đông dân, chính trị ổn định, có tiềm lực tăng trưởng tốt và nhiều đặc điểm giống với Trung Quốc để có thể thay thế phần nào sự phụ thuộc vào Trung Quốc của Mỹ. Apple/Foxconn có thể nh́n tấm gương Samsung, để rút toàn bộ nhà máy khỏi Trung Quốc để chuyển qua Việt Nam.


Về mặt địa chính trị, Việt Nam chính là một Ukraine bên cạnh Trung Quốc, nhưng khả năng đương đầu với Trung Quốc tốt hơn. Nếu Mỹ nắm được Việt Nam, Mỹ sẽ có một Ukraine khác, nhưng khôn khéo hơn, ở cạnh sườn Trung Quốc.


Như vậy, rơ ràng ở thời điểm này, dưới sự ảnh hưởng không nhỏ của xung đột Nga – Ukraine, Việt Nam và Mỹ đều cần nhau, nên hai bên nhanh chóng đi tới mối quan hệ khăng khít. Đây là cơ hội cho cả hai bên và hiếm có trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ và các chế độ khác nhau trên đất Việt Nam.


Trở ngại lớn nhất giữa hai nước bây giờ chỉ là sự khác biệt về thể chế. Nhưng với những mối lợi kể trên th́ có lẽ cả hai bên đều chấp nhận chịu nhún lẫn nhau để cùng hưởng lợi.


Như vậy, có thể nói, chính v́ sự hung hăng của 2/4 đối tác chiến lược toàn diện truyền thống khác, đứng đầu là Putin và Tập Cận B́nh, đă đẩy Việt Nam về phía Mỹ để pḥng thân và bị gậy. Nghe có vẻ hài hước, nhưng đó là sự thật khiến cả Putin và Tập đều không vui trước cuộc gặp ngày mai của TT Biden với lănh đạo Việt Nam ở Hà Nội.


Đây là cơ hội hiếm có trong lịch sử, hi vọng Việt Nam không để tuột như đă từng để tuột vào năm 1946 và 1976 của thế kỷ trước, trong việc thiết lập mối bang giao với Hoa Kỳ.