BigBoy
06-08-2023, 15:36
Phạm Anh
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Xã Long Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có khoảng 2,000 nhà dân, đa số theo đạo Ông Trần hay còn gọi là đạo Ông Nhà Lớn. Trung tâm của cộng đồng là ngôi Nhà Lớn, một quần thể kiến trúc cổ bao gồm nhà ở, nhà thờ, phố, chợ, trường học do cộng đồng cùng chung tay chăm sóc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-1.jpg)
Y phục truyền thống của đạo Ông Trần là quần áo màu đen dù là áo bà ba hay áo dài, dù là lúc đi làm nông hay khi dự tiệc tùng lễ hội. (Hình: Phạm Anh)
Nếp sống của họ từ lễ nghi sống chết, ăn mặc, sinh hoạt, ứng xử thậm chí nói năng chữ nghĩa với khuôn mẫu riêng theo phong cách của những người khẩn hoang thời thế kỷ 18-19. Ngoài ra còn có một cộng đồng ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể nói đây là bảo tàng sống của văn hóa thời khẩn hoang.
Tên là đạo Ông Trần nhưng người lập đạo mà nói chính xác hơn đó là thủ lĩnh của cộng đồng khẩn hoang vùng này tên thật là Lê Văn Mưu. Do thói quen của lối sống thời khai mở đất suốt ngày ở trần nên người ta gọi là ông Trần giống như những ông đạo Đèn, đạo Điên, Sải Vãi Bán Khoai ở miền Tây thời trước. Ngay bây giờ chính những thành viên tham gia công quả, tiếp khách tế tự trong Nhà Lớn vẫn thành kính kiêng kỵ không dám nói đến tên thật của ông. Chỉ có người cháu đời thứ ba của ông là Lê Thị Kiếm mới dám tiết lộ.
Nhóm khẩn hoang dung chứa người xiêu tán
Theo truyền ngôn thì năm 1891, ông Trần cùng đoàn người đi tàu buồm từ Hà Tiên dừng chân ở chợ Long Điền, thấy đảo Long Sơn chưa có người khai phá, ông chọn nơi này mở đất lập nghiệp. Họ khai hoang, làm ruộng muối, làm rẫy, khai thác biển làm cá, mắm. Hiện nay Nhà Lớn vẫn còn giữ được mô hình chiếc thuyền buồm, đặc biệt là nguyên mẫu bánh lái khổng lồ của chiếc thuyền được đẽo từ thân cây nguyên khối. Điều này cho thấy ông Trần hẳn là một điền chủ có tài vật lực hoặc một lãnh tụ một bang hội nào đó bỏ xứ tìm vùng đất mới
Họ không làm ăn riêng lẻ mà sống cộng cư cùng ăn cùng ở, cùng làm và từng bước xây dựng ngôi Nhà Lớn thành một tổ chức xã hội khép kín, người chỉ huy việc khai phá tổ chức đời sống vừa là người lãnh đạo tinh thần vừa giống như mô thức đồn điền triều Nguyễn vừa mang phong cách trại ruộng của Phật Thầy Tây An.
Ông Trần còn hào sảng cưu mang những người xiêu tán từ khắp nơi về đây lập nghiệp và dần tạo lập vùng Long Sơn từ cù lao hoang địa thành ruộng rẫy trù phú và xây dựng nên cơ ngơi Nhà Lớn.
Trong lần thăm viếng năm 2021, chúng tôi tiếp xúc với cô Bảy hơn 70 tuổi là thành viên phụ trách tiếp tân. Quê quán cô ở Hương Mỹ, Bến Tre, ông nội cô đã rời quê tìm phương lập nghiệp và trở thành bổn đạo sống trong Nhà Lớn, tiếp đó đến lượt cha cô, bản thân cô sinh ra lớn lên dựng vợ gả chồng đều trong Nhà Lớn. Mãi sau 1975, chính sách đất đai của chính quyền bình quân ruộng đất cho mỗi đầu người những thành viên, bổn đạo mới tách ra sống riêng và làm ăn riêng nhưng tất cả vẫn gắn bó và chu toàn công quả với Nhà Lớn như là nhà thờ tổ của mình. Cộng đồng Nhà Lớn Long Sơn đã hình thành như vậy.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-2.jpg)
Chuẩn bị kỉnh cơm, chỉ là cơm trắng và muối chứa trong các thố có nắp đậy. (Hình: Phạm Anh)
Cấu trúc xã hội từ khẩn hoang đến tân thời
Nhà Lớn là một quần thể kiến trúc khép kín, gồm khu nhà dài phía trước để tiếp khách, khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần. Đặc biệt nhất, là khu nhà thờ. Khu nhà quay mặt về hướng Đông, tọa lạc trên diện tích 7,800 mét vuông, gồm tam quan, vườn hoa bát quái, và nhiều nhà thờ, trong đó có các nhà lầu hai tầng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) mái ngói là: Lầu Cấm (tiền điện), Lầu Phật (chính điện), Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt lợp ngói là Nhà Thánh, Nhà Hậu (hậu điện) thành hình chữ “Khẩu.” Trong khoảng sân lộ thiên dùng để thông gió và lấy ánh sáng có hồ nước ngầm, một bể nước nổi trong có hòn non bộ.
Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ. Tại đây thờ cả Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo; và thờ Ông Trần cùng những người trong gia tộc họ Lê.
Trong các gian thờ là vô số kỷ vật cổ (đa phần bằng gỗ quý) sưu tầm từ cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ… Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (được cẩn hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, và gần 40 ghế nghi để thờ cúng có nguồn gốc từ vùng Hà Đông.
Di vật quý nữa là bản văn chữ Nôm truyện “Lục Vân Tiên” vẽ trên lụa, mà trước đây ông Trần vẫn thường trích đọc và giảng dạy cho bổn đạo về những giá trị trung hiếu tiết nghĩa như một thứ giáo lý truyền khẩu. Ngày nay những thế hệ kế tục vẫn sống và dạy dỗ con cháu theo các chuẩn mực đó.
Đến năm 1928, các khu thờ cúng đã hoàn chỉnh, ông cho dựng tiếp Lầu Dài, phần dưới làm nơi ăn nghỉ cho người đến thăm viếng. Lầu Dài là dãy nhà rất dài nhiều căn nối nhau có đến hơn 50 mét. Bên trong có những bộ ván ngựa (phản) cũng rất dài tầm bốn đến năm mét để khách sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Những năm tiếp theo, ông Trần xây năm dãy phố là những dãy nhà trệt cho lưu dân mới đến lập nghiệp có chỗ cư ngụ, nhà Long Sơn hội là nơi hội họp của cộng đồng, trường học dạy chữ quốc ngữ cho trẻ, nhà lồng chợ Long Sơn khánh thành ngày 16 Tháng Tám, 1929, nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, các hồ và lu dùng để tích trữ nước ngọt… Dấu ấn đặc biệt dấu tích thời khẩn hoang của chợ Long Sơn ở Nhà Lớn là hai đặc sản rất ngon và rất rẻ: chao và mắm ruốc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-3.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-3.jpg)
Kỉnh cơm ông bà đơn giản nhưng đặt trong thố nghiêm cẩn. (Hình: Phạm Anh)
Lưu giữ đạo lý lối sống thời xưa
Với những cơ sở vật chất như vậy Nhà Lớn có đủ thiết chế của một làng xã kiểu mẫu và tiên tiến so với xã hội đương thời. Cô Bảy cho biết trong hơn 2,000 nhà dân xã Long Sơn hiện nay thì hơn 90% là thành viên của Nhà Lớn trước đây.
Tấm lòng hào sảng nghĩa khí và lối sống đạo đức của ông Trần không chỉ chinh phục người dân sở tại mà ở hầu hết Nam Kỳ Lục Tỉnh đều ít nhiều có người tự nguyện theo đạo Ông Trần. Đặc biệt là ở xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang, có cả cộng đồng theo đạo Ông Nhà Lớn, đến nay vẫn liên lạc thường xuyên và duy trì các sinh hoạt tập tục y như Nhà Lớn Long Sơn.
Những vị lão thành ở Nhị Bình kể rằng trong trận bão năm Giáp Thìn 1904, ông Trần đã về Mỹ Tho và cứu đói vùng này 1,000 giạ lúa. Từ đó người dân cảm phục và tự nguyện sống theo đạo Ông Trần.
Không chỉ xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cho các thành viên làm ăn, thời ấy ông Trần còn tạo dựng một nếp sống đạo nghĩa, những tập quán, lễ nghi sinh hoạt cho cả cộng đồng và vẫn còn duy trì đến nay.
Những người theo đạo Ông Nhà Lớn không phải ăn chay, niệm Phật đọc kinh, nhưng phải giữ những giá trị đạo đức nhân nghĩa theo tinh thần Nho Giáo đã đươc Việt hóa theo khuôn mẫu của Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực, Nguyệt Nga trong truyện “Lục Vân Tiên.” Phải giữ đạo hiếu và lễ nghi với ông bà tổ tiên, sống chan hòa với cộng đồng xã hội.
Dù tại Nhà Lớn hay ở nhà riêng, mỗi ngày cúng bốn lần. Theo ngôn ngữ riêng của đạo, cúng gọi là kỉnh. Sáng sớm kỉnh nước, nhang. Trưa, chiều, kỉnh cơm (chỉ là cơm trắng và muối chứa trong các thố có nắp đậy). Tối kỉnh nhang. Trên bàn thờ chính trong Nhà Lớn và bàn thờ của các gia đình bổn đạo ở Nhị Bình, có trang thờ phủ vải màu đỏ. Phải chăng đây là một “gánh” của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-4.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-4.jpg)
Dù tại Nhà Lớn hay ở nhà riêng, mỗi ngày trưa, chiều phải kỉnh cơm. (Hình: Phạm Anh)
Lối sống giản dị, lành mạnh
Ở gia đình thì đơn giản chỉ một bàn thờ nhưng Nhà Lớn có đến 70 bàn thờ nên việc kỉnh cơm, cúng lễ, quét dọn, tu sửa khánh tiết, tiếp tân hằng ngày được tổ chức chặt chẽ. Những công việc lao động bình thường sẽ do 30 thanh niên làm công quả. Mỗi ngày thay phiên một lần.
Việc cúng kỉnh do Phiên Ngũ (năm người có chức phận đã từng làm công quả hơn 10 năm) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần. Người thâm niên hơn có trách nhiệm cao hơn và Phiên Hầu và nhóm có trách nhiệm cao nhất trong việc coi sóc Nhà Lớn là Hương Quản gồm có tám người.
Y phục truyền thống của đạo Ông Trần là quần áo màu đen dù là áo bà ba hay áo dài, dù là lúc đi làm nông hay khi dự tiệc tùng lễ hội. Màu đen có thể là dấu tích của thời khẩn hoang 100 năm trước nhưng đó cũng là sự lựa chọn cho lối sống đơn giản thanh đạm theo chủ trương của ông Trần. Một bô lão ở Nhị Bình mỉm cười khẳng định: “Đã quen rồi, bắt mặc đồ màu khác không mặc được!”
Việc tang ma và mồ mả của người theo đạo Ông Trần cũng theo quy tắc riêng. Tại Long Sơn và Nhị Bình đều có một cái “Bao Quan.” Hình thức giống như một cổ quan tài sơn màu đỏ trang trí hoa văn đẹp mắt. Phần trên Bao Quan và tấm liệt dưới lòng quan tài có thể tháo rời. Người trong đạo qua đời sẽ được bó chặt trong một tấm vải đỏ và thi hài đưa vào Bao Quan. Khi đưa thi hài xuống huyệt, Bao Quan được tháo ra và đưa về lại Nhà Lớn.
Trên trăm năm qua tất cả những người theo đạo qua đời đều dùng chung cái Bao Quan này. Màu đỏ của nó không phải do nước sơn mà do sáp của hàng ngàn chiếc đèn cầy phủ lên. Việc dùng chung Bao Quan vừa tiết kiệm vừa thể hiện đạo lý “sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách.” Ông Trần xưa có dạy “sáng tử chiều táng, chiều tử sáng táng.” Tang lễ cũng thật giản tiện, không trống nhạc, không tụng kinh, không tiệc tùng.
Cả Long Sơn và Nhị Bình đều có khu dành riêng chôn cất người trong đạo. Mồ mả cũng có điểm đặc biệt, đơn giản, tươm tất, kích thước bằng nhau không cái nào lớn hơn cái nào.
Bà Kiếm cho biết ông Trần đã dạy: “Kẻ hèn, người sang, dân nghèo hay người có chức quyền khi chết đi, đều ngang hàng, bình đẳng như nhau.” Đặc biệt hơn nữa trên mộ bia chỉ đánh số mà không ghi họ tên người mất. Con cháu nhớ số ấy mà chăm sóc cúng viếng hằng năm.
Từ năm 1991, Nhà Lớn đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.
Hằng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 Tháng Hai Âm Lịch) và ngày Tết Trùng Cửu (9 Tháng Chín Âm Lịch), Nhà Lớn Long Sơn đều tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.
Với những người thân quen có thể gọi là bổn đạo, họ đến Nhà Lớn như trở về nguồn cội của mình, những thức cúng viếng không phải là tiền bạc, phẩm vật mua sắm mà chính từ sản phẩm của địa phương, của gia đình. Người mang chục trái dừa, người mang cả cần xé cam, quýt…
Với tấm lòng hiếu khách truyền thống của đạo, khách dù là thân hay khách lạ, dù là ngày thường hay ngày giỗ kỵ đều được tiếp đón ân cần chu đáo theo câu “tứ hải giai huynh đệ.”
(Phạm Anh)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Xã Long Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có khoảng 2,000 nhà dân, đa số theo đạo Ông Trần hay còn gọi là đạo Ông Nhà Lớn. Trung tâm của cộng đồng là ngôi Nhà Lớn, một quần thể kiến trúc cổ bao gồm nhà ở, nhà thờ, phố, chợ, trường học do cộng đồng cùng chung tay chăm sóc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-1.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-1.jpg)
Y phục truyền thống của đạo Ông Trần là quần áo màu đen dù là áo bà ba hay áo dài, dù là lúc đi làm nông hay khi dự tiệc tùng lễ hội. (Hình: Phạm Anh)
Nếp sống của họ từ lễ nghi sống chết, ăn mặc, sinh hoạt, ứng xử thậm chí nói năng chữ nghĩa với khuôn mẫu riêng theo phong cách của những người khẩn hoang thời thế kỷ 18-19. Ngoài ra còn có một cộng đồng ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể nói đây là bảo tàng sống của văn hóa thời khẩn hoang.
Tên là đạo Ông Trần nhưng người lập đạo mà nói chính xác hơn đó là thủ lĩnh của cộng đồng khẩn hoang vùng này tên thật là Lê Văn Mưu. Do thói quen của lối sống thời khai mở đất suốt ngày ở trần nên người ta gọi là ông Trần giống như những ông đạo Đèn, đạo Điên, Sải Vãi Bán Khoai ở miền Tây thời trước. Ngay bây giờ chính những thành viên tham gia công quả, tiếp khách tế tự trong Nhà Lớn vẫn thành kính kiêng kỵ không dám nói đến tên thật của ông. Chỉ có người cháu đời thứ ba của ông là Lê Thị Kiếm mới dám tiết lộ.
Nhóm khẩn hoang dung chứa người xiêu tán
Theo truyền ngôn thì năm 1891, ông Trần cùng đoàn người đi tàu buồm từ Hà Tiên dừng chân ở chợ Long Điền, thấy đảo Long Sơn chưa có người khai phá, ông chọn nơi này mở đất lập nghiệp. Họ khai hoang, làm ruộng muối, làm rẫy, khai thác biển làm cá, mắm. Hiện nay Nhà Lớn vẫn còn giữ được mô hình chiếc thuyền buồm, đặc biệt là nguyên mẫu bánh lái khổng lồ của chiếc thuyền được đẽo từ thân cây nguyên khối. Điều này cho thấy ông Trần hẳn là một điền chủ có tài vật lực hoặc một lãnh tụ một bang hội nào đó bỏ xứ tìm vùng đất mới
Họ không làm ăn riêng lẻ mà sống cộng cư cùng ăn cùng ở, cùng làm và từng bước xây dựng ngôi Nhà Lớn thành một tổ chức xã hội khép kín, người chỉ huy việc khai phá tổ chức đời sống vừa là người lãnh đạo tinh thần vừa giống như mô thức đồn điền triều Nguyễn vừa mang phong cách trại ruộng của Phật Thầy Tây An.
Ông Trần còn hào sảng cưu mang những người xiêu tán từ khắp nơi về đây lập nghiệp và dần tạo lập vùng Long Sơn từ cù lao hoang địa thành ruộng rẫy trù phú và xây dựng nên cơ ngơi Nhà Lớn.
Trong lần thăm viếng năm 2021, chúng tôi tiếp xúc với cô Bảy hơn 70 tuổi là thành viên phụ trách tiếp tân. Quê quán cô ở Hương Mỹ, Bến Tre, ông nội cô đã rời quê tìm phương lập nghiệp và trở thành bổn đạo sống trong Nhà Lớn, tiếp đó đến lượt cha cô, bản thân cô sinh ra lớn lên dựng vợ gả chồng đều trong Nhà Lớn. Mãi sau 1975, chính sách đất đai của chính quyền bình quân ruộng đất cho mỗi đầu người những thành viên, bổn đạo mới tách ra sống riêng và làm ăn riêng nhưng tất cả vẫn gắn bó và chu toàn công quả với Nhà Lớn như là nhà thờ tổ của mình. Cộng đồng Nhà Lớn Long Sơn đã hình thành như vậy.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-2.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-2.jpg)
Chuẩn bị kỉnh cơm, chỉ là cơm trắng và muối chứa trong các thố có nắp đậy. (Hình: Phạm Anh)
Cấu trúc xã hội từ khẩn hoang đến tân thời
Nhà Lớn là một quần thể kiến trúc khép kín, gồm khu nhà dài phía trước để tiếp khách, khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần. Đặc biệt nhất, là khu nhà thờ. Khu nhà quay mặt về hướng Đông, tọa lạc trên diện tích 7,800 mét vuông, gồm tam quan, vườn hoa bát quái, và nhiều nhà thờ, trong đó có các nhà lầu hai tầng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) mái ngói là: Lầu Cấm (tiền điện), Lầu Phật (chính điện), Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt lợp ngói là Nhà Thánh, Nhà Hậu (hậu điện) thành hình chữ “Khẩu.” Trong khoảng sân lộ thiên dùng để thông gió và lấy ánh sáng có hồ nước ngầm, một bể nước nổi trong có hòn non bộ.
Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ. Tại đây thờ cả Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo; và thờ Ông Trần cùng những người trong gia tộc họ Lê.
Trong các gian thờ là vô số kỷ vật cổ (đa phần bằng gỗ quý) sưu tầm từ cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ… Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (được cẩn hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, và gần 40 ghế nghi để thờ cúng có nguồn gốc từ vùng Hà Đông.
Di vật quý nữa là bản văn chữ Nôm truyện “Lục Vân Tiên” vẽ trên lụa, mà trước đây ông Trần vẫn thường trích đọc và giảng dạy cho bổn đạo về những giá trị trung hiếu tiết nghĩa như một thứ giáo lý truyền khẩu. Ngày nay những thế hệ kế tục vẫn sống và dạy dỗ con cháu theo các chuẩn mực đó.
Đến năm 1928, các khu thờ cúng đã hoàn chỉnh, ông cho dựng tiếp Lầu Dài, phần dưới làm nơi ăn nghỉ cho người đến thăm viếng. Lầu Dài là dãy nhà rất dài nhiều căn nối nhau có đến hơn 50 mét. Bên trong có những bộ ván ngựa (phản) cũng rất dài tầm bốn đến năm mét để khách sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Những năm tiếp theo, ông Trần xây năm dãy phố là những dãy nhà trệt cho lưu dân mới đến lập nghiệp có chỗ cư ngụ, nhà Long Sơn hội là nơi hội họp của cộng đồng, trường học dạy chữ quốc ngữ cho trẻ, nhà lồng chợ Long Sơn khánh thành ngày 16 Tháng Tám, 1929, nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, các hồ và lu dùng để tích trữ nước ngọt… Dấu ấn đặc biệt dấu tích thời khẩn hoang của chợ Long Sơn ở Nhà Lớn là hai đặc sản rất ngon và rất rẻ: chao và mắm ruốc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-3.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-3.jpg)
Kỉnh cơm ông bà đơn giản nhưng đặt trong thố nghiêm cẩn. (Hình: Phạm Anh)
Lưu giữ đạo lý lối sống thời xưa
Với những cơ sở vật chất như vậy Nhà Lớn có đủ thiết chế của một làng xã kiểu mẫu và tiên tiến so với xã hội đương thời. Cô Bảy cho biết trong hơn 2,000 nhà dân xã Long Sơn hiện nay thì hơn 90% là thành viên của Nhà Lớn trước đây.
Tấm lòng hào sảng nghĩa khí và lối sống đạo đức của ông Trần không chỉ chinh phục người dân sở tại mà ở hầu hết Nam Kỳ Lục Tỉnh đều ít nhiều có người tự nguyện theo đạo Ông Trần. Đặc biệt là ở xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang, có cả cộng đồng theo đạo Ông Nhà Lớn, đến nay vẫn liên lạc thường xuyên và duy trì các sinh hoạt tập tục y như Nhà Lớn Long Sơn.
Những vị lão thành ở Nhị Bình kể rằng trong trận bão năm Giáp Thìn 1904, ông Trần đã về Mỹ Tho và cứu đói vùng này 1,000 giạ lúa. Từ đó người dân cảm phục và tự nguyện sống theo đạo Ông Trần.
Không chỉ xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cho các thành viên làm ăn, thời ấy ông Trần còn tạo dựng một nếp sống đạo nghĩa, những tập quán, lễ nghi sinh hoạt cho cả cộng đồng và vẫn còn duy trì đến nay.
Những người theo đạo Ông Nhà Lớn không phải ăn chay, niệm Phật đọc kinh, nhưng phải giữ những giá trị đạo đức nhân nghĩa theo tinh thần Nho Giáo đã đươc Việt hóa theo khuôn mẫu của Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực, Nguyệt Nga trong truyện “Lục Vân Tiên.” Phải giữ đạo hiếu và lễ nghi với ông bà tổ tiên, sống chan hòa với cộng đồng xã hội.
Dù tại Nhà Lớn hay ở nhà riêng, mỗi ngày cúng bốn lần. Theo ngôn ngữ riêng của đạo, cúng gọi là kỉnh. Sáng sớm kỉnh nước, nhang. Trưa, chiều, kỉnh cơm (chỉ là cơm trắng và muối chứa trong các thố có nắp đậy). Tối kỉnh nhang. Trên bàn thờ chính trong Nhà Lớn và bàn thờ của các gia đình bổn đạo ở Nhị Bình, có trang thờ phủ vải màu đỏ. Phải chăng đây là một “gánh” của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-4.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/DL-Nha-lon-Long-Son-4.jpg)
Dù tại Nhà Lớn hay ở nhà riêng, mỗi ngày trưa, chiều phải kỉnh cơm. (Hình: Phạm Anh)
Lối sống giản dị, lành mạnh
Ở gia đình thì đơn giản chỉ một bàn thờ nhưng Nhà Lớn có đến 70 bàn thờ nên việc kỉnh cơm, cúng lễ, quét dọn, tu sửa khánh tiết, tiếp tân hằng ngày được tổ chức chặt chẽ. Những công việc lao động bình thường sẽ do 30 thanh niên làm công quả. Mỗi ngày thay phiên một lần.
Việc cúng kỉnh do Phiên Ngũ (năm người có chức phận đã từng làm công quả hơn 10 năm) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần. Người thâm niên hơn có trách nhiệm cao hơn và Phiên Hầu và nhóm có trách nhiệm cao nhất trong việc coi sóc Nhà Lớn là Hương Quản gồm có tám người.
Y phục truyền thống của đạo Ông Trần là quần áo màu đen dù là áo bà ba hay áo dài, dù là lúc đi làm nông hay khi dự tiệc tùng lễ hội. Màu đen có thể là dấu tích của thời khẩn hoang 100 năm trước nhưng đó cũng là sự lựa chọn cho lối sống đơn giản thanh đạm theo chủ trương của ông Trần. Một bô lão ở Nhị Bình mỉm cười khẳng định: “Đã quen rồi, bắt mặc đồ màu khác không mặc được!”
Việc tang ma và mồ mả của người theo đạo Ông Trần cũng theo quy tắc riêng. Tại Long Sơn và Nhị Bình đều có một cái “Bao Quan.” Hình thức giống như một cổ quan tài sơn màu đỏ trang trí hoa văn đẹp mắt. Phần trên Bao Quan và tấm liệt dưới lòng quan tài có thể tháo rời. Người trong đạo qua đời sẽ được bó chặt trong một tấm vải đỏ và thi hài đưa vào Bao Quan. Khi đưa thi hài xuống huyệt, Bao Quan được tháo ra và đưa về lại Nhà Lớn.
Trên trăm năm qua tất cả những người theo đạo qua đời đều dùng chung cái Bao Quan này. Màu đỏ của nó không phải do nước sơn mà do sáp của hàng ngàn chiếc đèn cầy phủ lên. Việc dùng chung Bao Quan vừa tiết kiệm vừa thể hiện đạo lý “sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách.” Ông Trần xưa có dạy “sáng tử chiều táng, chiều tử sáng táng.” Tang lễ cũng thật giản tiện, không trống nhạc, không tụng kinh, không tiệc tùng.
Cả Long Sơn và Nhị Bình đều có khu dành riêng chôn cất người trong đạo. Mồ mả cũng có điểm đặc biệt, đơn giản, tươm tất, kích thước bằng nhau không cái nào lớn hơn cái nào.
Bà Kiếm cho biết ông Trần đã dạy: “Kẻ hèn, người sang, dân nghèo hay người có chức quyền khi chết đi, đều ngang hàng, bình đẳng như nhau.” Đặc biệt hơn nữa trên mộ bia chỉ đánh số mà không ghi họ tên người mất. Con cháu nhớ số ấy mà chăm sóc cúng viếng hằng năm.
Từ năm 1991, Nhà Lớn đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.
Hằng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 Tháng Hai Âm Lịch) và ngày Tết Trùng Cửu (9 Tháng Chín Âm Lịch), Nhà Lớn Long Sơn đều tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.
Với những người thân quen có thể gọi là bổn đạo, họ đến Nhà Lớn như trở về nguồn cội của mình, những thức cúng viếng không phải là tiền bạc, phẩm vật mua sắm mà chính từ sản phẩm của địa phương, của gia đình. Người mang chục trái dừa, người mang cả cần xé cam, quýt…
Với tấm lòng hiếu khách truyền thống của đạo, khách dù là thân hay khách lạ, dù là ngày thường hay ngày giỗ kỵ đều được tiếp đón ân cần chu đáo theo câu “tứ hải giai huynh đệ.”
(Phạm Anh)