PDA

View Full Version : “Bác hồ” của tôi khi trưởng thành



Quada09
30-04-2023, 12:20
“BÁC HỒ” CỦA TÔI KHI TRƯỞNG THÀNH



Với thế hệ chúng tôi, “Bác Hồ” đă trở thành một đề tài, một vấn đề không dễ dàng để nhận thức cho đúng, cho đầy đủ. Một quá tŕnh lớn lên được tiêm nhiễm đến mức ngộ độc thông tin, trong đó có vấn đề “Bác Hồ” là ai, là như thế nào.

Chúng tôi đă có bài viết “Bác Hồ của chúng tôi ngày xưa” để nói về một thời thơ ấu sống với thần tượng Hồ Chí Minh.

Trong ṿm sắt thông tin và tư tưởng


https://i.imgur.com/OrD6aiM.jpg

Chúng tôi lớn lên trong giai đoạn được bao bọc bởi chính sách đóng cửa với thế giới. Thời đó, nếu cánh cửa quốc gia có được mở ra cho ai ra khỏi biên giới, th́ chỉ có thể là những quốc gia trong “Phe Xă hội Chủ nghĩa” như Liên Xô, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Bungaria… Đa số thanh niên lớn lên đi sang đó, hầu như là đi xuất khẩu lao động với cái tên khá mỹ miều là “Công nhân kỹ thuật nước ngoài” hoặc sau này gọi là “Hợp tác lao động”, c̣n lại thỉ số ít con cái cán bộ hoặc một số đi học tập, nghiên cứu sinh ở các nước XHCN mà thôi. Con đường đi sang các nước “tư bản giăy chết” là vô cùng hiếm hoi và hiểm trở.

Kể cả đi sang các nước XHCN th́ cũng không hẳn là “cứ xách balo lên là đi” như ngày nay, mà phải đi qua hết lớp này đến lớp khác quá tŕnh học chính trị. Rồi được phân nhóm, phân tổ, phân loại nhằm để luôn luôn có tổ chức theo dơi, hướng dẫn về tinh thần, về ư thức mà cảnh giác với “các thế lực thù địch luôn t́m cơ hội để nói xấu đảng và nhà nước quang vinh của chúng ta”.

Người dân th́ khó mà mơ đi ra nước ngoài là tư bản. Nhưng, thậm chí là linh mục, Giám mục Công giáo, sau 1980 khi đi sang Roma học hành hoặc hội họp, th́ công an cũng gọi lên gặp gỡ trước khi cho phép ra đi. Nội dung cuộc gặp gỡ, ngoài mục đích, nội dung việc ra nước ngoài, th́ c̣n là sẽ gặp ai, gặp làm ǵ, và nếu gặp, người ta hỏi về Việt Nam th́ sẽ nói như thế nào, sẽ trả lời ra sao… Chỉ đến khi những câu trả lời được cơ quan công an chấp nhận, th́ mới được cấp phép ra đi.

C̣n đa số thanh niên ở lại học tập và làm việc hoặc thất nghiệp trong nước, th́ vẫn cứ chịu sự lănh đạo tuyệt đối của đảng không chỉ về đời sống vật chất, mà cả tinh thần, tư tưởng cũng như đường lối, chủ trương, cho đến cách sống, cách ăn mặc, đầu tóc… đúng tiêu chuẩn “Thanh niên Cộng sản”.

Nếu như thời nay, lớp trẻ ngạc nhiên khi nghe thông tin rằng: Ở Bắc Hàn, thanh niên chỉ được cắt tóc theo mẫu nhà nước cho phép, bao gồm 18 kiểu tóc dành cho phụ nữ và 10 kiểu tóc dành cho đàn ông. Chính quyền B́nh Nhưỡng nói rằng những kiểu tóc nói trên, có thể ngăn được các tác động xấu của chủ nghĩa tư bản và là những kiểu tóc “thoải mái nhất”. Th́ những người thuộc thế hệ chúng tôi cảm thấy chẳng có ǵ là lạ trong Thiên đường XHCN.

Những năm sau 1975, đă có thời công an đứng ở các ngă tư đường phố, làng quê với cái kéo cầm tay, cái tông đơ sẵn sàng để hớt trụi những mái tóc dài mà thanh niên ưa chuộng mà nhà nước không ưa, gọi là tóc “đít vịt” hoặc Hippie, là những thứ rác rưởi của chủ nghĩa Tư bản du nhập vào làm hỏng thuần phong mỹ tục của chế độ Cộng sản tươi đẹp.

Với một xă hội như vậy, th́ việc nhận thức về “Bác Hồ” vẫn cứ như ngày xưa, rằng th́ là bác yêu nhân dân, yêu tổ quốc và hy sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Rằng th́ là bác đă đi bôn ba khắp thế giới, qua nhiều đất nước để t́m đường cứu nước và nói thành thạo đến tận… 29 ngoại ngữ.

Rằng th́ là bác có bạn bè là những nhà lănh đạo tài giỏi trứ danh của thế giới và thân thiết, kính phục bác như luật sư Lodobi dù biết bác là cộng sản vẫn mến bác và bào chữa miễn phí cho bác thoát nhà tù đế quốc, thực dân.

Rằng th́ là công lao bác lớn lao đến thế, nên cả thế giới đă mang ơn bác và phong bác làm “Danh nhân văn hóa thế giới”, “Anh hùng giải phóng dân tộc”..

Mọi thông tin từ bên ngoài, nếu có chỉ là những tờ họa báo Liên xô được in thật đẹp, hoặc cho đến sau 1975 vài năm th́ c̣n có từ Trung Quốc. Nhan nhản tại các góc phố, quán cóc vỉa hè là những câu khẩu hiệu: “Nghe đài, đọc báo của ta. Chớ nghe đài địch, ba hoa, nói càn”. Thậm chí, có những người đă bị công an đến bắt đi không cần lệnh nào, chỉ v́ dám bí mật nghe radio BBC trong nhà.

Bức màn sắt thông tin được khép kín với những biện pháp cặn kẽ, tỉ mỉ, ngăn chặn bằng mọi cách, mọi thông tin ngoài ư đảng. Thế nên, những nhận thức về “Bác Hồ” cũng chẳng mấy thay đổi so với thời niên thiếu, kể cả khi chúng tôi đă thoát ly khỏi gia đ́nh, đă là cán bộ, là Kỹ sư nhưng nhận thức về bác Hồ và những lănh tụ của đảng vẫn cứ “tṛn vành vạnh” như những lời đảng đă công bố, đă đưa vào sách giáo khoa, được báo đài triền miên, liên tục nhắc đi nhắc lại thành một lối ṃn trong năo của mỗi người.

Và chúng tôi vẫn thấy “bác” hiển hiện trong mọi người, mọi nhà, trên ban thờ, giữa ngă ba đường, ở các quăng trường, tượng đài… như là một vị thánh, là việc hiển nhiên.

Một “Bác Hồ” khác


https://i.imgur.com/GtrThJj.jpg

Có lẽ, sẽ không có ǵ thay đổi trong tư tưởng, trong đời sống chúng tôi, nếu như không có mạng Internet.

Kể từ khi mạng Internet được đưa vào Việt Nam, bắt đầu bằng việc kết nối bằng giao thức đơn giản qua số 1260 và 1269, chúng tôi như được mở ra trước mắt một chân trời mới. Lạ lùng, hấp dẫn với nguồn kiến thức vô tận đă thu hút ngay từ đầu khi tiếp cận mạng Internet toàn cầu, mặc dù khi đó, sử dụng Internet ở Việt Nam là một hành vi “ăn chơi” tốn kém.

Đặc biệt, khi mạng internet tốc độ cao được phổ biến, th́ việc t́m kiếm các thông tin không c̣n khó khăn như trước.

Và chúng tôi đă không cưỡng được những điều mới, lạ, những mặt thật đằng sau những thần tượng, những hiện tượng, những nhân vật hiển hiện hàng ngày trước mắt chúng tôi.

Trong đó, có “Bác Hồ” của chúng tôi.

Những thông tin đầu tiên khi tiếp xúc với những thông tin về “Bác Hồ” của chúng tôi, bước đầu đă làm chúng tôi choáng váng.

Choáng váng, bởi đơn giản là chúng tôi không thể ngờ rằng một vị Thánh, một Lănh tụ, một thần tượng của nhiều lớp người Việt Nam, thần tượng đó được tạo ra bằng hàng hàng lớp lớp những thủ thuật tuyên truyền của nhà nước. bỗng dưng sụp đổ khi sự thật được vạch trần.

Hẳn nhiên là ban đầu chúng tôi chẳng mấy tin những thông tin nói về Hồ Chí Minh. Bởi đơn giản là những điều được học, được biết về “bác” đă hằn sâu trong trí năo chúng tôi trở thành “phản xạ có điều kiện”. Tuy nhiên, những chứng cứ, những số liệu, những vấn đề được nêu ra, khi sắp xếp lại theo một thứ tự logic, th́ hẳn nhiên nhiều người thấy rằng đó là những tài liệu, những thông tin có cơ sở.

Qua những thông tin được chứng minh, chúng tôi mới thấy được những điều “mới lạ” về “bác” của ḿnh.

Khi đọc cuốn sách “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, một cán bộ, con một công thần của chế độ và cũng là nạn nhân của chế độ Hồ Chí Minh. Cuốn sách đă để lại trong tôi nhiều xáo trộn. Những ḍng chữ ông viết về suy nghĩ của bà vợ ông Vũ Đ́nh Huỳnh khi chứng kiến đàn em Hồ Chí Minh bắt chồng minh đi tống vào tù và thái độ của Hồ Chí Minh với sự kiện đó làm tôi thấy lạ.

Bởi ông Vũ Đ́nh Huỳnh là người bạn thân thiết của Hồ Chí Minh - thân thiết đến mức Hồ Chí Minh vẫn trốn khỏi Phủ chủ tịch để đến nhà ông ngủ khi mới cướp được chính quyền - Người mà cả gia đ́nh, cả vợ chồng con cái đều một ḷng theo đảng và theo Hồ Chí Minh đến mức không chỉ bỏ tất cả tài sản và công sức, cuộc đời, mà c̣n bỏ cả tôn giáo, cả niềm tin của ḿnh để theo đảng như bức thư được cho là của bà Phạm Thị Tề gửi Trung ương Đảng sau này mà chúng tôi có dịp đọc.

Lẽ nào “Bác Hồ – một t́nh yêu bao la” lại đối xử với chính những người thân thiết, tâm giao của ḿnh đến mức độ đểu cáng đến thế ngay khi ông ta đang đầy quyền lực trong tay. Đó là sự phản bạn, lừa thầy

Bởi đơn giản là ngay trong đời thường, bạn bè với nhau dù là trẻ chăn trâu, cũng chẳng ai đối xử “cạn tàu ráo máng” và bất nhân như vậy. Huống chi đây là Hồ Chí Minh là người được coi là đạo đức, là lănh tụ thiên tài, là người chỉ v́ dân, v́ nước.

Câu chuyện làm tôi choáng hơn, là chi tiết về vụ án Nông Thị Xuân, rồi sau đó, là bức thư và những tư liệu về những người chị em của Nông Thị Xuân, đă đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngạc nhiên không phải ở mức độ tàn khốc của câu chuyện, mà ngạc nhiên là h́nh ảnh “Bác Hồ” mà chúng tôi tôn thờ hiện lên qua những sự việc đó ra sao.

Hẳn nhiên là khi đọc những tư liệu đó, dù là chuyện có “người thật, việc thật” vẫn đang tồn tại, nhưng để tin chắc vào câu chuyện đó, chỉ khi những tư liệu khác, nhiều khi là những tư liệu ở nơi khác đă bổ sung để chứng minh rằng đó là những câu chuyện có thật.

Vậy th́ “Bác Hồ” của chúng tôi làm sao có thể yêu đồng bào, yêu nhân dân được khi mà chính vợ con ḿnh c̣n không dám bảo vệ để dẫn đến cái chết thê thảm “giết người diệt khẩu” chỉ để nhằm giữ cho bác cái danh xưng “Cả một đời v́ nước, v́ non”?

Chúng tôi cũng đă nghe Hoàng Chí Bảo – người được phong GS-Ts hẳn hoi với chuyên ngành “Bịa”để tuyên truyền về Hồ Chí Minh – kể về việc Hồ Chí Minh sống ở Pháp ra sao. Ở đó, ông ta đă lừa đảo người giàu có bằng cách làm hàng giả và nhận tiền rồi bỏ trốn ra sao. Và theo lời Hoàng Chí Bảo th́ chính Hồ Chí Minh đă xác nhận chuyện đó.

Vậy th́ cái gọi là đạo đức của “Bác Hồ” là ǵ khi ngang nhiên lừa đảo người khác như đám lừa đảo ngoài chợ giời Hà Nội?

Cũng Hoàng Chí Bảo đă kể về việc Hồ Chí Minh ở Pháp đă đi t́m được đồ cúng để về cúng giỗ mẹ… với câu chuyện lâm ly bi đát lấy nước mắt mấy ả đàn bà ngồi dưới hội trường.



https://i.imgur.com/3GNhsxI.jpg



Vậy nhưng chẳng bao giờ người ta thấy Hồ Chí Minh thắp một nén nhang cho Tổ tiên, ông bà nội ngoại, hoặc bươc chân đến ngôi mộ của bà mẹ hay là anh, chị của ḿnh, dù phần mộ của họ chỉ cách chỗ ông ta về quê có một đoạn ngắn và đường sá th́ đẹp đẽ, sạch sẽ chứ không phải lội ruộng leo bờ.



Phải chăng Hồ Chí Minh không biết mẹ ḿnh nằm ở đó? Hay Hồ Chí Minh buộc phải bất đắc dĩ về quê sau hơn nửa thế kỷ xa quê, dù đă về nước cách đó gần hai chục năm và làm Chủ tịch nước muốn đi đâu th́ đi chứ đâu phải như cán bộ phải xin phép?

Những câu hỏi đó, không chỉ vạch mặt tay Giáo sư Cuội mang tên Hoàng Chí Bảo, mà nó nói lên rằng, cái gọi là “Đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là sự bịa đặt.

Bởi chẳng thể có một ai được gọi là đạo đức khi không biết đến mẹ ḿnh, ông bà tổ tiên, anh chị em ḿnh là ai.

Và không chỉ có thế.

Nhiều điều khác nữa mà đảng cố gán ghép cho Hồ Chí Minh như “Danh nhân Văn Hóa thế giới”, là “Anh hùng Giải phóng dân tộc” được UNESCO vinh danh… đều là bịa hết.

Nhiều tài liệu đă chứng minh một điều rằng: Th́ ra, những điều mà đảng tuyên truyền, vẽ lên một Hồ Chí Minh mà “Tên người đẹp nhất” là một tṛ bịa đặt hết sức vĩ đại và công phu.

Oái oăm thay, sự thật đă được chứng minh, đă làm sụp đổ trong chúng tôi một niềm tin, một quăng đời đă dư thừa ḷng tin một cách bất đắc dĩ vào những điều không có thật.

Người ta nói rằng: Khi sự tin tưởng đă đến mức tuyệt đối, khi đă trao ḷng tin tuyệt đối của ḿnh vào một cá nhân, một thần tượng, một vấn đề nào đó mà phát hiện ra đó là sự dối trá, th́ sự tin tưởng sẽ biến thành nỗi thất vọng nặng nề.

Và điều c̣n đọng lại ở trong vấn đề Hồ Chí Minh với chúng tôi, là một bài học kinh nghiệm. Rằng, nếu như ở Việt Nam vẫn gặp, vẫn c̣n có những người cuồng Hồ Chí Minh, coi Hồ Chí Minh là thần, là Thánh… th́ họ chỉ đáng thương v́ đă không chịu cập nhật thông tin, chứ không nên kỳ thị bản thân họ.

Bởi sự ngộ độc đó, là hậu quả của một quăng đời tăm tối của họ sống trong Thiên đường Xă hội Chủ nghĩa.


Ngày 27/04/2023
J.B Nguyễn Hữu Vinh


(https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2023/04/ho-chi-minh.jpg?resize=438%2C438)
(https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2014/09/deu.jpg?resize=438%2C438)

Quada09
30-04-2023, 13:37
“Bác Hồ” trong tôi của ngày xưa


Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nghệ - Tĩnh, vào thời kỳ Miền Bắc đang hô hào những khẩu hiệu, thúc nhau những phong trào rầm rộ bắt đầu từ “Tất cả v́ Miền Nam ruột thịt, v́ Chủ Nghĩa xă hội, mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba”… rồi sau đó, khi kết thúc cuộc chiến Nam – Bắc, th́ cả nước hô hào “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xă hội”.

Trong quá tŕnh đó, những thông tin đến với chúng tôi hầu như chỉ có cái loa phường, sau này lớn lên chút th́ vài tờ báo đảng và những cuộc “nói chuyện thời sự”.

Ở đó, cái từ “Bác Hồ” được nhắc đến với tất cả mọi sự kính trọng, sùng kính và thậm chí là cuồng tín đến mê muội của hầu hết mọi cán bộ, đảng viên cho đến cả những người không ưa nhà nước cộng sản. Bởi tất cả mọi thông tin có thể đến với người dân, chỉ từ cái loa phường, mấy tờ báo và tin… truyền miệng. Ở đó th́ ngồn ngộn thông tin về “bác Hồ”, thật có, giả có nhưng mục đích cuối cùng, th́ “bác Hồ” là một ông tiên, ông Thánh chứ không phải người thường.


https://i.imgur.com/JklXnqz.jpg

Ngay từ những ngày tôi bước vào học lớp 1, điều ấn tượng đầu tiên mà tôi nhớ đến nay, đó là cái chết của Hồ Chí Minh.

Sau cái ngày ḥ hét reo mừng Quốc khánh 2/9/1969, th́ hôm sau nghe tin Hồ Chí Minh từ trần. Chiếc loa phóng thanh vừa đọc bản thông báo nghe như tiếng nức nở của phát thanh viên chưa xong, th́ mụ Thanh Thảo đă khóc um sùm và mếu máo đến tội. Nhưng, cả xóm chúng tôi, h́nh như chỉ có mụ ấy khóc, bởi mụ ấy là đảng viên gốc công giáo hiếm hoi trong xóm và đă công khai chống lại nhà thờ một cách mạnh mẽ nhất, sâu hiểm nhất và bất chấp nhất khi đó. C̣n lại, người ta im lặng, người ta th́ thầm.

Điều tôi c̣n nhớ, là tờ báo Nhân Dân đăng h́nh ảnh chân dung Hồ Chí Minh và bản thông báo kèm ảnh mấy ông Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đứng bên chiếc quan tài bằng kính . Bọn trẻ con chúng tôi chỉ biết vậy, chỉ trầm trồ nhau về việc thằng lớp trưởng nó có cái băng đen đeo trên ngực để tang “bác hồ” v́ nó là con ông chủ tịch xă.

Và từ đó, tuổi trẻ chúng tôi được học, được dạy, được tắm trong môi trường Hồ Chí Minh.

Sáng dậy mới mờ sương, chiếc loa phóng thanh đă rống lên khắp mọi ngơ ngách làng quê:

“Toàn Việt Nam đón chào ngày mới.
Hồ Chí Minh Dẫn dắt toàn dân nước ta,
Vững bền tranh đấu cho đời chúng ta.
Hồ Chí Minh muôn năm, giải phóng cho nhân dân,
xây dựng non nước Việt Nam…”

Rồi sáng đến lớp học, tất cả xếp hàng vào lớp xong th́ lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp đồng thanh “Năm điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”.

Mở sách ra, th́ hầu như là thơ về bác, là câu chuyện về bác, là những cử chỉ, t́nh cảm của bác với thiếu niên, nhi đồng từ chuyện bác tắm cho mấy đứa bé người dân tộc hoặc mua chiếc lắc bạc và mấy cuốn vở để “ta tặng cháu yêu ta”…

Rồi những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ hay trông em, những câu chuyện thầm th́ về “bác Hồ” được mang đến với chúng tôi qua hệ thống truyền thanh “chạy bằng cơm” bằng cách truyền miệng. Rằng th́ là bác Hồ của chúng ta tài giỏi, tiết kiệm, cao thủ. Rằng th́ là Tạ Đ́nh Đề làm việt gian phản động định vào thủ tiêu Bác mà bác biết, c̣n dặn chú cần vụ nấu thêm cho suất cơm nữa, đến khi dọn ra ăn bác mới nh́n lên mái nhà gọi “Chú Đề xuống ăn cơm với bác” làm cho tên phản động Tạ Đ́nh Đề tâm phục khẩu phục đành bỏ ư định thủ tiêu mà về phục vụ bác.

Cho đến nửa đêm th́ chương tŕnh Tiếng Thơ:

“Bác để t́nh thương cho chúng con
Một đời trinh bạch, chẳng vàng son…
Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”

Và cuộc sống của chúng tôi như vậy, cái gọi là “bác hồ” luôn phục sẵn, luôn có sẵn để chúng tôi ngụp lặn trong đó, hít thở trong đó, tiêu hóa nó và biến nó thành một phần không thể thiếu trong suy nghĩ và hành động của những thế hệ chúng tôi.

Thế rồi một quá tŕnh h́nh thành năo trạng thần tượng Hồ Chí Minh dần dần trở thành những phản ứng tự nhiên. Mỗi khi nghe nói về Hồ Chí Minh, th́ những tính từ tốt đẹp nhất như khiêm tốn, tài t́nh, đạo đức, thương yêu, anh hùng, tài giỏi… đều tự nhiên tuôn ra để đi kèm đại từ nhân xưng là “bác”.

Và cả nửa đất nước chúng tôi đều chỉ biết rằng: Nếu không có bác, th́ dân tộc này không tồn tại, đất nước này không có tên trên bản đồ thế giới, bác là tinh hoa dân tộc, là lănh tụ, là thiêng liêng chẳng bao giờ có vướng vào bất cứ tội lỗi, nhơ bẩn hay một điều ǵ không trong sáng.

Thậm chí, tôi c̣n nghe nói rằng một linh mục đi theo Ủy ban Đoàn kết Công giáo (Mà dân gian gọi là Đàn Két Công giáo) c̣n oang oang giảng giữa nhà thờ rằng có thể là bác đă lên Thiên đàng trước chúng ta.

Và chúng tôi lớn lên như vậy, ngây thơ tin, ngây thơ tôn sùng, ngây thơ bảo vệ h́nh ảnh, thần tượng Hồ Chí Minh không hề thấy có điều ǵ phải lăn tăn, phải suy nghĩ. Thậm chí, người ta có thể chấp nhận để người khác xúc phạm đến bố mẹ, ông bà, tổ tiên ḿnh, v́ dù sao cũng có những khuyết điểm, nhưng đụng đến Hồ Chí Minh là không được, họ sẽ bảo vệ đến cùng.

Bởi Hồ Chí Minh là Thánh, là Thần là người Việt Nam đẹp nhất, là tinh hoa của nhân loại.

Khi nói đến tài trí, phải kể đến bác Hồ Chí Minh. Bởi bác Hồ Chí Minh đă đi khắp năm châu bốn bể, làm đủ mọi nghề kiếm ăn và đến đâu ai cũng phục tài của bác Hồ Chí Minh.

Nói đến yêu nước, thương ṇi, trước hết phải nói đến Hồ Chí Minh. Bởi bác Hồ Chí Minh đă đi t́m đường cứu nước, để giải phóng đất nước này khỏi cảnh trầm luân, nô lệ.

Nói đến hy sinh cho đất nước, cho dân tộc đầu tiên phải nói đến Hồ Chí Minh. Bởi Hồ Chí Minh dù được cả nước yêu mến, có bạn bè khắp nơi mà vẫn sống chay tịnh không hề có gái gú, không vợ con để rảnh tay mà lo cho đất nước, cho dân tộc.

Nói đến tiết kiệm, phải nêu gương Hồ CHí Minh, bởi bác hàng ngày nấu cơm bác bỏ ra một nắm gạo để góp vào hũ gạo kháng chiến. Bác ăn uống đạm bạc chỉ cà pháo xứ Nghệ với nước luộc rau muống là thích mà thôi.

Nói đến giản dị, phải kể đến Hồ Chí Minh, bởi bác đă nêu gương dùng chút bút ch́ người ta vứt đi, cuốn giấy lại để viết c̣n được thêm 2 năm, những chiếc áo bác mặc đều đă sờn cổ mà không mua áo mới.

Và biết bao nhiêu đức tính, tính cách hay nhất, tài nhất, đẹp nhất, giỏi nhất… đều tích tụ ở Hồ Chí Minh.

Dưới h́nh bóng của bác Hồ Chí Minh, con người Việt Nam, chẳng ai đáng giá nửa xu. Tôi c̣n nhớ trong một đêm nói chuyện về “Bác Hồ trong thơ Tố Hữu” tại trường Cấp 3 Phan Đ́nh Phùng, diễn giả đọc mấy câu thơ sau của Tố Hữu. Mấy câu thơ như sau:

Người là đỉnh non cao vun vút
Mà chúng con là chút lá cây
Người là cả đóa hoa say
Mà con là chút hương bay của người.

Cũng theo diễn giả, th́ mấy câu thơ này sau đó đă bị lược đi v́ quá đề cao “chủ nghĩa cá nhân”, làm sao mà có ai dám tự nhận là chút hương bay của Hồ Chí Minh được, không thể xứng đáng với bác được.

Ngụp lặn, ngộ độc trong Hồ Chí Minh

Và chúng tôi đă mê mẩn, đă cuồng dại như vậy từ nhỏ, lớn lên cho đến tuổi trưởng thành. Bởi chẳng có một thần tượng nào có thể thay thế được “bác hồ” trong tâm trí chúng tôi. Chẳng có ai đủ tài, đủ đức để sánh ngang bác hồ. Chẳng ai xứng đáng để được nói đến bác mà không dùng những lời lẽ ngôn từ kính trọng nhất chứ không nói đến là xúc phạm hoặc coi thường.

Và chúng tôi cứ nghiễm nhiên coi điều ấy là b́nh thường, để rồi nơi nào có tượng bác hồ thật to cũng là b́nh thường, lăng bác ngốn bao nhiêu tiền không quan trọng, ở nhà phải mua tấm ảnh bác to nhất, để nơi trang trọng nhất mà thờ.

Bởi chúng tôi đâu biết được đằng sau sự thật về “bác” của chúng tôi.

Chúng tôi đâu biết rằng: Chỉ riêng với dân tộc này, một người không thể được cả mọi thế hệ gọi là “bác’. Bởi không có chuyện loạn xị ngậu ông nội, bố con, cháu chắt ngang hàng nhau khi đều gọi là “bác”. Và danh xưng này, oái oăm thay, chính “bác” Hồ Chí Minh đă tự xưng ḿnh là “bác” cha già dân tộc khi cha già mới có 58 tuổi đời. Chúng tôi đâu biết rằng đằng sau lời kêu gọi "Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" mà "bác hồ" in thành sách, th́ chính "bác hồ" lại bí mật tự viết sách ca ngợi ḿnh lấy tên người khác.

Chúng tôi đâu biết rằng: Cái gọi là “đi t́m đường cứu nước” của “bác” ngày xưa, chỉ là một chuyến đi khi bản thân và gia đ́nh quẫn bách không lối thoát. Và con đường gọi là giải phóng dân tộc kia, chỉ là con đường mà phong trào Cộng sản Quốc tế đă chỉ thị cho “bác” đem về Việt Nam để phục vụ mưu đồ của Quốc tế Cộng sản.

Chúng tôi cũng đâu biết được, đằng sau cái gọi là “Cả một đời v́ nước v́ non” kia, th́ “bác hồ” cũng có cuộc sống cá nhân hỉ, nộ, ái ố như mọi người. Chỉ có điều là “bác” hèn nhát hơn khi để đồng chí ḿnh giết vợ con ḿnh mà không dám mở mồm, nghĩa là đồng lơa với kẻ giết vợ ḿnh để bảo vệ thanh danh cho bác là “trọn đời hy sinh”.

Và chỉ những sự t́nh cờ, chúng tôi mới biết được rằng khi chúng tôi thậm chí ăn cả cám lợn, sắn mốc không đủ no, để tất cả v́ tiền tuyến, và bác được nói rằng hàng ngày vẫn bớt từng nắm gạo bỏ vào hũ tiết kiệm, th́ sau này báo chí mới viết rằng: “Buổi sáng Bác ăn lúc 6h, trưa ăn lúc 10 rưỡi, c̣n chiều ăn vào lúc 17h30. Các món ăn thay đổi luôn cho ngon miệng, nhưng thường th́ bữa sáng Bác dùng cà phê đen, với bánh ngọt giống như bánh patêsô bây giờ. Có hôm Bác đổi sang xúc xích chấm mù tạt hoặc bánh ḿ trứng ốp la. 10h Bác uống một ly nước sâm, 10h30 th́ ăn trưa. Đến 2h chiều Bác uống một cốc cà phê sữa, 4h lại uống 1 ly nước sâm, rồi 5h30 chiều th́ ăn cơm. 8h tối Bác uống thêm một cốc cà phê sữa nữa, chỉ thế thôi”.

Vâng, chỉ thế thôi. Nhưng chỉ riêng cốc sữa ấy những năm 60 của thế kỷ trước là mơ ước không chỉ một mà là cả một thế hệ trẻ em như chúng tôi, những đứa trẻ từ mới lọt ḷng mẹ đêm khóc ngằn ngặt v́ sữa mẹ chỉ có toàn nước trong veo v́ không đủ ăn.

Chúng tôi cũng chỉ biết và tin những tài liệu, hoặc qua những những nhân vật như Hoàng Chí Bảo sau này chuyên bịa chuyện về một Hồ Chí Minh nghĩa t́nh, thậm chí đi mua bằng được bông hoa, con gà để về làm giỗ mẹ ở Pháp.

Nhưng chúng tôi đâu biết rằng dù đi mấy chục năm xa quê hương và gia đ́nh, nhưng khi về đến đất nước th́ gần 2 chục năm sau “bác hồ” mới về thăm quê. Không chỉ thế, khi anh chị em ruột ḿnh, ốm đau, chết chóc, “bác hồ” đều coi là chuyện của thiên hạ. Thậm chí mấy lần về quê, “bác hồ” không thèm thắp một nén hương trước bàn thờ ông bà, tổ tiên hoặc chẳng thèm nhắc đến chứ không nói bước đến nơi mộ mẹ ḿnh nằm ngay gần đó ở quê.

Và thế hệ chúng tôi lớn lên như vậy với niềm tin về “Bác Hồ”. Và nếu ai xúc phạm đến “bác” th́ chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ bác của chúng tôi với những đức tính tốt đẹp nhất.

Nhớ lại những giai đoạn ấy, chúng tôi mới cảm thông cho những người ngày nay vẫn c̣n ngộ độc thông tin về “bác hồ”. Chỉ thương họ là thời buổi này rồi khi mạng Internet ngập tràn khắp thế giới, mà họ vẫn tê liệt khả năng t́m hiểu sự thật mà thôi.

20.04.2023

J.B Nguyễn Hữu Vinh