hienchanh
21-10-2015, 00:38
Văn học Sài G̣n
đă đến với Hà Nội từ trước 1975
http://1.bp.blogspot.com/_AOaLxvCPZDU/SXbvYa-_C0I/AAAAAAAACP4/D_FUu1RkXok/s400/1158913921Benthanh0165375+copy.png (http://1.bp.blogspot.com/_AOaLxvCPZDU/SXbvYa-_C0I/AAAAAAAACP4/D_FUu1RkXok/s400/1158913921Benthanh0165375+copy.png)
Hồi tôi c̣n học trung học phổ thông, tức là đầu những năm sáu mươi, trong sách giáo khoa văn học trích giảng, vẫn có những phần nhắc lại một cách sơ lược rằng ở các thành thị miền Nam có một nền văn học của ḿnh – dù rằng nhắc để phê phán.
Năm 1959, Chế Lan Viên có bài đọc Hoa Đăng của Vũ Hoàng Chương, bài viết kèm theo nhiều trích dẫn.
Trước đó trên báo Văn nghệ c̣n thấy in một lá thư, trong đó nhà văn Nguyễn Tuân thay mặt Hội văn nghệ mời các nhà văn miền Nam cùng dự Hội nghị các nhà văn châu Á tổ chức ở Ấn Độ cuối năm 1956. Lá thư có cái giọng thực sự chân thành và trân trọng “Thân gửi các bạn nhà thơ nhà văn miền Nam… Chúng tôi lấy làm sung sướng chuyển vào các bạn lời mời của Ban trù bị Hội nghị… Hội Văn nghệ Việt Nam trong khi cử ba bạn nhà văn nhà thơ miền Bắc sang dự Hội nghị cũng rất thiết tha mong mỏi được gặp các bạn để trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của chúng ta.”
Bước vào chiến tranh, những thông tin rộng răi kiểu đó không c̣n nữa. Tuy nhiên trong những năm ấy, nhiều tờ báo nhiều cuốn sách bên kia giới tuyến vẫn có mặt, sách báo ở Sài G̣n ở các thành thị miền Nam vẫn len lỏi trở đi trở lại trong câu chuyện của giới viết văn ở Hà Nội.
Sự tiếp xúc xảy ra âm thầm lưa thưa lót đót, khi được khi chăng, nhưng không bao giờ chấm dứt. Và khởi đi từ những năm chống Mỹ, nó sẽ có lúc bồng bột cuộn lên mạnh mẽ (mà cũng là xô bồ tung tóe, nhếch nhác hơn, đầy trắc trở hơn) trong những năm hậu chiến và kéo măi đến ngày nay.
Tại sao những người viết văn năm ấy đang c̣n trẻ mà bọn chúng tôi lại chú ư đến mảng văn học đó? Nếu có người hỏi như vậy, chính tôi cũng sẽ lúng túng và nói bừa rằng thích th́ làm vậy. Rồi người ta có thể kể người này có biết ǵ đâu, chẳng qua học đ̣i; người kia lúc nào cũng kín kín hở hở khoe rằng ḿnh đă đọc để làm dáng... Tất cả những cái đó có cả.
Thế nhưng ngồi nghĩ lại ở đây c̣n có một cái ǵ sâu xa hơn mà dần dần trong thời gian nó mới bộc lộ. Có thể, vâng, tôi lờ mờ cảm thấy không chừng những con người đó và những cuốn sách đó sở dĩ có sức thu hút với bọn tôi là v́ những lẽ vừa xa xôi vừa thiết thực. Trong sự chờn vờn có có không không lẫn lộn, “nó” giống như một thách thức mà khi nghĩ tới, thúc đẩy chúng tôi làm tốt hơn công việc trước mắt. Bằng cách đưa ra những trang viết khác hẳn chúng tôi đang viết, “nó “ gợi ư về những việc có thể làm, nhớ lấy rồi ra lúc khác sẽ làm. Ấy là không kể -- điều này th́ chắc chắn chứ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa --, “ nó “ mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu. Đại loại đó là sự ṭ ṃ của tuổi trẻ hoặc cái khao khát được sờ vào những trái cấm. Mà …tuổi trẻ bao giờ chẳng thế, trách chúng tôi th́ “trách cả nhân loại “!
Hồi ấy trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, có cả một chương tŕnh dành cho người nghe ở các đô thị, trước tiên là văn nghệ sĩ Sài g̣n. Nhiều nhà văn tên tuổi như Tô Hoài Xuân Diệu và các cây bút loại trí thức như Nguyễn Thành Long thường được mời viết cho chương tŕnh này. Muốn người ta viết th́ phải có cái cho người ta đọc. Tự nhiên là có nhu cầu phải t́m sách và có sự truyền tay sách vở. Trong bọn chúng tôi có anh Trúc Thông làm ở chương tŕnh đô thị của đài. Gần như cả giới văn chương trẻ Hà Nội biết điều đó. Cứ nghĩ rằng nếu lân la t́m đến ngôi nhà 16 Hồng Phúc sẽ được ngó ngàng vài số tạp chí từ trong kia mang ra, ḷng đă run rẩy và có phải đi xa mấy để đọc cũng chẳng ai thấy ngại.
Mấy năm gần đây một vài anh thích nhắc đến thơ Thanh Tâm Tuyền. Nhưng chính hồi ấy, chúng tôi biết đến nhiều hơn là một Thanh Tâm Tuyền ở văn xuôi. Một lần nào đó đi họp với các cụ nhà văn tiền chiến một bạn trẻ của tôi chợt phát hiện ra Nguyễn Tuân với Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền. Vâng chính là nhà văn ấy, đang đọc cuốn sách ấy. Anh về kháo với anh em chúng tôi. Tự nhiên là chúng tôi cũng bị lôi cuốn bảo nhau ṃ mẫm đi t́m. Đến cả Nguyễn Khải cũng t́m. Cát lầy, theo Nguyễn Khải, ăn ở sự ma quái của ḿnh.
Cũng như sau này Nguyễn Minh Châu nói rằng thích Thần tháp rùa của Vũ Khắc Khoan v́ ở đó có yếu tố tượng trưng. Cả hai nhà văn Hà Nội của tôi viết theo lối thực, nhưng ở chỗ riêng tư, các anh bao giờ cũng nhấn mạnh rằng một thứ văn xuôi thăng hoa mới là điều đáng ao ước, và chúng tôi cũng học theo các anh mà nói vậy. Ai mà chẳng muốn khác đi một chút so với những ǵ ḿnh đang có! Sau Thanh Tâm Tuyền, thấy rộ lên trường hợp Nguyễn Thị Hoàng. Có lúc nghĩ lại thấy h́nh như truyện chẳng có ǵ, chỉ ăn ở cái lạ là mối t́nh của một cô giáo với một học tṛ, nó quá ư là “công”, là ngược với thói quen đạo đức c̣n nặng chất phong kiến của dân Hà thành. Nhưng nên nhớ hồi ấy, cả Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng không ai được đọc. Th́ cái chất mùi mẫn kia lại đâm có sức quyến rũ. Và trong sự chăm chú đọc, người ta nhận ra ở nó cả những yếu tố c̣n lờ mờ, nhưng đă có ở chính ḿnh. Sổ tay tôi c̣n ghi nhiều cuộc tṛ chuyện với Nguyễn Minh Châu, trong đó có những nhận xét của anh Châu về Ṿng tay học tṛ. Về nghệ thuật, anh Châu bảo “văn chương nó viết nhuyễn thật. Không phải là uốn éo đâu mà với nội dung ấy th́ phải viết kiểu ấy, nó mới nói hết được cái phức tạp của con người bây giờ “
( xem Tṛ chuyện với Nguyễn Minh Châu, tạp chí Nhà văn số 4-2008).
Ai đó nghĩ Nguyễn Minh Châu chuyên viết chiến tranh sao lại có thời giờ lưu ư phần nhân bản trong trang viết. Nhưng đúng anh Châu là thế, nên anh mới cắt nghĩa Ṿng tay học tṛ theo kiểu liên hệ Ṿng tay học tṛ với Dấu chân người lính của ḿnh:
“Có một đoạn, Nguyễn Thị Hoàng tả cô Trâm này với tay Minh ra gieo đỗ, nói về sức sống trong ḷng đất. Tôi thấy ḿnh cũng gặp nó ở chỗ ấy, trong một đoạn tôi viết Xiêm đi lấy thóc và tự hỏi tại sao không lấy gạo mà lại lấy thóc?...”.
Vậy là việc đọc Ṿng tay học tṛ với Nguyễn Minh Châu, là một hành động nghề nghiệp nghiêm chỉnh. Anh ngầm bảo rằng những tác phẩm của phía bên kia kích thích anh, như một lời mời gọi thú vị:
“Đọc những tay này, tự nhiên ḿnh dậy lên một thứ thâm thù: Ḿnh cũng phải viết được cái ǵ để làm cho nó khiếp về ḿnh mới được.“
Cũng không nhớ hết là nguồn ở đâu ra chỉ biết là những cái tên như Nguyễn Thị Hoàng và Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mai Thảo và Duyên Anh, Doăn Quốc Sĩ và Thế Uyên… đă đến với chúng tôi rất sớm. Sau này đọc lại thấy sự hiểu biết của ḿnh cũng lỗ mỗ chả bao nhiêu, nhưng lại chả cái ǵ là không thấp thoáng có mặt. Và có cả những cái tên những quyển sách mà có thể số đông chẳng có mấy ư nghĩa, nhưng với một số người nào đó lại có duyên nợ riêng. Thật là trớ trêu, nhưng quả thật với tư cách một người mới làm quen với văn, cái mà tôi nhớ hơn cả từ văn chương Sài G̣n năm ấy lại là những tác phẩm viết về thân phận của người cầm bút.
Lần ấy, đọc Một ngày làm việc của Chiêu Hoàng truyện ngắn của Trùng Dương Nguyễn Thị Thái (in trên bán nguyệt san Văn 4-1973) tôi chỉ nghĩ người đàn bà viết văn ở đây sao gần ḿnh. Cũng đau đớn mà làm nghề, vừa viết để thỏa măn cái tôi muốn tự khẳng định, lại vừa lo kiếm sống. Những vui buồn ngổn ngang lấp đầy cuộc sống hàng ngày sao mà cũng na ná như tâm trạng của chúng tôi.
Một lần khác, tôi t́m thấy h́nh ảnh của chính ḿnh trong bóng dáng những người viết văn miền Nam, đó là một đoạn văn của Mai Thảo viết về Vũ Khắc Khoan , in trên tạp chí Vấn đề, 1969 Vũ Khắc Khoan. Một mái tóc đă chiều của một tâm hồn c̣n sớm. Những buổi chiều Sài G̣n buồn bă. Những buổi chiều Đà Lạt mù sương. Mỗi ngày qua thêm một sợi bạc. Âm thầm đe doạ, lặng lẽ tràn đầy. Ly rượu nửa khuya là ly thứ mấy. Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu. Muốn một thời đại hoàng kim. Thèm một tấm ḷng bè bạn. Mỗi cơn say là một cảm khái ngà ngà. Vũ Khắc Khoan. Của một tự hỏi, tự hoài nghi và tự bâng khuâng lắm lắm về cái b́nh sinh mà ḿnh chưa đạt. Ta đă dùng chi đời ta chưa? Ai đă dùng chi đời ta chưa? Ngó ra cái chung, cái đại cuộc cái toàn thể, nh́n trở vào cái riêng tây, rừng ấy mung lung, núi ấy chập chờn, nghe từng phiến đá tâm linh rụng dần những giấc mơ không thành tựu.... Và tôi, một trong ít những người bạn của Vũ Khắc Khoan, tôi muốn nh́n ngắm anh như một cần thiết. Trong cuộc sống hàng ngày thôi, có rất nhiều những giờ phút buồn bă của chúng tôi có Vũ, người ta nhớ thêm được những điều đáng nhớ, quên mau được những điều đáng quên, và cuộc đời xem được là nhẹ hơn hoặc coi được là nặng hơn cái trọng lượng tầm thường và phí lư của nó.
Ngày 5-5-1975, vào Sài G̣n, sau khi đi thăm hiệu sách Khai trí, tôi nhờ một sinh viên dẫn đến ṭa soạn Bách Khoa, gặp Lê Ngộ Châu rồi nhờ ông Châu nhắn gặp Nguyễn Mộng Giác. Có mấy lư do thứ nhất theo tôi đọc được, anh Giác cũng là dân cũng học qua sư phạm như tôi và cách viết cũng nhiều chất trường ốc; và thứ hai, Giác năm ấy so với những Vũ Hạnh, Vơ Phiến … cũng là cánh trẻ. Qua Giác, tôi làm quen với Hoàng Ngọc Tuấn và có lần đến thăm cả Nguyễn Hiến Lê. Cái chính là chúng tôi cảm thấy cùng thân phận. Tôi hay nói với Nguyễn Mộng Giác: Chúng tôi mà ở trong ấy, th́ cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết! Không riêng ǵ tôi! Nghiêm chỉnh và sâu sắc, những kỷ niệm loại này, hẳn có ở nhiều bạn khác.
Và cả những kỷ niệm về hiểu lầm nhau, nghĩ sai về nhau, đánh đ̣n hội chợ chuyện này, thù sâu oán nặng chuyện kia, thật cũng là cái phù vân nhảm nhí của cuộc sống đâu mà chẳng có. T́nh trạng rón vào từng cục chẳng ai chịu ai là phổ biến của làng văn Việt Nam, cả giữa các nhà văn trong ấy, lẫn chúng tôi ngoài này. Th́ trách nhau măi sao tiện. Nhưng thôi, hăy kể ít chuyện cũ đă.
Khoảng 1971-73 ǵ đó, có lần anh Nguyễn Thành Long khoe với tôi là nhân muốn tṛ chuyện với Thế Uyên, phải lặn lội về tận làng Bằng ở Hà Đông lấy tài liệu để viết một bài về Thạch Lam. Đoạn cuối truyện ngắn Cô hàng xén có câu “Tâm dấn bước. Cái ṿng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện ra trước mặt, tối tăm và dày đặc“. Hè 1972, có mặt ở Quảng Trị lúc thành phố chưa bị ném bom hủy diệt tôi mang về nhiều bài báo xé ra từ các số bán nguyệt san Văn, trong đó có bài Tự truyện viết sớm của E. Evtouchenko. Chính là hồi đó, loại tài liệu này cũng là của hiếm với. Sẵn bản dịch của Vũ Đ́nh Lưu, các bạn như Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, … truyền tay nhau để đọc.
Tôi kể lại hai chuyện này để thấy sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam c̣n là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm ǵn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lư thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài G̣n đă làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó.
30-04-2009
_http://vuongtrinhan.blogspot.com/
đă đến với Hà Nội từ trước 1975
http://1.bp.blogspot.com/_AOaLxvCPZDU/SXbvYa-_C0I/AAAAAAAACP4/D_FUu1RkXok/s400/1158913921Benthanh0165375+copy.png (http://1.bp.blogspot.com/_AOaLxvCPZDU/SXbvYa-_C0I/AAAAAAAACP4/D_FUu1RkXok/s400/1158913921Benthanh0165375+copy.png)
Hồi tôi c̣n học trung học phổ thông, tức là đầu những năm sáu mươi, trong sách giáo khoa văn học trích giảng, vẫn có những phần nhắc lại một cách sơ lược rằng ở các thành thị miền Nam có một nền văn học của ḿnh – dù rằng nhắc để phê phán.
Năm 1959, Chế Lan Viên có bài đọc Hoa Đăng của Vũ Hoàng Chương, bài viết kèm theo nhiều trích dẫn.
Trước đó trên báo Văn nghệ c̣n thấy in một lá thư, trong đó nhà văn Nguyễn Tuân thay mặt Hội văn nghệ mời các nhà văn miền Nam cùng dự Hội nghị các nhà văn châu Á tổ chức ở Ấn Độ cuối năm 1956. Lá thư có cái giọng thực sự chân thành và trân trọng “Thân gửi các bạn nhà thơ nhà văn miền Nam… Chúng tôi lấy làm sung sướng chuyển vào các bạn lời mời của Ban trù bị Hội nghị… Hội Văn nghệ Việt Nam trong khi cử ba bạn nhà văn nhà thơ miền Bắc sang dự Hội nghị cũng rất thiết tha mong mỏi được gặp các bạn để trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của chúng ta.”
Bước vào chiến tranh, những thông tin rộng răi kiểu đó không c̣n nữa. Tuy nhiên trong những năm ấy, nhiều tờ báo nhiều cuốn sách bên kia giới tuyến vẫn có mặt, sách báo ở Sài G̣n ở các thành thị miền Nam vẫn len lỏi trở đi trở lại trong câu chuyện của giới viết văn ở Hà Nội.
Sự tiếp xúc xảy ra âm thầm lưa thưa lót đót, khi được khi chăng, nhưng không bao giờ chấm dứt. Và khởi đi từ những năm chống Mỹ, nó sẽ có lúc bồng bột cuộn lên mạnh mẽ (mà cũng là xô bồ tung tóe, nhếch nhác hơn, đầy trắc trở hơn) trong những năm hậu chiến và kéo măi đến ngày nay.
Tại sao những người viết văn năm ấy đang c̣n trẻ mà bọn chúng tôi lại chú ư đến mảng văn học đó? Nếu có người hỏi như vậy, chính tôi cũng sẽ lúng túng và nói bừa rằng thích th́ làm vậy. Rồi người ta có thể kể người này có biết ǵ đâu, chẳng qua học đ̣i; người kia lúc nào cũng kín kín hở hở khoe rằng ḿnh đă đọc để làm dáng... Tất cả những cái đó có cả.
Thế nhưng ngồi nghĩ lại ở đây c̣n có một cái ǵ sâu xa hơn mà dần dần trong thời gian nó mới bộc lộ. Có thể, vâng, tôi lờ mờ cảm thấy không chừng những con người đó và những cuốn sách đó sở dĩ có sức thu hút với bọn tôi là v́ những lẽ vừa xa xôi vừa thiết thực. Trong sự chờn vờn có có không không lẫn lộn, “nó” giống như một thách thức mà khi nghĩ tới, thúc đẩy chúng tôi làm tốt hơn công việc trước mắt. Bằng cách đưa ra những trang viết khác hẳn chúng tôi đang viết, “nó “ gợi ư về những việc có thể làm, nhớ lấy rồi ra lúc khác sẽ làm. Ấy là không kể -- điều này th́ chắc chắn chứ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa --, “ nó “ mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu. Đại loại đó là sự ṭ ṃ của tuổi trẻ hoặc cái khao khát được sờ vào những trái cấm. Mà …tuổi trẻ bao giờ chẳng thế, trách chúng tôi th́ “trách cả nhân loại “!
Hồi ấy trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, có cả một chương tŕnh dành cho người nghe ở các đô thị, trước tiên là văn nghệ sĩ Sài g̣n. Nhiều nhà văn tên tuổi như Tô Hoài Xuân Diệu và các cây bút loại trí thức như Nguyễn Thành Long thường được mời viết cho chương tŕnh này. Muốn người ta viết th́ phải có cái cho người ta đọc. Tự nhiên là có nhu cầu phải t́m sách và có sự truyền tay sách vở. Trong bọn chúng tôi có anh Trúc Thông làm ở chương tŕnh đô thị của đài. Gần như cả giới văn chương trẻ Hà Nội biết điều đó. Cứ nghĩ rằng nếu lân la t́m đến ngôi nhà 16 Hồng Phúc sẽ được ngó ngàng vài số tạp chí từ trong kia mang ra, ḷng đă run rẩy và có phải đi xa mấy để đọc cũng chẳng ai thấy ngại.
Mấy năm gần đây một vài anh thích nhắc đến thơ Thanh Tâm Tuyền. Nhưng chính hồi ấy, chúng tôi biết đến nhiều hơn là một Thanh Tâm Tuyền ở văn xuôi. Một lần nào đó đi họp với các cụ nhà văn tiền chiến một bạn trẻ của tôi chợt phát hiện ra Nguyễn Tuân với Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền. Vâng chính là nhà văn ấy, đang đọc cuốn sách ấy. Anh về kháo với anh em chúng tôi. Tự nhiên là chúng tôi cũng bị lôi cuốn bảo nhau ṃ mẫm đi t́m. Đến cả Nguyễn Khải cũng t́m. Cát lầy, theo Nguyễn Khải, ăn ở sự ma quái của ḿnh.
Cũng như sau này Nguyễn Minh Châu nói rằng thích Thần tháp rùa của Vũ Khắc Khoan v́ ở đó có yếu tố tượng trưng. Cả hai nhà văn Hà Nội của tôi viết theo lối thực, nhưng ở chỗ riêng tư, các anh bao giờ cũng nhấn mạnh rằng một thứ văn xuôi thăng hoa mới là điều đáng ao ước, và chúng tôi cũng học theo các anh mà nói vậy. Ai mà chẳng muốn khác đi một chút so với những ǵ ḿnh đang có! Sau Thanh Tâm Tuyền, thấy rộ lên trường hợp Nguyễn Thị Hoàng. Có lúc nghĩ lại thấy h́nh như truyện chẳng có ǵ, chỉ ăn ở cái lạ là mối t́nh của một cô giáo với một học tṛ, nó quá ư là “công”, là ngược với thói quen đạo đức c̣n nặng chất phong kiến của dân Hà thành. Nhưng nên nhớ hồi ấy, cả Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng không ai được đọc. Th́ cái chất mùi mẫn kia lại đâm có sức quyến rũ. Và trong sự chăm chú đọc, người ta nhận ra ở nó cả những yếu tố c̣n lờ mờ, nhưng đă có ở chính ḿnh. Sổ tay tôi c̣n ghi nhiều cuộc tṛ chuyện với Nguyễn Minh Châu, trong đó có những nhận xét của anh Châu về Ṿng tay học tṛ. Về nghệ thuật, anh Châu bảo “văn chương nó viết nhuyễn thật. Không phải là uốn éo đâu mà với nội dung ấy th́ phải viết kiểu ấy, nó mới nói hết được cái phức tạp của con người bây giờ “
( xem Tṛ chuyện với Nguyễn Minh Châu, tạp chí Nhà văn số 4-2008).
Ai đó nghĩ Nguyễn Minh Châu chuyên viết chiến tranh sao lại có thời giờ lưu ư phần nhân bản trong trang viết. Nhưng đúng anh Châu là thế, nên anh mới cắt nghĩa Ṿng tay học tṛ theo kiểu liên hệ Ṿng tay học tṛ với Dấu chân người lính của ḿnh:
“Có một đoạn, Nguyễn Thị Hoàng tả cô Trâm này với tay Minh ra gieo đỗ, nói về sức sống trong ḷng đất. Tôi thấy ḿnh cũng gặp nó ở chỗ ấy, trong một đoạn tôi viết Xiêm đi lấy thóc và tự hỏi tại sao không lấy gạo mà lại lấy thóc?...”.
Vậy là việc đọc Ṿng tay học tṛ với Nguyễn Minh Châu, là một hành động nghề nghiệp nghiêm chỉnh. Anh ngầm bảo rằng những tác phẩm của phía bên kia kích thích anh, như một lời mời gọi thú vị:
“Đọc những tay này, tự nhiên ḿnh dậy lên một thứ thâm thù: Ḿnh cũng phải viết được cái ǵ để làm cho nó khiếp về ḿnh mới được.“
Cũng không nhớ hết là nguồn ở đâu ra chỉ biết là những cái tên như Nguyễn Thị Hoàng và Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mai Thảo và Duyên Anh, Doăn Quốc Sĩ và Thế Uyên… đă đến với chúng tôi rất sớm. Sau này đọc lại thấy sự hiểu biết của ḿnh cũng lỗ mỗ chả bao nhiêu, nhưng lại chả cái ǵ là không thấp thoáng có mặt. Và có cả những cái tên những quyển sách mà có thể số đông chẳng có mấy ư nghĩa, nhưng với một số người nào đó lại có duyên nợ riêng. Thật là trớ trêu, nhưng quả thật với tư cách một người mới làm quen với văn, cái mà tôi nhớ hơn cả từ văn chương Sài G̣n năm ấy lại là những tác phẩm viết về thân phận của người cầm bút.
Lần ấy, đọc Một ngày làm việc của Chiêu Hoàng truyện ngắn của Trùng Dương Nguyễn Thị Thái (in trên bán nguyệt san Văn 4-1973) tôi chỉ nghĩ người đàn bà viết văn ở đây sao gần ḿnh. Cũng đau đớn mà làm nghề, vừa viết để thỏa măn cái tôi muốn tự khẳng định, lại vừa lo kiếm sống. Những vui buồn ngổn ngang lấp đầy cuộc sống hàng ngày sao mà cũng na ná như tâm trạng của chúng tôi.
Một lần khác, tôi t́m thấy h́nh ảnh của chính ḿnh trong bóng dáng những người viết văn miền Nam, đó là một đoạn văn của Mai Thảo viết về Vũ Khắc Khoan , in trên tạp chí Vấn đề, 1969 Vũ Khắc Khoan. Một mái tóc đă chiều của một tâm hồn c̣n sớm. Những buổi chiều Sài G̣n buồn bă. Những buổi chiều Đà Lạt mù sương. Mỗi ngày qua thêm một sợi bạc. Âm thầm đe doạ, lặng lẽ tràn đầy. Ly rượu nửa khuya là ly thứ mấy. Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu. Muốn một thời đại hoàng kim. Thèm một tấm ḷng bè bạn. Mỗi cơn say là một cảm khái ngà ngà. Vũ Khắc Khoan. Của một tự hỏi, tự hoài nghi và tự bâng khuâng lắm lắm về cái b́nh sinh mà ḿnh chưa đạt. Ta đă dùng chi đời ta chưa? Ai đă dùng chi đời ta chưa? Ngó ra cái chung, cái đại cuộc cái toàn thể, nh́n trở vào cái riêng tây, rừng ấy mung lung, núi ấy chập chờn, nghe từng phiến đá tâm linh rụng dần những giấc mơ không thành tựu.... Và tôi, một trong ít những người bạn của Vũ Khắc Khoan, tôi muốn nh́n ngắm anh như một cần thiết. Trong cuộc sống hàng ngày thôi, có rất nhiều những giờ phút buồn bă của chúng tôi có Vũ, người ta nhớ thêm được những điều đáng nhớ, quên mau được những điều đáng quên, và cuộc đời xem được là nhẹ hơn hoặc coi được là nặng hơn cái trọng lượng tầm thường và phí lư của nó.
Ngày 5-5-1975, vào Sài G̣n, sau khi đi thăm hiệu sách Khai trí, tôi nhờ một sinh viên dẫn đến ṭa soạn Bách Khoa, gặp Lê Ngộ Châu rồi nhờ ông Châu nhắn gặp Nguyễn Mộng Giác. Có mấy lư do thứ nhất theo tôi đọc được, anh Giác cũng là dân cũng học qua sư phạm như tôi và cách viết cũng nhiều chất trường ốc; và thứ hai, Giác năm ấy so với những Vũ Hạnh, Vơ Phiến … cũng là cánh trẻ. Qua Giác, tôi làm quen với Hoàng Ngọc Tuấn và có lần đến thăm cả Nguyễn Hiến Lê. Cái chính là chúng tôi cảm thấy cùng thân phận. Tôi hay nói với Nguyễn Mộng Giác: Chúng tôi mà ở trong ấy, th́ cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết! Không riêng ǵ tôi! Nghiêm chỉnh và sâu sắc, những kỷ niệm loại này, hẳn có ở nhiều bạn khác.
Và cả những kỷ niệm về hiểu lầm nhau, nghĩ sai về nhau, đánh đ̣n hội chợ chuyện này, thù sâu oán nặng chuyện kia, thật cũng là cái phù vân nhảm nhí của cuộc sống đâu mà chẳng có. T́nh trạng rón vào từng cục chẳng ai chịu ai là phổ biến của làng văn Việt Nam, cả giữa các nhà văn trong ấy, lẫn chúng tôi ngoài này. Th́ trách nhau măi sao tiện. Nhưng thôi, hăy kể ít chuyện cũ đă.
Khoảng 1971-73 ǵ đó, có lần anh Nguyễn Thành Long khoe với tôi là nhân muốn tṛ chuyện với Thế Uyên, phải lặn lội về tận làng Bằng ở Hà Đông lấy tài liệu để viết một bài về Thạch Lam. Đoạn cuối truyện ngắn Cô hàng xén có câu “Tâm dấn bước. Cái ṿng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện ra trước mặt, tối tăm và dày đặc“. Hè 1972, có mặt ở Quảng Trị lúc thành phố chưa bị ném bom hủy diệt tôi mang về nhiều bài báo xé ra từ các số bán nguyệt san Văn, trong đó có bài Tự truyện viết sớm của E. Evtouchenko. Chính là hồi đó, loại tài liệu này cũng là của hiếm với. Sẵn bản dịch của Vũ Đ́nh Lưu, các bạn như Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, … truyền tay nhau để đọc.
Tôi kể lại hai chuyện này để thấy sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam c̣n là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm ǵn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lư thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài G̣n đă làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó.
30-04-2009
_http://vuongtrinhan.blogspot.com/