BigBoy
02-03-2023, 03:51
Huy Đức (https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/pfbid0VeJbuhmAgtW7ynDosL9KhuU795wxWodPhmeaLKa1fec2 e7VffFTpE2FjtKRtequal)
1-3-2023
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/03/2-1.jpeg
Ảnh tư liệu
Dân biểu Nguyễn Văn Binh đă từ trần hôm qua, 28-2-2023. Ngày nay, rất ít người biết tới ông v́ ông chọn sống lặng lẽ những thập niên cuối đời. Nhưng khi nhắc tới chính trường Sài G̣n và nhắc tới sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30-4 không thể không nói tới ông.
Sáng 30-4-1975, sau khi tuyên bố “bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, Đại tướng Dương Văn Minh cùng các ông Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền đi từ số 7 Thống Nhất [nay là đường Lê Duẩn] về Dinh Độc Lập.
Trong thời gian đó, tướng Nguyễn Hữu Hạnh mang Tuyên bố “Bàn giao Chính quyền” của Tống thống Dương Văn Minh và Chỉ thị “buông súng” của Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh sang phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Khi Tướng Hạnh trở lại Phủ Thủ tướng [7 Thống Nhất] thì nơi đây đã hoàn toàn vắng lặng. Lúc ấy, ông Minh và gia đình đã vào Dinh Độc Lập.
Đến Dinh Độc Lập, ông Nguyễn Hữu Hạnh thấy cổng Dinh mở, không lính gác. Đại tướng Dương Văn Minh có ư chờ “bàn giao chính quyền”.
Nhưng v́ cửa mở, một xe Jeep và một xe GMC đầy lính vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ chạy vào trước thềm Dinh đòi gặp ông Minh. Họ muốn chất vấn ông Minh v́ sao lại “bàn giao” trong khi nhiều người c̣n đ̣i “tử thủ”. Sau khi được khuyên nhủ là “không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”, họ rời đi.
Lúc đó là 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975.
Ít phút sau, khi hai xe vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ đi ra, Trung tá Nguyễn Văn Binh đă cẩn thận đóng cổng Dinh Độc Lập lại.
Nếu không có hành động này của Trung tá Nguyễn Văn Binh th́ lịch sử đă không có cảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” [Chiếc tăng 843 đi theo đường Thống Nhất từ Sở Thú tới trước rồi dừng lại trước cổng phụ trong khi xe tăng 390 tới sau, nhưng hùng dũng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, cánh cửa cuối cùng của cuộc chiến].
Trung tá Nguyễn Văn Binh đắc cử dân biểu nền Đệ Nhị Cộng Ḥa và được cử làm Trưởng nhóm Quốc Gia trong Hạ Viện. V́ gồm những dân biểu Công Giáo di cư, nhóm “không có cảm t́nh ǵ với Đại Tướng Dương Văn Minh”, nhưng dân biểu Nguyễn Văn Binh vẫn ủng hộ Tướng Minh v́ nghĩ vào thời khắc ấy cần một người ra quyết định.
Sau Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận… là dân biểu Nguyễn Văn Binh; ông có lẽ là người cuối cùng trong “lực lượng thứ ba” ở lại Sài G̣n. Xin vĩnh biệt ông và xin chia buồn cùng nhà báo Nguyễn Binh Nguyên (https://www.facebook.com/binhnguyen.discovery?__tn__=-]).
1-3-2023
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/03/2-1.jpeg
Ảnh tư liệu
Dân biểu Nguyễn Văn Binh đă từ trần hôm qua, 28-2-2023. Ngày nay, rất ít người biết tới ông v́ ông chọn sống lặng lẽ những thập niên cuối đời. Nhưng khi nhắc tới chính trường Sài G̣n và nhắc tới sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30-4 không thể không nói tới ông.
Sáng 30-4-1975, sau khi tuyên bố “bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, Đại tướng Dương Văn Minh cùng các ông Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền đi từ số 7 Thống Nhất [nay là đường Lê Duẩn] về Dinh Độc Lập.
Trong thời gian đó, tướng Nguyễn Hữu Hạnh mang Tuyên bố “Bàn giao Chính quyền” của Tống thống Dương Văn Minh và Chỉ thị “buông súng” của Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh sang phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Khi Tướng Hạnh trở lại Phủ Thủ tướng [7 Thống Nhất] thì nơi đây đã hoàn toàn vắng lặng. Lúc ấy, ông Minh và gia đình đã vào Dinh Độc Lập.
Đến Dinh Độc Lập, ông Nguyễn Hữu Hạnh thấy cổng Dinh mở, không lính gác. Đại tướng Dương Văn Minh có ư chờ “bàn giao chính quyền”.
Nhưng v́ cửa mở, một xe Jeep và một xe GMC đầy lính vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ chạy vào trước thềm Dinh đòi gặp ông Minh. Họ muốn chất vấn ông Minh v́ sao lại “bàn giao” trong khi nhiều người c̣n đ̣i “tử thủ”. Sau khi được khuyên nhủ là “không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”, họ rời đi.
Lúc đó là 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975.
Ít phút sau, khi hai xe vũ trang của tiểu đoàn Lôi Hổ đi ra, Trung tá Nguyễn Văn Binh đă cẩn thận đóng cổng Dinh Độc Lập lại.
Nếu không có hành động này của Trung tá Nguyễn Văn Binh th́ lịch sử đă không có cảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” [Chiếc tăng 843 đi theo đường Thống Nhất từ Sở Thú tới trước rồi dừng lại trước cổng phụ trong khi xe tăng 390 tới sau, nhưng hùng dũng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, cánh cửa cuối cùng của cuộc chiến].
Trung tá Nguyễn Văn Binh đắc cử dân biểu nền Đệ Nhị Cộng Ḥa và được cử làm Trưởng nhóm Quốc Gia trong Hạ Viện. V́ gồm những dân biểu Công Giáo di cư, nhóm “không có cảm t́nh ǵ với Đại Tướng Dương Văn Minh”, nhưng dân biểu Nguyễn Văn Binh vẫn ủng hộ Tướng Minh v́ nghĩ vào thời khắc ấy cần một người ra quyết định.
Sau Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận… là dân biểu Nguyễn Văn Binh; ông có lẽ là người cuối cùng trong “lực lượng thứ ba” ở lại Sài G̣n. Xin vĩnh biệt ông và xin chia buồn cùng nhà báo Nguyễn Binh Nguyên (https://www.facebook.com/binhnguyen.discovery?__tn__=-]).