PDA

View Full Version : Trang phục của phụ nữ Thái ở Quỳ Châu



BigBoy
16-12-2022, 03:47
Trang phục của phụ nữ Thái miền núi Nghệ An nói chung và người Thái huyện Quỳ Châu nói riêng về cơ bản giống như y phục của người Thái các vùng khác ở Việt Nam. Bộ trang phục gồm: khăn piêu, áo, váy, dây thắt lưng.


https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2022/08/Nguoi-Thai-trang-phuc.jpg
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái (Quỳ Châu, Nghệ An)
Khăn piêu


Khăn (khắn theo tiếng Thái): Trong trang phục của phụ nữ của bất kỳ dân tộc nào trong số các đồng bào DTTS, có nhiều h́nh thức như chải tóc, đội khăn, nón mũ,… rất được chú ư làm đẹp. Ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại mang dáng vẻ riêng toát lên tính địa phương, tính dân tộc đó. Khăn piêu của người phụ nữ Thái Quỳ Châu cũng được chú ư trang trí và có đặc trưng riêng. Chiếc khăn thêu của phụ nữ Thái ở Nghệ An có h́nh thức khá đa dạng. Mục đích sử dụng, lứa tuổi, sở thích từng người hay vùng miền quyết định h́nh thức của những chiếc khăn thêu. Chúng thường được làm với những khổ vải khác nhau, nhưng những h́nh thêu th́ khá thống nhất.


Mỗi chiếc khăn đều có h́nh “tá leo”, có ư nghĩa xua đuổi tà ma; ngoài ra c̣n có hoa lá, chim muông, vật nuôi, voi, ngựa, h́nh mặt trăng, mặt trời… Những chiếc khăn thêu khổ lớn có thể rộng cỡ 2 gang tay, dài khoảng 1,5m, khổ nho hơn th́ dài khoảng 1m, rộng 1 gang tay.


Cũng như ở các địa phương miền núi phía Bắc, trước đây phụ nữ Thái từ khi mới là những cô bé lên 9, lên 10 đă được bà và mẹ truyền dạy nghề trồng bông, ươm tơ, dệt vải, thêu váy, thêu khăn… Trước kia, để tạo ra chiếc khăn thêu là cả một sự kỳ công. Bông sau khi được hái trên rẫy về phải đem kéo thành sợi, rồi nhuộm chàm, nhuộm màu. Chỉ tơ trắng, chỉ tơ vàng cũng là nguyên liệu ưa thích làm nên những chiếc khăn thêu.


Các loại áo của phụ nữ Thái


Áo (xưa): Áo của người phụ nữ Thái Quỳ Châu có nhiều loại tùy vào chức năng sử dụng của nó mà có tên gọi và cấu tạo khác nhau.


“Xưa” loại áo thông dùng hàng ngày. Áo mới, đẹp và vừa thường để mặc trong các ngày hội, ngày tết, ngày cưới, khi áo đă cũ th́ mặc trong lao động sản xuất, ở nhà. Loại áo này được nhuộm nhiều gam màu khác nhau như: trắng, xanh, chàm và hồng, do người pha chế màu để nhuộm. Áo cấu tạo kiêu xẻ ngực, có ống tay dài, thường trang trí hai dải vải màu đối lập thành nẹp áo ở tà áo và cổ áo như trắng – đen; xanh – trắng,… nhưng phổ biến nhất là áo nền trắng – nền đen.


Áo được cắt may rộng vừa, khi mặc ôm sát lấy thân người. Áo được trang trí bởi hàng cúc bằng các chất liệu như: bạc, đồng, xương, sừng vàng đặc biệt nhất là hàng cúc bằng sợi do tự tay tết từ những sợi màu lại với nhau mang dáng h́nh cách hoa, lá cây. Chúng được cấu tạo từ những bộ phận đan cài vào nhau. Khi mặc áo, hàng cúc được cài vào nhau tạo thành những bông hoa, chiếc lá trên nền của nẹp áo trông giống như h́nh cây, làm nổi bật trên nền của áo tạo nên “cá tính”, đặc trưng dân tộc, địa phương của chiếc áo.


Người phụ nữ Thái (là dâu) cũng đều có “xưa lồm” như nam giới. Đây là loại áo trong tang lễ để cầu phúc khi có ông bà, cha mẹ, bác, d́, của chồng qua đời. Loại áo này được nhuộm màu đỏ, cấu tạo bởi kiểu chui đầu rộng và dài xuống quá đầu gối. Cô dâu mới về nhà chồng đều phải chuẩn bị cho ḿnh chiếc áo này.


https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2022/08/Nguoi-Thai-trang-phuc1.jpg
Cô gái Thái (Quỳ Châu, Nghệ An) khoác lên ḿnh bộ trang phục của dân tộc


Váy Thái


Váy (xin): Cũng như nhiều nhóm Thái ở các vùng khác và nhiều dân tộc thiểu số khác ở nước ta, người phụ nữ Thái Quỳ Châu – Nghệ An cũng mặc váy. Tuy nhiên, váy Thái Quỳ Châu có những nét đặc biệt của nó. Váy Thái Quỳ Châu được tạo bởi hai mảnh vải thổ cẩm ghép lại thành hai phần gồm thân váy và chân váy.


Thân váy là một tấm thổ cẩm nhuộm chàm đen. Riêng thân váy nhóm Man Thanh có cạp váy, đó là thân váy được can thêm một miếng vải màu khác vào. Chân váy là một tấm thổ cẩm được trang trí hoa văn rất sặc sỡ.


Váy Thái đầy đủ gồm hai chiếc. Một váy mặc lót bên trong có nền màu trắng và sọc đen, một váy ngoài có thân màu chàm đen, chân váy trang trí nhiều hoa văn. Chân váy nhóm Tày Mường thường trang trí hoa văn chính là h́nh rồng, rắn, mặt trời, chim… c̣n nhóm Man Thanh thường trang trí các hoa văn h́nh học như h́nh thoi, h́nh quả trám và các hoa văn phụ họa đủ màu sắc rất hài ḥa những cũng rất sặc sỡ. Việc trang trí các hoa văn khác biệt đó tạo nên giá trị thẩm mỹ riêng cũng như thị hiếu thẩm mỹ và tâm lư, quan niệm sống của hai nhóm Thái này. Cùng với chiếc áo, khi váy được mặc vào người, nó làm tăng thêm dáng vẻ dịu dàng của người phụ nữ Thái. Khi mặc, đầu váy quấn chặt lấy thắt lưng, đoạn thừa gấp nếp về phía trước. Cách mặc này vừa đơn giản vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với chức năng cử động của hai chân khi đi lại.



Trong nếp sống truyền thống, phụ nữ Thái mặc váy chấm gót chân. Lối mặc váy tha thướt này chỉ thấy ở nhóm Thái Tày Mường, c̣n nhóm Man Thanh lại mặc cao hơn, ngắn gọn hơn. Trong những công việc khác nhau, phụ nữ Thái cũng có những kiểu mặc váy riêng. Khi đi làm trong nhà họ mặc áo dài đến mắt cá chân, khi lao động ở ruộng nước, bùn sâu… họ lại mặc theo lối quấn váy lên cao cho gọn và không bị bẩn và thuận tiện trong quá tŕnh lao động. Trong các dịp lễ, tết, hội làng, người phụ nữ Thái mặc váy chùng xuống chấm gót chân, với dáng đi thướt tha, uyển chuyển cùng đồ trang sức băng bạc lóng lánh.


Riêng chân váy để tang của người phụ nữ Thái không trang trí hoa văn. Điều này thể hiện tâm trạng buồn đau, mất mát của người vợ, người con đối với người đă khuất.


Nếu như trong bộ áo quan của người nam giới Thái không thể thiếu “mù hăm” và là yếu tố quyết linh hồn của người quá cố có được siêu thoát hay không th́ người phụ nữ lại không thể thiếu và quyết định lại là: “xin lai máy”. Đó là chiếc váy có cấu tạo, trang trí khác với váy thường mặc. “Xin lai máy” có thân nền màu trắng, được trang trí sọc màu đen và màu đỏ, chân váy trang trí hoa văn và các h́nh ngang, h́nh dọc đủ màu sắc, được chuẩn bị sẵn và mặc cho người chết khi nhập quan.


Dây thắt lưng của phụ nữ Thái


Dây thắt lưng (xái hượt): Dây thắt lưng là bộ phận không thể thiếu được trong bộ nữ phục người Thái. Nó được chú ư làm đẹp và đă tạo nên h́nh thức độc đáo của ḿnh. Dây thắt lưng hai nhóm Thái Quỳ Châu khác nhau, nhóm Man Thanh có dây lưng làm bằng sợi, để màu trắng tự nhiên của sợi hoặc nhuộm màu. Mỗi một dây lưng gồm từ 2 – 3 con sợi.




LỮ NGHĨA