BigBoy
12-12-2022, 03:14
Choang! Con mèo mun lại làm vỡ phích nước nóng của ông ngoại rồi đấy. Tôi ở bên này hàng rào găng mà ngó qua những khe hở, trong lòng hồi hộp nhìn về phía chái bếp thấp lè tè đang có từng làn khói bay lên. Dáng ông lom khom đi ra mắng con mèo hư đốn. Ông cặm cụi quay vào lấy chổi và hót rác ra dọn dẹp đống ruột phích đã vụn ra và sáng loáng ấy.
Ông tôi là một người hiền lành, trán ông cao, chòm râu bạc phơ, lúc ông cười lộ ra chiếc răng bị sứt một nửa, mỗi độ trái nắng giở giời là những vết thương cũ cùng mảnh đạn găm trong người nó lại hành ông, làm cả người ông đau nhức. Tôi nhớ có lần, tôi ra vườn chơi, đúng lúc con chó bốp đuổi nhau với con mèo mun, làm đứt dây chết cả cây mướp của bà. Bà tưởng tôi nghịch, mắng tôi một trận nên thân. Dù không biết thực hư thế nào, ông vẫn bênh tôi, tôi cứ thế nức nở sau lưng ông mà không thốt nổi nên lời nào biện bạch được cho mình. Thế là từ bữa đó mất mấy tuần tôi không dám sang nhà ông bà.
Trẻ con nhanh giận cũng nhanh nguôi. Tôi sang nhà chị Định gần ngay sát nhà ông chơi, đến bữa, ông gọi tôi về nhà ông ăn cơm. Từ xa, cái bụng đói của tôi đã bị mùi đậu phụ sốt hành của ông làm cho cồn cào. Thế là, cái đầu tôi quên béng vụ bà mắng hôm nọ. Đi ăn chực, với trẻ con bao giờ cũng ngon hơn, thích thú hơn là ăn cơm nhà. Ăn xong, tôi với đứa em con cậu lại lần mò ra bờ rào găng, bẻ lá, bẻ quả găng ra chơi đồ hàng. Hoa găng có màu tím huế mộng mơ, hoa có năm cánh đơn, mọc thành từng chùm khoảng năm, sáu bông một.
https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2022/09/Dang-Thuy-Tien-vhsaigon9.jpg
Nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên ở Lai Châu
Chúng tôi hay ngắt hoa cài lên đầu giả làm trâm cài tóc, hay làm hoa cô dâu để hát đồng dao: “Cô dâu chú rể – đội rế lên đầu – đi qua đầu cầu – đánh rơi nải chuối…” Lá găng có mùi hăng hắc khó chịu, nhưng thủa ấy với bọn nghịch ngợm chúng tôi thì có hề gì. Từng chùm quả găng màu vàng cam bị bọn trẻ chúng tôi bẻ rồi tuốt ra để nô nghịch ném vào nhau. Ngày ấy, áo quần hiếm có, cả năm mẹ dắt tôi đi may quần áo hai lần, ngày đầu năm học và khi chuẩn bị đến tết. Mà nhựa quả găng đã dính vào áo quần thì chỉ có ngâm thuốc tẩy mới ra hết được. Lúc ấy thơ dại, đầu chúng tôi chỉ nghĩ vui chơi cho đến hết mình, chứ nào có nghĩ đến chuyện giữ gìn quần áo. Hậu quả là chị gái tôi vò quần áo đến sã cả cánh tay, còn mông đứa nào đứa nấy thì lằn lên mấy con lươn đau điếng.
Nhà tôi nuôi nhiều gà, gà toàn thả ra vườn khoai để nhặt giun dế. Được nghỉ hè, bọn trẻ trong xóm rủ nhau đi đào khoai để ăn sống. Thằng em tôi hăng hái nhất. Tối về đến nhà nó nhăn nhó kêu đau mông, mẹ tôi vạch ra khám, hóa ra cậu ta bị con mò gà đốt. Mẹ ra bờ rào găng, với tay lấy một nắm to dây tơ hồng đun nước. Nước sôi, mẹ đổ ra chậu, chờ cho thứ nước màu đỏ quạch nguội bớt, thì bảo em trai tôi ngồi vào, một lúc sau, con mò chết nổi lềnh bềnh trên mặt chậu. Chỉ đơn giản thế mà khỏi. Mẹ bảo dây tơ hồng còn là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh. Cái dây leo sống kí sinh trên bụi găng, quấn lấy cây găng chảy cả nhựa, thi thoảng tôi hay lần mò gỡ nó ra như gỡ con rắn quấn lấy thân cây ấy, thế mà hóa ra nó lại có nhiều tác dụng diệu kỳ đến như vậy.
Thủa đó, bờ rào găng thay tường bê tông cốt thép để ngăn cách nhà nọ với nhà kia. Bờ rào xanh thẳng tắp ấy cứ cuối năm lại được cắt tỉa gọn gàng, cả xóm hì hụi dọn dẹp. Người thì cắt, bê những cành găng vừa cắt đi vứt, người thì dùng cuốc vạt cỏ cho ngõ rộng hơn, trẻ con thì dùng chổi rễ tre để quét. Mùi bụi đất hòa quyện cùng mùi găng hăng nồng. Ai cũng vui tươi, hớn hở nhìn thành quả sạch đẹp để đón chào xuân mới, mong một năm tài lộc vẹn toàn, tình làng nghĩa xóm cũng ngày càng gắn kết, thắm thiết hơn.
Bây giờ, nhà cửa san sát, cây găng – từ thứ cây mọc bờ rào, bờ giậu lại trở thành cây cảnh được người chơi bon sai ưa chuộng. Còn lũ trẻ xóm tôi, nay đã lập gia đình gần hết. Tôi vẫn nhớ những buổi đêm sáng trăng, cả bọn chơi trốn tìm dưới những bụi găng, hò hét đến khản cả cổ. Nhớ những kỉ niệm vui buồn thủa ấu thơ gắn liền với bờ rào găng ấy, nay chỉ còn lại trong những bức ảnh đậm mờ bên dòng ký ức. Tôi ngồi đây và hoài niệm xa xưa…
ĐẶNG THÙY TIÊN
Ông tôi là một người hiền lành, trán ông cao, chòm râu bạc phơ, lúc ông cười lộ ra chiếc răng bị sứt một nửa, mỗi độ trái nắng giở giời là những vết thương cũ cùng mảnh đạn găm trong người nó lại hành ông, làm cả người ông đau nhức. Tôi nhớ có lần, tôi ra vườn chơi, đúng lúc con chó bốp đuổi nhau với con mèo mun, làm đứt dây chết cả cây mướp của bà. Bà tưởng tôi nghịch, mắng tôi một trận nên thân. Dù không biết thực hư thế nào, ông vẫn bênh tôi, tôi cứ thế nức nở sau lưng ông mà không thốt nổi nên lời nào biện bạch được cho mình. Thế là từ bữa đó mất mấy tuần tôi không dám sang nhà ông bà.
Trẻ con nhanh giận cũng nhanh nguôi. Tôi sang nhà chị Định gần ngay sát nhà ông chơi, đến bữa, ông gọi tôi về nhà ông ăn cơm. Từ xa, cái bụng đói của tôi đã bị mùi đậu phụ sốt hành của ông làm cho cồn cào. Thế là, cái đầu tôi quên béng vụ bà mắng hôm nọ. Đi ăn chực, với trẻ con bao giờ cũng ngon hơn, thích thú hơn là ăn cơm nhà. Ăn xong, tôi với đứa em con cậu lại lần mò ra bờ rào găng, bẻ lá, bẻ quả găng ra chơi đồ hàng. Hoa găng có màu tím huế mộng mơ, hoa có năm cánh đơn, mọc thành từng chùm khoảng năm, sáu bông một.
https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2022/09/Dang-Thuy-Tien-vhsaigon9.jpg
Nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên ở Lai Châu
Chúng tôi hay ngắt hoa cài lên đầu giả làm trâm cài tóc, hay làm hoa cô dâu để hát đồng dao: “Cô dâu chú rể – đội rế lên đầu – đi qua đầu cầu – đánh rơi nải chuối…” Lá găng có mùi hăng hắc khó chịu, nhưng thủa ấy với bọn nghịch ngợm chúng tôi thì có hề gì. Từng chùm quả găng màu vàng cam bị bọn trẻ chúng tôi bẻ rồi tuốt ra để nô nghịch ném vào nhau. Ngày ấy, áo quần hiếm có, cả năm mẹ dắt tôi đi may quần áo hai lần, ngày đầu năm học và khi chuẩn bị đến tết. Mà nhựa quả găng đã dính vào áo quần thì chỉ có ngâm thuốc tẩy mới ra hết được. Lúc ấy thơ dại, đầu chúng tôi chỉ nghĩ vui chơi cho đến hết mình, chứ nào có nghĩ đến chuyện giữ gìn quần áo. Hậu quả là chị gái tôi vò quần áo đến sã cả cánh tay, còn mông đứa nào đứa nấy thì lằn lên mấy con lươn đau điếng.
Nhà tôi nuôi nhiều gà, gà toàn thả ra vườn khoai để nhặt giun dế. Được nghỉ hè, bọn trẻ trong xóm rủ nhau đi đào khoai để ăn sống. Thằng em tôi hăng hái nhất. Tối về đến nhà nó nhăn nhó kêu đau mông, mẹ tôi vạch ra khám, hóa ra cậu ta bị con mò gà đốt. Mẹ ra bờ rào găng, với tay lấy một nắm to dây tơ hồng đun nước. Nước sôi, mẹ đổ ra chậu, chờ cho thứ nước màu đỏ quạch nguội bớt, thì bảo em trai tôi ngồi vào, một lúc sau, con mò chết nổi lềnh bềnh trên mặt chậu. Chỉ đơn giản thế mà khỏi. Mẹ bảo dây tơ hồng còn là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh. Cái dây leo sống kí sinh trên bụi găng, quấn lấy cây găng chảy cả nhựa, thi thoảng tôi hay lần mò gỡ nó ra như gỡ con rắn quấn lấy thân cây ấy, thế mà hóa ra nó lại có nhiều tác dụng diệu kỳ đến như vậy.
Thủa đó, bờ rào găng thay tường bê tông cốt thép để ngăn cách nhà nọ với nhà kia. Bờ rào xanh thẳng tắp ấy cứ cuối năm lại được cắt tỉa gọn gàng, cả xóm hì hụi dọn dẹp. Người thì cắt, bê những cành găng vừa cắt đi vứt, người thì dùng cuốc vạt cỏ cho ngõ rộng hơn, trẻ con thì dùng chổi rễ tre để quét. Mùi bụi đất hòa quyện cùng mùi găng hăng nồng. Ai cũng vui tươi, hớn hở nhìn thành quả sạch đẹp để đón chào xuân mới, mong một năm tài lộc vẹn toàn, tình làng nghĩa xóm cũng ngày càng gắn kết, thắm thiết hơn.
Bây giờ, nhà cửa san sát, cây găng – từ thứ cây mọc bờ rào, bờ giậu lại trở thành cây cảnh được người chơi bon sai ưa chuộng. Còn lũ trẻ xóm tôi, nay đã lập gia đình gần hết. Tôi vẫn nhớ những buổi đêm sáng trăng, cả bọn chơi trốn tìm dưới những bụi găng, hò hét đến khản cả cổ. Nhớ những kỉ niệm vui buồn thủa ấu thơ gắn liền với bờ rào găng ấy, nay chỉ còn lại trong những bức ảnh đậm mờ bên dòng ký ức. Tôi ngồi đây và hoài niệm xa xưa…
ĐẶNG THÙY TIÊN