PDA

View Full Version : Collège de Mytho: Trường trung học đầu tiên ở Nam kỳ



BigBoy
05-09-2022, 22:40
Collège de Mytho: Trường trung học đầu tiên ở Nam kỳ


Lâm Văn Bé














https://lh4.googleusercontent.com/UKZ6cLZ2Sqn18AurTTOuFnmpTC_ODBu6c6WxvWLuAQ1Tb8jOTy DeLrWxaETj1HUmMDHZhz3xeD_7rZYkNpcjyynOXT7r70UMlu2T MvAUxnLtZwhP=w1280















Bối cảnh trước khi thành lập Collège de Mytho

Ngay sau khi chiếm xong Gia Định, đô đốc Charner đă kư nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1861 thành lập Trường thông ngôn Collège annamite-français d’Adran để dạy cho người Việt học tiếng Pháp và người Pháp học tiếng Việt và bổ nhiệm linh mục Croc, vốn là thông ngôn của ông làm hiệu trưởng. Kỳ thi Hương năm 1861 bị băi bỏ, kỳ thi năm 1864 được tổ chức tại huyện Vĩnh Định, tỉnh An Giang (Cần Thơ bây giờ) là kỳ thi cuối cùng ở Nam Kỳ.

Cũng năm 1861, tờ Công báo của Đoàn Viễn chinh Pháp (Bulletin officiel de l’Expédition de l’Indochine) viết bằng tiếng Pháp ra đời tại Saigon, tiếp theo là tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên viết bằng tiếng quốc ngữ xuất bản năm 1865.

Sau khi kư ḥa ước Giáp Tuất (1874) nhằm hợp thức hóa việc xâm chiếm Nam Kỳ và sau khi đă dẹp tan một số cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu, chánh phủ Pháp liền xúc tiến ngay việc mở mang các trường học để áp dụng chánh sách đồng hóa và đào tạo lớp người thừa hành và nhân công cần thiết cho tổ chức hành chánh và khai thác kinh tế.

Năm 1878, thống đốc Nam Kỳ Jules Lafont ban hành nghị định theo đó kể từ đầu năm 1882, tất cả các công văn và giao dịch với chánh quyền đều phải viết bằng mẫu tự La- Tinh, có nghĩa là chữ Pháp và chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của Nam Kỳ.

Sau đó, ngày 17 tháng 3 năm 1879, Lafont kư nghị định thiết lập Sở Học Chánh Nam Kỳ và tổ chức hệ thống giáo dục Pháp Việt. Tuy sau đó có những tu chính, nhưng nghị định nầy là văn bản căn bản gồm 45 điều khoản ấn định tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức hệ thống giáo dục tại Nam Kỳ.

Sau đây là phiên dịch và tóm lược những điều khoản đáng lưu ư:





Điều 1: Tổ chức học chính công cộng tại Nam Kỳ được miễn phí.
Điều 4: Các trường tiểu học, trung học được gọi tên và tổ chức theo nghị định ngày 17 tháng 11 năm 1874 sẽ được thay thề bằng các trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3 và hoạt động theo các điều khoản của nghị định nầy.
Điều 5: Tại mỗi địa điểm sau đây có một trường cấp 1: Saigon, Chơlớn, MỹTho, Cẩn Thơ, Sốc Trăng, Bến Tre, Biên Ḥa, Long Xuyên, G̣ Công, Trăng Bàng, Cần Thơ, Trà Vinh, Sađéc, Tân An, Châu Đốc, Bà Rịa, Thủ Dầu Một Rạch Giá, Hà Tiên và Cái Bè.
Tại mỗi địa điểm sau đây có 1 trường cấp 2: Saigon, ChợLớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sốc Trăng và Bến Tre.
Các trường sẽ được lần lượt thành lập theo thứ tự kể trên tùy theo ngân sách.
Điều 6: Collège Chasseloup Laubat đang hoạt động được chuyển thành trường cấp 3.
Điều 7: Tại những nơi có trường cấp 1 và cấp 2 th́ hai trường nầy phải nhập chung và được điều khiển bởi một hiệu trưởng duy nhất.
(Chú thích: cấp 1 là sơ cấp, cấp 2 là tiểu học, cấp 3 là trung học)
Điều 10: Chánh phủ sẽ cấp một số học bổng tùy theo ngân sách cho học sinh nội trú.
Điều 14: Cuộc thi tuyển vào trường cấp ba sẽ tổ chức tại Saigon cho các học sinh đă học xong cấp 2. Thí sinh xin học bổng phải từ 14 tuồi đến 20 tuổi. Thí sinh ngoại trú và trả tiền không bị chi phối bởi điều kiện tuổi.
Điều 15: Có hai loại cấp bằng. Brevet élémentaire cấp cho học sinh trúng tuyển nhập học vào trường cấp 3 và Brevet supérieur cấp cho học sinh đă học xong học tŕnh cấp 3 và có điểm số cao kỷ thi viết và vấn đáp. Những người có Brevet supérieur có thể xin làm công chức ngạch thuộc địa hay được gởi sang Pháp tiếp tục học do chánh phủ đài thọ.
Điều 20: Chương tŕnh các môn học:
- Trường cấp 1 học 3 năm và trường cấp 2 học 3 năm gồm những môn học bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ,
(Chú thích: chữ Hán đă bị loại bỏ, trẻ con phải học tiếng Pháp ngay năm học đầu tiên).




- Trường cấp 3: học 4 năm gồm các môn:


Môn học bằng chữ Pháp:









Pháp văn: văn phạm, tu từ học (stylistique), luận văn, đủ các tŕnh độ.
Số học: đủ các tŕnh độ, trừ số căn bậc 3 (racine cubique).
H́nh học phẳng: đủ các tŕnh độ.
Đại số: cho tới phương tŕnh bậc 2.
Lượng giác: cho tới tam giác phẳng
Đo đất (arpentage)
Họa đồ kỹ thuật (dessin industriel) 8- Quản lư sổ sách (tenue de livres).
Địa lư 5 châu: h́nh thể, chính trị, kinh tế (học kỹ hơn nước Pháp và các thuộc địa của Pháp).
Thiên văn học: những ư niệm cơ bản.
Hóa học: những vật thể thường dùng và nổi tiếng.
Vật lư: lư thuyết và áp dụng vào kỹ nghệ như truyền tin…
Khoa học tự nhiên: thực vật học, thảo mộc học, địa chất học.





Môn học bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán









Tứ thư: diễn giải, lập luận bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Sử Địa nước Việt Nam.





(Chú thích: Chương tŕnh Trung học 4 năm do người Pháp ấn định thật nặng so với bậcTrung học Đệ Nhất Cấp thời VNCH sau nầy. Sau khi đậu bằng Thành Chung, người học sinh thuở ấy am tường cả nhiều kiến thức kỹ thuật, do đó người đậu bằng Thành Chung có thể đảm nhiệm nhiều công việc đa dạng).

Lafont chưa kịp thực hiện chương tŕnh giáo dục do ông thiết lập th́ ông phải ra đi 3 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 7 năm 1879 Le Myre de Vilers nhậm chức thay thế Lafont, mở đầu cho chế độ thống đốc dân sự với chánh sách ḥa hoản, chú tâm vào việc phát triển giáo dục.

Trong một văn thơ đề ngày 30 tháng 6 năm 1879, Tổng Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc địa đă ra chỉ thị cho Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers về vấn đề giáo dục như sau:

“…La dotation de l’instruction publique qui figurait pour 459 674 francs au budget local de 1878, avait été portée, pour 1879, au chiffre de 523 324 francs. Dans ma pensée, cet accroissement de dépenses doit servir d’abord d’élargir les bases de l’enseignement de manière à permettre de distinguer les jeunes Annamites que leur valeur intellectuelle appellerait à une éducation plus élevée et plus complète et préparerait à jouer, dans la population le rôle d’instituteurs. À cet effet, l’instruction primaire doit être répandue de façon la plus large et la plus libérale…”

(Trích thơ viết tay c̣n lưu trử ở Centre des archives diplomatiques de Nantes)

Dịch: Trợ cấp cho các trường công cộng trong ngân sách địa phương đă tăng từ 459 674 quan năm 1878 lên 523 324 quan năm 1879. Theo tôi, sự gia tăng kinh phí nầy nên được sử dụng trước tiên trong việc phát triển giáo dục để nâng cao dân trí giới trẻ Việt Nam bằng một nền giáo dục toàn diện và chuẩn bị cho họ trở thành giáo viên. Như vậy, giáo dục bậc tiểu học phải phổ quát và tự do…

Trong tinh thần ấy, ngày 14 tháng 6 năm 1880, thống đốc Le Myre de Vilers kư nghị định thành lập Collège de Mytho như sau:

A.G complétant et modifiant l’article 6 de l’arrêté du 17 mars 1879 réorganisant le service de l’instruction publique en Cochinchine.

Art. 1: Le Collège Chasseloup Laubat sera agrandi de façon que l’instruction publique puisse être donnée au 2è et 3è degré.
Art. 2: Création du Collège de Mytho. (Nguồn:



Répertoire alphabétique de législation et de règlementation de la Cochinchine (tome 4). Paris: A.Rousseau, 1889-1890, p.510.
Annuaire de la Cochinchine française année 1885, p.18.



Như vậy, ngày thành lập trường Collège de Mytho là ngày 14 tháng 6 năm 1880 dưới thời thống đốc Le Myre de Vilers (và v́ vậy sau nầy Collège de Mytho đổi tên là Le Myre de Vilers) chớ không phải là ngày 17 tháng 3 năm 1879 là ngày Lafont ban hành nghị định tổ chức hệ thống giáo dục tại Nam Kỳ. Sở dĩ có sự nhầm lẫn nầy, v́ các tài liệu từ lâu nay đều căn cứ vào đặc san Trường Trung học Nguyễn Đ́nh Chiểu phát hành ngày 17 tháng 3 năm 1974, nhân ngày lễ kỷ niệm 95 năm thành lập ngôi trường. Chúng tôi có liên lạc được với tác giả bài viết, hiện ở VN, và được trả lời như sau: Tài liệu để tôi viết trong đặc san kỷ niệm 95 năm là tài liệu đang lưu trữ tại trường NĐC. Lúc đó, ai viết, tôi không rơ, tài liệu nầy hiện nay không c̣n nữa (điện thư 17 mai 2010).

Nếu không kể những trường trung học được thành lập trước đó như Collège d’Adran (địa điểm Trường Trung Học Vơ Trường Toản sau nầy) được thành lập năm 1861 là trường thông ngôn, Collège des interprètes cũng là trường thông ngôn thành lập năm 1864, Trường Hậu bổ (École des stagiaires) thành lập năm 1873 để đào tạo cán bộ hành chánh và Collège Chasseloup Laubat thành lập năm 1875 cho trẻ con người Pháp hay quốc tịch Pháp (lúc ban đầu), th́ trường Collège de MỹTho là trường trung học công lập đầu tiên tại Nam kỳ. Những trường trung học khác ở các thành phố lớn cũng chỉ được thành lậspau đó như trường Quốc Học Huế thành lập năm 1896, trường Nữ Trung học Áo Tím, sau đổi là là Trung Học Gia Long thành lập năm 1922 lúc ấy mang tên là Collège des jeunes filles indigènes, trường Trung học Cần Thơ thành lập năm 1917 với tên là École interne de Cần Thơ trước khi đổi là Collège de Cần Thơ năm 1926, Trường Pétrus Kư khai giảng năm 1927 với tên là Collège de Cochinchine trước khi đổi tên là Collège Pétrus Kư năm sau (1928).

Năm 1879, trước khi Collège de MỹTho được thành lập, số trường học và số học sinh tiểu học ở MỹTho như sau:





École primaire de MỹTho: 102 học sinh, hiệu trưởng tên là Joseph-Michel Morice.
École des frères (sau nầy là Trường Taberd MỹTho): 143 học sinh.
École Ste-Enfance: 58 nam sinh, 100 nữ sinh.



Tổng cộng: 3 trường tiểu học với 403 học sinh không kể trường dạy chữ Hán tại 202 làng, Tổng số dân MỹTho lúc ấy là 163 054 người.

Cũng năm 1879, số trường học và số học sinh trên toàn cơi Nam Kỳ là:





Collège Chasseloup Laubat: 130 học sinh
Institution municipale (Saigon): 25
Collège d’Adran: 148
École des frères à Mỹtho: 143
École des frères à Vĩnh Long: 60
École Ste-Enfance à Saigon: 35 nam, 320 nữ
École Ste-Enfance à MỹTho: 58 nam, 100 nữ
École Ste-Enfance à Vĩnh Long: 62 nữ
Trường tiểu học Pháp-Việt do người Pháp điều khiển tại Saigon, Chợ Lớn, MỹTho, Biên Ḥa, Vĩnh Long, Bến Tre, Sốc Trăng: 614 học sinh.
Trường tiểu học dạy chữ quốc ngữ và chữ Hán do người Việt điều khiển tại Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Tân An, G̣ Công, Trà Vinh, Sađéc, Châu đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá: 188 học sinh.



Tổng cộng: 1883 học sinh trên toàn cơi Nam Kỳ năm 1879.

(Nguồn: Annuaire de la Cochinchine, 1879)

Sự phát triển trường Trung Học Mỹ Tho

● Giai đoạn 1880-1917

Lúc mới thành lập, trường chỉ có một dăy trệt quay mặt ra Avenue d’Ariès (năm 1953 đổi là đựng Lê Lợi) và một dăy lầu lầu song song với dăy trệt. Dăy nhà trệt gồm 8 pḥng học, cách cổng trường bởi một sân khá rộng, đă được dùng làm lớp học cho cấp tiểu học, sau đó là lớp études (học bài, làm bài có giám thị trông coi) cho các học sinh nội trú. Vào cuối thập niên 40, dăy nhà nầy dùng làm văn pḥng và pḥng thí nghiệm.

Xuyên qua dăy trệt và băng qua một khoảng sân cũng khá rộng là một dăy lầu theo kiến trúc bằng sắt (như thành Cộng Ḥa). Tầng dưới dùng làm lớp học và tầng trên làm pḥng ngủ cho học sinh nội trú. Sau khi chế độ nội trú chấm dứt năm 1949, tầng lầu được ngăn vách sơ sài để làm lớp học, nhưng từ năm 1954, v́ lẽ quá cũ kỹ không được an toàn nên các lớp học không c̣n được sử dụng nữa. Dơi thường đến làm tổ trên trần nhà nên dăy lầu nầy được gọi là dăy “lầu Dơi”. Vào cuối thập niên 50, dăy lầu nầy lại được dùng làm nơi tạm trú cho các nam giáo sư độc thân. Nhiều giáo sư chắc c̣n giữ lại bao kỷ niệm lư thú với cái dortoir tập thể nhưng ấm cúng nầy. Dăy lầu Dơi đă được phá bỏ vào năm 1974 và sau đó chính quyền mới đă xây thành một hội trường lớn và thư viện.

Giữa hai dăy trên có hai căn nhà đơn độc hai bên: bên trái là một préau đa dụng (thư viện, pḥng giáo sư) c̣n căn nhà bên phải có thời dùng làm nhà kho, pḥng tắm douche cho trú sinh.

Lúc ban đầu, trường chỉ có một lớp năm thứ nhứt (1ère année) bậc Trung học, c̣n lại là 3 lớp của bậc tiểu học ( lớp nh́ năm thứ nhứt, lớp nh́ năm thứ hai và lớp nhứt). Vị Hiệu Trưởng đầu tiên (năm 1881) là Alfred André và 2 giáo sư là ông Taupin và Le François.

(Nguồn: Annnuaire de la Cochinchine, 1881).

Đến năm 1885, trường có 8 giáo sư người Pháp, 1 giáo sư người Việt, 4 giáo viên người Việt và một giáo viên dạy chữ Hán để dạy 265 học sinh. Hiệu Trưởng là ông Émile-Joseph Roucoules, trước đó là giáo sư Collège Chasseloup Laubat.

Năm 1887, ông Roucoules được bổ nhiệm về làm Hiệu Trưởng Collège Chasseloup Laubat, ông Pierre-Joseph Carlier, hiệu trưởng Collège d’Adran đổi về làm hiệu trưởng Collège de Mỹtho.

Năm 1888. Hiệu trưởng mới là Louis Ferru. Trong năm nầy, trường Collège de Mỹtho có 5 giáo sư người Pháp, 16 giáo sư giáo viên người Việt và 260 học sinh (toàn là nam sinh)

So với các trường khác, Collège de MỹTho cũng có sỉ số khá quan trọng (Chasseloup Laubat: 400; Collège d’Adran: 262; Institution Taberd: 117).

Và nếu tính toàn thể Nam Kỳ, tổng số trường tỉnh, trường tổng và trường làng là 791 trường với 50 giáo sư người Pháp, 931 giáo sư, giáo viên người Việt và 24 801 học sinh.(nguồn: Annuaire de la Cochinchine, 1888, p.108-110). Với một dân số toàn cỏi Nam Kỳ là 1 744 637 người (Annuaire de la Cochinchine 1886, p. 464) th́ số người đi học ch́ có 1,4% dân số. Trước t́nh trạng nầy, để khai thác một thuộc địa ph́ nhiêu, Pháp đă áp dụng chính sách khai hóa bằng cách mở mang gấp rút các trường học.

Tuy nhiên, trong việc phát triển trường sở, Pháp gặp nhiều khó khăn. Trước tiên, ngân sách không đủ để chính quyền mở các trường tiểu học theo nghị định ngày 17 tháng 3 năm 1879 (trường Collège de Mytho phải đóng cửa từ năm 1889 đến 1895 v́ thiếu ngân sách), sau đó là sự tranh chấp giữa các cố đạo và chánh quyền. Thí dụ như tại MỹTho, cha Lize, linh mục địa phận phản đối chính quyền bắt các trẻ con đang học trong các trường đạo đưa về các trường nhà nước tân lập, và mỗi làng phải gởi lên trường tổng hay trường tỉnh hai đứa trẻ do công nho của làng đài thọ chi phí. Biện pháp nầy, nếu có giúp cho trẻ con nhà nghèo có dịp đi học chữ quốc ngữ và chữ Pháp th́ lại gặp sự e dè của giới điền chủ sợ rằng nếu Triều đ́nh Huế chiếm lại Nam Kỳ th́ sẽ trả thù nếu con em ḿnh đi học trường Tây hay là chính quyền thuộc địa sẽ đem con ḿnh về Pháp và các thuộc địa khác. Do đó, nhiều gia đ́nh nhà giàu mướn con em của tá điền, người ở đợ đi học thay thế cho con em ḿnh. Kết quả là có nhiều trẻ con nhà nghèo, nhờ đi học thế và thông minh đă đỗ đạt tri phủ, tri huyện, tiến lên một giai cấp khác trong xă hội. Một trường hợp điển h́nh là đốc phủ Lê Văn Mầu vốn là một học tṛ nhà nghèo, sinh năm 1867 ở xă Điều Ḥa MỹTho là một trong những học sinh đầu tiên của Collège de Mytho, sau chuyển lên trường Taberd Saigon. Sau khi đậu Thành Chung, ông làm thông ngôn, sau lên tri phủ. Hồi đầu thế kỷ, đốc phủ Mầu là một trong những nhà phú hộ và quyền uy ở MỹTho (lănh chúa của Cù lao Năm Thôn) và thân thiện với chánh quyền thuộc địa.Con gái của ông kết hôn với Mathieu Franchini là chủ nhà hàng Continental và đứa con lai của họ là Philippe Franchini là một sử gia và nhà văn biết rơ từng ngọn rau cọng cỏ quê mẹ của ông.

● Giai đoạn 1918-1950

V́ số học sinh gia tăng và nhờ địa thế giao thông và kinh tế thuận lợi, Mỹtho được xem như là thành phố thứ hai quan trọng sau Saigon, chánh phủ Pháp quyết định tăng ngân khoản để bành trướng Collège de Mỹtho. Trong văn thơ số 452TP ngày 16-5- 1916 của Toàn Quyền Đông Duơng gởi cho Tổng Trưởng Bộ Thuộc địa có đoạn như sau:

“… il a été décidé de consacrer sur les ressources du budget général des crédits assez importants à la construction ou l’agrandissement d’établissements scolaires en Cochinchine, de sorte que le programme primitif prévu pour le Collège de Mytho a été considérablement élargi et un nouveau projet d’agrandissement mis à l’étude sur de nouvelles bases.…

Bởi lẽ số học sinh gia tăng liên tục và MỹTho sẽ thực sự là trung tâm văn hóa của Nam Kỳ, dự án phát triển trường sở sẽ là việc xây cất hai dăy nhà lầu chứa 76 giuờng ngủ cho mỗi dăy nhà…”

Do đó, năm 1818-19, trường xây cất thêm hai dăy lầu kiên cố theo kiểu Roman, một dăy phía Bắc nằm dọc theo rue Maréchal Foch (sau là Albert Buissières rồi đường Ngô Quyền) và một dăy phía Nam dọc theo rue des Landes (đường Lê Đại Hành). Với hai dăy lầu mới cất thêm nầy, Collège de Mytho được nới rộng hướng về đường Filippini (Huỳnh tịnh Của, con đường cụt nầy sau biến mất nhập vào khuôn viên nhà trường khi trường nới rộng ra phía đưởng Hùng Vương) và tạo nên một khuôn viên h́nh chữ U, có một sân rộng ở giữa dùng làm sân đá banh, tập thể dục hay trú sinh đi dạo sau khi ăn cơm chiều. Từ lúc xây cất cho đến cuối thập niên 40, tầng lầu của hai dăy được dùng để làm pḥng ngủ cho trú sinh, tầng trệt dăy lầu Bắc là các lớp học trước khi biến thành văn pḥng những năm 60, c̣n tầng trệt của dăy lầu Nam là pḥng ăn (réfectoire) và pḥng thí nghiệm (lớp học theo kiều amphithéâtre). Sau khi hết chế độ nội trú, tầng lầu Bắc dùng làm lớp học và tầng lầu Nam th́ cải biến thành hội trường. Nhiều thế hệ học sinh 50-75 chắc không sao quên được các buổi văn nghệ phát thưởng tại hội trường nầy với Thầy Nguyễn An Ninh, thầy Nguyễn Văn Dậu, thầy Huỳnh Thuận.

Kể từ năm 1923, Collège de MỹTho mở thêm lớp 3è année và năm sau (1924), mở lớp 4è année hoàn tất học tŕnh ban Cao Tiểu và từ đó các lớp tiểu học cũng tách riêng ra dời về Trường Nam Tiểu học gọi là Trường Tỉnh (École provinciale) đặt ở góc đường Lê đại Hành - Hùng Vương (trường Nam Tiểu học Mỹtho vào cuối thập niên 40 bị trưng dụng làm trường Thiếu Sinh Quân nên trường Nam Tiểu học phải dời về Trường nhà lá Cầu bắc (gần bắc Rạch Miểu đi qua Bến Tre). Khi trường Thiếu Sinh Quân dọn ra Vũng Tàu, trường Nam Tiểu học mới tái lập ở địa điểm cũ). Collège Chasseloup Laubat nhân dịp nầy cũng được nâng cấp đến bậc Tú Tài, Trong bài diễn văn ngày 26 tháng 10 năm 1925 đọc trước Hội Đồng Thuộc địa, Thống đốc Nam Kỳ Maurice Cognacq đă nói:

“Tháng 9 năm 1924, Collège Chasseloup Laubat đă mở lớp đệ nhất ban Triết có thể giúp học sinh Nam Kỳ từ đây có thể thi Tú Tài toàn phần tại Saigon thay v́ phải ra Hà Nội hay sang Pháp như trước đây. Sự thành lập Collège de Mytho và sự hoàn tất học tŕnh 4 năm sẽ giúp cho học sinh các tỉnh Nam Kỳ có thể tiếp tục học tại đây mà không phải quá xa gia đ́nh …” (trích dịch từ Discours de Maurice Cognacq, gouverneur de la Cochinchine à l’ouverture du Conseil Colonial le 26 Octobre, 1925, p.19).

Từ lúc thành lập cho đến 1945, trường Collège de Mytho thu nhận các học sinh các tỉnh ở Nam Kỳ và sau 1945, khi trường Cần Thơ được phát triển, học sinh ở hai tinh gần Cần Thơ là SaĐéc và Vĩnh Long chỉ được thi tuyển vào Collège de Mỹtho nếu có điều kiện đặc biệt (học giỏi, có bà con ở MỹTho).

Muốn vào học 1ère année (sau nầy là 6è moderne rồi sau nữa là Đệ Thất), học sinh đậu bằng Tiểu học phải qua một kỳ thi tuyển gắt gao để tuyển chọn khoảng 100 học sinh (và 20 dự khuyết) vào học hai lớp 1ère année A và B (trước 1930 chỉ có một lớp cho mỗi cấp). Tỷ lệ trúng tuyển khoảng 1/10. Các thí sinh thi rớt phải học trường tư chờ sang năm thi lại (sau nầy trường tiểu học có mở thêm lớp Tiếp Liên cho loại sĩ tử nầy). Các trường tư thuở ấy, ở Mỹtho có trường Pensionnat Nguyễn Văn Ngữ, ở Saigon có trường Chấn Thanh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh …Các học sinh đậu cao, con nhà nghèo được cấp học bổng, có thể xin ở nội trú (internat) bán nội trú (semi-internat: ăn trưa ở trường) hay ngoại trú (externat).

Sau đây là vài chi tiết về cuộc đời một học sinh CM (Collège de Mỹtho) do cựu học sinh Đỗ Quang Cảnh, niên khóa 1932-1934 ghi lại:

- Học phí: mỗi tháng phải đóng cho nhà trường 17 đồng, tương đương với giá của 60 giạ lúa thuở đó (3 cắc một giạ 20 kg)

- Trang bị cần thiết của một học sinh nội trú: 1 cái rương theo kích thước ấn định và một ống khóa, 1 chiếc chiếu theo khổ giường của trường, 1 chiếc mùng vải trắng mỏng, 1 mền, 1 gối nằm (có thể đem theo gối ôm), 10 bộ bà ba vải trắng (không được bằng lụa), 1 áo chemise vải trắng ngắn tay,1 quần tây dài kaki trắng,1 nón casque trắng,1 dây nịt, 1 giày bố trắng, 1 đôi vớ trắng, 10 khăn mouchoir vải trắng, 1 khăn lông lau mặt,1 thau rửa mặt, 2 bàn chảy đánh răng (1 để đánh răng, 1 để đánh giày), 1 cục savon đánh răng (lúc đó chưa có pâte dentifrice), 1 cục phấn đánh giày bố trắng, 1 lược chảy tóc, 1 túi rút miệng lớn để bỏ quần áo giặt mỗi tuần. Học sinh có quyền bỏ giặt mỗi tuần 10 món.

Ngày nhập trường, học sinh phải tŕnh diện đầy đủ các trang bị nầy mới được vào trường.

- Đồng phục: Học sinh mặc bà ba đi học, chỉ được mang guốc vông hay sơn, tuyệt đối không được mang dép da. Nhà trường phát hai miếng phù hiệu màu sậm có thêu 2 chữ CM bằng kim tuyến. Từ thời hiệu trưởng Jalat năm 1935, khi ra khỏi trường hay ngày lễ phải mặc complet trắng, thắt cravate, gắn phù hiệu trên lưởi gà áo chemise.

- Giờ giấc sinh hoạt: Học sinh ngủ trên lầu có giám thị kiểm soát. Mỗi ngày phải dậy lúc 5 giờ sáng theo tiếng chuông. Ngủ dậy phải xếp mùng mền ngay ngắn, có giám thị kiểm soát, sau đó xuống lầu sắp hàng đánh răng, rửa mặt.





6 giờ: vô học “études” (học bài, làm bài dưới sự kiểm soát của giám thị).
7 giờ: ăn cơm sáng. Pḥng ăn có bàn dài, cứ 4 học sinh một mâm. Thường là cá kho hoặc thịt kho, lâu lâu đổi món gà vịt, heo quay. Bữa ăn trưa và chiều có nhiều món hơn, có canh, món xào, món mặn. Ngày thứ sáu, ăn chay theo đạo Thiên Chúa, ngày thứ bảy, ăn cơm Tây (ration française) với muỗng nỉa.
8 giờ: vô lớp học, mỗi giờ đổi thầy và môn học.
11 giờ: ăn cơm trưa rồi lên lầu ngủ.
1 giờ trưa: thức dậy, xuống tắm rửa.
Từ 1g30 đến 2g30: học “études”.
3 giờ: vô lớp học.
6 giờ: ăn cơm chiều 7 giờ: lại học “études”
9 giờ: giờ tự do, dạo mát trong sân trường
9g30: đi ngủ. Lên pḥng ngủ không được nói chuyện riêng, nằm đúng giường của ḿnh, không được đọc sách. Phạm luật: bị consigne (không được đi dạo phố ngày chúa nhựt hay về thăm gia đ́nh) (Trích từ: Để bước qua ngưởng cửa Collège de Mytho. Đặc San 2000, Hội AHCHS Mỹtho- Canada)



Trông qua cái danh sách trang bị của một học sinh thời ấy, người nghèo phải rất khốn đốn mới gởi con đi học ở Collège. Và trông qua chương tŕnh sinh hoạt, người học sinh và trú sinh phải ép ḿnh trong một khuôn khổ cứng rắn, nhưng chính nhờ cái tinh thần kỹ luật và cố gắng cá nhân cũng như đồng đội, trường Collège de Mytho trong giai đoạn nầy đă đào tạo biết bao cán bộ trung cấp và cao cấp, góp phần xây dựng sau nầy chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn nầy, Collège de Mỹtho (và trường Pétrus Kư, Collège de Cần Thơ) đă là nơi thu nhận một đội ngủ giáo chức tốt nghiệp từ Pháp hay trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội, phần lớn bắt đầu vào nghề trong thập niên 20, đă đem tài năng và đức độ truyền dạy đám hậu bối nên người. Chỉ cần đan kể một số giáo sư đă có mặt rất sớm ở Collège de Mytho từ năm 1925: Nguyễn Trung Thắng, Dương Minh Thới, Phạm Văn C̣n (sau làm hiệu trưởng trường Pétrus Kư), Dương Văn Cấp, Trần Văn Hương.

Theo bài hồi kư của ông Lê Minh Tùng (cựu học sinh niên khóa 1925-1930, quận trưởng quận 1 Saigon trước 1975) th́ “học tṛ thường b́nh phẩm thầy,..sau lưng. Như ông Ourgaud, hiệu trưởng th́ giống như con gấu, lầm ĺ ai cũng ngán. Ông Guiraud, ghiền á phiện, rất khó tánh, ông Toreilles giống ḅ đực, ông Francis đen như chà và, ông Truchet dạy giỏi được học tṛ thương, bà Boisson duyên dáng đẹp mê hồn. Giáo sư VN th́ ông Dương Minh Thới dân Tây, nói tiếng Pháp cứ ờ ợ măi, ông Nguyễn Trung Thắng giàu ḷng ái quốc, thấy học sinh để tang cụ Phan Chu Trinh th́ ông khóc khiến học sinh cũng khóc theo, ông Phạm Văn C̣n lúc nào cũng bảnh bao trong bộ đồ tussor, ông Dương Văn Cấp, Trần Văn Hương thương mến học tṛ và được học tṛ kính nể...”.

Sau nầy, trong thập niên 30 th́ thêm các ông Gaston Huỳnh đ́nh Tràng, Trần Văn Quế, Đinh căng Nguyên, Vơ Văn Lúa (sau đổi về Pétrus Kư), Vơ Quang Định, Trần Bá Chức Đỗ Văn Trần, Phạm Công B́nh. Trần Văn Di, Nguyễn Văn Kiết, Trần Văn Ất, Lê quan Nghĩa, Phạm Văn Lược, Phùng Văn Tài...

Đến năm 1942, do nghị định số 7192 ngày 2-12-1942, Collège de MỹTho được đổi tên thành Collège Le Myre de Vilers. Năm 1948, trường mở hai lớp đệ nhị cấp là Seconde và Première, thu nhận thêm các học sinh đệ nhị cấp từ Collège de Cần Thơ chuyển qua. Tuy nhiên, cho đến khi chấm dứt chương tŕnh Pháp, học sinh Mỹtho phải lên Saigon thi Tú Tài 1, và sau đó xin học classe Première ở trường Pétrus Kư hay Chasseloup Laubat để thi Tú Tài 2.

● Giai đoạn 1951-1975

Bắt đầu từ niên khóa 1951-52, Collège Le Myre de Vilers mở chương tŕnh Việt thu nhận 350 học sinh vào 7 lớp Đệ Thất. Bắt đầu Đệ Thất năm 1951, lớp học sinh nầy lên lớp Đệ Nhị năm 1957 để thi Tú Tài Việt đầu tiên. Sau khi đậu Tú Tài 1, học sinh phải xin tiếp tục học Đệ Nhất ở trường Pétrus Kư hay Chu Văn An để thi Tú Tài 2. Đến năm 1959, trường mới mở lớp Đệ Nhất, hoàn tất học tŕnh 7 năm. Đến năm 1967, danh xưng Đệ Thất được đổi là Lớp 6 cho đến lớp 12 (Đệ Nhất).

Trường Collège Le Myre de Vilers sau đó được đổi tên là trường Trung Học Nguyễn Đ́nh Chiểu với nghị định số 179-ND/GD ngày 22 tháng 2 năm 1953 của Tổng Trưởng Giáo Dục Nguyễn Thành Giung. Trong việc chọn tên, các thân hào nhân sĩ tỉnh Mỹtho đă thảo luận và biểu quyết tên của ba danh sĩ là Nguyễn Đ́nh Chiểu, Thủ Khoa Huân và Phan Hiến Đạo. Chương tŕnh Pháp tại trường NĐC chấm dứt với kỳ thi bằng Thành Chung năm 1955 ( DEPSI, Diplôme d’études primaires supérieures indochinoises).

Trường Trung Học Nguyễn Đ́nh Chiểu kể từ đây có sỉ số học sinh tăng gia vượt bực. Năm 1953 có 40 lớp với hơn 2000 học sinh, năm 1973 có gần 100 lớp với 5000 học sinh kể cả lớp tối.

Trường sở cũng được nới rộng thêm. Năm 1957-1959, dăy lầu Nam phía đường Lê Đại Hành được nối dài thêm 10 pḥng học với lối kiến trúc hoa ḥe màu sắc, tương phản với kiến trúc uy nghi thuở xưa. Cũng trong thời kỳ nầy, cổng trường được dời quay mặt ra đường Hùng Vương, và một con đường tráng nhựa xuyên từ dăy lầu trệt lúc ban đầu đến cổng mới, dăy nhà thiếc bên cạnh bức tường bên đường Huỳnh Tịnh Của cũng được thay bằng nhà gạch (sau dùng làm pḥng khảo thí). Năm 1968-69, dăy lầu phía Bắc cũng được nối dài thêm 10 pḥng và tiếp theo đó, năm 1970-74, trường xây thêm dăy ngang song song với đường Hùng Vương, tạo thành một khuôn viên h́nh chữ nhật giáp ranh với 4 con đường chung quanh. Năm 1974, bức tượng cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu được dựng ở gần cột cờ được khánh thành nhân ngày lễ kỷ niệm 95 năm thành lập ngôi trường.

Trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân

Khi nhắc đến nữ sinh, chúng tôi không thể không nhắc đến trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân, người bạn đồng hành của trường Trung Học Nguyễn Đ́nh Chiểu.

Cho đến sau thế chiến thứ hai, trường Le Myre de Vilers mới bắt đầu thu nhận nữ sinh (trước đó nữ sinh Mỹtho phải lên Saigon học trường Áo Tím hay trường Marie Curie), Nữ sinh học chung với nam sinh cho đến khi lập chương tŕnh Việt, nữ sinh mới học lớp riêng. Đến năm 1957, trường nữ trung học Lê Ngọc Hân được thành lập theo nghị định số 1250-ND/GD ngày 26-8-1957 để thu nhận các nữ sinh bậc đệ nhất cấp. Lúc ban đầu, hiệu trưởng trường Nguyễn Đ́nh Chiểu kiêm nhiệm việc điều khiền. Cho đến năm 1961, trường mới có vị hiệu trưởng đầu tiên là bà Nguyễn thị Hằng (nguyên giáo sư trường Gia Long), được kế nhiệm sau đó bởi bà Dương thị Lớn và bà Nguyễn Diệu Thông.

Trường được nâng lên là bậc đệ nhị cấp từ niên khóa 1961-62, và chỉ năm nào trường không đủ học sinh cho một lớp Đệ Nhứt (thường là Đệ nhứt ban Văn Chương), trường Nguyễn Đ́nh Chiểu mới thấp thoáng bóng hồng.

Trong thời gian phát triển ngôi trường, không ai quên được công sức của bà Nguyễn Diệu Thông, bởi trong 8 năm điều khiển (1967-1975), bà đă biến trường Lê Ngọc Hân thành một ngôi trường có uy tín ở vùng Tiền Giang. Nhiệt thành của bà đă bị Cộng Sản trả thù với nhiều năm tháng tù đày.

Ban Giám Đốc

Cho đến năm 1942, các hiệu trưởng (proviseur) đều là người Pháp. Các hiệu trưởng đầu tiên kiêm nhiêm luôn hiệu trưởng trường Tiểu học tỉnh lỵ, Ông Henri Truchet là vị hiệu trưởng người Pháp sau cùng, đại úy Auguste Jalat là người làm hiệu trưởng nhiều năm nhất (vừa làm hiệu trưởng, vừa ở trong quân đội). Vị hiệu trưởng người Việt đầu tiên là ông Nguyễn Thành Giung, đậu tiến sĩ khoa học ở Pháp năm 1923, sau làm tổng trưởng giáo dục. Kể từ năm 1950, do nhu cầu quản trị, ngoài chức vụ hiệu trưởng và tổng giám thị như thời trước, c̣n tăng thêm chức vụ giám học (censeur) để phụ tá hiệu trưởng về học vụ.

Danh sách hiệu trưởng từ khi thành lập đến 1975 (1880-1975):





1882: André, Alfred ( là giáo sư trường tỉnh lỵ)
1885: Roucoules, Émile-Joseph
1887: Carlier, Pierre-Joseph
1888: Ferru, Louis
1889- 1895: trường ngưng họat động v́ thiếu ngân sách
1896-1904: không rơ
1905: Potier, Jean-Rodolphe
1912: M. Ourgaud, Edmond François Léon
1915: Sentenac, Jean-François
1917: Petit, Jean-Pierre Auguste
1924: Lafuste, Jean-François Siméon
1925: Madec, Eugène
1928: Ourgaud, Edmond François Léon
1932: Carricaburu, Jean
1934: Jalat, Auguste
1942: Nguyễn Thành Giung
1945: Nguyễn Văn Cang, Lê Văn Kim, De LaGoutte
1946: Henri Truchet
1948: Hồ Văn Trực (HT), Đinh Căng Nguyên (GH), Trần Văn Vạng (TGT)
1952: Dương văn Dỏi (HT), Đinh Căng Nguyên (GH), Trần Văn Vạng (TGT)
1955: Phạm Văn Lược (HT), Vơ Quang Định (GH), Lê Văn Chí (TGT)
1961: Lê Ngọc Toản (HT), Lâm Văn Trân (GH), Lê Văn Chí (TGT)
1964: Trần Thanh Thủy (HT), Lâm Văn Trân (GH), Trương Công Sâm (TGT)
1966: Phan Văn Huấn (HT), Lâm Văn Bé (GH), Lê Chí Nhơn (TGT)
1970: Lâm Văn Bé (HT), Trẩn Quang Minh (GH), Nguyễn Văn Miêng (TGT)
1973: Lê Kim Hải (HT), Từ Hữu Đán (GH), Nguyễn Văn Miêng (TGT)



Ban giảng huấn

Lúc ban sơ, các giáo sư đều là người Pháp. Bắt đầu từ 1920, một số giáo sư người Việt tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội hoặc du học từ Pháp trở về thay thế lần lần các giáo sư người Pháp. Khoảng đầu thập niên 1950, trường được tăng cường thêm một số giáo sư cải ngạch như quư ông Nguyễn Anh Bổn, Vơ Văn Đây, Vơ văn Liểu, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Văn Dinh, Lê thị Nhân (bà H́nh Thái Thông, luật sư), Trần Đ́nh Tế, Chung Tốt…

Đặc biệt, giữa các giáo sư đạo mạo, xuất hiện mươi giáo sư trẻ vừa đậu Tú Tài đến MỹTho dạy học để có thể tạm thời hoăn dịch: Nguyễn Văn Ánh (sau là đại tá hải quân), Khương Hữu Điểu, Bùi Hữu Kiển, Trần Thành Quan, Victor Phạm, Huỳnh Văn Sanh (3 trong số giáo sư nầy sau là rể MỹTho).

Sau Hiệp định Genève, trường Trung học Nguyễn Đ́nh Chiếu bắt đầu đón nhận một loạt giáo sư trẻ, phần lớn tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, hayCử nhân, hay sinh viên đại học (dạy giờ), điển h́nh là quư ông Phạm Văn An, Ngô Văn Cảo,Phạm Mạnh Cương, Lê Hà Quảng Lan, Đỗ Trung Ruyên, Hồ Thế Viên, Đặng Vượng, Phan Chừng Thanh … Số giáo sư nầy làm “trẻ trung” hóa hàng ngũ ban giảng huấn, v́ một số giáo sư kỳ cựu đă về hưu hay đổi đi các nơi khác đảm nhận các chức vụ quan trọng hơn. Trong số các giáo sư rời trường thập niên 50 phải kể ông Nguyễn Văn Kính thuyên chuyển về Vĩnh Long làm thanh tra tiểu học liên tỉnh kiêm hiệu trưởng trường Trung Học Vĩnh Long vừa mới thành lập (sau đổi là Nguyễn Thông rồi Tống Phúc Hiệp), ông Đinh căng Nguyên làm hiệu trưởng trường Vơ Trường Toản, ông Phùng Văn Tài làm hiệu trưởng trường Trung Học Bến Tre, ông Nguyễn Ngọc Quang làm hiệu trưởng trường Quốc Gia Sư Phạm Saigon, ông Phạm Văn Lược làm hiệu trưởng trường Pétrus Kư (sau là Tổng Giám Đốc Nha Trung Tiểu Học), ông Trần Văn Ất về dạy trường Đại học Khoa học và Nguyễn Văn Kiết về dạy ở Đại học Văn Khoa rồi chạy ra bưng.

Một số giáo sư về hưu nhưng vẫn c̣n nhớ mùi phấn bảng quay ra mở trường tư thục như ông Phạm Công B́nh: trường Văn Hiến; ông Nguyễn Văn Tiếu (văn pḥng trưởng): trường Vĩnh Tường (Phật Ân); ông Lê quan Nghĩa: trường Hùng Vương; ông Bùi Văn Mạnh và ông Nguyễn Văn Phái (giám thị): trường Thủ Khoa.
Đầu thập niên 1960, với sự phát triển vượt bực các lớp bậc đệ nhị cấp, trường Nguyễn Đ́nh Chiểu (và cả trường Lê Ngọc Hân) đón nhận thêm một loạt giáo sư khác c̣n trẻ tuổi hơn thời 1950 (trên dưới 25 tuổi), tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm hay có Cử Nhân. Từ đây, tương quan thầy tṛ không c̣n là sư-phụ (thầy-con) như thuở xưa mà có nhiều thân ái, cởi mở hơn (thầy-em). Trong số các giáo sư nầy phải kể quư ông Trần quang Minh (sau làm giám học NĐC và phụ tá Sở Học Chánh Định Tường), Bùi Văn Chi, Nguyễn Văn Kiến, Lê Văn Đặng, Huỳnh Chiếu Đẳng, Bùi ngọc Quang, Tôn Thất Trung Nghĩa, Nguyễn Đôn Phong, Lê Phú Thứ, Nguyễn Phong Châu, Trần Bá Phẩm…

Ban giám đốc cũng được trẻ trung hóa cùng lúc với ban giảng huấn: bắt đầu với ông Trần Thanh Thủy, Lâm Văn Bé (sau làm Chánh Sở Học Chánh Định Tường) và sau chót là Lê Kim Hải.

Sau 1975, nhiều giáo sư đă lần lượt vĩnh viễn ra đi, một số khác tản mác khắp nơi trên thế giới, đa số ở Bắc Mỹ. Trong số giáo sư c̣n ở lại VN, một số nhỏ được chánh phủ mới tin dùng: Vơ Văn Lập có thời là ban giám đốc, Nguyễn Hữu Thông là trưởng ban Toán, và Nguyễn Văn Hường được vinh danh là giáo sư gương mẫu. Số c̣n lại không được dạy học, tiếp tục cuộc sống cơ cực nhưng vẫn giữ phong cách thanh cao của những nhà giáo không thấm nhuần giáo điều Cộng Sản.

Những nhân vật quan trọng xuất thân từ trường Trung học Mỹtho.

Trường Trung học Mỹtho, từ lúc mới thành lập cho đến năm 1975 đă đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước trong nhiều lănh vực. Điểm đặc biệt là những nhà lănh đạo quan trọng của hai chế độ thù nghịch nhau đều xuất thân từ ngôi trường nầy.

Về chánh trị, nếu các ông Phạm Hùng là thủ tướng chánh phủ Cộng Sản và Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch Phong Trào Giải Phóng Miền Nam, th́ dưới chế độ Cộng Hỏa, các ông Thái Lập Thành là Thủ Hiến, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch là Thủ Tướng và Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống. Những vị nầy đều là cựu học sinh trường Trung Học Mỹtho.

Về phía các tướng lănh, chỉ cần đan kể là tướng Nguyễn Văn Sĩ và tướng Ngô Quang Trưởng là hai kẻ thù trên chiến trường nhưng vốn là bạn đồng môn thuở xưa.

Trong lănh vực hành chánh, nhiều cựu học sinh đă được đào tạo và phục vụ trong hệ thống công quyền dưới thời Pháp thuộc đă đem kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho đất nước sau khi người Pháp ra đi. Ở cấp tổng bộ trường có quư ông Lê Công Chất, Huỳnh Văn Đạo, Lê Tấn Nẫm, Vơ văn Nhung, Nguyễn Văn Tương, Dương Tấn Tài, Nguyễn Hữu Thuần, Trương Ngọc Giàu, Nguyễn Văn Vàng, Phạm Đăng Lâm (Trưởng phái đoàn Ḥa đàm Ba Lê).

Trong lănh vực kinh tế và kỹ thuật, có quư ông Trần An Nhàn (Điện lực VN), Dương Kích Nhưỡng, Dương Mộng Ảo (con của GS Dương Văn Cấp), Khương Hữu Điểu, Dương Thanh Đàm (nới rộng phi trường Tân Sơn Nhứt), Phạm Văn Thân (kiến trúc sư xây Caravelle, Banque nationale de Paris), Lê Quang Uyển (Thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia). Ông Trương Văn Bền, nhà công kỹ nghệ nổi tiếng với savon Cô Ba cũng là một học sinh Collège de MỹTho trước khi tiếp tục ở Chasseloup Laubat.

Nhiều thẩm phán, luật sư nổi tiếng trước 1975 cũng xuất thân từ trường Trung Học Mỹtho. Chỉ cần đan kể quư ông Nguyễn Văn Biện (Tối Cao Pháp Viện), Huỳnh Khắc Dụng, Nguyễn Quốc Hưng, Trần Văn Liêm, Lê Minh Liên…

Nhiều tổng bộ trưởng giáo dục cũng là giáo sư hay cựu học sinh trường Trung Học Mỹtho như quư ông Vương Quang Nhường, Nguyễn Thành Giung, Trần Hữu Thế, Trần Bá Chức, Đỗ Bá Khê, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Văn Tấn.

Để chấm dứt phần vinh danh những cột trụ của chế độ VNCH xuất thân từ trường Trung học Mỹtho, chúng tôi không sao quên được 10 tướng lănh đă đóng góp trong việc chống xâm lăng. Danh sách do Thiếu Tướng Trần Bá Di sắp xếp theo “năm học ở trường Mẹ”:





Trung tướng Dương Văn Đức (1939-43),
Trung tướng Trần Ngọc Tám (1939-43),
Trung tướng Trần Thanh Phong (1939-43),
Chuẩn tướng Phạm Hà Thanh (1941-44),
Trung tướng Đồng Văn Khuyên (1942-45),
Chuẩn tướng Lê Trung Trực (1942-45),
Trung tướng Ngô Quang Trưởng (1944-45),
Thiếu tướng Trần Bá Di (1944-50),
Chuẩn tướng Lê Văn Tư (1944-45),
Trung tướng Dư Quốc Đống (1945?).



Tuy h́nh ảnh trường Trung học Mỹ Tho có dần dần phai nḥa theo năm tháng với tuổi đời và cuộc đời, nhưng người cựu học sinh và cựu giáo sư ngôi trường nầy vẫn luôn khắc ghi những kỷ niệm và nhất là tinh thần tôn sư trọng đạo theo gương của nhà giáo mà ngôi trường mang tên, bởi lẽ chính cái tinh thần nầy đă đào tạo nên con người. Tuy trường Nguyễn Đ́nh Chiểu nay không bị đnổhi tên, ưng truyền thống thầy tṛ Nguyễn Đ́nh Chiểu khi xưa không c̣n t́m được nữa với chánh sách giáo dục bác đảng của chế độ mới.

Tài liệu tham khào chính yếu





Annuaire général de l’Indochine, années 1880 – 1936.
Annuaire administratif de la Cochinchine, années 1870-1888
Répertoire alphabétique de législation et de réglementation de la Cochinchine: arrêté au 1er janvier 1889. Paris: A.Rousseau, 1889-1890.
Documents provenant du Centre des archives diplomatiques de Nantes (transmis par Ministère des affaires étrangères).
Đặc san Trung Học Nguyễn Đ́nh Chiểu 1974 (MỹTho).
Đặc san Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh NĐC-LNH (Canada, California).















https://lh6.googleusercontent.com/zftTJ6l_FELFIG3gzgdE4oRA-wC-4MCkWFVLeH0nTZ7hD6u8gU-Z59s9SWcNsI1JFaGhgDjaHekBzzLEy6fddek_bLqBZb6l_nzZR gb_jXOM7jhs=w1280











Lâm Văn Bé