PDA

View Full Version : Lam Sơn 719: Mỹ muốn VNCH hy sinh đến người lính cuối cùng qua cuộc HQ Hạ Lào 1971? « LS 719#1» -Đào Văn



BigBoy
03-09-2022, 05:25
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/lam-son-719-696x469.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/lam-son-719.jpg)


Đào Văn


✱ Ông Thiệu tán thành một cách không chính thức về một cuộc tiến công vào Tchepone, trong khi Kissinger dành ưu tiên cho chiến dịch ở Hạ Lào.

✱ Tướng Lăm phản đối: Trong khi lập kế hoạch tấn công, các đại diện của Lực lượng Không quân 7 đề nghị sử dụng B-52…, sau đó dùng máy bay vận tải thả những quả bom nặng 15.000 pound để dọn băi đáp trong rừng rậm. Tuy nhiên, bị Tướng Lăm phản đối, Ông ta muốn …

✱ TT Thiệu từ chối đề nghị của Mỹ kéo dài thời gian hành quân tại Lào.

✱ Việt Nam hóa chiến tranh chẳng qua là Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam phải hy sinh đến người lính cuối cùng.
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/lam-son-719-300x202.jpg

Cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971 tuy đă diễn ra trên 50 năm, nhưng vẫn có nhiều bài viết được loan tải kể lại nội tình bởi các tác giả thuộc đơn vị tham gia vào cuộc hành quân, đồng thời đặt ra câu hỏi về mục đích của cuộc hành quân, và rằng phía Mỹ hay Việt đă đề xuất mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 này. Phần tóm lược tŕnh bày sau dựa vào tài liệu của Tòa Bạch Ốc được NARA giải mật và được phổ biến trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao (bàn thảo kế hoạch hành quân), của Cơ quan Truyền thông Bộ Quốc Pḥng (diễn tiến cuộc hành quân ), và tài liệu của cơ quan CIA giải mật và phổ biến tài liệu vào các năm 2016 và 2017 (dự báo về khả năng phản công của địch). Đặc biệt là báo chí Mỹ loan tải các cáo buộc CIA về “thất bại t́nh báo” đối với cuộc hành quân Lam Sơn 719, khiến Giám đốc cơ quan CIA phải gửi thư đến Ṭa Bạch Ốc… Hy vọng qua loạt bài này sẽ trả lời phần nào cho thắc mắc liên quan đến cuộc hành quân Hạ Lào năm xưa, nhưng trước hết là diễn tiến cuộc hành quân và vấn đề Không quân Hoa Kỳ yểm trợ cuộc chiến. Bài viết sau tóm lược trích đoạn theo tài liệu được phổ biến bởi Cơ quan Truyền thông Bộ Quốc Phòng.



✱ DIỄN TIẾN CUỘC HÀNH QUÂN HẠ LÀO 1971

Theo bản văn của Cơ quan Truyền thông Bộ Quốc Pḥng (Media Defense Gov. – 24.9. 2010) – Kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu được thảo luận vào tháng 11 năm 1970, một chiến dịch không chỉ kiểm tra kỹ năng và sự kiên tŕ của quân nhân thuộc QLVNCH, và những người lănh đạo của họ, mà c̣n kiểm nghiệm về chính sách Việt Nam hóa chiến tranh. Đô đốc Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu Liên quân, bắt đầu t́m kiếm ư kiến của Đô đốc McCain, Tổng tư lệnh Thái B́nh Dương, về các hoạt động ở Đông Nam Á, bao gồm cả kế hoạch mở cuộc hành quân qua Hạ Lào đang được chuẩn bị, có thể diễn ra những tháng đầu của năm 1971. McCain đă trả lời “có thể thực hiện được” và những ̣điều “ mong muốn có thể đạt được, hoặc có thể không đạt được bởi những hạn chế về chính trị và giới hạn thời gian.”

Ư tưởng về một cuộc tấn công của Nam Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong mùa khô, thời gian từ tháng 11 năm 1970 đến tháng 5 năm 1971, đă được gửi đến Tiến sĩ Henry Kissinger. Theo Tiến sĩ Kissinger Cố vấn TT Nixon về các vấn đề an ninh quốc gia, ông ta đă nhận xét rằng một hoạt động như vậy có thể giúp bảo vệ an toàn cho lực lượng bộ binh Mỹ đồn trú tại miền Nam Việt Nam , đồng thời ngăn chặn một cuộc tấn công của Bắc Việt vào vùng cao nguyên hoặc xuyên qua khu phi quân sự. Kissinger tin rằng một cuộc tấn công của Nam Việt Nam ở Campuchia có triển vọng thành công tốt hơn là cuộc tấn công vào Đường ṃn Hồ Chí Minh/HCM v́ nơi này được bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, Đô đốc McCain coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào Campuchia cũng là một đ̣n tấn công vào Lào, khiến Đô đốc Moorer đề xuất khả năng lấy Hạ Lào làm mục tiêu chính thay v́ Campuchia. V́ có sự khác biệt về quan điểm nên Kissinger cử phụ tá của ông là Tướng Alexander M. Haig, Jr. đến Việt Nam t́m hiểu t́nh h́nh và t́m phản ứng của các đại diện Mỹ tại Việt Nam và về ư kiến của chính quyền Việt Nam.




Tướng Haig họp với TT Thiệu và viên chức Mỹ tại Sài G̣n


Tại Sài g̣n tướng Haig đă họp mặt với Tướng Abrams, chỉ huy cao cấp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Ellsworth Bunker, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, và Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống miền Nam Việt Nam. Theo báo cáo của Tướng Haig rằng nhà chức trách ở Sài G̣n ủng hộ đường lối táo bạo hơn, mở một cuộc tấn công vào Đường ṃn Hồ Chí Minh, con đường tiếp tế chính của kẻ thù thay v́ chống lại lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Ư tưởng tấn công vào Hạ Lào không phải là mới, nó bắt nguồn từ Tướng Westmoreland đă đề xuất , người tiền nhiệm của Tướng Abrams. Đường ṃn Hồ Chí Minh đă phát triển thành một huyết mạch giao thông chính. Việc mở rộng mạng lưới đường bộ, là mục tiêu mà Westmoreland đă đề xuất trước đây với quân đội Mỹ, với Nam Việt Nam, và có thể cả với Thái Lan. Các lựa chọn thay thế mà ông cân nhắc bao gồm một lực lượng tiến về phía Tây từ Khe Sanh và làng Lang Vei gần đó nhằm chống lại khu liên hợp dự trữ khí giới tại ngôi làng Tchepone thuộc Lào bị bỏ hoang. Sự thất thủ Lang Vei và quyết định tiếp theo rút khỏi Khe Sanh, cùng với việc áp dụng chính sách Việt Nam hóa và việc quân đội Mỹ rút lui, đă khiến Westmoreland và Abrams gác lại khái niệm này, mặc dù Tchepone vẫn là một mục tiêu đầy cám dỗ. Chẳng hạn, vào mùa xuân năm 1970, theo ước tính t́nh báo chỉ ra rằng khoảng một nửa số hàng tiếp liệu dành cho lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam đă phải đi qua con đường này và qua các điểm trung chuyển gần đống đổ nát của ngôi làng đó.

Cuộc xâm lược Campuchia vào tháng 4 năm 1970, ít nhất là tạm thời cắt đứt đường tiếp tế từ cảng Sihanoukville đến các kho chứa gần biên giới Nam Việt Nam. Do đó, đến mùa hè năm đó, kẻ thù càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc di chuyển hàng hóa đi qua Đường ṃn Hồ Chí Minh qua Tchepone để chuyển vào miền Nam Việt Nam và Campuchia. Mỹ và các nhà lănh đạo Việt Nam đều nhận ra giá trị của một cuộc đột kích nhằm làm gián đoạn giao thông trên Đường ṃn Hồ Chí Minh và phá hủy các nguồn cung cấp. Bên cạnh việc khơi dậy sự quan tâm của Đô đốc McCain ở Hawaii và Tướng Abrams tại Sài G̣n, về việc phát động một cuộc tấn công như vậy trong mùa khô 1970 – 71 cùng với sự đồng t́nh của Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lệnh Quân đoàn I của Nam Việt Nam, người từng nói với cố vấn Thủy quân lục chiến, Chuẩn Tướng Edwin H. Simmons, ông ta từng phục vụ trong một đơn vị thuộc quân đội Pháp đă tham gia tấn công về phía Tây dọc theo Đường số 9 trong cuộc chiến chống Việt Minh trước đây, và nay hy vọng sẽ khởi động lại chiến dịch tương tự. Ngay cả Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT quân lực miền Nam Việt Nam, đă có nửa chục năm chủ trương một chiến lược bao gồm cô lập kẻ thù ở miền Nam Việt Nam khỏi các nguồn cung cấp và chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.




TT Thiệu đồng ư mở cuôc tấn công vào Tchepone, Hạ Lào


Tổng thống Thiệu chấp nhận khái niệm mở một cuộc tấn công chính ở Hạ Lào và một nỗ lực thứ yếu ở Campuchia. Trong một cuộc tṛ chuyện vào ngày 7 tháng 12 năm 1970, ông ta nói với Bunker và Abrams rằng hoạt động tại Campuchia sẽ chủ yếu nhằm giảm bớt áp lực của cộng sản đối với thị trấn Kompong Cham, trong khi cuộc tấn công vào Lào sẽ lên đến đỉnh điểm khi chiếm được Tchepone, cách biên giới khoảng bốn mươi cây số, phá hủy các nguồn cung cấp của cộng sản cho cả miền Nam Việt Nam và Campuchia. Một khi lực lượng xung kích đă cho nổ tung hàng hóa được tích trữ gần làng này thời bắt đầu rút lui có trật tự.

Theo như Tổng thống Thiệu và các Tướng Viên và Lăm nhận định, quân đội của họ sẽ phải tấn công trước khi mùa gió Đông Bắc kết thúc vào tháng 5 năm 1971. V́ các tháng sau đó những cơn gió xoay ṿng thổi từ hướng Tây Nam, những trận mưa lớn sẽ trút xuống Hạ Lào, vừa cản trở sự hỗ trợ của không quân và cản trở sự di chuyển trên mặt đất. Hơn nữa, để có được lợi thế tối đa , miền Nam Việt Nam cần phải tấn công trước khi kẻ thù cải thiện thêm Đường ṃn Hồ Chí Minh . Cuối cùng, một cuộc tấn công đánh phá mục tiêu như Tchepone đ̣i hỏi phải có viện trợ đáng kể của Mỹ, nhưng Mỹ đang dần dần rút lực lượng rời khỏi Việt Nam. Nếu chờ đợi cho đến mùa khô 1971–72, kèm theo việc các lực lượng của Mỹ tiếp tục rời Việt Nam, sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu sự hỗ trợ thiết yếu từ phía Mỹ cho cuộc hành quân.




Kế hoạch tập kích vào Tchepone với 4 giai đoạn


Người Mỹ cũng ủng hộ một cuộc tấn công trong mùa khô và họ muốn tấn công Hạ Lào vào mùa xuân năm 1971. Với một cuộc tập kích vào Tchepone có lợi thế rõ ràng so với các cuộc chiến tiếp tục ở Campuchia, một khi phá vỡ kho chứa hàng tiếp liệu của Bắc Việt có thể vô hiệu hóa mọi mối đe dọa đối với vùng cao nguyên miền Trung, đồng thời buộc đối phương phải chuyển hướng sang pḥng thủ đường ṃn HCM. Ông Thiệu tán thành một cách không chính thức về một cuộc tiến công vào Tchepone, Kissinger nhấn mạnh Hoa Kỳ dành ưu tiên cho chiến dịch ở Hạ Lào, và giảm mức độ ưu tiên thấp hơn cho bất kỳ hoạt động nào ở Campuchia.

Vào tháng 12 năm 1970, bắt đầu việc lập kế hoạch cho cuộc tập kích vào Tchepone và cho các cuộc tấn công thứ cấp chống lại kẻ thù cố thủ gần đồn điền Chup ở Campuchia. V́ tính cách táo bạo và phức tạp, nên cuộc xâm lược Lào đ̣i hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, sớm nhất là bắt đầu ngay sau khi Thiệu bàn bạc với Bunker và Abrams về ý định tấn công Tchepone vào tháng Hai, điều này làm tăng tính cấp bách đối với các nhà hoạch định Mỹ và Nam Việt Nam.

Cùng với Viên, người đứng đầu Bộ Tổng Tham Mưu miền Nam Việt Nam, Abrams đă trao quyền cho một Bộ phận lập kế hoạch tổng hợp, nhưng các bộ phận tham mưu của Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ đă làm việc gần như độc lập với Nam Việt Nam trong việc đưa ra một khái niệm tác chiến bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt:

– Giai đoạn I, các lực lượng Mỹ sẽ bảo đảm và chuẩn bị các con đường, sân bay và các căn cứ cần thiết ở miền Nam Việt Nam để khởi động và duy tŕ cuộc tiến công qua biên giới.

– Giai đoạn II bao gồm cuộc tấn công vào Lào và đánh chiếm Tchepone.

– Giai đoạn III bao gồm việc phá hủy các vật liệu dự trữ xung quanh làng

– Giai đoạn IV và cuối cùng, quân xung kích sẽ rút lui,

V́ tu chính án Cooper-Church cấm sử dụng lực lượng mặt đất của Mỹ tham dự vào cuộc xâm lược Lào, nên Hoa Kỳ đă dựa vào sự yểm trợ của không quân, cộng với hỏa lực pháo binh tầm xa từ bên trong miền Nam Việt Nam. Mặc dù Không quân Nam Việt Nam có thể đóng một vai tṛ nào đó trong các hoạt động , nhưng lực lượng này lại thiếu số lượng và chủng loại máy bay thích hợp để có thể tránh vũ khí pḥng không của địch tại Tchepone. Lực lượng không quân Việt Nam hóa ra không thể đáp ứng các yêu cầu của chiến dịch đă đề ra, nhưng Tướng Abrams đă điều trực thăng Lục quân và máy bay chiến đấu ném bom và máy bay B-52 của Lực lượng Không Quân để đánh quân pḥng thủ của địch một khi khi lực lượng đặc nhiệm Nam Việt Nam tấn công về hướng Tây.




Thời tiết ảnh hưởng đến cuộc hành quân.


Vào tháng Hai và tháng Ba, thời điểm được chọn để hoạt động, mây che phủ có xu hướng chiếm ưu thế ngoại trừ khoảng thời gian có lẽ từ bốn đến sáu giờ vào giữa ngày. Đầu giờ sáng và cuối giờ chiều,bầu trời thay đổi từ 2.500 feet ở khu vực lân cận Khe Sanh đến 1.000 feet trên vùng núi xung quanh Tchepone. Đám mây che phủ khu vực ngăn cản các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu. Ngược lại, máy bay trực thăng thường bay ở những độ cao thấp, nhưng các nhà hoạch định kế hoạch đă không nhận ra rằng những đám mây bao phủ các đỉnh núi ở Hạ Lào buộc các trực thăng phải đối phó với hỏa lực chết người từ các loại vũ khí pḥng không hạng nhẹ và súng máy của địch.

Người Mỹ lúc đầu gọi toàn bộ Chiến dịch là Dewey Canyon II, trong khi phía VNCH chọn tên Lam Sơn 719 để chỉ về lực lượng tiến công dọc đường 9 từ biên giới Việt Nam đến Tchepone. Trong các hoạt động trước đây, các quan chức miền Nam Việt Nam có xu hướng coi thường sự bảo mật của cuộc hành quân, đă dẫn đến những đồn đoán lan truyền khắp Sài G̣n, nên Abrams áp đặt một lệnh cấm tiết lộ tin tức về cuộc tấn công. Tuy nhiên, lệnh cấm được chứng minh là không thể thi hành v́ các nhà báo nước ngoài, những người không bị ràng buộc bởi lệnh cấm. Hơn nữa, một số phóng viên Mỹ đă đưa ra tin đồn về một cuộc xâm lược Lào sắp xảy ra. Tiến sĩ Kissinger thấy sự vô ích của nỗ lực kiểm duyệt, cho rằng điều này sẽ khuyến khích báo chí suy đoán … Do đó, lệnh cấm loan tin về cuộc hành quân chỉ kéo dài đến ngày 4 tháng 2, tức là bốn ngày trước khi lực lượng đặc nhiệm Nam Việt Nam vượt biên xâm nhập vào đất Lào.




Phi cơ yểm trợ cuộc hành quân quá chậm


Bất chấp việc soạn thảo kế hoạch một cách vội vă các lực lượng vận tải của Lực lượng Không quân đă chuyển vận người, vũ khí và vật liệu cần thiết cho cuộc tấn công Tchepone. Gần 600 phi vụ của C-130 và một tá của loại C-123 đă chuyển 12.000 quân (bao gồm cả Sư đoàn 1 Nhảy Dù Nam Việt Nam, hoạt động như bộ binh) và 4.600 tấn hàng hóa đến các sân bay ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, tất cả đă không diễn ra suông sẻ. Các radar tiếp cận kiểm soát mặt đất tại thành phố Đông Hà và Quảng Trị bị hỏng và các phụ tùng thay thế rất khó kiếm.

Do lệnh cấm quân Mỹ phục vụ trên bộ tiến vào đất Lào, các bên kiểm soát đường không chiến thuật của Lực lượng Không quân không thể tháp tùng quân Nam Việt Nam đang tiến quân, mặc dù các kiểm soát viên không quân tiền phương sẽ túc trực . Tu chính án Cooper- Church cũng cấm các cố vấn Quân đội tại các đơn vị mà họ đă phục vụ tham dự cuộc hành quân.

Trường hợp khi Chiến dịch Lam Sơn 719 gặp phải sự kháng cự dữ dội, Trung tâm Hỗ trợ Pḥng không Trực tiếp V giao trách nhiệm liên lạc cho các kiểm soát viên không quân tiền phương, các kiểm soát viên này được hỗ trợ bởi thông dịch viên bay cùng, nhưng các cấp chỉ huy Nam Việt Nam bên trong nước Lào không thể liên lạc nhanh chóng và đáng tin cậy với các phi công Mỹ yểm trợ cho ḿnh. Tướng Đống không hài ḷng với các thủ tục về việc liên lạc yêu cầu hỗ trợ trên không. Tư lệnh Sư đoàn Dù Nam Việt Nam cho rằng cơ chế hoạt động quá chậm, cần đến 36 giờ khi có yêu cầu, gây khó khăn cho việc phối hợp các cuộc không kích dành cho một chỉ huy sư đoàn, khi phải phụ thuộc vào một trung tâm hoạt động chiến thuật ở xa cuộc giao tranh.

Sư đoàn 101 Nhảy Dù, chứ không phải là Quân đoàn XXIV, điều khiển hoạt động các trực thăng tham gia Lam Sơn 719 và một số ít trực thăng VNCH tham gia vào cuộc hành quân. Các yêu cầu trực thăng yểm trợ của chỉ huy một sư đoàn hoặc đơn vị chủ lực khác của Nam Việt Nam được gửi đến BTL Sư đoàn Dù Mỹ, nơi đây đáp ứng ngay lập tức nếu có máy bay. Chỉ khi cần thiết phải đặt ưu tiên v́ có nhiều đơn vị yêu cầu, Quân đoàn XXIV mới can thiệp.




Các đơn vị tham gia cuộc hành quân Hạ Lào


Quân đoàn I của Nam Việt Nam ngoài việc thiết lập bộ chỉ huy hậu cứ tiếp tế cho Lam Sơn 719, c̣n thiết đặt pháo tầm xa để cùng với các khẩu đội Mỹ tập trung bắn hỗ trợ cuộc tấn công. Lực lượng tấn công thực tế bao gồm sư đoàn Thủy quân Lục chiến Nam Việt Nam, Liên đoàn 1 Biệt động quân, Sư đoàn 1 Bộ binh được tăng cường, Sư đoàn 1 Nhảy dù chiến đấu như bộ binh, và Lữ đoàn 1 Thiết giáp, tổng cộng có 42 tiểu đoàn cơ động, trong đó có 34 tiểu đoàn đă vượt biên giới. Trong khi các xe tăng và thiết giáp chở quân của Lữ đoàn thiết giáp tiến dọc theo Đường 9, trực thăng Mỹ bay hỗ trợ và chở quân để thiết lập một loạt các căn cứ hỏa lực bảo vệ đoàn thiết giáp và những chiếc xe tải chở đầy hàng tiếp liệu theo sau.

Tuy nhiên, mối đe dọa từ các lực lượng thiết giáp của Bắc Việt đă ảnh hưởng đến kế hoạch của Lam Sơn 719, không đến mức đáng lẽ phải có. Vào thời gian trước cuộc tấn công, các báo cáo t́nh báo ghi nhận rằng Bắc Việt Nam có tới 200 xe tăng do Liên Xô thiết kế, biến thể của T54, thường là gắn súng 100 mm, hoặc PT-76, một phương tiện lội nước nặng chưa bằng một nửa T54 và trang bị súng 76 mm. Trong khi Lữ đoàn thiết giáp của Nam Việt Nam dựa vào các xe tăng hạng nhẹ, với pháo 76 ly, với những phương tiện này, phối hợp với các cuộc không kích và bệ phóng hỏa tiễn do bộ binh điều khiển, họ cho rằng có đủ sức để đối phó với bất kỳ mối đe dọa thiết giáp nào mà đối phương có thể tập hợp.

Bên cạnh việc phải nă rocket vào các xe tăng có thể can thiệp trong cuộc tấn công theo kế hoạch nhằm vào Tchepone, các trực thăng sẽ phải đối mặt với một hệ thống pḥng không của địch nhiều hơn bất kỳ lực lượng pḥng không nào gặp phải ở Nam Việt Nam, và địch có thể di chuyển nhanh chóng – để bắn các máy bay đang hoạt động trong vùng Tchepone. Trên thực tế, vào thời điểm Lam Sơn 719 kết thúc, các phi công máy bay tiêm kích-ném bom của Lực lượng pḥng không báo cáo đă phá hủy hơn một trăm súng pḥng không của địch. Ngay từ đầu, các phi công Lục quân tin rằng bằng cách lướt qua các ngọn cây và sử dụng lớp phủ của các sườn núi hoặc các ngọn đồi, họ có thể bay nhanh tránh né các xạ thủ Bắc Việt Nam. Phía Bắc Việt, chúng đă chiến đấu chống lại các đơn vị máy bay của Quân đội kể từ chiến dịch Thung lũng Ia Drang năm 1965, nên chúng đă phát triển các chiến thuật chống lại máy bay trực thăng; V́ thế trong suốt chiến dịch Lam Sơn 719, chúng hiếm khi bắn vào chiếc tàu đang bay, mà thay vào đó, chúng chờ cho đến khi các trực thăng chở quân đáp xuống, địch mới sử dụng mọi thứ vũ khí từ súng trường đến súng pḥng không 37mm để tấn công vào máy bay.




Tướng Lăm phản đối kế hoạch thả bom dọn băi đáp trực thăng


Trong khi lập kế hoạch tấn công, các đại diện của Lực lượng Không quân 7 đề nghị sử dụng B-52 để tấn công vào ban đêm các địa điểm đă chọn và địa h́nh xung quanh khu vực, tiếp theo sau là các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu-ném bom và dùng máy bay vận tải thả những quả bom nặng 15.000 pound để dọn băi đáp trong rừng rậm. Tuy nhiên, bị Tướng Lăm phản đối, Ông ta muốn chiếm lấy một mục tiêu ngay từ đầu, nếu có thể, để quân đội có thời gian chuẩn bị cho cuộc phản công (… by transports dropping 15,000-pound bombs improvised to clear landing zones in dense forest. General Lam objected, however, to the timing of the attacks. He wanted to seize an objective at first light, if possible). Nhưng đến khi chiến dịch Lam Sơn 719 bắt đầu và các trực thăng gặp phải hỏa lực chết người, thời các cuộc không kích đánh phủ đầu dọn băi đáp đã trở nên quan trọng.

Để trấn áp hỏa lực pḥng không bom dẫn đường bằng laser đă chứng tỏ là vũ khí nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Không quân. Các đơn vị bom chùm được sử dụng rộng răi đă phóng ra các quả bom riêng lẻ có khả năng giết chết hoặc làm bị thương các cán binh của tổ súng, nhưng khó phá hủy vũ khí như loại bom dẫn đường bằng laser. Loại bom nổ cao không có hệ thống điều khiển cho kết quả kém nhất, v́ nó đ̣i hỏi phải bắn trúng trực diện để phá hủy súng hoặc giết chết một tổ súng, độ chính xác hiếm khi đạt được v́ ngụy trang, che giấu vũ khí của đối phương.




Số phi vụ yểm trợ cuộc hành quân Hạ Lào


Từ khi lực lượng đặc nhiệm Nam Việt Nam bắt đầu cuộc hành quân vào ngày 8 tháng 2 cho đến ngày 27 tháng 3 là ngày kết thúc, các máy bay vận tải của Không quân đă bay hơn 2.000 phi vụ yểm trợ cho Lam Sơn 719, mang theo 21.000 tấn hàng hóa và gần 14.000 chiến binh. Hơn 1.100 phi vụ xuất phát từ Khe Sanh; hoặc từ Thành phố Quảng Trị, Đông Hà, Phú Bài hoặc Đà Nẵng. Việc chuyển vận tăng cường quân số và tiếp tế cho Lam Sơn 719 do Bộ Chỉ huy Không vận Quân sự trách nhiệm, bằng những máy bay Douglas C- 124, Lockheed C- 141 và Douglas C- 133 đến điểm xuất phát.

Khi khoảng 6.000 người lính Nam Việt Nam tiến công trong thời tiết ảm đạm, do Sư đoàn Dù dẫn đầu, pháo binh Mỹ bắn từ các vị trí ở miền Nam Việt Nam, nhưng mây bay quá thấp trong khu vực hành quân đă cản trở hoạt động trên không . Ví dụ, vào ngày 10 tháng 2, một lực lượng tiền phương phát hiện ba xe tăng Bắc Việt Nam, cùng với pháo kéo, và yêu cầu không kích, nhưng v́ có mây che phủ khiến máy bay chiến đấu-ném bom của Không quân tuy xuất hiện trên đầu họ nhưng không thể can thiệp; v́ các máy bay phản lực tấn công với tốc độ khoảng 350 hải lư / giờ, chúng cần có khoảng cách bay cao hơn mặt đất ít nhất 3.000 feet mới xác định được vị trí để tấn công vào mục tiêu. Máy bay trực thăng quân đội có thể tấn công với khoảng cách ở độ cao chỉ 1.000 feet, nhưng các máy bay loại này lại không trang bị vũ khí thích hợp.




Lập tiền đồn tại phía Bắc và Nam đường 9


Trong vài ngày đầu tiên, cuộc hành quân Lam Sơn 719 di chuyển nhanh chóng tiến về phía trước bất chấp ảnh hưởng của thời tiết đối với hoạt động của máy bay chiến đấu. Đến ngày 12 tháng 2, lực lượng đặc nhiệm đă tiến từ biên giới đến giao lộ của Đường ̣9 với đường 92, đi về hướng Tây tiến về hướng Tchepone.Tại nơi giao nhau giữa hai con lộ, là ngôi làng bị bom đạn của người Mỹ tàn phá gọi là A Lưới đă trở thành nơi đóng quân của một căn cứ chính, và quân của Tướng Lăm đă lập bảy tiền đồn lớn khác để bảo vệ, bốn trong số đó ở phía bắc Đường 9 – Biệt động quân đóng ở phía Bắc và phía Nam, cùng với các căn cứ hỗ trợ hỏa lực như đồi 30 và 31, và ba ở phía Nam là Hotel, Delta, và Brown.

Các cuộc thả bom của B-52 đă tạo ra những hố lớn trong vùng hoang dă trong tuần giao tranh đầu tiên và gây ra một số vụ nổ thứ cấp. Tuy nhiên, các cuộc đột kích không thể ngăn cản sự kháng cự của Bắc Việt Nam đóng rải rác xung quanh các căn cứ yểm trợ hỏa lực . Các khẩu pháo pḥng không của địch di chuyển vào vị trí là mối quan tâm lớn gây trở ngại cho việc trực thăng Mỹ chở quân và hàng hóa yểm trợ trong hành lang cuộc hành quân.




Tướng Mỹ lo ngại TT Thiệu thay đổi mục tiêu


Ngay từ ngày 13 tháng 2, Tướng Abrams đă bắt đầu lo ngại Tổng thống Thiệu có thể thay đổi ư định tiến chiếm Tchepone để tiêu hủy các vật liệu được cất giữ ở đó. Abrams nghĩ đến một số cân nhắc chiến thuật có thể thuyết phục Thiệu đốt giai đoạn, tránh Tchepone, và chuyển thẳng đến giai đoạn cuối, rút quân qua Thung lũng A Shau. Có lẽ điều làm Abrams lo ngại phía lănh đạo miền Nam Việt Nam sẽ thay đổi với “cảm giác thận trọng” căn cứ vào số lượng các máy bay trực thăng của Mỹ bị mất v́ hỏa lực địch quân, v́ tai nạn và hỏng hóc cơ khí, nhưng c̣n hơn một nửa lực lượng trực thăng tham gia không bị hư hại. Một lo ngại khác , bộ ba Thiệu, Viên và Lăm có thể kết luận một cách đơn giản rằng các khu hầm nằm dọc theo các lối tiếp cận đến Thung lũng A Shau chứa một kho vật liệu có giá trị hơn so với khu vực xung quanh Tchepone.

Sự miễn cưỡng ngày càng tăng của Thiệu phản ánh các yếu tố quân sự và chính trị. Phía Bắc Việt đă gây áp lực dữ dội chống lại lực lượng đang đóng quân tại các căn cứ yểm trợ hỏa lực ở phía Đông Bắc Bản Đông; nếu một khi toàn bộ 4 tiền đồn sụp đổ, kẻ thù có thể dễ dàng kẹp chặt và tấn công bất kỳ cuộc tiến quân nào về phía Tchepone. Bằng cách thay đổi hướng, tổng thống Thiệu muốn duy tŕ càng nhiều càng tốt lực lượng hành quân Lam Sơn 719, đặc biệt là Sư đoàn 1 Nhảy Dù, nơi có hai trong số các căn cứ phía Bắc, với hy vọng một khi trận chiến nổ ra, số thương vong thấp, thời người dân miền Nam Việt Nam có thể chấp nhận được . Cũng như Nixon đă lo lắng về khả năng những tổn thất của Mỹ trong việc hỗ trợ cuộc tấn công có thể làm xói ṃn thêm sự chấp nhận của công chúng đối với cuộc chiến. Thiệu nhận ra rằng thương vong lớn của Nam Việt Nam có thể làm suy yếu quyết tâm của quốc gia ông. Theo Kissinger, ư tưởng chuyển trục tấn công về phía Nam từ Bản Đông phản ánh suy tính của Thiệu rằng tổng số thương vong không được vượt quá 3.000.




Tướng Abrams thúc dục Tướng Viên tiến nhanh về phía Tchepone


Để thúc đẩy miền Nam Việt Nam hành động, Abrams đă nói chuyện với Viên, Tổng Tham mưu Trưởng tại Sài G̣n và thúc giục lực lượng hành quân Lam Sơn 719 tiến về Tchepone càng nhanh càng tốt. Vào ngày 16 tháng 2, Viên đến BTL Quân đoàn I tại Đông Hà, miền Nam Việt Nam, nơi ông ta nói chuyện với Lăm và Sutherland. Ba vị tướng đồng ư thiết lập hai băi đáp đổ bộ quân ở phía Nam sông Xepon, thiết đặt pháo binh ở đó, và sau đó là đổ bộ các đơn vị thuộc Sư đoàn bộ binh số 1 vào Tchepone.

Đúng như Abrams đă nghi ngờ, Tổng thống Thiệu vẫn tỏ ra mâu thuẫn về việc tiến quân xa hơn về phía Tây. Trong cuộc gặp với Lăm tại thành phố Quảng Trị vào ngày 19 tháng 2, tổng thống đă nêu ra khả năng thay đổi lực lượng chính của Chiến dịch Lam Sơn 719 . Thiệu đề nghị rằng lực lượng đặc nhiệm xoay hướng đến Tchepone và chuyển hướng về phía Nam, theo Đường 92, trong ṿng năm ngày để t́m kiếm các kho chứa vật liệu dọc theo con đường chính dẫn vào Thung lũng A Shau. Nếu tổng thống quyết định sửa đổi hoạt động bằng cách nào đó, hướng tấn công của Lam Sơn 719 sẽ không nhắm vào Tchepone mà nhằm lối vào Thung lũng A Shau. Trong khi đó, cần chú ư sự nguy hiểm nếu lực lượng đặc nhiệm trú đóng quá lâu tại các căn cứ hỗ trợ hỏa lực của họ trước khi quay về phía Nam hoặc tiếp tục di chuyển về hướng Đông. Dù lực lượng hành quân Lam Sơn 719 tiếp tục tiến đến Tchepone như Abrams và Sutherland đã mong muốn, hay quay về hướng Nam, các tướng lĩnh Mỹ đều coi việc Nam Việt Nam tiến quân vào Lào là phải cho đoàn quân di chuyển liên tục là điều bắt buộc. Một khi đoàn quân ngừng nghỉ trong vùng lân cận Bản Đông sẽ tạo cơ hội cho kẻ thù tấn công vào các vị trí hiện tại của họ bằng xe tăng, và súng pḥng không , hoặc bị phục kích đoàn quân di chuyển sau khi ngừng nghỉ. Sự di chuyển liên tục và nhanh chóng mới có thể khiến kẻ thù không có thời gian chuẩn bị tập kích. Khi không thể tiếp tục di chuyển, nhất là về hướng Tchepone, Lăm coi như đă nhận lấy thất bại.




Tư lệnh TQLC Nam Việt Nam đă từ chối tham gia vào việc lập kế hoạch Lam Sơn 719


Tổng thống Thiệu không quên Tchepone và tầm quan trọng mà Abrams và Sutherland đă nhận định. Chắc chắn là do áp lực của Mỹ, trong khi ông ta đă t́m cách chuyển hướng về phía Bắc Việt Nam để tránh cho lực lượng hành quân không bị đ́nh trệ v́ hiện tại chỉ dựa vào một căn cứ yểm trợ hỏa lực chính ở phía Bắc Đường 9, Thiệu nói với Lăm vào ngày 28 tháng 2 chuẩn bị việc di chuyển từ Bản Đông đến vùng phụ cận của Tchepone. Chỉ thị của tổng thống được coi là để Lăm giải cứu cho Sư đoàn Dù đă chịu nhiều thương vong trong cuộc giao tranh tại các tiền đồn phía Bắc, và nay thay vào đó là lực lượng Thủy quân Lục chiến, được trực thăng vận để tấn công Tchepone. Việc phụ thuộc vào Thủy quân Lục chiến đă đặt Lăm vào thế khó xử. Tư lệnh TQLC Nam Việt Nam đă từ chối tham gia vào việc lập kế hoạch Lam Sơn 719 và sau đó giao quyền chỉ huy cho một đại tá , người nhận lệnh từ ông ta chứ không phải từ Lăm chỉ huy tham gia cuộc hành quân. Hơn nữa, lực lượng Thủy quân Lục chiến chưa bao giờ chiến đấu cấp sư đoàn, thay vào đó họ hoạt động theo cấp lữ đoàn. Do đó, Lăm vội vă đến Sài G̣n, tại đây ông thuyết phục Thiệu cho phép ông thay đổi nhiệm vụ hành quân về ba sư đoàn của ḿnh.




TT Thiệu từ chối kéo dài thời gian hành quân


Nhờ hỏa lực áp đảo của cuộc tấn công bằng trực thăng thành công, vào ngày 6 tháng 3 đă giúp cho quân Nam Việt Nam tiến đến khu vực đổ bộ Hope vùng lân cận Tchepone. Sau khi quân miền Nam Việt Nam lục soát các kho dự trữ xung quanh Tchepone, các Tướng Abrams và Sutherland đề nghị tăng cường hơn nữa để mở rộng khu vực kiểm soát đến tận đường ṃn Hồ Chí Minh; Abrams tuyên bố́ rằng việc bổ xung thêm một sư đoàn Nam Việt Nam và kéo dài cuộc hành quân thêm một tháng nữa sẽ giành được thắng lợi quyết định. (Abrams declared that one more South Vietnamese division and another month of fighting would win a decisive victory). Nhưng Tổng thống Thiệu từ chối lời đề nghị này, thay vào đó, ông ta yêu cầu phía Mỹ gửi một bộ phận của họ sang Lào để chiến đấu cùng với quân đội VNCH, một hoạt động bị tu chính án Cooper- Church nghiêm cấm. Vào ngày 9 tháng 3, bộ chỉ huy cấp cao gồm Thiệu, Viên và Lăm đồng ư thực hiện việc rút quân .




Việt Nam hóa chiến tranh chẳng qua là Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam phải hy sinh đến người lính cuối cùng


Vào thời gian máy bay trực thăng đang giải cứu những binh sĩ tháo chạy đến băi đáp Lolo, Tướng Haig đến thành phố Quảng Trị, theo Sutherland, rằng “Hoa Thịnh Đốn muốn QLVNCH ở lại Lào đến hết tháng Tư. ” V́ ông ta tin rằng B-52 “đă thực sự gây tác hại cho kẻ thù trong khu vực Tchepone,” trong khi Sutherland nghi ngờ rằng chiến dịch không thể tiếp tục lâu như vậy. V́ một khi ở lại Lào, lực lượng hành quân phải thay thế nhiều quân nhân và nhiều đơn vị mới, trong khi quân đội Nam Việt Nam đă không c̣n khả năng gửi thêm các lữ đoàn hoặc sư đoàn mới vào mặt trận.

Về tổn thất nhân sự của cuộc hành quân Lam Sơn 719, con số cuối cùng vượt quá 7.600 người thương vong, khoảng 1.500 người trong số họ thiệt mạng, 5.500 người bị thương và nhiều người c̣n lại mất tích. Trước đây Thiệu có ư định giữ cho mức tổn thất dưới 3.000, nhưng phía miền Nam Việt Nam đă phải chịu sự tổn thất gấp 2 lần . Khi đối chiếu với danh sách thương vong của Mỹ, làm dấy lên nghi ngờ về điều cho rằng Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thay cho một đồng minh. Tổn thất tồi tệ nhất đă xảy ra sau khi tổng thống miền Nam Việt Nam phải nhượng bộ theo ư của Abrams và Sutherland là tiến quân từ Bản Đông đến Tchepone. Thế nhưng trong giai đoạn quan trọng đó, thời lính bộ binh Mỹ vẫn ở lại các căn cứ của họ ở biên giới phía Nam Việt Nam không tham gia vào cuộc hành quân. Và các cuộc biểu t́nh đă nổ ra ở miền Nam Việt Nam, cho rằng Việt Nam hóa chiến tranh chẳng qua là Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam phải hy sinh đến người lính cuối cùng – (Vietnamization simply meant that the United States would fight to the last South Vietnamese).[1]

Phải chăng “Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam phải hy sinh đến người lính cuối cùng” để hoàn thành mục tiêu chiến lược trong chiến tranh Việt Nam? ( Chữ chiến lược theo tuyên bố của Tướng Westmoreland – Cali Today News 27.8.2022 ). Phần trình bày tiếp theo dựa vào tài liệu của Tòa Bạch Ốc , được Cơ quan Văn khố quốc gia ̣(NARA) giải mật phổ biến trên thư viện online của Bộ Ngoại Giao liên quan đến cuộc chiến…


C̣n tiếp


Đào Văn


Nguồn


[1] Media Defense Gov. (p.247-274/540): The South Vietnamese Invasion of Laos: Operation Lam Son 719.pdf (https://media.defense.gov/2010/Sep/24/2001330077/-1/-1/0/AFD-100924-004.pdf)

BigBoy
08-09-2022, 02:21
Kế hoạch hành quân Hạ Lào 1971 của Mỹ và VNCH «LS.719 #2» -Đào Văn.

https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/chien-dich-lam-son-719-1493107414093506-696x464.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/chien-dich-lam-son-719-1493107414093506.jpg)


Đào Văn


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/chien-dich-lam-son-719-1493107414093506-300x200.jpg ✱ Tướng Abrams, kế hoạch sẽ bao gồm một lực lượng QLVNCH gồm hai sư đoàn di chuyển về hướng Tây qua Đường 9 đến Tchepone – Tướng Abrams tin chắc rằng Tchepone là trung tâm tồn trữ vật liệu quan trọng của Cộng quân

✱ Tướng McCain yêu cầu cần bắt đầu lập kế hoạch cho một “cuộc hành quân lớn của QLVNCH vào đất Lào, với sự yểm trợ tối đa của không quân Hoa Kỳ”.

✱ Tổng thống Nixon hy vọng một chiến dịch quân sự hiệu quả có thể bắt đầu sớm nhất vào ngày 15 tháng Giêng và chiến dịch tấn công qua Lào ngay sau Tết khoảng đầu tháng Hai

✱ Tổng thống Thiệu cho rằng việc rút quân của Hoa Kỳ đă làm dấy lên một số lo ngại nghiêm trọng trong dân chúng – Khi lực lượng Mỹ rút đi, người dân phải biết Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

✱ Mr. Packard: Tôi nghĩ rằng các cuộc họp báo ở Sài G̣n nên do phía Nam Việt Nam mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Không nên có người Mỹ nào ở đó.

✱ Mr. Kissinger: Câu hỏi duy nhất của tôi là “Có phải tốt hơn là nên tiến hành cuộc hành quân một tuần sau cuộc họp báo để ngăn chúng tăng viện tại Tchepone” không?


Phần tŕnh bày sau dựa vào tài liệu của Ṭa Bạch Ốc thời Tổng thống Nixon, bao gồm biên bản các cuộc họp tại Washington và Sài G̣n, các điện văn qua lại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tiêu đề được Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ (NARA) giải mật , và được phổ biến trên thư viện của Bộ Ngoại Giao online (The Foreign Relations of the United States/FRUS).


✱ Tướng Haig đến Sài G̣n bàn thảo kế hoạch hành quân chung


Sài G̣n, ngày 15 tháng 12 năm 1970 – Điện văn của Tướng Haig gửi Tiến sĩ Kissinger – Tôi đă hoàn thành các cuộc thảo luận chi tiết với Tướng Abrams (Tư Lệnh QĐ Mỹ tại Việt Nam từ tháng 12/1968 đến tháng 11/1972) ̣và Đại sứ Bunker về khái niệm hoạt động quân sự ba giai đoạn đă thảo luận với ông trước khi khởi hành đến Việt Nam. Tôi cũng đă thảo luận với Đại sứ Bunker về sáng kiến chính trị mà chúng tôi sẽ thảo luận với Thiệu vào thứ Năm ngày 17 tháng 12 tới đây. Tướng Abrams nói với tôi rằng ông ta đă thảo luận từng giai đoạn với Tướng Viên, ông ta sẽ từ từ tŕnh bày sáng kiến này với Tổng thống Thiệu. Đại sứ Bunker cũng hoàn toàn tán thành và hết ḷng đồng t́nh về lối làm việc này.


Tướng Abrams sáng nay đă xem xét một số đề xuất không kích nhằm vào miền Bắc Việt Nam. Ông ta phải chịu áp lực lớn từ phía Đô đốc McCain (Tổng tư lệnh QĐ Mỹ Thái B́nh Dương) trong việc phát triển kế hoạch này. Tướng Abrams có phần nghi ngờ về các hoạt động ở phía Bắc Việt Nam vốn phải phụ thuộc vào tin tức t́nh báo thường bị chậm trễ khoảng 45 ngày. V́ lư do này, đề xuất của ông có thể sẽ dựa vào các cuộc đột kích của Hải quân. Tôi nói chuyện với Đô đốc McCain và đề nghị rằng về chương tŕnh đột kích nên được tiến hành cùng thời điểm với các hoạt động ở Lào vào tháng Hai.




Tất cả đều tán thành Tchepone là khu vực mục tiêu quyết định ở Lào


Tướng Abrams vừa gửi đến một đề nghị đă có sự thỏa thuận phối hợp với Tổng thống Thiệu và Tướng Viên, và khi tiến hành cuộc hành quân phần lớn do sáng kiến của Việt Nam, mà ông ta coi là có khả năng quyết định. Tóm lại, kế hoạch sẽ bao gồm một lực lượng QLVNCH gồm hai sư đoàn di chuyển về hướng Tây qua Đường 9 đến Tchepone. Tướng Abrams, Tổng thống Thiệu và Tướng Viên đều cảm thấy rằng Tchepone là khu vực mục tiêu quyết định ở Lào, nơi khả năng cao sẽ mang lại nhiều kết quả . Tướng Abrams đă coi cả hoạt động về hướng Đường 19 vốn được Tướng Westmoreland chú ư và ông đă bác bỏ v́ hiệu quả không đáng kể. Tướng Abrams tin chắc rằng Tchepone là trung tâm tồn trữ vật liệu quan trọng của Cộng quân , nơi cung cấp hỗ trợ chiến cụ không chỉ cho Campuchia và miền Nam Việt Nam, mà c̣n cho cả Lào, Quân đoàn I và II. Cho nên tất cả các bên ở đây đều tán thành về cuộc hành quân này.




Ngày 8 tháng 12, McCain ủy quyền cho Abrams khởi sự lập kế hoạch với Tướng Viên.


Phần chú thích cuối điện văn – Trong thông điệp của Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ, tại Việt Nam (COMUSMACV #15808) gửi McCain, ngày 12 tháng 12, Abrams vạch ra kế hoạch cho một cuộc hành quân chung giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam tiến vào Lào “để cắt đứt đường tiếp vận của đối phương và tiêu diệt tối đa lực lượng và kho dự trữ của đối phương.” Vào ngày 10 tháng 11, McCain gửi cho ông một bản phác thảo kế hoạch về một cuộc hành quân như vậy và vào ngày 6 tháng 12, ông đă yêu cầu cần bắt đầu lập kế hoạch cho một “cuộc hành quân lớn của QLVNCH vào đất Lào, với sự yểm trợ tối đa của không quân Hoa Kỳ.” Vào ngày 8 tháng 12, McCain ủy quyền cho Abrams khởi sự lập kế hoạch với Tướng Viên. McCain thông báo cho Moorer (Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu Liên quân) về kế hoạch qua thông điệp của Tổng tư lệnh, Hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ (CINCPAC 150236Z), ngày 15 tháng 12, xác nhận rằng ông đă yêu cầu Abrams phát triển và ông ta đă hết ḷng chấp thuận kế hoạch. [1]

✱ Tướng Haig họp với TT Thiệu, Đại sứ Bunker

Ngày 17.12.1970 – Tóm lược theo bản văn của Ṭa Bạch Ốc, do NARA giải mật và lưu trên thư viện BNG – Tướng Haig nói với Tổng thống Thiệu rằng ông ta muốn giải thích về mục đích của chuyến thăm Campuchia và miền Nam Việt Nam và quan trọng nhất là mang theo thông điệp của Tổng thống Nixon gửi đến Tổng thống Thiệu. Nhưng trước hết là chuyển tới Tổng thống Thiệu, lời chào thân ái của Tổng thống Nixon và bày tỏ ḷng ngưỡng mộ về sự lănh đạo sáng suốt và hiệu quả mà Tổng thống Thiệu đă dành cho nhân dân Việt Nam vào thời điểm quan trọng này. Hơn nữa, Tổng thống Nixon mong muốn Tổng thống Thiệu tiếp tục ủng hộ trong nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu chung của chúng ta. “…”




Về t́nh h́nh Campuchia


Tướng Haig chia sẻ nhận xét chung của nhóm ông về Tướng Lon Nol và bộ chỉ huy cao cấp của ông ta hiện thiếu thông tin t́nh báo nhạy bén về thời gian và về t́nh h́nh quân sự ở các khu vực xa xôi. Ông tuyên bố rằng Đại sứ quán Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa, bao gồm cả việc sử dụng tài sản của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam để giúp Chế độ Khmer tại các khu vực quan trọng. Những quyết định được đưa ra bởi Tướng Lon Nol thường dựa trên thông tin t́nh báo lỗi thời hoặc tin đồn không chính xác. Tướng Haig đă thảo luận với Tổng thống Thiệu một số vấn đề vào mùa Xuân năm ngoái vẫn c̣n tồn tại. Khi ở Phnom Penh, ông ta được nghe những lời tham phiền về hành vi thiếu suy nghĩ của phía quân đội VNCH. Tướng Haig thông báo với Tổng thống Thiệu rằng vào hôm Chủ nhật, Tướng Lon Nol đă gọi điện cho báo chí Campuchia để chỉ thị họ tránh đưa tin phóng đại về vấn đề này. Tướng Haig nói thêm, Lon Nol đă nói với ông rằng điều rất quan trọng là ông phải tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực và nhanh chóng từ phía Quân đội Nam Việt Nam.

Tướng Haig kết luận rằng quân đội Campuchia rất yếu, thiếu hỏa lực và thông tin liên lạc, và quan trọng nhất là thiếu lănh đạo có kinh nghiệm ở cấp đại đội và cấp tiểu đoàn. Mặc dù sự tận tụy và ḷng quyết tâm là những yếu tố quan trọng, nhưng một ḿnh họ không thể đánh bại một kẻ thù dày dạn kinh nghiệm và gian xảo. Do đó, tất cả các thành viên trong nhóm của ông đều cho rằng trong thời gian tới Campuchia phải có sự giúp đỡ đáng kể của cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam.




Về t́nh h́nh Nam Việt Nam


Sau đó, Tướng Haig bàn về t́nh h́nh ở miền Nam Việt Nam. Tất cả đều thấy rơ rằng các hoạt động ở Campuchia đă mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam, đặc biệt là trong khu vực Quân đoàn III và IV. Cũng có thể thấy rơ rằng việc ngăn chặn kẻ thù muốn khôi phục các sào huyệt trước đây ở Campuchia là một yếu tố then chốt trong tiến tŕnh mà miền Nam Việt Nam thực hiện trong việc cải thiện an ninh tại các vùng chiến thuật thuộc miền Nam. Tướng Haig nói rằng nhóm của ông đă được khích lệ bởi kết quả rơ ràng của việc cải thiện các lực lượng Địa Phương quân, Nghĩa quân và Nhân Dân Tự vệ, tại những khu vực mà nhóm đến thăm. Sự cải thiện này là yếu tố chính cho phép các lực lượng chủ lực của QLVNCH tiến hành các trận tấn công vào các căn cứ địch quân trú ẩn ở miền Nam Việt Nam và cả ở Campuchia. Tướng Haig nói rằng thành tích của QLVNCH đặc biệt đáng khích lệ trong khu vực Kampong Cham đă tạo nên một kỳ tích chuyên nghiệp và là một thành quả quan trọng.

Tướng Haig nhớ lại rằng vào mùa Xuân năm ngoái, ông đă yêu cầu Tổng thống Thiệu tiếp tục nỗ lực để nâng cao phẩm chất của giới lănh đạo QLVNCH. Ông vui mừng ghi nhận rằng họ đă đạt được nhiều tiến bộ lớn. Tại những nơi nhóm đi qua, đă chứng kiến và nghe nói về kỹ năng và sự tận tụy của các lănh đạo quân đoàn và chỉ huy sư đoàn QLVNCH đă hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ nhỏ về chất lượng cần được cải thiện, nhưng nh́n chung, nhóm nghiên cứu giờ đây có thể trấn an Tổng thống Nixon rằng vấn đề dai dẳng của những năm trước đó, th́ nay đă được giải quyết bởi sự lănh đạo quyết đoán của Tổng thống Thiệu.




TT Nixon đề xướng tiến hành chiến dịch mùa xuân 1971 gồm 3 giai đoạn


Tướng Haig sau đó đă chuyển sang chiến lược của Tổng thống Nixon cho mùa khô sắp tới. Tướng Haig tuyên bố rằng Tổng thống Nixon đă thảo luận vấn đề này với Tiến sĩ Kissinger và Bộ trưởng Laird và ông đă kết luận rằng các lực lượng đồng minh không được phép cho kẻ thù có quyền tự do thực hiện các tấn công của chúng. Thay vào đó, Tổng thống Nixon ủng hộ các hoạt động tấn công phủ đầu được thiết kế tốt nhất để đánh bại kẻ thù, và cải thiện triển vọng tồn tại của Campuchia. Những thành quả đạt được sẽ củng cố chính phủ của Tổng thống Thiệu và cuối cùng là đóng góp vào sự thành công của chương tŕnh Việt Nam hóa.


V́ lư do này, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger đă yêu cầu Tướng Haig thảo luận về chiến dịch mùa khô của quân đồng minh với Tổng thống Thiệu và Tướng Abrams khi Tướng Haig đến Sài G̣n. Rơ ràng là Tổng thống Thiệu, Đại sứ Bunker, Đại tướng Abrams và Viên đă sẵn sàng phát triển một chiến lược tấn công mùa khô được thiết kế để thực hiện cuộc chiến với kẻ thù. Tướng Haig tuyên bố rằng Tổng thống Nixon đă h́nh dung ra một cuộc tấn công ba giai đoạn bao gồm:


– Thứ nhất – QLVNCH thiết kế mở các cuộc tấn công nhanh chóng vào miền Nam và miền Trung Campuchia tạo điều kiện trợ giúp cho Chính phủ Campuchia và ngăn chặn việc địch tái lập các sào huyệt dọc biên giới Campuchia với Việt Nam, do đó tạo điều kiện cho việc tiếp tục tiến công b́nh định khắp Quân Khu III và IV.


– Thứ hai, Tổng thống đă h́nh dung ra một cuộc tấn công táo bạo vào trung tâm hậu cần của kẻ thù ở Đông Bắc Campuchia hoặc Hạ Lào trong khu vực Bolovens. Tuy nhiên, trong cuộc gặp đầu tiên của Tướng Haig với Tướng Abrams, ông được biết Tổng thống Thiệu và Tướng Viên đă thỏa thuận về một cuộc tấn công của hai sư đoàn vào Tchepone qua Đường 9 hy vọng sẽ đạt được kết quả lớn hơn nữa.


– Cuối cùng Tướng Haig nói, Tổng thống Nixon hy vọng rằng miền Nam Việt Nam có thể thực hiện một chương tŕnh đột kích bí mật trong chiến dịch của người Lào được thiết kế phong tỏa lực lượng dự bị của đối phương ở Bắc Việt Nam để khiến kẻ thù có cảm nghĩ về nguy cơ bị đồng minh phản công ngay trong lănh thổ Bắc Việt Nam.




TT Nixon hy vọng chiến dịch tấn công qua Lào tiến hành ngay sau Tết khoảng đầu tháng Hai


Tướng Haig nói, Tổng thống Nixon hy vọng một chiến dịch quân sự hiệu quả được hoạch định kiểu này có thể thực hiện dọc theo Đường số 7 có thể bắt đầu sớm nhất vào ngày 15 tháng Giêng và chiến dịch tấn công qua Lào ngay sau Tết khoảng đầu tháng Hai. Các cuộc đột kích nhằm vào Bắc Việt Nam được tiến hành dưới sự bảo vệ bởi chiến dịch tấn công qua Lào. Đồng thời chúng tôi cũng h́nh dung về một kịch bản chính trị có thể được thiết kế để gây áp lực lớn nhất có thể lên Hà Nội và tạo điều kiện thuận lợi để vượt qua những khó khăn chính trị mà các hoạt động phối hợp của đồng minh có thể tạo ra. Cụ thể, chúng tôi nhớ lại rằng vào mùa Thu vừa qua, Đại sứ Bunker đă đề cập đến việc Tổng thống Thiệu đang xem xét một sáng kiến chính trị kiểu này. Hơn nữa, Phó Tổng thống Kỳ trong cuộc thảo luận với Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger đă đề cập đến một sáng kiến chính trị như vậy. Tất nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng Tổng thống Thiệu sẽ là người có thẩm quyền tối cao đối với một sáng kiến như vậy cả về phương thức, đặc tính và thời điểm của nó.




Về cuộc bầu cử tổng thống tại Việt Nam


Chúng tôi h́nh dung các chi tiết cụ thể về một sáng kiến như sau:

– Thời gian vào tháng Giêng, hy vọng trước cuộc tấn công Campuchia, Tổng thống Thiệu sẽ đề nghị thảo luận với MTDTGPMNVN về các điều kiện mà họ có thể tham gia vào các cuộc bầu cử Hạ viện và Tổng thống năm 1971.


– Nhận biết rằng MTDTGPMNVN có thể từ chối tham gia vào các cuộc thảo luận như vậy, Tổng thống Thiệu sau đó có thể vào tháng Ba hoặc tháng Tư đơn phương mời MTDTGPMNVN giới thiệu một danh sách các ứng cử viên để bổ sung vào những người đă được đề cử theo quy định của luật bầu cử.


– Hiện thời, Tổng thống Thiệu có thể mời, thông qua Liên Hiệp Quốc hoặc các đồng minh thích hợp, các quan sát viên quốc tế đến thăm miền Nam Việt Nam để chứng kiến và đánh giá tính công bằng của cuộc bầu cử sắp tới.


Tất nhiên, sáng kiến nói trên sẽ được thảo luận chi tiết giữa Tổng thống Thiệu và Đại sứ Bunker và chúng tôi hy vọng các cuộc bàn thảo dẫn đến một sáng kiến như vậy có thể bắt đầu sớm nhất có thể.




Quan điểm của Tổng thống Thiệu


Tổng thống Thiệu nói rằng ông biết ơn Tổng thống Nixon về lời thăm hỏi ân cần và hoan nghênh chuyến thăm của Tướng Haig và đoàn của ông. Ông tuyên bố rằng t́nh h́nh Campuchia là chủ đề khiến ông quan tâm, nhất là khi lực lượng Hoa Kỳ tiếp tục rút lui. Các lực lượng Campuchia rất yếu, thiếu khả năng lănh đạo và dường như không hiểu được bản chất của kẻ thù mà họ đang phải đối đầu. Hơn nữa, người Campuchia không thực hiện để giải quyết các vấn đề của họ một cách thực tế. Họ vẫn chưa đề ra một kế hoạch và chiến lược quân sự để pḥng thủ Campuchia. Họ phải nhận ra rằng kẻ thù sẽ chống lại họ và do đó, họ cần một chương tŕnh b́nh định như đă được thực hiện ở miền Nam Việt Nam.


Tướng Haig nói, ông được khích lệ phần nào về Tướng Lon Nol giờ đây đă nhận ra rằng chiến lược của ông phải được củng cố. Về vấn đề này, Tướng Abrams đă nói với ông ta rằng một bộ ba nhân sự mới sẽ được thành lập, bao gồm Tướng Weyand, Tướng Mahn và một người đồng cấp thích hợp của Campuchia. Tướng Haig hy vọng đó là Tướng Satsukan. Nhóm này có thể gặp gỡ thường xuyên và làm nhiều việc để cải thiện việc lập kế hoạch và hiệu quả liên quan đến các hoạt động của Campuchia cũng như cải thiện sự phối hợp giữa tất cả các bên. Tướng Haig tuyên bố ông sẽ nêu vấn đề Hoa Kỳ hỗ trợ cho QLVNCH ngay khi ông trở về Washington.


Tổng thống Thiệu tuyên bố rằng các hoạt động của ông ở Campuchia đă đặt ra những vấn đề chính trị và quân sự nghiêm trọng. Kẻ thù mà ông tin rằng đang t́m kiếm một số chiến thắng trước cuộc bầu cử vào tháng 10 để làm lung lay niềm tin của người dân vào chính phủ và cũng để ảnh hưởng đến cử tri Hoa Kỳ. Ông ta chắc chắn rằng họ đang chuẩn bị để làm điều đó ngay lúc này. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục rút lực lượng của ḿnh với tốc độ chóng mặt. Làm sao chúng ta có thể mong đợi ông ta di chuyển các đơn vị lớn từ Quân đoàn III sang Campuchia khi chúng ta đang rút bớt lực lượng của ḿnh xuống c̣n một lữ đoàn mà Tướng Abrams nói rằng phải sử dụng phần lớn để bảo vệ các căn cứ của chính ḿnh?


Tổng thống Thiệu tiếp tục chỉ ra rằng người dân miền Nam Việt Nam không thể hiểu được việc quân đội Hoa Kỳ tiếp tục rút lui khi lực lượng QLVNCH hoạt động ở những nơi xa xôi như Campuchia. Tổng thống Thiệu tuyên bố rằng nếu Hoa Kỳ mong ông làm công việc ở Campuchia và Hạ Lào th́ ông muốn những điều sau đây:


– Việc rút bớt lực lượng của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 1 tháng 7 phải rất khiêm tốn. Quan trọng hơn, Mỹ sau đó nên giữ quân đội của ḿnh ở mức ổn định cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc vào tháng 10. Tất nhiên, Hoa Kỳ có thể công bố một chương tŕnh dài hạn cho sự gia tăng tiếp theo nhưng việc rút quân sẽ không bắt đầu cho đến sau cuộc bầu cử. Bằng cách này, người dân Miền Nam Việt Nam sẽ được đảm bảo một phần an ninh trong khi QLVNCH đang bận rộn ở Campuchia.


– Liên quan đến sáng kiến chính trị, Tổng thống Thiệu đồng ư rằng một đề xuất có thể được phát triển nhưng ông sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về bản chất của đề xuất, cũng như thời điểm của nó. Ông ta tin rằng đề xuất có thể được đưa ra sau hoạt động ở Chup chứ không phải trước đó để đạt được tác động chính trị tối đa. Ví dụ, nếu chiến dịch Chup thành công, th́ vẻ ngoài hợp lư của một chính phủ chiến thắng dường như hấp dẫn nhất đối với ông ta. Ông ta sẽ phải làm việc thận trọng với các chi tiết cụ thể v́ sáng kiến này không thể vội vàng.


Đại sứ Bunker cho biết ông tin tưởng rằng chúng ta có thể cùng nhau chuẩn bị một đề xuất mới và hiệu quả. Tổng thống Thiệu cho biết ông sẽ bắt đầu lập kế hoạch ngay từ bây giờ. Sau đó, ông yêu cầu Tướng Haig cho ư kiến về t́nh h́nh chính trị.




TT Thiệu lo ngại việc Mỹ rút quân quá sớm…


Tướng Haig tuyên bố rằng ở quê nhà, đề tài về chiến tranh đă lắng xuống phần nào. Tuy nhiên, cuộc bầu cử sắp tới của Tổng thống Nixon có thể sẽ lại làm nảy sinh những vấn đề cũ, đặc biệt là vấn đề tham nhũng. Nói tóm lại, chúng ta đang ở một vị trí tốt hơn một chút nhưng lại là một vị trí mỏng manh và có thể bị yếu thế khi đối mặt với sự thất bại ở Campuchia, ở miền Nam Việt Nam hoặc thất bại về hành động chống tham nhũng.


Tổng thống Thiệu nói rằng vấn đề của ông liên quan nhiều đến hệ thống ṭa án và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Một số vụ án tham nhũng chưa được đem ra xét xử. Bây giờ có một Bộ trưởng mới và ông ấy hy vọng có một số diễn biến trong lĩnh vực này. Thiệu nói thêm một cách nghiêm túc về ảnh hưởng mà Hoa Kỳ đă thúc giục về dân chủ đối với miền Nam Việt Nam và hiện nay chính phủ đang bị ḱm hăm khả năng hành động của ḿnh.


Tổng thống Thiệu sau đó b́nh luận về những nỗ lực chuẩn bị luật bầu cử mới. Ông tuyên bố nhu cầu chính là giảm số lượng Ứng cử viên Tổng thống. Các bên không thể phát triển theo luật hiện hành; do đó, nó phải được thay đổi. Thực ra, Tổng thống Thiệu ủng hộ hệ thống hai đảng. Theo cách này, các đảng sẽ phát triển hiệu quả , gồm cánh tả và cánh hữu với một chính phủ ổn định sẽ dẫn đến kết quả tốt. Tổng thống Thiệu tuyên bố luật mới cũng sẽ chỉ cho phép vận động một tháng.


Tổng thống Thiệu sau đó tuyên bố về việc rút quân của Hoa Kỳ đă làm dấy lên một số lo ngại nghiêm trọng trong dân chúng. Do đó, ông tin rằng chính phủ cần chuẩn bị một kế hoạch kinh tế tầm xa để phản ánh sự hỗ trợ tiếp tục của Hoa Kỳ. Khi lực lượng Mỹ rút đi, người dân phải biết Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi miền Nam Việt Nam. V́ vậy, một kế hoạch như vậy là một điều cần thiết và cấp bách. Sau đó, Tổng thống Thiệu yêu cầu Tướng Haig gửi lời chào trân trọng nhất tới Tổng thống Nixon và cuộc họp kết thúc lúc 7:15 tối.[2]


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/th-300x201.jpg✱ Kế hoạch 4 giai đoạn tiến chiếm Tchepone

Ngày 22 tháng 12 năm 1970 – Bản ghi nhớ về cuộc họp bàn thảo kế hoạch hành quân qua Lào tại Hoa Thịnh Đốn.


1. Tiến sĩ Kissinger và Đô Đốc Moorer (Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu Liên quân) đă gặp nhau tại Ṭa Bạch Ốc lúc 1200 ngày hôm nay để thảo luận về việc lập kế hoạch dự pḥng cho vùng ĐNÁ với sự có mặt của Tướng Haig và Chuẩn Đô Đốc Robinson.




Tiến sĩ Kissinger yêu cầu Đô Đốc Moorer tŕnh bày tóm tắt về khái niệm sử dụng các lực lượng QLVNCH hành quân vào nước Lào. Đô Đốc Moorer mô tả kế hoạch này bao gồm bốn giai đoạn:


– Giai đoạn I. Một lữ đoàn được tăng cường bởi Hoa Kỳ sẽ tiến hành các cuộc hành quân dọc theo Đường 9 từ phía Đông đến Biên giới VNCH – Lào, và thiết lập một căn cứ hành quân tiền phương bao gồm thiết lập sân bay tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hành quân về phía Tây trong tương lai.


– Giai đoạn II. Sau khi hoàn thành Giai đoạn I, các phi đoàn thuộc KQVNCH sẽ thực hiện các phi vụ tấn công các mục tiêu hạn chế thuộc khu vực lân cận Tchepone. Tiếp theo thả bom trong khu vực sau đó là chiếm giữ sân bay Tchepone.

– Giai đoạn III. Các chuyên viên của KQVNCH sẽ nâng cấp sân bay để tiện lợi cho các phi cơ C123 hạ và cất cánh và thiết lập các vị trí chốt chặn ở phía Bắc. Phá hủy các kho dự trữ của địch trong khu vực lân cận Căn cứ 604.

– Giai đoạn IV. Các đơn vị QLVNCH sẽ được tăng cường hoặc ở lại khu vực mục tiêu.


Tiến sĩ Kissinger sau đó đưa ra câu hỏi, liệu cuộc hành quân có phá hủy các kho dự trữ của đối phương hay không. Đô Đốc Moorer khẳng định rằng Tướng Abrams chọn khu vực Tchepone v́ nó có nhiều lợi ích . Về thời gian của hành quân này, Đô Đốc Moorer khuyên rằng nó có thể bắt đầu ngay sau Tết , khoảng đầu tháng Hai. Tiến sĩ Kissinger nói “càng sớm càng tốt,” và nói thêm rằng cơ hội duy nhất mà chúng ta có là bắt đầu những bước đi táo bạo chống lại kẻ thù. Đô Đốc Moorer đồng ư, lưu ư rằng v́ vấn đề ngân sách và kế hoạch rút quân, chúng ta chỉ có thể thực hiện các sáng kiến như vậy cho đến mùa Xuân năm sau.
Cuộc thảo luận sau đó chuyển sang phạm vi hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho hành quân nêu trên. Cả Đô Đốc Moorer và Haig đều chỉ ra rằng Tướng Abrams sẽ cần có quyền quyết định về việc sử dụng toàn bộ lực lượng yểm trợ trên không của Hoa Kỳ, bao gồm cả máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược, không vận và trực thăng vũ trang. Tiến sĩ Kissinger nói rằng ông sẽ cố gắng hết sức để có được các phương tiện quân sự mà chúng ta cần. Ông nói sẽ cố gắng để được Tổng thống chấp thuận cho các quan chức liên hệ thi hành trong thời gian ngắn sắp tới. Về vấn đề này, ông cảm thấy rằng hạn chế duy nhất không thể sử dụng lực lượng quân đội Hoa Kỳ vào nhiệm vụ hành quân qua Lào, nhưng sẽ không ngăn cản việc sử dụng trực thăng.
Sự cần thiết phải bàn bạc sớm với Bộ Trưởng QP, đặc biệt là trong chuyến đi sắp tới của ông tới ĐNÁ, sẽ không thể tránh khỏi các cuộc thảo luận với Tổng thống Thiệu về vấn đề này. Đô Đốc Moorer khuyến nghị Tổng thống nên triệu tập một cuộc họp sớm với mục đích đưa ra quan điểm của ḿnh. TS Kissinger nghĩ rằng tốt nhất là nên sắp xếp một buổi làm việc như vậy vào Chủ nhật, ngày 3 tháng 1 (1971) ngay trước khi Bộ Trưởng QP khởi hành. Cả Đô Đốc Moorer và Haig đều cảm thấy rằng việc tŕ hoăn như vậy là không thể chấp nhận được, đặc biệt là khi quan điểm của Haig về chuyến đi gần đây của ông ta do văn pḥng của Bộ Trưởng QP yêu cầu. TS Kissinger đồng t́nh với sự cần thiết của một cuộc họp sớm hơn và nói rằng ông ta và Haig sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống vào ngày hôm nay (22.12.1970) và một cuộc họp giữa Tổng thống , Bộ Trưởng QP, TMT Liên Quân và ông ta, sẽ được tổ chức vào thứ Tư hoặc thứ Năm (24.12.1970). Trong cuộc họp với các viên chức nêu trên, Tổng thống yêu cầu thảo luận về các hoạt động trong tương lai dựa vào chuyến đi gần đây của Haig. Cụ thể, Tổng thống yêu cầu Haig xem xét các lựa chọn khác nhau có sẵn, và ông ta nhận thấy kế hoạch liên quan đến việc đưa quân đội VNCH vào khu vực Tchepone là khả thi . V́ sáng kiến này có vẻ hiệu quả hơn nhiều so với một số sáng kiến khác mà Nhóm Hành Động Đặc Biệt Washington (Washington Special Actions Group-WSAG) đă thảo luận, ông đă quyết định cho tiến hành lập kế hoạch chi tiết và muốn ban hành một chỉ thị cần thiết. Haig chia sẻ một số quan điểm trong chuyến đi của ḿnh, bao gồm những điều sau:


– Souvanna sẽ ủng hộ Kế hoạch, nhưng muốn có sự đảm bảo vững chắc rằng Hoa Kỳ hoàn toàn đứng sau hoạt động này. Ông ta lo ngại về thời gian của cuộc hành quân hơn là việc các lực lượng QLVNCH tiến vào Lào.

– Đại sứ Bunker ủng hộ mạnh mẽ Kế hoạch và rằng nó rất giống với kế hoạch mà ông đă gửi về Washington cùng với Tướng Westmoreland vài năm trước.




[*=left]Phó Đô Đốc Robinson cho rằng hoạt động Tchepone sẽ cần thiết ở một mức độ thấp hơn so với việc hướng về Đồn điền Chup. TS Kissinger nhận thấy không có khó khăn ǵ trong việc xin phép Tổng thống về việc sử dụng hỗ trợ không vận của Hoa Kỳ cho hoạt động này. TS Kissinger đă yêu cầu Haig gọi điện cho Bob Cushman và nói rơ rằng CIA sẽ không được phép công bố bất kỳ báo cáo nào về các hoạt động của Miền Nam Việt Nam tại Lào mà không có sự cho phép trước của Ṭa Bạch Ốc [3]



✱ Đổ trách nhiệm cho VNCH khi họp báo


Ngày 1 tháng 2 năm 1971 – Ghi chú của Ban Biên Tập (tài liệu TBÔ) thuộc Bộ Ngoại Giao – Các thành viên cao cấp của Nhóm Hành động Đặc biệt Washington (WSAG) đă họp từ 11 giờ sáng đến 12 giờ 47 phút, thảo luận việc hướng dẫn báo chí đối với các cuộc hành quân tại Tchepone và Chup. Nhóm cảm thấy rằng lệnh cấm báo chí đối với Giai đoạn I của Tchepone nên được đưa ra trước khi hoạt động Chup bắt đầu. Trên hết, các lệnh cấm loan tải tin tức đối với cả hai cuộc hành quân không nên được đưa ra trong cùng một ngày. Henry Kissinger nhấn mạnh rằng chiến dịch Chup phải được tŕnh bày như một “Chiến dịch của QLVNCH” được thiết kế “để ngăn đối phương phát triển khả năng cho một cuộc tấn công mùa khô và để bảo vệ sự rút quân trong chương tŕnh Việt Nam hóa của chúng ta.” Cả nhóm đồng ư. Kissinger sau đó nói với nhóm rằng khi báo chí hỏi Souvanna Phouma có được hỏi ư kiến về chiến dịch Tchepone hay không, th́ câu trả lời, theo Đại sứ Godley, sẽ là “không b́nh luận”, và khi Souvanna yêu cầu tất cả quân đội nước ngoài rời khỏi Lào, Thiệu sẽ đồng ư rút quân khỏi Lào nếu phía Bắc Việt làm như vậy. Cả nhóm đồng ư. Cuộc họp kết thúc với việc thảo luận về Giai đoạn II của hoạt động Tchepone, bao gồm cả khả năng thành công và những tổn thất có thể xảy ra, đặc biệt là về máy bay trực thăng. [4]


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/4351575-4f948ac517f540c44ccda69159318fe3-296x300.jpg
✱ Chiến dịch Mùa khô Đông Nam Á, 1971


Ngày 5 tháng 1 năm 1971 – Cuộc họp của Nhóm Hành Động Đặc Biệt Washington (Washington Special Actions Group-WSAG) – Chủ tọa: Henry A. Kissinger – Thành phần tham dự gồm: BNG: U. Alexis Johnson, Đại sứ Bunker, Robert J. McCloskey – BQP: David Packard , Daniel Z. Henkin – CIA Richard Helms – TMT LQ: Đô đốc Thomas Moorer – HĐANQG: Tướng A. M. Haig, Đại tá Richard T. Kennedy – TBÔ: Haldeman Ronald Ziegler- Mr.Johnson: Tôi đă thảo bức điện tín hướng dẫn, chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng.


– Mr. Kissinger: Hăy tŕnh bày t́nh h́nh trước.


– Đô đốc Moorer: Tất cả đang diễn ra đúng kế hoạch và không có ǵ thay đổi về t́nh h́nh hay kế hoạch. Chúng tôi đă di chuyển lực lượng đổ bộ lên phía Bắc để phục vụ cho việc nghi binh. Hoạt động của địch đang ở mức độ thấp

– Mr.Kissinger: Chúng ta có thể duy tŕ lực lượng nghi binh hoạt động trong bao lâu?

– Đô đốc Moorer: Trong ṿng 2 tuần . Nhưng việc này c̣n tùy thuộc vào thời điểm kẻ thù nhận ra rằng đó chỉ là một hoạt động giả tạo.

– Mr. Helms: Không có thay đổi đáng kể nào về phía đối phương. Cơ quan CIA chúng tôi đă gửi cho tất cả các ông bản tổng hợp dự báo tất cả các phương án phản công.

– Mr. Kissinger: Chúng ta hăy chuyển sang khía cạnh quan hệ công chúng. Chúng tôi sẽ giao Ziegler phụ trách mảng báo chí của chính phủ và tất cả sẽ làm việc cùng nhau như một đội.

– Mr. Packard: Không nên có bất kỳ tuyên bố nào của bất kỳ ai ngoài Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc pḥng.

– Mr. Kissinger: Tôi đồng ư.

– Mr. Packard: Tôi nghĩ rằng các cuộc họp báo ở Sài G̣n nên do phía Nam Việt Nam mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Không nên có người Mỹ nào ở đó.

– Mr. Kissinger: Tôi không chắc điều đó là khôn ngoan. Chúng ta sẽ bị chất vấn về vai tṛ của chúng ta.

– Mr. Packard: Tôi nghĩ phía miền Nam Việt Nam nên tổ chức cuộc họp báo trước vài giờ khi hoạt động bắt đầu.

– Mr. Kissinger: Chẳng lẽ chúng ta không có một sĩ quan Mỹ ở đó để nói những ǵ chúng ta đang làm?

– Mr. Packard: Các phóng viên sẽ dựa vào những ǵ sĩ quan Hoa Kỳ nói.

– Mr. Ziegler: Nếu không có người Mỹ ở đó, chúng ta sẽ nhận được các cuộc gọi tới đây để yêu cầu trả lời

– Mr. McCloskey: Điểm đầu tiên cần tuyên bố là không có lực lượng mặt đất nào của Hoa Kỳ tham gia vào cuộc hành quân, và điều này tốt nhất nên nói ra từ một người Mỹ.

– Mr. Haldeman: Điều đó không sao, miễn là sĩ quan Hoa Kỳ không xuất hiện trước mặt.

– Mr. Johnson: Cuộc họp báo đầu tiên sẽ do Tướng Lăm ở Quân đoàn I thực hiện.

– Mr. Henkin: Điều đó có phải là đề tài để thảo luận không?

– Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ tốt nhất là nên mở cuộc họp báo tại Sài G̣n rồi Lăm có thể căn cứ từ đó.

– Mr. Helms: Ông Thiệu có nên tuyên bố trước không?

– Mr. Kissinger: Không sao đâu. Sau ông ta sẽ được tiếp nối bởi cuộc họp báo của quân đội Miền Nam và một sĩ quan Hoa Kỳ.

– Mr. Ziegler: Thiệu sẽ nói như thế nào?

– Mr. Johnson: Ông ấy đưa ra một tuyên bố về cuộc hành quân.

– Đại sứ Bunker: Đó là một ư kiến hay.( Đại sứ vô họp trễ)

– Mr. Kissinger: Giả sử rằng tuyên bố của Thiệu sẽ được đưa ra lúc 08:00, chúng ta có thể mở cuộc họp báo tại Sài G̣n lúc 08:30. Họ có thể làm điều này không?

– Đại sứ Bunker: Có thể

– Mr. Johnson: Chúng tôi sẽ hoăn cuộc họp báo của Lăm vào thời gian này.

– Mr. Ziegler: Liệu những nhà báo lấy tin từ Quân đoàn I mà không tường thuật tóm tắt không?

– Mr. Packard: Có thể

– Mr. Johnson: Chúng ta phải đảm bảo rằng họ có bản sao tuyên bố của Thiệu.

– Mr. Ziegler: Chúng ta có thể có các văn bản tóm tắt ở Quân đoàn I giống như ở Sài G̣n không?

– Đô đốc Moorer: Ở Quân đoàn I rất khó v́ những phóng viên bị phân tán.

– Mr. Kissinger: Chúng tôi có thể nhận được văn bản về những ǵ sĩ quan Mỹ sẽ nói không?

– Mr. Packard: Vâng, tôi sẽ kiếm một bản

– Mr. Holdridge: Liệu các phóng viên sẽ hỏi chúng ta có sử dụng trực thăng không. Chúng tôi sẽ cung cấp bất cứ điều ǵ được yêu cầu.

– Mr. Kissinger: Có dấu hiệu nào cho thấy Cộng quân đang tiến về phía Tchepone không?

– Đô đốc Moorer: Không.

– Mr. Kissinger: Câu hỏi duy nhất của tôi là “Có phải tốt hơn là nên tiến hành cuộc hành quân một tuần sau đó để ngăn chúng tăng viện tại Tchepone” không?

– Đô đốc Moorer:Tôi sẽ xem xét lại vấn đề này.

– Mr. Kissinger: Nhưng bản tin truyền h́nh vào buổi tối sẽ là của Rogers và Laird. Nó sẽ giống như một cuộc hành quân của Mỹ, tốt hơn nếu giữ đến thứ Ba. Tôi nghĩ chúng ta nên thảo luận lại vấn đề này với Tổng thống.

– Mr. Packard: Ông ấy muốn nói rơ rằng không có binh lính Mỹ nào tham gia cuộc hành quân. Chúng tôi đang tiếp tục Việt hóa và rút quân

– Mr. Johnson: Về phía Quốc hội. Tất cả các liên hệ sẽ được thực hiện vào Chủ nhật [tất cả đă đồng ư]. Abshire và Capen sẽ thực hiện việc này dựa vào bản văn mà chúng tôi đă phê duyệt. [5]

V́ có sự phản đối của TT Thiệu không đồng ư ở lại mục tiêu và quyết định rút quân vào ngày 9.3.1971, trong khi phía “Hoa Thịnh Đốn muốn QLVNCH ở lại Lào đến hết tháng Tư.” (bài viết trước). Bảy ngày sau khi TT Thiệu tuyên bố rút quân, vào ngày 16.3.1971 tướng Haig đến Sài G̣n và ngày 19.3.1971 sau đó đến Đà Nẵng để t́m kiếm “cơ hội cuối cùng của chúng ta để đạt được lợi ích tầm xa…”


(C̣n tiếp)


Đào Văn


Nguồn
[1] FRUS: To: The White House, Exclusively Eyes Only Dr. Kissinger
[2] FRUS: Meeting between President Thieu, Ambassador Bunker and General Haig
[3] FRUS: Kế hoạch 4 giai đoạn tiến quân qua Lào
[4] FRUS: Editorial Note…
[5] FRUS: Southeast Asia Dry Season Campaign

BigBoy
14-09-2022, 14:36
TT Thiệu từ chối yêu cầu của Mỹ kéo dài cuộc HQ Hạ Lào 1971«LS.719.3»-Đào Văn

https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/50837335658_485656d8e8_z.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/50837335658_485656d8e8_z.jpg)


Đào Văn


Cali today News ✱ TS Kissinger: Chúng tôi e rằng khả năng của QLVNCH không những không đủ để hoàn thành sứ mệnh mà c̣n quá yếu đến mức có thể bị thất bại.


✱ TS Kissinger: Chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang nghĩ đến việc rút khỏi Lào trong tháng 3 – V́ lư do này, tôi muốn ông Đại sứ t́m hiểu quan điểm của ông Thiệu liên quan đến thời gian hoạt động của Lam Sơn 719.

✱ TS Kissinger: Chúng tôi cho rằng Lam Sơn 719 sẽ hoạt động tốt vào tháng 4, và việc rút quân dự kiến vào khoảng thời gian trước khi kết thúc chiến dịch mùa khô này – là cơ hội cuối cùng của chúng ta để đạt được lợi ích tầm xa.

✱ Tướng Haig: Tướng Abrams và Tướng Southerland thúc giục miền Nam Việt Nam tăng cường sư đoàn thứ hai của QLVNCH vào trận địa. Tổng thống Thiệu và Tướng Lăm từ chối

✱ BNG: Học Thuyết Nixon năm 1969 đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh – thực hiện những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/50837335658_485656d8e8_z-300x236.jpg
Tiếp theo bài viết trước về Kế hoạch Hành quân Hạ Lào của Mỹ, bài viết này liên quan đến việc TT Thiệu từ chối kéo dài cuộc hành quân Lam Sơn 719 theo yêu cầu của Mỹ…



✪ Hoa Kỳ lo ngại thay đổi kế hoạch hành quân


BNG – Washington, điện văn ngày 1 tháng 3 năm 1971 (TS Kissinger gửi ĐS Bunker) – Kể từ khi cuộc hành quân được bắt đầu, Tổng thống đă nhận được các báo cáo về hàng loạt sửa đổi kế hoạch do những khó khăn mà QLVNCH đă phải đương đầu, đă không phù hợp với các dự tính. Cụ thể, dựa vào các điểm sau:


(1) Ban đầu, Tổng thống đă được thông báo ngắn gọn rằng các lực lượng QLVNCH sẽ chiếm Tchepone từ 4 đến 5 ngày.


(2) Vào ngày 15 tháng 2, ông được thông báo rằng thời tiết, vấn đề tiếp tế, điều kiện trên Đường 9 và sự kháng cự của kẻ thù làm tŕ hoăn việc tiến đến mục tiêu trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày.


(3) Kế đến, Tổng thống được thông báo rằng Tchepone ít quan trọng hơn v́ tất cả các tuyến đường đi qua Tchepone đều bị cắt về phía Đông Nam của Tchepone.


(4) Sau đó, Tổng thống được thông báo rằng một kế hoạch sửa đổi sẽ được tiến hành, trong đó có hai trung đoàn tấn công trên trục Đông Bắc dọc theo Đường 914 và khu đất cao ở phía Bắc mục tiêu chiếm Tchepone.



Kể từ khi nhận được thông tin về các phương án tiếp cận khác nhau này, trên thực tế cho thấy đă không xác định khả năng để thực hiện cuộc hành quân. Điều này dẫn đến những lo ngại ở đây (Washington) về triển vọng hoạt động chung. Một yếu tố khác khiến tôi rất quan tâm là năng lực hạn chế của QLVNCH trong cuộc hành quân này vào thời điểm mà kẻ thù rơ ràng đă dốc toàn lực.



Chúng tôi e rằng khả năng của QLVNCH không những không đủ để hoàn thành sứ mệnh mà c̣n quá yếu đến mức có thể bị thất bại. Nếu điều đó xảy ra, và nếu QLVNCH phải rút lui, cơ bản là sẽ không có ǵ thay đổi – khi cho rằng thương vong về phía Hà Nội c̣n nặng hơn chúng ta. Các điều này sẽ không giúp ích ǵ, v́ sẽ không có cơ sở để hoạch định cho một trận chiến khác.



Để giúp Tổng thống nắm bắt đầy đủ về triển vọng của cuộc hành quân Hạ Lào, trên cơ sở cá nhân tôi rất biết ơn khi được ông đánh giá thẳng thắn về triển vọng thành công và khả năng tổng thể của QLVNCH nhằm hoàn thành sứ mệnh mà họ đă đảm nhận. Cụ thể, các điều tôi muốn biết là:


– QLVNCH thực sự chiến đấu tốt như thế nào;
– Một cách hợp lư chúng ta có thể mong đợi đạt được những ǵ;
– Người miền Nam thực sự nghĩ ǵ;
– Và cuối cùng cá nhân Thiệu nghĩ ǵ về cuộc hành quân.



Tôi yêu cầu đánh giá này không có ư định gây áp lực cho ông hoặc Tướng Abrams về những ǵ cần phải hoàn thành, mà là để nhận được từ ông sự đánh giá thẳng thắn nhất hiện có để Tổng thống có thể giải quyết tốt nhất mọi khó khăn có thể phát sinh ở đây và để chuẩn bị đối phó cho những khó khăn. Kissinger. [1]



✪ Ṭa Bạch Ốc lo ngại việc rút quân của TT Thiệu ảnh hưởng đến ” lợi ích tầm xa” của Mỹ.


Washington, Điện văn ngày 9 tháng 3 năm 1971. (TS Kissinger gửi ĐS Bunker) – Qua Tướng Abrams, chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang nghĩ đến việc rút khỏi Lào trong tháng 3 và hài ḷng về những vinh quang của họ sau khi chiếm giữ Tchepone. V́ lư do này, tôi muốn bạn t́m hiểu quan điểm của Tổng thống Thiệu liên quan đến thời gian hoạt động của Lamson 719:




Tất nhiên, chúng tôi chuẩn bị chấp nhận ư kiến của Tướng Abrams về thời gian hoạt động v́ đó là yếu tố quyết định tuyệt đối, dựa trên đánh giá chung của ông về t́nh h́nh quân sự tại chỗ.
Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự cân nhắc nào khác ảnh hưởng đến quyết định rút quân sớm của lực lượng QLVNCH, chúng tôi muốn người ta hiểu rơ rằng theo quan điểm của chúng tôi, đây là cơ hội cuối cùng mà QLVNCH nhận được bất kỳ sự hỗ trợ đáng kể nào của Hoa Kỳ trên quy mô hiện nay. Do đó, đây có thể cũng làcơ hội cuối cùng của chúng ta để đạt được lợi ích tầm xa đáng kể từ các hoạt động tấn công mạnh mẽ chống lại kẻ thù -this may be our last opportunity to achieve a significant long-range benefit from large offensive operations against the enemy. Bạn có thể đoan chắc rằng không có ấn định thời hạn về việc hỗ trợ của Hoa Kỳ làm ảnh hưởng đến thời hạn của hoạt động hiện tại.



Tôi mong các ông hăy gặp Thiệu và nói rơ với ông ta rằng, nếu điều kiện quân sự cho phép, chúng tôi cho rằng Lam Sơn 719 sẽ hoạt động tốt vào tháng 4, và việc rút quân dự kiến vào khoảng thời gian trước khi kết thúc chiến dịch mùa khô này.



Thiệu nên hiểu rằng từ bây giờ ông ta sẽ nhận sự hỗ trợ về việc cung cấp các khí tài cần thiết của Hoa Kỳ cho mặt trận ở Lào và làm bất cứ điều ǵ có thể để hỗ trợ một khi Tướng Abrams cho là khả thi. Theo quan điểm của chúng tôi, mỗi tuần QLVNCH ở lại Lào là một đ̣n giáng nặng nề vào khả năng tấn công của đối phương, không chỉ trong mùa khô này mà c̣n quan trọng hơn là cho những mùa tiếp theo. Hy vọng rằng Tổng thống Thiệu sẽ nh́n nhận t́nh h́nh từ cùng một quan điểm. Trân trọng. Kissinger. [2]



✪Tướng Haig đến Sài Gòn và Kế hoạch mùa khô tại vùng ĐNA


Sài G̣n, điện văn ngày 16 tháng 3 năm 1971 (Tướng Haig gửi TS Kissinger) – Tôi đă gặp Đại sứ Bunker sáng nay trong hai giờ và thảo luận về mục đích chuyến thăm của tôi và nhận được quan điểm của ông ấy về những vấn đề:


– T́nh h́nh ở Lào và Campuchia;
– Không khí chính trị của Chính phủ Việt Nam;
– Thái độ của Tổng thống Thiệu về các hoạt động xuyên biên giới;
– Thông báo về việc rút quân đội (Mỹ) và sáng kiến chính trị có thể có.



Đại sứ Bunker nhiệt t́nh và tự tin về các hoạt động xuyên biên giới ở cả Lào và Campuchia. Ông tin rằng các cuộc hành quân qua Lào đă khiến đối phương bị tổn thương nặng nề do sự tổn thất đối với sáu trong số mười trung đoàn của kẻ thù và sự gia tăng tâm lư đối với lực lượng QLVNCH, đặc biệt là trong những ngày gần đây. Như điều chúng tôi đă nghi ngờ, có sự miễn cưỡng và thận trọng ban đầu của một thành phần trong Chính phủ Việt Nam và của chính ông Thiệu. Về một số lo ngại rằng những tổn thất của QLVNCH có thể gây tác động có hại đến thế trận lâu dài của QLVNCH. Tuy nhiên, kể từ những tuần đầu tiên, sự thành công đă làm tăng thêm niềm tin cho QLVNCH. Sức mạnh không quân Hoa Kỳ đă phần lớn xua tan những nghi ngờ trước đó. Đại sứ báo cáo rằng Thiệu đă bị một số chỉ trích [1 đoạn văn bị cắt xén] sau khi khởi động cuộc hành quân và đặc biệt là trong thời gian nó có vẻ sa lầy. Kể từ khi sự chỉ trích về Tchepone lắng xuống và hoạt động đang trở thành điểm cộng chính trị rơ ràng cho Thiệu. Đại sứ Bunker tin tưởng rằng Thiệu quyết tâm về cuộc hành quân qua Lào và dự đoán ông ta sẽ tiếp tục đến tháng 4, nhưng nên tránh nêu ra thời gian biểu cụ thể. Đại sứ cũng tin tưởng rằng hoạt động tại Campuchia sẽ đạt hiệu quả trong những tuần tới.



Đại sứ Bunker rất nhiệt t́nh về các khả năng của kế hoạch và sẽ cung cấp cho chúng tôi quan điểm của ông về thời gian và chi tiết của sáng kiến . Dù có hay không có sáng kiến chính trị, Tổng thống Thiệu sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ cuộc gặp với Tổng thống trước cuộc bầu cử năm nay của ông ta, và động lực tích cực có thể đạt được phản ánh thành công hơn nữa của chương tŕnh Việt Nam hóa. Tôi sẽ gặp Đại tướng Abrams vào chiều nay và một lần nữa với Đại sứ Bunker vào tối nay. Ngày mai tôi sẽ đi Campuchia. Vào thứ Năm, tôi sẽ đến thăm Quân đoàn I trở về vào thứ Sáu để gặp Tướng Davidson tại lực lượng dă chiến II. Trân trọng. [3]



✪ Mỹ cảnh báo TT Thiệu về ” vết nứt cuối cùng”…


Washington, điện văn ngày 18 tháng 3 năm 1971- (TS Kissinger gửi Bunker) – Thật khó để phóng đại sự hoang mang và bối rối gây ra ở đây bởi kế hoạch điều động mới nhất của QLVNCH dự kiến một cuộc rút quân nhanh chóng khỏi Lào. Tuần qua, chúng tôi đă nói sơ qua về giả định rằng chúng tôi đang tiến hành theo những trao đổi về cuộc tṛ chuyện mới nhất của bạn với Tổng thống Thiệu, qua đó dự kiến một cuộc rút quân chậm răi qua Khu Căn cứ 611.



Tôi không muốn đi vào chi tiết của các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, Tổng thống không thể chịu đựng được trước những thay đổi liên tục về kế hoạch được thực hiện một cách đơn phương. Tổng thống sẽ lên truyền h́nh vào tối thứ Hai. Đến lúc đó chúng ta phải có một phương án đă thống nhất. Từ đây, kế hoạch của tuần trước có vẻ thích hợp hơn. Như các ông đă biết, ban đầu chúng tôi chấp thuận mở chiến dịch Lam Sơn làm gián đoạn nguồn cung cấp trong mùa khô. V́ lư do này, nên xem xét cẩn thận các hoạt động dọc theo Đường 914 và qua Khu căn cứ 611. Nhưng dù là kế hoạch nào th́ chúng ta cũng phải là một phần của kế hoạch và phải được báo trước đầy đủ.



Tôi hy vọng ông Thiệu phải hiểu rằng niềm tin của Tổng thống (Nixon) dành cho ông ta không nên bị coi nhẹ và đây có thể là vết nứt cuối cùng của ông ta trước sự ủng hộ của Hoa Kỳ- this may be his last crack at massive U.S. support.[4]



✪ Tướng Haig: Tướng Abrams và Tướng Southerland thúc giục VNCH tăng cường sư đoàn thứ hai vào trận địa – nhưng Tổng thống Thiệu từ chối …


Sài G̣n, điện văn ngày 19 tháng 3 năm 1971 (Tướng Haig gửi TS Kissinger). Chuyến thăm Quân đoàn I bao gồm các cuộc thảo luận kéo dài với Tướng Southerland cũng như các cuộc gặp với Tướng Lăm, Quân đoàn I QLVNCH, và Tướng Phú, Sư đoàn I QLVNCH. Chuyến thăm đă xác nhận rằng QLVNCH hoàn toàn thiếu năng lực để tiếp tục chiến dịch Lam Sơn 719. V́ phải đối mặt với cuộc giao tranh kéo dài là yếu tố đă khiến cả hai vị chỉ huy Sư đoàn Dù và Sư đoàn I của QLVNCH quyết định đ́nh chỉ các cuộc hành quân và rút quân về càng nhanh càng tốt. Tướng Lâm dường như không chịu nổi áp lực này.



Tôi đến Quân đoàn I sau một thời gian thời tiết đặc biệt xấu, trong đó các đơn vị thuộc Trung đoàn 1 QLVNCH đóng trên khu đất cao phía Nam Đường 9 đang bị tấn công dữ dội và sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ chỉ có hiệu quả nhẹ. Trong giai đoạn này, Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn đă bị đánh bại. Kết quả của hoạt động này lên đến đỉnh điểm là việc Tướng Phú và Tướng Lăm quyết định cho phép trung đoàn thứ hai của Sư đoàn rút khỏi Lào – việc di chuyển bắt đầu ngay sau khi trung đoàn đầu tiên được rút. Hôm qua, ngày 18 tháng 3, toàn bộ trung đoàn đầu tiên đă được rút đi và một tiểu đoàn của trung đoàn thứ hai cũng đă được di chuyển về miền Nam Việt Nam. Hành động này đă được thực hiện bất chấp những đảm bảo được đưa ra bởi Tướng Southerland với Tướng Lăm nên duy tŕ tại các vị trí do trung đoàn thứ hai trấn giữ trên khu đất cao phía Nam Đường 9.



Lăm cũng đă ra lệnh bắt đầu rút Sư đoàn Dù theo hướng Đông về phía biên giới. Rơ ràng là QLVNCH đă mất khả năng thực hiện cuộc hành quân xa hơn ở Lào, và vấn đề chính mà Tướng Abrams phải đối mặt hiện nay không phải là khiến QLVNCH ở lại, mà là làm sao để họ rút quân một cách có trật tự. Kẻ thù hiện có 5 trung đoàn sẵn sàng tấn công tại phía bắc Đường 9 và dường như chúng cảm nhận được sự đối kháng của QLVNCH đang suy yếu. Tuy nhiên, không nghi ngờ ǵ nữa, kẻ thù đă phải gánh chịu thương vong rất lớn.



Một trong những yếu tố phức tạp của t́nh h́nh hiện nay là hoạt động kém hiệu quả của Sư đoàn Dù QLVNCH ngay từ lúc khởi đầu vì thiếu tính quyết liệt. Chỉ huy của họ đă liên tục phàn nàn về sự hỗ trợ không đầy đủ với cả Tướng Lâm và Tướng Southerland. Trong suốt tuần này, Tướng Abrams ở Sài G̣n và Tướng Southerland ở Quân đoàn đă thúc giục miền Nam Việt Nam tăng cường sư đoàn thứ hai của QLVNCH vào trận địa. Tướng Lăm và rơ ràng là Tổng thống Thiệu, đă từ chối làm như vậy (urging South Vietnamese to reinforce operation by moving second ARVN … General Lam and apparently President Thieu, have refused to do so). Đêm qua, rơ ràng Tổng thống Thiệu đă gọi điện cho Tướng Lăm và thông báo rằng ông ta lệnh cho Sư đoàn Dù của QLVNCH trở về Sài G̣n ngay khi rút quân ra khỏi Lào. Mặc dù vậy, Tướng Lăm vẫn khẳng định sẽ tiến hành Giai đoạn IV của Lam Sơn 719 bằng cách theo dơi và điều động các lực lượng Dù và Sư đoàn I cùng các lực lượng thiết giáp dọc theo Đường 9, với một cuộc tấn công trên bộ do hai lữ đoàn thủy quân lục chiến tiến công qua phía Đông của Lào. Cá nhân tôi có một số nghi ngờ điều này khi thực hiện với t́nh trạng hiện tại mà tôi đă quan sát thấy trong giới lănh đạo của QLVNCH.



Theo quan điểm của tôi, tuần tới sẽ rất quan trọng, giới lănh đạo QLVNCH phải chịu nhiều áp lực để lui quân về phía Đông theo cách có trật tự, phải tận dụng ưu thế của không quân Hoa Kỳ một cách khôn ngoan. Điều này có nghĩa là mỗi lần di chuyển chỉ thực hiện được sau khi đă tập trung đầy đủ khí tài của Hoa Kỳ chuẩn bị hỗ trợ cho việc di chuyển. Chuyến thăm của tôi đến Quân đoàn I đă nhận ra rằng vấn đề bây giờ không phải là tính khả thi của việc tăng cường và duy tŕ ở Lào, mà là nhu cầu cấp thiết hỗ trợ QLVNCH với đầy đủ hỏa lực của Hoa Kỳ một cách có trật tự và đúng chiến thuật. Đối với tôi, áp lực hơn nữa đối với QLVNCH có nguy cơ không chỉ phá vỡ sự phối hợp cần thiết để đảm bảo việc rút quân có trật tự mà c̣n đe dọa làm rạn nứt nghiêm trọng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam . Tôi rất tiếc v́ tôi không thể cung cấp một báo cáo đáng khích lệ hơn nhưng tôi tin rằng đánh giá thẳng thắn này là điều cần thiết gửi đến ông. Tôi chưa thảo luận về thẩm định này với Đại tướng Abrams và Đại sứ Bunker nhưng sẽ làm như vậy vào chiều nay. Tạm thời, tôi đề nghị Washington chấm dứt gây áp lực về việc tăng viện hoặc tŕ hoăn việc rút quân khỏi Lào. Hiện nay nên tập trung nỗ lực vào việc cung cấp sự hỗ trợ tối đa của Hoa Kỳ bằng hỏa lực và cố gắng gây ảnh hưởng đến giới lănh đạo QLVNCH để thực hiện cuộc lui binh một cách có trật tự và chuyên nghiệp. Việc lui quân về phía Đông với lực lượng TQLC bảo vệ sẽ mất ít nhất mười ngày hoặc hai tuần.



Tướng Abrams, Đại sứ Bunker và tôi sẽ gặp Tổng thống Thiệu vào chiều nay, lúc đó vấn đề sẽ được thảo luận. Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để củng cố quyết tâm của ông ta, tuy nhiên, sự thành công hạn chế sẽ tốt hơn nhiều so với thất bại nghiêm trọng của lực lượng QLVNCH tại Lào. Đây là những đánh giá sơ bộ vào thời điểm này. Lực lượng đối phương rất mạnh dọc theo Đường 914 và tiếp tục tăng quân xung quanh Aloui ở phía bắc Đường 9. Trân trọng.[5]



✪ Đánh giá về tiến độ Việt Nam hóa chiến tranh


Washington, phúc tŕnh ngày 22 tháng 3 năm 1971 – (TS Kissinger gửi TT Nixon) – Đính kèm tại Tab A2 là điện văn của Tướng Abrams đánh giá các hoạt động tại Lào và Campuchia. Sau đây là những đoạn chính b́nh luận về tiến bộ trong Việt Nam hóa chiến tranh, tác động lên lực lượng Hoa Kỳ, lợi ích đảm bảo, ảnh hưởng đến khả năng của đối phương và ảnh hưởng đến tiếp vận của đối phương trong chiến dịch Lào.


– Các hoạt động đă là một thử nghiệm quan trọng. Nam Việt Nam hoạt động mà không có cố vấn Hoa Kỳ, không có sự hiện diện của các đơn vị Hoa Kỳ trong phạm vi lân cận để có thể hỗ trợ nếu cần, và họ đă hoạt động đồng thời với cuộc hành quân lớn ở Campuchia trong khi đó họ tiếp tục hoạt động trên đất nước của họ.


– Người Nam Việt Nam đă tổ chức một cuộc hành quân gồm nhiều sư đoàn phức tạp trong điều kiện địa h́nh xa lạ khó khăn, thời tiết bất lợi để chống lại kẻ thù cho dù được chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên quyết.


– Các lực lượng của VNCH đă thực hiện tốt về mặt quân sự, đạt được các mục tiêu mà họ đặt ra cho chính họ khi phải đối mặt với kẻ thù kiên quyết nhất.


– Thành công không phải là không có tổn hại. Một số đơn vị phải cần một thời gian trang bị lại trước khi khôi phục lại khả năng chiến đấu, đồng thời có những biểu hiện giảm sút tinh thần và thiếu sự tự tin tại một số đơn vị bị tổn thất nặng nề mà không đạt được kết quả đáng kể.


– Tuy nhiên, rất đáng khích lệ về dấu hiệu mạnh mẽ trong việc tiếp tục thực hiện mục tiêu Việt Nam hóa , v́ vậy hiện nay đang soạn thảo kế hoạch nhằm hướng tới các hoạt động tiếp theo ở Lào như một phần tiếp nối của Lam Sơn 719.


Việc QLVNCH có thể tổ chức các hoạt động như vậy nói lên sự thành công của chương tŕnh Việt Nam hóa. Ngoài ra, việc QLVNCH sẵn sàng tiến hành các cuộc hành quân xuyên biên giới phản ánh sự thay đổi đáng kể so với tư duy trước đây để hoàn toàn dành thế chủ động tấn công vào kẻ thù, nên cho VNCH có thêm thời gian để củng cố an ninh nội bộ của họ.[6]



✪Việt Nam hóa chiến tranh gây khó khăn cho TT Thiệu


Washington, điện văn ngày 27 tháng 3 năm 1971. (TS Kissinger gửi ĐS Bunker) – Điện văn này gửi đến ông về dự tính của Tổng thống liên quan đến thông báo rút quân tiếp theo. Tin tức trong tài liệu này chỉ có Tổng thống và bản thân tôi biết và do đó, ông cần phải giữ kín tin tức này. Tôi hy vọng rằng Bộ trưởng Laird và Chủ tịch Tham Mưu Liên Quân, và Tướng Abrams, sẽ không được biết tin này cho đến trước ngày Tổng thống loan báo.


Tổng thống sẽ thông báo rút thêm 100.000 hoặc 104.000 quân Mỹ cho đến hết ngày 1 tháng 12 năm 1971. Trước 48 giờ ngày 7 tháng 4 tại Washington, ông Đại sứ sẽ thông báo cho Thiệu về quyết định này. Đồng thời, ông có thể khuyên Thiệu rằng chúng tôi sẽ giữ lại hơn 200.000 quân ở miền Nam Việt Nam sau cuộc bầu cử của ông ấy và việc rút quân nhiều nhất sẽ được thực hiện vào cuối tháng 10 và tháng 11. Đồng thời tổng thống có ư định họp mặt với Thiệu, nếu một cuộc họp như vậy được tổ chức, sẽ bao gồm các sự kiện sau:


– Vào ngày 7 tháng 4, Tổng thống sẽ công bố ư định rút 100.000 hoặc 104.000 quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam trước ngày 1 tháng 12 năm 1971.


– Thời gian vào tháng Bảy, Tổng thống Nixon và Tổng thống Thiệu sẽ gặp nhau ở một nơi nào đó trong vùng Thái B́nh Dương.



Tổng thống cũng tái khẳng định việc cung cấp yểm trợ không quân cho miền Nam Việt Nam trong tương lai vô hạn. Trước khi tiếp tục với kế hoạch này, tôi rất biết ơn quan điểm của ông trên cơ sở khẩn cấp về những điều sau:




Thời gian và cách tiếp cận của ông về thông báo của Tổng thống Nixon với Tổng thống Thiệu.
Mong muốn có một cuộc họp giữa hai Tổng thống vào tháng 7, bao gồm ư kiến của ông về địa điểm, thời gian và chương tŕnh nghị sự cũng như các tin tức liên quan đến cuộc họp.



Tổng thống quyết tâm tiến hành việc công bố ít nhất 100.000 cho đến hết ngày 1 tháng 12 năm 1971. Con số này vượt quá tỷ lệ rút quân trong tờ tŕnh gần đây của Tướng Abrams gửi cho Bộ trưởng Laird, và chắc chắn sẽ đặt ra một số vấn đề chính trị khó khăn cho Tổng thống Thiệu. Do đó, chúng tôi cần sự khôn khéo của ông t́m cách hạn chế thiệt hại trong việc biện giải về quyết định của Tổng thống. Trân trọng, Kissinger. [7]



✪ Tin tức về cuộc hành quân Lam Sơn 719 bị tiết lộ.


Theo cuốn ” Perfect spy – Điệp viên hoàn hảo” của tác giả Larry berman, phổ biến bởi Vietmessenger, có đoạn văn cho biết phía Cộng quân đã biết kế hoạch hành quân qua Lào…


“Việc vạch kế hoạch cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 được bắt đầu từ tháng 11/1970. Khoảng tháng 1/1971 nh́n thấy được có sự gia tăng về các hoạt động quân sự nhằm chuẩn bị cho một hành động nào đó. Phạm Xuân Ẩn nhận được thông tin từ một trong số những nguồn tin của ông trong Quân đội Việt Nam Cộng hoà về việc lên kế hoạch cho một trận tấn công sắp diễn ra qua biên giới. Theo kế hoạch, trận tấn công này sẽ phải được bắt đầu trước mùa mưa nhằm làm gián đoạn việc sử dụng đường ṃn Hồ Chí Minh trong một thời gian dài hơn nhiều so với sự gián đoạn b́nh thường của mùa mưa. Rechard Pyle và Horst Faas của Hăng tin Mỹ AP sau này đă viết: “Điệp viên của miền Bắc có mặt ở khắp nơi tại miền Nam. Từ những cô gái làm nghề dọn bàn trong tiệm rượu sau khi lính Mỹ nhậu nhẹt, đến những sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Họ có mặt cả trong giới báo chí Sài G̣n và, như sau này được biết, thậm chí ngay cả trong các sở chỉ huy tại Đà Nẵng của Quân đoàn Mắt thần – nơi vạch ra kế hoạch Lam Sơn 719 họ cũng có mặt”.


“Khi Phạm Xuân Ẩn đă chuẩn bị sẵn những báo cáo của ḿnh để gửi đi, ông bước dọc một con phố đă hẹn trước trong lúc bà Nguyễn Thị Ba đang mang một khay đồ quần áo, trang sức. Bỗng bà đánh rơi, Phạm Xuân Ẩn dừng lại để giúp bà nhặt các đồ trang sức lên và chuyển cho bà tài liệu báo cáo. Cuối cùng, báo cáo này của Phạm Xuân Ẩn đă được chuyển tới Trung ương Cục Miền Nam. Lập tức, mọi công việc chuẩn bị đối phó với cuộc hành quân Lam Sơn 719 được tiến hành”. [8]


✪ Học Thuyết Nixon


Năm 1969 Chính phủ Mỹ đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thực chất là kế hoạch rút quân đội Mỹ ra khỏi vùng này. điều này được ghi lại trong tiểu mục gọi là ” Học thuyết Nixon và phản ứng của người Á Châu -The Nixon Doctrine and the Asian reaction”. Trong đó viết Tổng thống đă tuyên bố vào năm 1970 rằng “Chắc chắn v́ lợi ích của chúng tôi, cũng như lợi ích của ḥa b́nh và ổn định ở châu Á và thế giới, chúng tôi thực hiện những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh – take what steps we can toward improved practical relations with Peking.” Theo: FOREIGN RELATIONS OF THE UNITED STATES, 1969–1976, VOLUME XVII, CHINA, 1969–1972 (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v17/d105)


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/lamtaithanh-300x214.jpg
✪ Chuyến du hành bí mật của Henry K. đến Bắc kinh


Cũng vào mùa hè năm 1971, và sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc ( 27.3.1971) th́ hơn 3 tháng sau (9.7.1971) , TS Kissinger bí mật đến bắc Kinh để thực hiện …”Học thuyết Nixon 1970” nêu trên theo Tạp chí TIME ngày 26.7.1971 – Kể từ thời điểm khởi hành, chuyến công du của Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger không công khai và báo chí khó phát hiện lịch tŕnh… Khi Kissinger chuyển từ Sài G̣n sang Thái Lan rồi đến Ấn Độ… Hai ngày rưỡi Kissinger mất tích và được cho là bị đau ốm ở Pakistan. Vào ngày 9 tháng 7, chính phủ Pakistan thông báo rằng Kissinger đă bị buộc phải ở lại Nathia Gali thêm một ngày v́ bệnh hoạn. Nhưng cũng trong ngày này, Kissinger được đưa đến sân bay ở Rawalpindi, cách Islamabad bảy dặm. Tại đây, ông ta lên chiếc Boeing 707 của Hăng hàng không Quốc tế Pakistan đến Bắc Kinh.



Trưa ngày 9 tháng 7, Kissinger và các phụ tá của ông hạ cánh xuống một phi trường vắng vẻ ở ngoại ô Bắc Kinh. Họ đă được gặp Nguyên soái Yeh Chien-ying, một ủy viên cấp cao Bộ Chính trị và hai quan chức Bộ Ngoại giao. Lúc 4 giờ chiều, Chu Ân Lai đến và các cuộc đàm phán nghiêm túc đang được tiến hành, và họ nói chuyện suốt bữa tối và thâu đêm.



Kissinger đă mang theo một tập tài liệu khổng lồ chứa các bản tuyên bố đă chuẩn bị sẵn và các giấy tờ về quan điểm của Nixon, Rogers và chính ông ta soạn thảo. Không có chương tŕnh làm việc được sắp xếp trước. Câu chuyện về chuyến thăm của Tổng thống chỉ là một trong nhiều nội dung được thảo luận. Hai thông dịch viên, một người ở Mỹ, người c̣n lại là người Trung Quốc theo học Harvard, đă dịch những lời của ông ta cho Chu nghe. Nhưng đó là sự chuẩn bị thừa thăi, v́ Chu nói tiếng Anh trôi chảy và thỉnh thoảng c̣n sửa lời của người thông dịch.[9]



Vào mùa hè 1971, khi chuyến đi Bắc Kinh được công khai trên báo chí, nội dung cuộc họp không được tiết lộ, thời tại Sài g̣n nhiều đồn đoán cho rằng cuộc hành quân Hạ Lào chẳng qua chỉ để làm giảm khả năng pḥng thủ của QLVNCH để ép phía VNCH thực hiện theo ý muốn của Mỹ…



Về dòng chữ “cơ hội cuối cùng của chúng ta để đạt được lợi ích tầm xa đáng kể từ các hoạt động tấn công mạnh mẽ chống lại kẻ thù “ – cho dù phía QLVNCH đă thiệt hại nặng nề , nhưng phía Ṭa Bạch Ốc :” hăy gặp Thiệu và nói rơ với ông ta rằng, Lam Sơn 719 sẽ hoạt động tốt vào tháng 4, và việc rút quân trước khi kết thúc chiến dịch mùa khô này.” Phải chăng việc TS Kisinger đến Bắc kinh ” ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH TẦM XA” nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra trong học thuyết Nixon 1970 là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” , là “ thực hiện những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh” – Nhưng việc ” Việt Nam hóa chiến tranh chẳng qua là Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam phải hy sinh đến người lính cuối cùng”? (Media Defense Gov- Cali Today News 02.9.2022)


Còn tiếp (LS.719 c̣n 1 bài chót: Giám Đốc CIA phản bác cáo buộc…)


Đào Văn


Nguồn:


[1] BNG : Message From the President’s Assistant for NSA (Kissinger) to the Ambassador to ViN (Bunker) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d142)
[2] BNG : From the President’s Assistant for NSA(Kissinger)to the Ambassador to VN (Bunker) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d147)
[3] BNG: From the President’s Deputy Assistant for NSA(Haig) to the President’s Assistant for NSA (Kissinger) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d151)
[4] BNG: From the President’s Assistant for NSA(Kissinger) to the Ambassador to VN (Bunker) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d156)
[5] BNG :From the President’s Deputy Assistant for NSA (Haig) to the President’s Assistant for NSA(Kissinger) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d158)
[6] BNG: From the President’s Assistant for NSA (Kissinger) to President Nixon (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d161)
[7] BNG: From the President’s Assistant for NSA(Kissinger) to the Ambassador to VN (Bunker) (https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v07/d170)
[8] Vietmessenger: Larry Berman-Điệp Viên Hoàn Hảo (https://vietmessenger.com/books/?title=ddiep%20vien%20hoan%20hao&page=5)
[9] Tạp chí TIME July 1971: The Nation: The Secret Voyage of Henry K. (https://content.time.com/time/subscriber/article/0,33009,877009,00.html)

BigBoy
22-09-2022, 18:06
Phản bác của GĐ CIA về cáo buộc HQ Hạ Lào 71″thất bại t́nh báo” «LS.719 #4» -Đào Văn

https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/4307210899_d69439fcfd_o-696x726.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/09/4307210899_d69439fcfd_o.jpg)


CIA: Nhiều phương tiện truyền thông liên quan đến vấn đề được cho là “lỗi t́nh báo” đă góp phần vào sự thất bại trong cuộc hành quân Lam Sơn 719- Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt nhanh chóng tăng viện cho các đơn vị của chúng ở Lào

CIA: Vào ngày 18 tháng 1 năm 1971, Tiến sĩ Kissinger yêu cầu một cuộc đánh giá của Cơ quan – liên quan đến các phản ứng có thể xảy ra từ phía Bắc Việt, Liên Xô, Trung Cộng, Lào và Thái Lan đối với một đột kích vào khu vực Tchepon.

CIA: Bản dự đoán của chúng tôi (21.1.1971) kết luận về khả năng của Bắc Việt bằng cách lưu ư một lần nữa rằng “V́ tất cả những lư do này, Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà họ sở hữu.”

CIA: Nhiều chỉ trích đối với Bộ thông tin và chính sách báo chí chung của Chính phủ và QLVNCH về cuộc hành quân … họ đều có cảm giác rằng cả Bộ và những phần hành phụ thuộc đă không cung cấp thông tin kịp thời dập tắt các tin đồn để đưa vấn đề vào tâm điểm.

Tiếp theo loạt bài về cuộc hành quân Hạ Lào 1971, bài viết này liên quan đến việc báo giới cáo buộc “thất bại t́nh báo” về cuộc hành quân Lam Sơn 719 khiến Giám Đốc Cơ quan CIA phải lên tiếng… Phần tŕnh bày sau dựa vào bức thư của Giám Đốc Cơ quan CIA gửi TS Kissinger, Chủ tịch Nhóm Hành động Đặc biệt Washington (WSAG) bản dự báo t́nh h́nh địch trước khi diễn ra cuộc hành quân. Bức thư và các bản văn của cơ quan CIA được giải mật vào các năm 2016 và 2017 nhằm phản bác cáo buộc ” THẤT BẠI T̀NH BÁO” liên quan đến cuộc hành quân Hạ Lào 1971.

✱ Thư của Giám Đốc CIA gửi Ṭa Bạch Ốc



Như ông đă biết, các cáo buộc hiện đang được loan tải trên báo chí liên quan đến “thất bại t́nh báo” về cuộc hành quân Lam Sơn 719. Câu chuyện của Max Frankel xuất hiện trên trang nhất của số ra ngày 30 tháng 3 tờ New York Times là một ví dụ; Một bài viết khác của Stewart Alsop trong ấn bản ngày 12 tháng 4 trên tờ Newsweek (thực sự được phát hành vào ngày 6 tháng 4).
Khi câu chuyện của tác giả Frankel xuất hiện trên mặt báo, tôi đă yêu cầu xem xét nhanh chóng, kỹ lưỡng về hồ sơ của Cơ quan trong vấn đề này. Yêu cầu này dẫn đến việc soạn thảo một văn kiện chi tiết gửi đến tôi. Tuy nhiên, vấn đề Lam Sơn và những câu chuyện được cho là thiếu sót trong hoạt động của cộng đồng t́nh báo, là chủ đề đă được thảo luận chi tiết khi tôi gặp Ban Cố vấn T́nh báo Đối ngoại của Tổng thống vào thứ Sáu, ngày 2 tháng Tư (1971). Để trả lời các câu hỏi của Chủ tịch Ban Cố Vấn và các thành viên khác trong Ban cố vấn , tôi đă trao cho Ban Cố Vấn bản đúc kết sự việc vào ngày 30 tháng 3 nói trên do các cộng sự của tôi thực hiện.
Để chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều hoạt động từ một điểm xuất phát chung, tôi đính kèm theo đây bản đúc kết gửi đến ông cũng là tài liệu đă gửi cho Ban Cố vấn xem xét, để ông biết chính xác về thông tin nào đă được cung cấp cho Ban Cố Vấn. [1]


✱ Ước tính t́nh báo về quân số và khả năng của địch chống lại cuộc hành quân Hạ Lào 1971



CÁC CÁO BUỘC
Bối cảnh. Trong những ngày gần đây, đă có những nhận xét trên báo chí và nhiều phương tiện truyền thông liên quan đến vấn đề được cho là “lỗi t́nh báo” đă góp phần vào sự thất bại trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Có thể t́m thấy hai ví dụ khá cụ thể tiêu biểu cho các cáo buộc hiện đang được lưu hành trong ấn bản của tờ New York Times, ngày 30 tháng 3 năm 1971 phát đi từ Washington của Max Frankel (trên trang 1) và từ Sài G̣n của Iver Peterson (trên trang 15).
Bài báo của tác giả Frankel có tiêu đề là “Nixon Aides Insist Drive in Lào Was Worth Price.” Với lời dẫn sau: “Tổng thống Nixon đă bắt đầu kiểm nghiệm lại cuộc xâm lược Lào tại Nam Việt Nam, trong đó bao gồm một số đánh giá sai lầm nghiêm trọng về quân sự cũng như các tuyên bố về lợi ích chiến lược.” Về vấn đề t́nh báo, đoạn quan trọng là đoạn thứ năm:“Những thất bại chiến thuật dễ thấy nhất là do thất bại t́nh báo. Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt nhanh chóng tăng viện cho các đơn vị của chúng ở Lào , chúng đă đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. Do đó đă không kịp thời tổ chức một cuộc phản công.”Điều này được lặp lại trong một câu ở đoạn thứ tám, có nội dung: ” Người ta thừa nhận sự kháng cự đáng ngạc nhiên của kẻ thù, đă cắt ngắn cả phạm vi và thời gian của cuộc xâm lược.” Các cáo buộc cũng xuất hiện lại trong một câu trong đoạn cuối cùng của bài báo: ” Việc kiểm tra lại cuộc hành quân qua Lào của các cấp chính quyền đă gây ra những tranh căi về trách nhiệm đối với việc thu thập t́nh báo yếu kém.”
Bài báo của ông Peterson có tiêu đề, “Người Mỹ ở Nam Việt Nam quy cho sự thất bại ở Lào là do sai lầm trong việc thiết lập kế hoạch hành quân và t́nh báo.” Nó phơi bày các chủ đề tương tự từ phía Sài G̣n: “Các cố vấn Quân đội Hoa Kỳ và các quan sát viên khác trên thực địa mô tả hoạt động của Quân đội Nam Việt Nam tại Lào phải đối diện với nhiều khó khăn mà đồng minh không lường trước được…” Cả các sĩ quan Mỹ và Nam Việt Nam cũng thừa nhận rằng việc lập kế hoạch kém và thiếu sự phối hợp t́nh báo đă gây ra nhiều khó khăn cho miền Nam Việt Nam. Việc thiếu tin tức t́nh báo về việc di chuyển quân và vũ khí của đối phương làm gia tăng mức độ nguy hiểm cho Nam Việt Nam. “Sức mạnh của hỏa lực pḥng không của đối phương cũng khiến quân đồng minh bất ngờ.”
Cáo buộc cụ thể – Với các tuyên bố trích dẫn ở trên, và những cáo buộc tương tự khác hiện đang được lưu hành, gồm bốn tội danh liên quan đến lănh vực được cho là “thất bại t́nh báo” về phản ứng của Cộng sản Việt Nam đối phó với Lam Sơn 719.
T́nh báo Hoa Kỳ đă không ước tính chính xác cường độ mà Hà Nội sẽ chống lại cuộc xâm lược ở Lào và do đó, đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến – tức là chúng tôi đă hiểu sai ư đồ của Hà Nội.
T́nh báo Mỹ đă không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào để chống lại Lam Sơn 719, và hơn nữa, đánh giá thấp nghiêm trọng khả năng tăng viện của Hà Nội.
T́nh báo Hoa Kỳ đặc biệt đánh giá thấp khả năng về lực lượng pháo pḥng không của Cộng Sản Việt Nam trong vùng hành quân Lam Sơn 719.
T́nh báo Hoa Kỳ đă không nhận ra khả năng sử dụng xe thiết giáp của Bắc Việt.
SỰ THẬT
Trả lời cho những cáo buộc trên, chúng tôi đă xem xét lại hồ sơ của Cơ quan một cách chi tiết. Bởi v́ các cáo buộc thất bại nêu trên đă dựa vào sự suy đoán, trong khi chúng tôi đă tập trung vào các dự đoán về hành vi của kẻ thù sẽ xảy ra trong tương lai hơn là những phóng sự về các sự kiện và việc triển khai quân địch khi trận chiến đă diễn ra. Lam Son 719 được khởi động vào ngày 8 tháng 2 (1971). Trong những ngày đầu của chiến dịch, phía Cộng sản tránh đụng độ v́ họ chuẩn bị bố trí lực lượng pḥng thủ, hoạt động của đối phương phần lớn chỉ giới hạn trong việc quấy rối rải rác. Nỗ lực phản công đầu tiên của địch xảy ra vào ngày 19 tháng 2, khi Cộng quân mở một cuộc tấn công dữ dội chống lại tiểu đoàn 39 Biệt động quân QLVNCH trên khu đất cao ngay trên Đường 925, khoảng ba dặm bên trong đất Lào.


Các nhận xét và phát hiện được nêu dưới đây dựa trên các đánh giá của Cơ quan và các báo cáo được công bố từ ngày 14 tháng 12 năm 1970 đến ngày 11 tháng 2 năm 1971,

Dự đoán về hoạt động của kẻ thù.


Vào ngày 18 tháng 1 năm 1971, Tiến sĩ Kissinger yêu cầu một cuộc đánh giá của Cơ quan – do đó bản dự đoán đă được chuẩn bị nhanh chóng dựa trên tất cả các thông tin t́nh báo sẵn có – liên quan đến các phản ứng có thể xảy ra từ phía Bắc Việt, Liên Xô, Trung Cộng, Lào và Thái Lan đối với một đột kích vào khu vực Tchepone, thuộc Lào do một lực lượng QLVNCH gồm ít nhất hai sư đoàn được hỗ trợ bởi không quân Hoa Kỳ (đủ loại) nhưng không có sự tham gia của lực lượng mặt đất Hoa Kỳ. Bản dự đoán t́nh báo này được soạn thảo bởi một nhóm các sĩ quan cao cấp của Cơ quan nhiều kinh nghiệm. Bản dự báo đă được gửi cho Tiến sĩ Kissinger vào ngày 21 tháng 1 (1971). Theo yêu cầu của ông ta, các bản sao cũng được gửi đến các Bộ Quốc pḥng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Chúng tôi đă nhận được các b́nh luận và phản ứng bằng miệng về bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971), và được biết bản dự báo đă được gửi đến các cấp chỉ huy và nhân viên cao cấp tại Ṭa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng và Tham Mưu Liên Quân, liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc phê duyệt về sự tham gia của Hoa Kỳ vào Lam Sơn 719.



Bản dự báo ngày 21 tháng 1 này (Đính kèm 1) nên được đọc lại toàn bộ, đặc biệt là đoạn 10-15 đề cập đến “Các phản ứng có thể xảy ra của phía Bắc Việt Nam.” Chúng tôi ghi nhận rơ ràng về dự đoán của Hà Nội: đối với các cuộc tấn công trên bộ của quân đồng minh nhằm vào các tuyến đường xâm nhập của chúng ở Nam Lào, các đợt triển khai lớn của quân đội Bắc Việt Nam được điều động vào nửa cuối năm 1970, nhằm bảo vệ các tuyến đường này, và các cuộc triển khai bổ sung bên trong Bắc Việt Nam để tạo điều kiện pḥng thủ khu vực này tại Lào – các cuộc triển khai mà chúng tôi nói đă đặt Cộng sản “vào một thế trận tốt để đối phó với một hoạt động quân sự một cách mạnh mẽ và kịp thời.” Sau đó, chúng tôi tiếp tục tŕnh bày rằng nếu một chiến dịch như vậy được tiến hành, phía Cộng sản có thể né tránh đối đầu “trong vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn”, nhưng đă dự đoán rằng khi đối diện với lực lượng đồng minh : “Hà Nội có khả năng sẽ làm bất cứ điều ǵ có thể để khiến cho vị thế của Nam Việt Nam ở Lào không c̣n tồn tại, và chúng sẽ sẵn sàng chấp nhận những tổn thất nhân lực nặng nề và điều này có thể xảy ra.” Bản dự đoán của chúng tôi kết luận về khả năng của Bắc Việt bằng cách lưu ư một lần nữa, rằng “V́ tất cả những lư do này, Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà họ sở hữu.”
Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt mà c̣n cả của Lào, Cộng sản Trung Quốc, Liên Xô và Thái Lan. Nói tóm lại, cho thấy đă không có “thất bại t́nh báo” xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó, trong trường hợp này, chúng tôi đă tiến gần đến khả năng từ việc dự đoán đă trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân.
Câu hỏi về sức mạnh tổng thể và khả năng tăng cường của kẻ thù. Câu hỏi về sức mạnh của Cộng sản ở Lào từ lâu đă trở thành vấn đề được cả cộng đồng t́nh báo quan tâm. Trong suốt tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1970, CIA phối hợp với DIA, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Bộ Ngoại giao – đă chuẩn bị một nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng về chủ đề này, mang tên “Lực lượng Cộng sản và Thân hữu ở Lào.” Nghiên cứu này được phổ biến vào ngày 14 tháng 12 năm 1970 làm cơ sở cho tất cả các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ liên quan hoặc sắp xếp các kế hoạch cho Lam Sơn 719. Bản nghiên cứu (Đính kèm 2) đă đánh dấu chi tiết rơ ràng về việc mở rộng và thiết kế sức mạnh chiến thuật của Cộng sản ở Hạ Lào . Bản văn ghi nhận việc tạo ra các yếu tố kiểm soát chiến thuật mới (ví dụ: Phương diện quân 968) và mở rộng các lệnh về hậu cần (ví dụ: Tập đoàn vận tải số 559) trong khu vực cán chảo . Bản văn ghi lại ước tính tổng thể quân số và chiến cụ của Cộng quân ở Hạ Lào vào khoảng 27.000 người – 22.000 bộ binh cộng với 5.000 pháo / thiết giáp / pḥng không – cộng thêm khoảng 8.000 lực lượng Pathet Lào, và nhiều quân Bắc Việt tham chiến.
Khi thảo luận về tiến tŕnh xây dựng Hạ Lào của Cộng sản, bản dự báo ngày 14 tháng 12 năm 1970 đă đưa ra những nhận xét rơ ràng sau đây (trong đoạn 31) về những ǵ đă trở thành khu vực hành quân Lam Sơn 719: “Nơi tập trung lớn nhất của lực lượng Cộng quân là ở vùng lân cận Tchepone, nơi đặt bộ chỉ huy của các đơn vị tác chiến lớn dọc theo các tuyến liên lạc chính về phía Tây, Tây Nam và Đông Nam của khu vực này. Các phần tử tiền phương của Sư đoàn 320 và Bộ chỉ huy Sư đoàn 308 đă được xác định ở phía Tây Tchepone gần Đường 23, trong khi Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, đang hoạt động ở phía Tây Nam, ngay phía Bắc của Mường Phine. Bộ chỉ huy của Sư đoàn 2 Cộng quân, Trung đoàn 141 và 9, và Tiểu đoàn độc lập số 5 cũng trú đóng ở phía Tây Nam Tchepone dọc theo các tuyến đường 23 và 9. [ Bị xóa 4-5 chữ chưa giải mật] cho biết Trung đoàn 9 đă chuyển đến một khu vực phía Tây Nam thị trấn Saravane của tỉnh Saravane, và vai tṛ trước đây của nó ở tỉnh Savannakhet dường như do Trung đoàn 48 đảm nhận. Yếu tố tiền phương của ban chỉ huy Trung đoàn 24B, Sư đoàn 304, và ban chỉ huy của Trung đoàn 3, Sư đoàn 2 Bắc Việt, đều ở phía Nam Tchepone, sau này tiến đến gần Bản Bắc. Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Cộng quân, hiện chưa được điều động nhưng được cho là ở khu vực phía Nam Tchepone. Ngoài ra, hai tiểu đoàn của Trung đoàn Pháo binh 675B đă được xác định ở tỉnh Saravane, “
Bản dự báo vào tháng 12 năm 1970 cũng khá rơ ràng (trong đoạn 38) về câu hỏi khả năng tăng cường: Nguồn lực lượng chiến đấu của Cộng sản đến Hạ Lào dường như phản ánh mối quan tâm của Hà Nội đối với an ninh của tuyến đường vận chuyển cho các lực lượng của chúng ở phía Nam … Ngoài ra, một hoặc nhiều trong số 9 trung đoàn của các đại đoàn 304, 308, 320, và Sư đoàn 325 hiện không ở Lào hoặc được biết là đang đóng quân về phía Nam thuộc miền Bắc Việt Nam có thể được điều động về phía Nam. Các thành phần của tất cả các đơn vị này đều đă có kinh nghiệm chiến đấu chống lại các lực lượng đồng minh.
Vào ngày 3 tháng 2 năm 1971. chúng tôi đă phổ biến một bản dự báo có tựa đề “sức mạnh của các đơn vị chiến đấu cộng sản ở Hạ Lào, phía Nam miền Bắc Việt Nam và Quân khu I của Nam Việt Nam.” Vào ngày 4 tháng 2 , bản dự báo này đă được gửi đến cho: Bộ trưởng Laird, Thứ Trưởng Packard, Chủ tịch TM Liên quân, Đô đốc Moore và Giám đốc Bộ Tham mưu, Trung tướng Vogt thuộc Bộ Quốc pḥng, gửi đến Tiến sĩ Kissinger tại Ṭa Bạch Ốc và Phụ tá Bộ trưởng U. Alexis Johnson. Về cơ bản, nó đă bổ sung chi tiết về một số ước tính t́nh báo được đưa ra trong bản dự đoán ngày 21 tháng 1 (1971) của chúng tôi và cập nhật những phần đó của bản nghiên cứu vào tháng 12 năm 1970 liên quan đến chiến dịch Lam Sơn 719 khi sắp xảy ra.
Bản dự báo ngày 3 tháng 2 (1971)(Phụ lục 3) cũng nên được đọc lại toàn bộ. Bản văn đánh dấu sự hiện diện của địch tại khu vực Tchepone (tức là Lam Sơn 719) với 11.000 lính CSBV cộng với khoảng 70.000 quân tại các khu vực liền kề (11.000 nơi khác ở Hạ Lào, 40.000 ở Bắc Việt Nam, dưới Vinh, 19.000 ở Nam Việt Nam thuộc Quân Khu I), bất kỳ hoạt động nào trong số đó có thể dễ dàng điều động đến khu vực Tchepone trong thời gian một tuần. Bản dự báo ngày 3 tháng 2 này đă nêu rơ ràng (trong đoạn 9): Hà Nội rơ ràng là quyết tâm chiến đấu bằng mọi cách tạo khó khăn nhất có thể cho miền Nam Việt Nam. Ví dụ, Hà Nội quyết định gửi một số binh sĩ qua vùng phi quân sự điều động đến bên sườn dọc theo Đường 9 chống lại các lực lượng trú đóng tại đây . Nhưng giả sử có quyết định tăng viện cho Tchepone, chúng tôi ước tính, dựa trên số lượng lớn lực lượng hiện được điều động ở phía Bắc của vùng phi quân sự, nơi có thể tăng cường tới một sư đoàn – khoảng 10.000 người – có thể được thực hiện mà không làm suy giảm nghiêm trọng khả năng pḥng thủ phía Bắc Việt Nam. Liệu Hà Nội có sẵn sàng nâng cao con số hơn nữa hay không đều phụ thuộc vào một số tính toán. Trước hết là quan điểm của Hà Nội về sự cấp thiết của việc giữ cho tuyến đường tiếp tế tại Lào đi vào hoạt động và việc họ biết được ư định của Hoa Kỳ ở phía Bắc vùng phi quân sự.
Tóm lại, mức độ bành trướng sức mạnh của Cộng sản ở Hạ Lào đă được Cơ quan này phối hợp với các thành phần cộng đồng hữu trách ghi nhận một cách rơ ràng vào ngày 14 tháng 12 năm 1970. Vào ngày 3 tháng 2 (1971) – tnăm ngày trước khi Lam Sơn 719 khởi sự – chúng tôi đă thông báo cho các viên chức cao cấp rằng Cộng quân có 11.000 binh sĩ chiến đấu nơi tuyến đầu đă đóng quân tại khu vực Lam Sơn (cộng với trang thiết bị và các yếu tố khác cũng được chuẩn bị), và sẵn sàng ứng chiến, c̣n được tăng thêm 10.000 lính được điều động đến với thời gian một tuần. Ngoài ra Hà Nội có thêm nguồn lực chiến đấu dồi dào đóng quân gần đó nếu muốn gửi thêm viện binh đến trận chiến. Chúng tôi cũng nhận xét (như đă trích dẫn ở trên) rằng “Hà Nội rơ ràng là quyết tâm chiến đấu và làm mọi thứ tạo khó khăn nhất có thể cho người Việt Nam miền Nam.” Do đó, số Cộng quân hiện diện trong khu vực và cùng với lực lượng tăng cường, chúng tôi đă gửi cảnh báo về diễn biến sẽ xảy ra giống như con số tham gia trận chiến khi diễn ra (lực lượng lính chiến đấu của Cộng quân trong khu vực chiến đấu đạt đỉnh vào khoảng 30.000). Hơn nữa, chúng tôi đă báo cáo những ước tính về sự tăng cường này trước khi chiến dịch của đồng minh bắt đầu.
Câu hỏi về pháo binh pḥng không. Vấn đề cụ thể về khả năng pháo pḥng không của Cộng quân đă được đề cập trong các báo cáo tổng quát về sức mạnh của Cộng sản ở Lào . Bản dự báo vào ngày 14 tháng 12 (1970) ghi nhận lực lượng chiến đấu gồm 5.000 quân Bắc Việt và 1.000 quân Pathet Lào ở Hạ Lào được giao cho các đơn vị pháo binh / thiết giáp / pḥng không. Bản dự báo đó cũng cho thấy (trong đoạn 10) rằng gần 60% các đơn vị pháo binh, thiết giáp và pḥng không của Cộng sản ở Lào sẽ được điều động ở miền Nam đến khu vực. Và có ghi chú cụ thể: “Tỷ lệ phần trăm cao hơn ở phía Nam là do số lượng lớn lính pḥng không được giao cho Đoàn vận tải 559 để bảo vệ các tuyến đường và các trạm dẫn đường của nó.”
Sau khi nghiên cứu khả năng tăng cường / sức mạnh chiến đấu tại khu vực Tchepone, vào ngày 3 tháng 2 (1971), chúng tôi đă thực hiện đánh giá cập nhật về sự gia tăng hoạt động của Tập đoàn vận tải 559 có trụ sở tại Lào. Sau khi Lam Sơn 719 được tung ra nhưng 8 ngày trước khi các cuộc phản công và phản kích lớn của địch bắt đầu, đă xác định được 13 tiểu đoàn (theo số đơn vị riêng lẻ) có liên hệ với 4 Binh trạm, và nhấn mạnh rằng Lam Sơn 719 sẽ bị chống lại bằng tất cả các nguồn lực mà Hà Nội có thể tổng hợp lại, bởi các sự kiện viện dẫn trên, chúng tôi không t́m thấy bằng chứng nào hậu thuẫn cho cáo buộc rằng t́nh báo Hoa Kỳ đă đánh giá thấp nghiêm trọng về khả năng pḥng không của đối phương hoặc cường độ sử dụng những khả năng này.
Câu hỏi về xe thiết giáp. Bản dự báo và ước tính của chúng tôi: đệ nạp trước khi Lam Sơn 719 bắt đầu không nêu rơ khả năng địch sử dụng xe tăng. Tuy nhiên, bản dự báo vào ngày 14 tháng 12 (1970) đă đề cập rơ ràng đến 5.000 lực lượng pháo binh, thiết giáp và pḥng không của Cộng quân ở Hạ Lào và bản tóm tắt của bản dự báo đó một lần nữa đề cập đến các đơn vị thiết giáp (đoạn 42). Bản cập nhật dự báo ngày 3 tháng 2, tập trung vào mối đe dọa trước mắt đối với cuộc hành quân Lam Sơn 719 sắp xảy ra đă ghi nhận cụ thể (trong Bảng 1) có sự hiện diện của Tiểu đoàn 198 Thiết giáp, không thể xác định được vị trí chính xác nhưng được báo động là có thể trú đóng gần Mường Phien , giao lộ của Đường 23 và Đường 9 (tức là cách Tchepone khoảng 30km qua Đường 9 ). V́ vậy, bản dự báo trước của chúng tôi đă ghi nhận sự hiện diện của thiết giáp địch như một nguồn lực sẵn có của Cộng quân, như điều mà chúng tôi ghi nhận, sẽ chống lại Lam Sơn 719 bằng mọi nguồn lực mà chúng sở hữu.
Các Báo cáo T́nh h́nh Hoạt động Đặc biệt. Ngoài bản dự báo và ước tính trích dẫn ở trên, vào ngày 29 tháng 1, văn pḥng của Tiến sĩ Kissinger yêu cầu chúng tôi gửi các báo cáo t́nh h́nh hàng ngày, tường thuật và đánh giá tất cả các thông tin t́nh báo ghi nhận, các dấu hiệu biết trước hoặc hoạt động của địch, v.v. liên quan hoặc ảnh hưởng đến Lam Sơn 719. Các báo cáo này (SOSR) đă được đệ tŕnh từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 (1971) cho Ṭa Bạch Ốc, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc pḥng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Trong nội dung được minh họa bằng các đoạn trích được đính kèm dưới đây ( Phụ lục 5 ) – chúng tôi đă đánh dấu , báo cáo và đánh giá các dấu hiệu rơ ràng rằng Cộng sản đă sẵn sàng đối phó , có ư định tiến hành cuộc kháng cự ác liệt nhất có thể, và đặc biệt có ư định sử dụng tối đa pháo pḥng không để quấy rối và đối đầu với các cuộc hành quân của quân đồng minh, với sự yểm trợ trên không cho các cuộc hành quân của QLVNCH. Trong suốt mười ngày trước khi cuộc hành quân diễn ra, mọi báo cáo được đệ tŕnh đều được gắn cờ cảnh báo t́nh báo – và ngày 8 tháng 2, các đơn vị Lam Sơn 719 đầu tiên vượt qua biên giới để tiến vào đất Lào.


III. KẾT LUẬN



Theo quan điểm của chúng tôi với các sự kiện nêu trên, chứng minh một cách rơ ràng rằng qua nhiều tài liệu với nhiều văn bản khác nhau được đệ tŕnh cho các cơ quan hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ, cho thấy Cơ quan CIA đă dự đoán chính xác về bản chất, tổ chức và cường độ liên quan đến phản ứng quân sự của Bắc Việt Nam đối với Lam Sơn 719, bao gồm các đơn vị chiến đấu sẵn có của Bắc Việt trong khu vực giao tranh , cùng với các khả năng tăng viện, khả năng pḥng không của Cộng sản Việt Nam và ư định sử dụng hỏa lực tối đa của họ, cộng thêm sự hiện diện lực lượng thiết giáp của Bắc Việt trong khu vực giao tranh. Do đó, chúng tôi tin rằng các cáo buộc về “sự thất bại trong hoạt động t́nh báo” hiện đang được loan truyền như đă tŕnh bày trong đoạn 1 và 2 nêu trên, chứng minh thực tế rơ ràng là các cáo buộc đó không có cơ sở.

George A. Carver Jr., Phụ tá đặc biệt về Việt Nam [2]

✱ Dư âm về Lam Sơn 719 ảnh hưởng đến chính trị
Điện văn của Đại Sứ Bunker gửi Ṭa Bạch Ốc, “Henry Kissinger EYES ONLY”, được phổ biến trên thư viện online của Cơ quan CIA ngày 11.1.2017 (điện văn thiết lập ngày 25.3.1971)



Tôi nghĩ công bằng mà nói, phản ứng của dư luận Việt Nam đối với Lam Sơn 719 khi trải qua ba giai đoạn, một giai đoạn đầu hưng phấn; tiếp theo là những nghi ngờ vào cuối tháng Hai rằng chiến dịch đang diễn ra theo đúng kế hoạch; và cuối cùng là niềm tin vào QLVNCH và niềm tự hào về những thành quả đă đạt được.
Phản ứng ban đầu. Cuộc tấn công ban đầu vào Lào bắt đầu: một làn sóng phấn khích ở miền Nam Việt Nam xuất hiện khi thấy QLVNCH thâm nhập vào một khu vực mà kẻ thù đă coi là của ḿnh trong nhiều năm. Hầu như tất cả các yếu tố dân tộc chủ nghĩa đều lấy cảm hứng từ ư tưởng rằng quân đội Việt Nam đang thực hiện tấn công dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Và trong giai đoạn đầu đă nảy sinh niềm tin rằng Lam Sơn 719 có thể tái hiện lại cuộc càn quét vào Campuchia thành công vào mùa xuân trước.
Đồng thời với sự nhiệt t́nh này là sự nổi lên của những lời kêu gọi mới về một “cuộc hành quân Bắc tiến” để giải quyết chiến tranh một lần cho xong. Những người ủng hộ mạnh mẽ nhất là những người tị nạn miền Bắc, một số người miền Nam và nhiều người ở Vùng I chiến thuật cũng biểu đồng t́nh. Nhiều người Việt Nam khác, trong khi không ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Bắc Việt Nam, tuy nhiên lại cảm thấy lo ngại về mối đe dọa từ phía Hà Nội.
Những nghi ngờ – Vào cuối tháng 2 dân chúng tỏ ra bi quan khi các báo cáo về số thương vong nặng nề của quân đội được công bố; Nhất là những tổn thất cực kỳ nặng nề của tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân và binh lính Dù khi chống trả địch quân tại đồi 31 càng làm tăng thêm sự lo lắng. Những lời giải thích chính thức không đầy đủ về những ǵ đang thực sự xảy ra ở Lào cùng với các bài báo giật gân đă làm tăng thêm lo ngại, rằng hoạt động này đă gặp rắc rối. Người ta bày tỏ sự nghi ngờ liệu người Mỹ có cung cấp hỗ trợ đầy đủ hay không. Tuyên bố của Phó Tổng thống Kỳ đặc biệt không hữu ích về mặt này.
Niềm vui khi khởi đầu của cuộc hành quân thành công đă lùi vào quá khứ khi được tin QLVNCH phải đối đầu với các lực lượng Bắc Việt được trang bị tốt hơn và đông hơn về mặt quân số [một số chữ không đọc được]
[2-3 ḍng chữ không đọc được ] Sự biểu dương quân đội đă được khởi động từ các hội đồng tỉnh và các nhóm dân sự. Vào ngày 13 tháng 3, các nhà lănh đạo Thượng viện chính thức biểu dương tinh thần chiến đấu của những người lính tham gia chiến dịch. Một cuộc vận động công dân, khởi đi từ một hội nghị gần đây của các Chủ tịch Hội đồng tỉnh, và được đặt tên là Phong trào hậu phương ủng hộ tiền tuyến, được thực hiện từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 (1971). Các cuộc biểu t́nh được lên kế hoạch ở mọi tỉnh vào thứ Bảy để ủng hộ các lực lượng vũ trang.
Vấn đề khác mà thực tế là cuộc giao tranh đă diễn ra bên ngoài Việt Nam. Có một điều đáng tự hào là QLVNCH đă có thể tiến hành đồng thời hai chiến dịch bên ngoài biên giới Việt Nam. Việc tiến quân vào Lào đă ngăn cản các cuộc tấn công của Bắc Việt vào vùng đồng bằng ven biển ở miền Trung Việt Nam được đặc biệt đánh giá cao .
Phê b́nh. Có rất ít sự phản đối của công chúng đối với Lam Sơn 719, ngay cả từ các chính trị gia đối lập, hầu hết đều tán dương hoạt động này hoặc im lặng. Tuy nhiên, con số thương vong mà QLVNCH phải gánh chịu vẫn là một vấn đề nhạy cảm, người chỉ trích công khai chiến dịch chính là Phó Tổng thống Kỳ. Đầu tiên, ông bày tỏ lo ngại về khả năng “sa lầy” ngay khi chiến dịch bắt đầu và sau đó sớm đưa ra lời kêu gọi chấm dứt hoạt động để quân đội nghỉ ngơi.
Vấn đề rơ nét! Nhiều chỉ trích đối với Bộ thông tin và chính sách báo chí chung của Chính phủ và QLVNCH về cuộc hành quân từ phía những người ủng hộ chính phủ và những người chống đối, họ đều có cảm giác rằng cả Bộ và những phần hành phụ thuộc đă không cung cấp thông tin kịp thời dập tắt các tin đồn để đưa vấn đề vào tâm điểm.
Có sự khác biệt đáng kể giữa cách giải thích của người Việt về kết quả cuộc hành quân và quan điểm được đưa ra trên báo chí nước ngoài. Phần lớn sau đó cho thấy giai đoạn rút lui là một thất bại đối với QLVNCH. Quan điểm của báo chí Việt Nam, chủ nghĩa dân chủ và phe đối lập, rằng Lam Sơn 719 là một cuộc giao tranh rất quan trọng, trong đó có một số việc đă xảy ra sai sót, nhưng các mục tiêu cơ bản đă đạt được và quân đội Việt Nam đă chiến đấu một cách đáng khâm phục.
Hiệu quả chính trị. C̣n quá sớm để đánh giá tác động về mặt chính trị, nhiều nhân vật chính trị đă nhận xét rằng thành công của Lam Sơn 719 sẽ nâng cao vị thế của Thiệu rất nhiều “. Có một số báo cáo cho rằng nó đă mang lại sự ủng hộ tích cực hơn cho chính phủ. Bản thân ông Thiệu đă phản ánh cảm giác này trong các cuộc nói chuyện gần đây mà tôi đă tiếp xúc với ông ta, tôi nghĩ công bằng mà nói rằng Lam Sơn 719 đă là một điểm cộng về chính trị, nó đă tạo ra dựa vào khả năng của QLVNCH trong niềm tự hào về thành tích của ḿnh. Trong thực tế, người ta đă hài ḷng về cuộc giao tranh đă diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đă bị tổn thất nặng nhưng đă gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương. Đại sứ Bunker. [3]


Căn cứ vào đoạn văn trong bản ước tính t́nh báo nêu trên của CIA” số Cộng quân hiện diện trong khu vực và cùng với lực lượng tăng cường, chúng tôi đă gửi cảnh báo về diễn biến sẽ xảy ra giống như con số tham gia trận chiến khi diễn ra (lực lượng lính chiến đấu của Cộng quân trong khu vực chiến đấu đạt đỉnh vào khoảng 30.000)”- ” Ngoài ra, một hoặc nhiều trong số chín trung đoàn của các đại đoàn 304, 308, 320, và Sư đoàn 325 hiện không ở Lào hoặc được biết là đang đóng quân về phía Nam thuộc miền Bắc Việt Nam có thể được điều động về phía Nam”. Trong khi đó bản văn của phía Truyền thông Bộ Quốc pḥng ” Lực lượng tấn công thực tế bao gồm Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Nam Việt Nam, Liên đoàn 1 Biệt động quân, Sư đoàn 1 Bộ binh , Sư đoàn 1 Nhảy dù chiến đấu như bộ binh, và Lữ đoàn 1 Thiết giáp.«Cali Today 2.9.2022». Xem ra , về quân số lực lượng địch đông hơn, hỏa lực trang bị trên xe thiết giáp của đich cũng mạnh hơn (pháo của địch 100mm trong khi xe thiết giáp của QLVNCH trang bị súng 76mm) . Thế nhưng phía Mỹ qua ” Tướng Abrams và Tướng Southerland đă thúc giục miền Nam Việt Nam tăng cường sư đoàn thứ hai của QLVNCH vào trận địa” – Phải chăng ” Mỹ muốn VNCH hy sinh đến người lính cuối cùng” trong cuộc hành quân Hạ Lào 1971«Cali Today 2.9.2022»để rồi 2 năm sau TT Thiệu bị buộc phải kư vào “bản án từ h́nh” qua cái được gọi là hiệp định Paris 27.1.1973 để Mỹ hoàn thành mục tiêu “LỢI ÍCH TẦM XA “? (Bốn chữ trong ngoặc kép viết theo BNG/TL TBO – Cali Today 13.9.2022).

(LS.719 – Hết)Đào VănNguồn:[1] Thư viện CIA: ALLEGATIONS OF ‘INTELLIGENCE FAILURES’ IN CONNECTION WITH LAM SON 719 (https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp80r01720r000600110052-3)[2] Thư viện CIA:AN ASSESSMENT OF ALLEGATIONS REGARDING AN ‘INTELLIGENCE FAILURE’ IN CONNECTION WITH LAM SON 719 (https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp80r01720r000600100003-8)[3] Thư viện CIA:LAM SON 719: PUBLIC REACTION AND POSSIBLE POLITICAL CONSEQUENCES (https://www.cia.gov/readingroom/docs/LOC-HAK-490-3-38-3.pdf)