PDA

View Full Version : Dọn ḷng đón Tết



BigBoy
19-01-2022, 02:50
Lời toà soạn: Người Việt tại Anh là một cộng đồng lớn và đa dạng, nhưng vẫn c̣n là một cộng đồng “khép kín” với nhiều người – cả trong nước và hải ngoại. Chúng tôi hy vọng rằng, với những bài viết của Mẫn Thục, chúng ta sẽ có dịp biết đến một cộng đồng lớn nhưng c̣n đang “thầm lặng này”. Mỗi bài viết của Mẫn Thục như là một phát vẽ chân dung của cộng đồng Việt tại Anh. Ṭa soạn hân hạnh giới thiệu đến quư độc giả cây bút Việt trẻ tuổi ở xứ Sương Mù này.

https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/01/tet-4-scaled.jpg

Bài & ảnh: Mẫn Thục, London



Nửa đầu của năm, đối với tôi, bao giờ cũng qua cực kỳ chậm, mà kể từ khi bắt đầu cài một đóa hoa hồng lên ngực áo nhân lễ Vu Lan lại có cảm giác thời gian đúng là “bóng câu qua cửa sổ” như lời tiền nhân vẫn nói. Năm nào cũng vậy, cái cảm giác tŕ trệ đầu năm và hối hả, thậm chí hốt hoảng cuối năm không cách ǵ xua đi được, dù nhịp sống vẫn đều đều, người th́ cứ từng ấy việc mà làm, đến nỗi lắm lúc nh́n lại tôi c̣n giật ḿnh tưởng chừng như ḿnh chỉ sống trong một ngày, cứ thế mà lặp lại, mà nhân lên ba trăm sáu mươi lăm lần thành một năm, rồi cứ thế năm tiếp năm trôi qua.


Bởi v́ ngày thường không có ǵ đặc biệt đáng nhớ hay đáng quên, nên lễ tết đôi khi cũng chỉ là một ngày không có ǵ đáng trông đợi hay sợ hăi hoặc chán ngán. Đến một lúc nào đó, khi không c̣n đếm ngược từng ngày hoặc thậm chí c̣n cố t́nh ăn gian cộng thêm vài ngày để có cảm giác Tết đến nhanh hơn, là tôi biết ḿnh đă già đi kha khá rồi. Hoặc ít nhất là đă hết trẻ. Bởi v́ bất kể tâm trạng của người trưởng thành, người lớn, người già phức tạp ra sao, dù ai ca cẩm Tết bây giờ là Tết ngoài đường chứ không c̣n là Tết nhà, dù ai than rằng so với một giai đoạn nào đó Tết đă nhạt nhẽo đi bao nhiêu, th́ niềm vui và sự háo hức chờ mong Tết đến của lũ trẻ con vẫn là bất biến. Chúng nào đă biết ngày xưa để tiếc nuối, chúng chỉ có ngày mai và ngày sau để đón chờ.


Đứa trẻ trong tôi có lẽ đă bỏ đi, đuổi theo những cơn gió lộng thơm mùi nắng mới của một ngày giáp Tết nào đó xa rồi và không bao giờ quay về nữa. Tết của giai đoạn trưởng thành đánh dấu bằng sự chuyển hóa từ tuổi mong Tết sang tuổi lo Tết. Những năm xa nhà, Tết không tách rời khỏi những nỗi lo triền miên bất tận: vé xe Tết, mua sắm, trang hoàng, quà biếu, công việc sau Tết. Tết của những năm xa nhà hơn nữa, lại gắn với những ngày tất bật thu xếp lịch làm việc và nghỉ lễ để đủ cho một chuyến về, là nếu không thể về th́ thu xếp một ngày phép mà tự cho ḿnh phút thảnh thơi gọi về thăm người thân, là cảm giác thiếu vắng một điều ǵ đó mà có lẽ khi có trong tay kỳ thực nó cũng không hoàn toàn được như tôi tưởng tượng. Lại trôi qua đi nhiều năm nữa, mọi cảm xúc đều lắng, đều dịu, đều êm, đều đằm hơn, tôi lại bất tri bất giác bước qua tuổi nhớ Tết. Ở cái tuổi ấy, mọi điều đẹp đẽ không một lần nữa bừng nở trong ḷng, cũng không có điều kỳ diệu nào khiến người ta một lần nữa trở thành đứa trẻ hân hoan chờ Tết như xưa, chỉ là, từng chút một những hương vị ngày cũ tưởng đă phai nhạt dần trong ḷng, đă ngủ yên trong những nếp gấp của kư ức sẽ thức tỉnh, sẽ nhẹ nhàng thôi thúc người ta muốn t́m về, và khiến người ta rưng rưng cảm động, khiến người ta đối xử với chúng một cách gượng nhẹ, đầy quư trọng.


Dù vậy, giữa bao nhiêu đổi thay, bao tâm trạng hay thói quen dần h́nh thành rồi dần mất đi hoặc dần trở lại, vẫn c̣n duy nhất một thói quen tôi chưa từng bỏ là lấy ngày đầu tiên của năm Âm lịch làm mốc để đánh dấu một khởi đầu mới thực sự cho mọi việc có tính riêng tư, trong khi công việc và đời sống vẫn theo nếp thường mà vận hành theo Dương lịch. Ngay cả trong suy nghĩ, tôi thỉnh thoảng vẫn chia thời gian theo kiểu “trước Tết” và “sau Tết”. C̣n chưa đầy một tháng nữa, hẳn vẫn nên làm ǵ đó để tiễn một năm đầy trắc trở đi, hẳn vẫn nên làm ǵ đó để đón chào một năm hi vọng là tươi sáng hơn năm cũ.


Năm c̣n chưa hết, tôi đă quyết định sẽ tiễn đi một vài t́nh cảm cũ. Đă thôi ghét một vài người, không biết họ nên vui hay buồn, v́ thôi ghét cũng có nghĩa là tôi chính thức xóa họ ra khỏi tâm trí, bởi vẫn không thương được. Đă thôi bực bội v́ một số người, bởi chẳng c̣n lưu tâm nữa. Đă thôi thương yêu một số người, v́ chẳng c̣n xứng đáng nữa.


Năm mới chưa tới, tôi đă gieo trong ḷng vài hạt mầm mới của thương yêu, cho một số đối tượng khác nhau. Thương yêu vốn dĩ là điều lạ lùng. Có thể thương yêu một cách nhẹ nhơm, không yêu cầu đối tượng nhận lấy phải xứng đáng với t́nh cảm đó, tuy có mong mỏi nhưng không chấp nhất với việc được đáp lại hay không, cũng không đ̣i hỏi phải được yêu như cách ḿnh mong muốn, hoặc không khăng khăng nhấn t́nh cảm của ḿnh vào tay người khác buộc họ nhận lấy như một món quà bất đắc dĩ, đó là Yêu. Nhưng t́nh cảm đó chỉ dành cho người thân, người yêu hoặc người dưng, nhất định không phải dành cho t́nh bạn. T́nh bạn là thứ t́nh cảm hai chiều, nào có loại t́nh bạn đơn phương. Nhưng dù sao cho đến cuối đời, giữ được Một thôi cũng đă rất đáng quư, bất kể là với loại t́nh cảm chân thành nào, dù là t́nh thân, t́nh bạn hay t́nh yêu. Tôi, trong lúc chăm nom che chở cho những mầm yêu thương xanh biếc vừa nảy thêm trong ḷng, cũng nghĩ đến một lời chúc lành để viết vào thiệp gửi tặng những người gần gũi nhất: chúc cho mọi người ở bất kỳ thời điểm nào trong đời cũng được sống trong t́nh yêu, với t́nh yêu.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/01/tet-5-scaled.jpg

Lâu lắm trước đây, có người trêu tôi, rằng, “T́nh yêu của em ít ra cũng có lợi cho họ nhà kiến”. Ấy là v́ người đó nghe tôi kể, “Từ khi biết yêu, đến cả kiến em cũng ngại giết, v́ nghĩ đâu đó có một con kiến khác cũng đang chờ đợi nó, và sẽ xót xa bao nhiêu khi con kiến nó đợi không bao giờ trở về.” Nhưng tôi chỉ nói thế thôi, v́ tôi chẳng ghét kiến, chứ khi thấy gián có khi tôi vẫn hăng hái đuổi tận giết tuyệt, bất kể nó có hẹn ước ǵ với con gián khác hay không. Nước Anh giúp tôi bớt đi cái rối rắm “to kill or not to kill” bởi sống hơn chục năm tôi chưa từng thấy bóng gián nào vụt qua trước mắt. Nhưng về nhà th́ khác, gián như một sự tồn tại khách quan mà con người (ghét gián) như tôi không cách ǵ làm ngơ được. Cho đến một hôm tôi co gị lên nhường đường cho gián chạy qua mà không nảy ra ư muốn giẫm một phát, tự dưng nghĩ hóa ra trong những t́nh cảm ít ỏi c̣n sót lại trong ḷng th́ sự luyến tiếc và thương xót t́nh yêu vẫn c̣n chiếm một chỗ khá quan trọng. Cứ để một ai đó, một sinh mệnh nào đó không uổng công chờ đợi, và sẽ đợi được đến lúc trùng phùng. Người gặp người, cây đan cành nhánh vào nhau, chim về tổ, và cả kiến hay gián cũng không ngoại lệ.


Trước kia, tôi hay băn khoăn, chẳng biết sinh ly hay tử biệt khiến người ta đau ḷng hơn. Trải qua những lần ly biệt, tôi mới biết, chúng khác nhau ở một chữ “hi vọng.” Xa cách dù dài lâu đến đâu, khoảng cách dù khó vượt qua đến chừng nào, chỉ cần c̣n sống trên đời là vẫn c̣n có thể mong ngày gặp lại.


Có người chúc tôi ḷng như giấy mới khi mùa mới gần kề. Năm cũ tôi c̣n chưa kịp tiễn, ḷng c̣n như trang giấy ố vàng thoảng mùi bụi mốc mát rượi trên mấy kệ sách cũ, vẫn đặt bút viết tiếp vài ḍng thương yêu mới. Tôi cũng sửa lại đoạn kết quyển tiểu thuyết quá buồn của ḿnh. Không biết t́nh yêu có tái sinh như cây mỗi xuân lại đâm lộc mới chăng, nhưng dẫu sao được sống vẫn là một món quà. Cho dù không gặp lại t́nh yêu, người sống vẫn có thể che chở trong ḷng ḿnh một kư ức t́nh yêu, và nhờ đó t́nh yêu không rơi vào quên lăng.


Và những người đă rời đi trần gian sẽ tiếp tục sống theo một cách khác, miễn là c̣n ai đó chưa quên ḿnh.


Sau một thời gian rất lâu, lâu đến mức không nhớ nổi tự khi nào, tôi mới có cảm giác mong đến đêm giao thừa để khoác chiếc áo dài, thắp một nén hương trên bàn thờ gia tiên, và trong làn khói hương xanh mờ thành kính chắp tay thầm nguyện cầu cho những người tôi thương mến.


Chỉ một điều duy nhất thôi: xin cho người c̣n được sống dài lâu.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2022/01/tet-6-scaled.jpg

(Bài & ảnh: Mẫn Thục, London)