PDA

View Full Version : Những vũ khí kỳ lạ nhất: Tàu sân bay bằng băng độc nhất vô nhị trên thế giới



BigBoy
18-01-2022, 02:26
Các kỹ sư của Anh đă lên kế hoạch chế tạo một tàu sân bay từ băng vĩnh cửu và bột gỗ để đối phó với hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức quốc xă. Một nguyên mẫu đă được chế tạo.

https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2022/01/1642334441921-vk1-696x392.jpeg (https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2022/01/1642334441921-vk1.jpeg)
Bức họa về siêu tàu sân bay bằng băng HMS Habakkuk. Ảnh: Sandboxx.


Những năm đầu Thế chiến II, hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức quốc xă làm mưa, làm gió trên Đại Tây Dương. Chúng gây thiệt hại nặng cho đội tàu chiến và tàu buôn của phe Đồng minh.


Rất nhiều giải pháp đối phó đă được đưa ra nhưng chưa thực sự hiệu quả. Giai đoạn 1941-1943, hạm đội tàu ngầm U-boat là nỗi ám ảnh cho các tàu thuyền mỗi lần ra khơi.


Để đối phó với hạm đội tàu ngầm U-boat, kỹ sư người Anh Geoffrey Pyke đă đề xuất ư tưởng xây dựng một tàu sân bay từ bột gỗ và băng vĩnh cửu. Chúng rất dồi dào và gần như miễn phí. Con tàu làm từ băng này được xem là không thể ch́m.


Nó hoạt động như một ḥn đảo giữa đại dương, làm nơi trung chuyển cho các máy bay tấn công Đức quốc xă.


Dự án có vẻ điên rồ nhưng đă được Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill phê duyệt. Một nguyên mẫu đă được chế tạo và thử nghiệm tại hồ Hồ Patricia, Alberta, Canada trong 4 tháng.


Vật liệu chiến lược


Năm 1942, Geoffrey Pyke – một nhà thiết kế vũ khí của Anh đă đề xuất ư tưởng táo bạo nhằm bảo vệ các tàu đồng minh trước mối đe dọa từ hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức quốc xă.


Giai đoạn này, nhu cầu thép trên thế giới cực kỳ khan hiếm, do nhu cầu chế tạo vũ khí rất cao để phục vụ chiến tranh. Ông nghĩ tại sao không dùng một tảng băng lớn ở Bắc Cực, kéo nó về phía nam và biến nó thành một tàu sân bay không bao giờ ch́m.


Ở thời điểm đó, băng được coi là gần như không thể phá hủy. Cơ quan tuần tra băng quốc tế, được thành lập để phá hủy các tảng băng trôi sau sự cố ch́m tàu Titanic năm 1912, báo cáo rằng việc phá hủy băng rất khó khăn, ngay cả với ngư lôi và bom cháy.


Ông Pyke cho rằng băng sẽ là vật liệu chiến lược giúp phe Đồng minh giành chiến thắng trong cuộc chiến với Đức quốc xă. Ông Pyke nhận thấy rằng băng tự nhiên rất dễ vỡ, nên đă nảy sinh sáng kiến dùng bột gỗ trộn với nước sau đó đóng băng chúng lại.


Loại vật liệu mới được gọi là Pykrete (mô phỏng theo tên của ông). Nó cứng hơn băng thông thường, thời gian tan chảy chậm hơn và quan trọng là nó không bị ch́m. Vật liệu Pykrete có thể gia công như gỗ và đúc thành các h́nh dạng khác nhau như kim loại.


Khi ngâm trong nước, vật liệu này tạo thành một lớp vơ cách nhiệt bằng bột gỗ ướt để bảo vệ các thành phần bên trong của nó không bị tan chảy thêm.


Thủ tướng Churchill đă bị thuyết phục bởi đề xuất này và sẵn sàng chi tiền để triển khai một trong những dự án điên rồ nhất lịch sử phát triển vũ khí của nhân loại.


Kế hoạch không tưởng


Việc kéo một tảng băng từ Bắc Cực về để làm thành một tàu sân bay là điều không thể, v́ băng có tới 90% khối lượng ch́m dưới nước. Nó dễ bị tan chảy khi tiến xuống những vùng biển nóng. Ngoài ra khối băng sẽ không ổn định để phù hợp cho một đường băng di động trên biển.


https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2022/01/nhung-vu-khi-ky-la-nhat-tau-san-bay-bang-bang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi.jpg

Mặt cắt ngang của dự án siêu tàu sân bay bằng băng: Ảnh: CNN.


Nhóm thiết kế do ông Pyke dẫn đầu đă quyết định chế tạo một con tàu với thân bằng băng, nhưng được đóng mới như một con tàu thông thường. Thân tàu bằng băng này sẽ được giữ lạnh bằng hệ thống làm lạnh khổng lồ bên trong.


Dự án được đặt tên là HMS Habakkuk. Con tàu có chiều dài dự kiến tới 609 m, gần gấp đôi siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz hiện có của Hải quân Mỹ. Lượng choán nước lên đến 2,2 triệu tấn.


Siêu tàu sân bay HMS Habakkuk có thể mang theo 300 máy bay. Con tàu được trang bị 8 máy phát điện hơi nước với công suất 33.000 mă lực, cung cấp năng lượng cho 26 động cơ điện. Chúng được bố trí trong các khoang riêng biệt nằm dọc theo thân tàu để giảm nhiệt độ.


Lớp vỏ của tàu có chiều dài tới 12m, chúng gần như miễn nhiễm với các loại ngư lôi và bom. Khi đi vào hoạt động, nó sẽ trở thành con tàu bất khả chiến bại.


https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2022/01/nhung-vu-khi-ky-la-nhat-tau-san-bay-bang-bang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi.jpeg

Mô phỏng tàu sân bay bằng băng. Tranh: Divermag.


V́ ở Anh không có sẵn băng, chính phủ và nhóm thiết kế đă t́m đến Canada để được giúp đỡ trong quá tŕnh phát triển. Dự án được giao cho Hội đồng nghiên cứu quốc gia Anh đảm nhận.


Người phụ trách hội đồng CJ MacKenzie đă gọi dự án là “một kế hoạch điên rồ khác”. Nhóm thiết kế đă chọn hồ Patricia trong Công viên Quốc gia Jasper ở Alberta, Canada làm địa điểm thí nghiệm.


Một nguyên mẫu với kích thước dài 18 m, rộng 9 m, nặng 1.000 tấn đă được hoàn thành vào đầu năm 1943. Nó được xây dựng với tường và sàn bằng gỗ với các đường ống làm lạnh bao bọc một khối băng bên trong.


Nguyên mẫu có vẻ khả thi, nhưng không phải mọi thứ đều thuận buồm xuôi gió. Một số đường ống bị hỏng nên không thể sử dụng nước để làm mát, thay vào đó, không khí đă được bơm qua.


Các kỹ sư đă có những nghi ngờ về độ bền của băng và khả năng tồn tại của cấu trúc chính. Dù loại vật liệu tốt hơn là Pykrete (hỗn hợp bột gỗ và nước được đóng băng) đă được nghiên cứu, nhưng nó đă không được sử dụng cho nguyên mẫu.


Ngoài ra, việc sản xuất số lượng lớn vật liệu Pykrete cho siêu dự án như Habakkuk dường như là không thực tế. Tuy vậy, nhóm thiết kế cùng các cộng sự người Canada tự tin về việc đóng tàu trong năm 1944.


Họ đă chuẩn bị sẵn 300.000 tấn bột gỗ, 25.000 tấm cách nhiệt bằng ván sợi, 35.000 tấn gỗ và 10.000 tấn thép. Chi phí ước tính để hoàn thành dự án khoảng 700.000 bảng Anh. Đến tháng 5/1943, vấn đề ḍng làm lạnh cho thân tàu trở nên nghiêm trọng.


Lớp vỏ lạnh của tàu khiến nước biển xung quanh bị đóng băng lại và bám vào thân tàu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá tŕnh di chuyển của tàu. Các kỹ sư nhận thấy cần có nhiều thép hơn để gia cố, cũng như lớp cách nhiệt hiệu quả hơn xung quanh thân tàu.


Điều này khiến chi phí ước tính tăng lên 2,5 triệu bảng Anh. Phía Canada nhận thấy việc hoàn thành dự án vào năm 1944 là không thể. Đến giữa năm 1943, sự kỳ vọng về dự án ngày càng giảm.


Dự án bị hủy bỏ v́ không khả thi


Về mặt lư thuyết, dự án có vẻ khả thi, nhưng nó không theo kịp những diễn biến trên chiến trường. Theo giáo sư Susan Langley – người đă bảo vệ luận văn tiến sĩ về dự án tàu sân bay băng, dự án siêu tàu sân bay HMS Habakkuk bị hủy bỏ bởi 3 yếu tố.


https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2022/01/nhung-vu-khi-ky-la-nhat-tau-san-bay-bang-bang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-1.jpg

Phần c̣n lại của nguyên mẫu tàu sân bay băng ch́m dưới hồ Patricia. Ảnh: Susan Langley


Thứ nhất, Iceland đă được sử dụng như một căn cứ cố định ở Bắc Đại Tây Dương, điều này làm giảm sự cần thiết của một sân bay nổi.


Thứ hai, các máy bay mới có thể bay xa hơn, giúp mở rộng phạm vi chiến đấu mà không cần đến một sân bay trung chuyển để tiếp nhiên liệu.


Thứ ba, sự ra đời của loại radar bước sóng cm đă giúp theo dơi các tàu ngầm U-boat một cách hiệu quả hơn. Cuộc chiến trên biển bắt đầu có lợi cho phe Đồng minh. Các tàu ngầm U-boat từ thợ săn trở thành con mồi của các tàu chiến, máy bay của phe Đồng minh.


Những tiến bộ về công nghệ mới đă giúp phe Đồng minh giành lợi thế trong cuộc chiến với Đức quốc xă. Trong khi siêu dự án HMS Habakkuk c̣n quá nhiều vấn đề kỹ thuật cần giải quyết và không có ǵ chắc chắn nó sẽ hiệu quả.


Ngay cả khi nó có thể hoạt động, nó quá tốn kém và không giúp ǵ nhiều cho phe Đồng minh trong cuộc chiến với Đức quốc xă.


Tháng 6/1943, Thủ tướng Churchill quyết định hủy bỏ dự án, quá tŕnh thử nghiệm ở Canada bị dừng lại. Các máy móc của dự án bị tháo bỏ, phần c̣n lại của nguyên mẫu bị bỏ hoang giữa hồ cho đến khi ch́m xuống nước.


Người dân xung quanh không biết nhiều về dự án, nhưng nó đă tạo ra một câu chuyện huyền bí về một con tàu mà họ gọi là “con tàu Noah”.


Theo CNN.