PDA

View Full Version : Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh



Anamit
11-03-2016, 20:04
http://saigonecho.com/images/2016/LichSuVN/vnch_PCTrinh_PBChau.jpg
Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai vĩ nhân trong lịch sử Việt Nam cận đại và về mặt bằng hữu họ là hai kẻ sĩ gắn bó, không những v́ thân t́nh mà c̣n v́ ḷng kính trọng, tâm huyết và tài năng của nhau.

Về tuổi tác, Phan Bội Châu sinh 1867 lớn hơn Phan Chu Trinh sinh 1872. Họ cùng là nho gia khoa bảng, cụ Sào Nam đậu đầu kỳ thi hương, c̣n cụ Tây Hồ đậu Phó bảng. Cả hai cùng là tinh hoa của miền địa linh nhân kiệt, của vùng quê nghèo đất cày lên sỏi đá. Họ lại gần như đồng thời dấn thân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và dùng tư tưởng, văn tài để tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia.

Trên đường tranh đấu họ đă từng t́m gặp nhau ở Nhật và ở Tàu, trước khi rẽ sang những con đường khác nhau để tới cùng mục đích.

Phan Bội Châu mỗi khi nhắc tới Phan Chu Trinh trong Tự phán (Tức Phan Bội Châu niên biểu) đều với những lời trân trọng nhất. Cho dù lập trường của họ có chỗ khác nhau và có thể v́ sự khác biệt này ảnh hưởng không nhỏ tới đại cuộc, nhưng cụ Sào Nam luôn luôn giữ thái độ b́nh tĩnh ngỏ lời “cầu cứu với cụ Tây hồ” để hóa giải mâu thuẫn.

Trong Tự phán cụ phân trần trước lập luận cho rằng cụ quá bảo hoàng:

“Nguyên trước kia tôi với cụ Tiểu La đối với ông Kỳ ngoại hầu, vốn muốn lợi dụng quân chủ để nghinh hợp nhân tâm, c̣n mục đích thực th́ tôi cốt ở khôi phục quốc gia mà thôi. V́ danh nghĩa ấy, sở dĩ sau khi tôi xuất dương, người phụ họa khá đông. Từ khi cụ Tây hồ ở Nhật bản về xướng mạnh lên thuyết: ‘Tôn dân đổ vua’, sang chính sách ‘Ỷ Pháp cầu tiến bộ’ chuyên công kích quân chủ mà không nói đến người Pháp, dư luận một lúc thốt nhiên phân vân, cơ hồ nổi lên đảng tranh.”

Trong một lá thư gửi cụ Tây Hồ, cụ Sào Nam khuyên người đồng chí trẻ tuổi cấp tiến của ḿnh bằng những lời chân thành rằng nên xét rơ t́nh cảnh dân chúng Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 có thích hợp với chủ nghĩa dân chủ Âu Tây hay không? Trong khi một số người Việt thời ấy c̣n có khuynh hướng tôn quân, ảnh hưởng của Nho giáo hủ bại, dư âm của các phong trào Cần vương, Văn thân c̣n sâu, liệu họ có tán thành một chủ trương là “phế vua” quá mới mẻ hay không?

Phan Sào Nam phân tích với cụ Tây Hồ và xưng một cách trân trọng là “tôn huynh”:

“Nhân dân Việt Nam so với Âu Tây hăy c̣n kém xa lắm, như người c̣n đau, sao mang nổi gánh nặng. Nhân dân ngu muội đói khổ, nay ḿnh đem những lư luận cao siêu mà áp dụng không sao tránh khỏi những việc lảo đảo ngả nghiêng!

“Nay đưa ra một lư thuyết mà người ta chưa biết đầu biết đuôi, chưa rơ phía nam phía bắc, chỉ hô lên một tiếng đă dễ kiếm được mấy người hưởng ứng cho? T́nh trạng như thế việc hợp quần c̣n khó lắm tôn huynh ạ! Rồi sẽ v́ ư kiến xung đột, hành động mâu thuẫn nhau mà thù ngoài chưa diệt, nội bộ đă chống nhau. Ôi dân chủ. “Dân” không c̣n nữa th́ chủ vào đâu? Lúc bấy giờ tôn huynh có bầu nhiệt huyết cũng không c̣n chỗ thi thố nữa.”

Trong khi ấy Phan Chu Trinh cứng rắn hơn với chủ trương tôn quân và cầu ngoại viện của Phan Bội Châu dù trong thâm tâm vẫn trọng người đàn anh cả đời hy sinh cho lư tưởng cao đẹp.

Nhà nghiên cứu Đào Văn Hội trong Ba nhà chí sĩ họ Phan, khi bàn tới sự khác biệt chính kiến giữa hai chí sĩ đă dẫn tài liệu của Anh Vũ trong bài Thuyết Pháp-Việt đề huề với hai cụ Phan Tây Hồ và Phan Sào Nam đăng trên tờ Lạc Việt số 14 tháng 12-1948) mà phần phân tích trong đó có nhiều điểm xác đáng như sau:

“Chủ trương trái nghịch giữa hai cụ Phan. Trong giới chánh trị cách mạng tiền bối, hai bực chí sĩ được toàn quốc ngưỡng vọng hơn hết là cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Danh vọng và thế lực của hai cụ tương đương nhau trong hàng ngũ sĩ phu cũng như ở quần chúng, nhưng chủ trương của hai cụ thật là trái nghịch nhau hẳn.

Cụ Tây Hồ là đệ tử trung thành của chủ nghĩa dân chủ.

Cụ Sào Nam th́ theo quốc gia thuần túy thâm nhiễm tư tưởng bảo hoàng.

Cụ Tây Hồ chủ trương ôn ḥa cải cách và tin (thực ra chỉ là sách lược giả tin để có thể tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia) ở người Pháp có khả năng khai hóa dân tộc VN, d́u dắt VN lần bước đến tŕnh độ dân chủ để tự giải thoát ách nô lệ.

Cụ Sào Nam th́ chủ trương chống thực dân, bằng cách mạng bạo động và cầu ngoại viện (Trung quốc và Nhật bản) để khôi phục chủ quyền cho dân tộc.”

Đi sâu hơn nữa, sự khác biệt giữa chính kiến của hai chí sĩ cùng là lănh tụ phong trào giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ 20 đă thấy rơ:

Cụ Tây Hồ chủ trương phải lật đổ chế độ phong kiến hủ bại trước v́ thực dân dựa vào chế độ này để cai trị dân ta và “Trước phải dạy dân cho khôn rồi sau này có muốn chi hăy muốn. Dân c̣n ngu muội th́ dầu có viện trợ nước ngoài đuổi Pháp ra khỏi nước nhà gỡ ách nô lệ, tạo nên độc lập đi nữa th́ cũng chẳng ích ǵ mà không khéo c̣n e bị cảnh “dịch chủ tái nô” tai hại hơn gấp bội.”

Cụ Sào Nam th́ tin rằng chưa thể hủy bỏ chế độ quân chủ ngay được, mà dùng nó để chính danh, đồng thời với việc vận động Đông du để có thành phần trí thức tâm huyết làm ṇng cốt cho phong trào, cầu ngoại viện, tuyên truyền trong nước, từ đó có thực lực cởi ách nô lệ cho đồng bào và khôi phục độc lập cho Tổ quốc.

Xem ra tuy mỗi người một con đường nhưng cùng chung một tâm nguyện cứu quốc và cách mạng quốc gia.

V́ không hợp chủ trương, hai nhà cách mạng sau vài lần hội kiến bàn định phương châm cứu quốc, bèn tách ra mỗi người đi mỗi ngả, nhưng đồng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ôm ấp một hoài băo “Cứu quốc” cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời.

Cụ Phan Sào Nam từ 1904 giă từ quê quán Nghệ An pḥ Kỳ ngoại hầu Cường Để xuất dương, rồi sang Nhật, sang Tàu, qua Xiêm… trải mấy mươi năm bôn ba hải ngoại, bất chấp ngục tù và án chém, đi khắp đó đây mưu đồ phục quốc cho tới khi bị Phắp bắt cóc an trí ở Huế vào 1925.

Cụ Tây Hồ bỏ quan, cùng các chí sĩ Trần Quư Cáp, Huỳnh Thúc kháng nam du gây phong trào Duy tân, từng bị tù Côn Đảo vào 1908 về vụ kháng thuế ở Quảng Nam, sau đó sang Pháp tiếp tục đề xướng tư trào dân chủ và canh tân xứ sở cho tới khi chết vào 1926.

Hai chiến lược gia đều nặng ḷng yêu nước, trong tâm tư đều nghĩ tới t́nh đồng chí và muốn được tái ngộ sau hơn một thập niên xa cách nhưng tiếc thay giấc mộng của họ không thành.

Cụ Sào Nam bị bắt về nước cuối 1925, ra trước hội đồng đề h́nh rồi được ân xá, giam lỏng ở Huế trọn đời.

Ngày nay xét lại chủ trương mà các nhà ái quốc của ta hồi đầu thế kỷ tin rằng:

Nhật là bạn, Pháp là thầy
Túi khôn phải học, nghề hay phải t́m!

Xem ra đường lối trên vô cùng chính xác. Đó không phải là chủ trương tin cậy một cách mù quáng vào người Pháp cũng như người Nhật. Thực vậy bước đầu dân ta tiếp xúc với văn minh Âu Tây trực tiếp qua Pháp nên không lợi dụng Pháp để học hỏi khoa học, kỹ thuật… th́ t́m học nơi nào?

Ngày đó Nhật là một cường quốc ở Á Châu, nếu muốn tranh thủ độc lập th́ trên b́nh diện quốc tế ta cần phải có Nhật hỗ trợ ít ra về mặt ngoại giao.

Tranh luận “cấp tiến, bảo thủ” rồi ra kết thúc và c̣n lại là t́nh đồng chí thiêng liêng.

Cụ Tây Hồ ở bên Pháp về đến Sài G̣n ít lâu th́ mang bệnh, muốn ra Huế để đàm luận với cụ Sào Nam nhưng v́ bệnh không đi được. Cụ Sào Nam lại cũng không thể vào Sài G̣n thăm bạn, v́ người Pháp cấm đi ra khỏi thành Huế.

Đến tháng hai năm Bính Dần (1926), Tây Hồ tiên sinh mất tại Sài G̣n. Trong lúc đó vua Khải Định cũng vừa mới thăng hà, con là Đông cung Thái tử Vĩnh Thụy đang học bên Pháp chuẩn bị xuống tàu về nước nối ngôi, mở kỷ nguyên Bảo Đại.

Bởi có những t́nh cảnh éo le ấy, câu đối ông Phan Khôi viếng cụ Tây Hồ, thật là tả chân, tả t́nh đều khéo:

Âu Châu vạn lư quy, vị dĩ Sào Nam mưu nhất diện,
Bính Dần nhị nguyệt tốt, bất tri Bảo Đại hữu nguyên niên.

Nghĩa là:
Bên Tây muôn dặm trở về, chưa kịp cùng Sào Nam hội diện,
Năm dần tháng hai nhắm mặt, biết đâu có Bảo Đại kỷ nguyên.

Mười năm sau cái chết của Phan Chu Trinh, vào 26 tháng 3, 1936, lúc này Cụ Sào Nam đă già yếu sau chục năm bị giam lỏng ở Huế, đă nhớ tới bạn hiền và nhỏ lệ khóc thương trong một bài thơ có những câu sau đây:

Tốt nghiệp“tù” chí khí vẫn ngang tàng
Cỡi sóng bạc băng ngàn qua Pháp quốc
Cờ xă hội những toan lên thẳng bước
Gánh giang sơn chẳng chịu trút nhường ai
Đau đớn thay Trời chẳng chiều người
Người bước tới mà Trời giằng kéo lại
Công nghiệp sống chưa ra ṿng thất bại
Nhớ bạn xưa khôn nỡ khóc thầm
“Mấy hàng chữ gửi thốn tâm” cùng thiên cổ
Kẻ tiền đạo lấy ai người hậu lộ?
Thập châu niên ngộ thập châu niên hoài!
Khóc ông, ông khóc ai ai?

Tấm ḷng của hai quốc sĩ đă xóa bỏ mọi mâu thuẫn về chính kiến giữa họ.

Hoàng Yên Lưu