tcl
11-03-2016, 00:20
Vùng đất trẻ miền Tây Nam bộ từ thời khai hoang lập ấp cách đây hơn ba trăm năm, do những con người “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” từ miền Bắc, miền Trung kéo vào mảnh đất hoang sơ phía Nam khai phá, khi mà nơi đây chỉ có rừng ngập mặn hoang vu, muỗi mòng như sáo thổi, rắn độc, thú dữ tràn đầy “dưới sông cá sấu, trên bờ cọp um”. Cuộc đời rày đây mai đó trên sông nước giang hồ, cùng nhau chiến đấu để giành giật sự sống với thiên nhiên khắc nghiệt, có lẽ vì vậy mà họ mang theo và truyền lại cho con cháu đời sau cái khí chất “ăn to nói lớn”, “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã/ Lâm nguy bất cứu mặt anh hùng”, “Giữa đường thấy sự bất bình mà tha”, “Trọng nghĩa khinh tài”.
http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/bat-caloc-01.jpg
NGUỒN TOURDULICH123
Điều đó tạo nên cách ăn uống của người miền Tây cũng đầy tính chất hoang dã, chất lượng về “nội dung”, đơn sơ về “hình thức”, không cầu kỳ, bày vẽ, không cần tốn nhiều thời gian chế biến, bất kỳ ở đâu cũng có thể làm được trong thời gian ngắn nhất và thưởng thức ngon lành mùi vị hoang dã của thiên nhiên. Người miền Tây không khách sáo hình thức. Nếu có đủ đồ ăn thì mời khách, không đủ không mời hoặc chỉ mời giới hạn; không phải cái kiểu có con gà luộc mời cả làng như đàng ngoài.
Do đó, món nướng là món khoái khẩu hạng nhất của người miền Tây. Bắt được con gì cũng nướng, có rau củ gì cũng nướng. Từ cá nướng, tôm nướng, sò nướng, ốc nướng, nghêu nướng, thịt nướng, gà nướng, vịt nướng, chim nướng, trứng nướng, khô nướng... đến bắp nướng, chuối nướng, khoai nướng, bánh nướng....
Riêng món cá nướng thôi đã có hàng loạt thứ cá chỉ cần ngửi thấy mùi nướng bay ra đã chảy nước dãi thòm thèm rồi. Nướng trui là một cách nướng đặt biệt của người miền Tây, không xài lò nướng, không xài bếp cồn, bếp gas, không xài than gỗ dù thời ấy than đước xứ này không hề thiếu.
Người nông dân đi làm đồng, mang theo cái giỏ đan bằng lá dừa đựng cơm nguội, mắm sống, chén muối ớt đã giã sẵn, nắm ớt hiểm, xị rượu đế, ra đồng hái thêm rau đồng ăn bữa trưa, tiện tay bắt được vài con cá lóc bằng cườm tay đang bơi loi nhoi dưới ruộng, vậy là cùng nhau làm thêm món cá lóc nướng trui, í ới anh em lại hùn vô nhâm nhi với vài xị đế, ca hát vang trời, vui không kể xiết.
Cá bắt được để nguyên con không cần làm gì hết. Lấy cái dao chẻ một đoạn tre dài cỡ hai chiếc đũa ăn cơm, một đầu nhọn, xuyên cái que này vô miệng con cá lóc cho đến phần đuôi. Cắm cái que tre xuống đất, lấy rơm chất xung quanh phủ kín con cá rồi nổi lửa đốt rơm. Rơm rạ khô thì ngoài ruộng thiếu gì, tha hồ mà đốt. Rơm cháy bừng bừng một lúc đã ngửi thấy mùi cá cháy bốc lên thơm phức, cứ để cho rơm cháy hết than đến khi thành tàn tro thì dùng cái que bươi đống tro lấy con cá lóc ra. Lúc này, con cá lóc đã bị rơm đốt cháy đen hết lớp vảy và da bên ngoài, thịt bên trong chín trắng phếu lộ ra. Như vậy là đã xong món cá lóc nướng trui.
Rau ăn kèm có thể hái bất cứ loại rau nào có sẵn ngoài ruộng dùng để ăn sống. Từ rau muống, rau tróc, hẹ nước, rau đắng biển, rau dừa, bông súng, bông lục bình, bông điên điển, bồn bồn, kèo nèo, rau nhút, rau dừa, đọt me, đọt chùm ruột, đọt xoài,...
Cắt tàu lá chuối thiệt bự lau sạch trải ra đất dưới gốc cây, để con cá nướng lên. Lúc này mới bày ra thêm mắm sống, cơm nguội, rau sống, rượu đế, muối ớt lên tàu lá chuối. Vậy là có thể “chén chú chén anh” vô tư thoải mái được rồi. Lấy tay lột hết lớp da cháy bên ngoài con cá lóc đi, xé cá ra thành miếng cỡ ngón tay. Mắm sống cũng vậy, mắm nhỏ để nguyên con mà ăn, mắm lớn cũng xé ra miếng bằng ngón tay.
Cứ một miếng cá lóc nướng cặp với miếng mắm sống, lấy rau sống bao bên ngoài cuộn chặt lại thành cuộn lớn hơn ngón chưn cái một chút, hoặc không có mắm sống thì chấm muối ớt, cứ vậy đưa lên miệng nhai rau ráu. Ai thích ăn cay cắn thêm trái ớt hiểm. Cá lóc nướng trui vừa ngọt vừa mềm, thơm mùi thịt cá cháy, mắm sống vừa mặn vừa ngọt dịu đậm đà của cá, vị ớt cay nóng lên như lửa, vị chua chát ngọt mát giòn của các thứ rau... tất cả hòa quyện vào nhau, làm nên cái ngon rất riêng biệt của món cá lóc nướng trui. Bưng chén cơm lên lua một phát, xong lại nhấp thêm ngụm đế “súc miệng”, để ly rượu xuống “khà” một tiếng lớn. Thiệt là sảng khoái vô cùng. Chỉ có ta và ta giữa cái đất trời bao la bát ngát cò bay thẳng cánh tít tắp tận chân trời, gió lộng tứ bề mang hương vị nồng nàn của cỏ cây, của rơm rạ, làm cho lòng người cũng say say đến ngất ngây, cũng muốn trải lòng như đất trời rộng lớn kia, tự dưng muốn trở thành Lục Vân Tiên hội ngộ Vương Tử Trực.
Đó là cái thú thưởng thức món cá lóc nướng trui ở ngoài đồng, còn ở nhà nếu ăn món này thì có sự thay đổi chút ít tùy theo khẩu vị của tay “đầu bếp ngang hông”.
Tất nhiên, không thể kiếm đâu ra rơm với mảnh đất trống mà nướng cho đúng kiểu hoang dã miệt vườn thì xài đỡ bếp than hoa cũng được. Rau sống thì có rau răm, rau thơm, húng lủi, húng chó, rau quế, dấp cá, xà lách, cà chua, dưa leo cắt miếng dài như ngón tay, hẹ lá, hành lá, lá bạc hà non, cọng bạc hà lột vỏ bào mỏng...
Có người thích ăn chấm muối hột giã ớt hiểm, cũng có người thích pha nước mắm tỏi ớt để chấm, cũng có người làm một chén cơm mẻ sả ớt để chấm, mỗi thứ có một kiểu ngon khác nhau, không thể nói cách nào ngon hơn cách nào. Riêng tôi thì tôi vẫn thích ăn với muối hột giã ớt cho thêm chút bột ngọt hơn. Nghe “giang hồ đồn đại” không nên ăn bột ngọt sẽ có hại cho sức khỏe. Kiểu này chết rồi, đã lỡ ăn mấy chục năm nay, nhất là thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20, có khi bữa cơm chỉ độc có một món muối hột, ớt hiểm, bột ngọt trộn với nhau giã cho hột muối còn tròn tròn nhỏ nhỏ bằng đầu tăm xỉa răng, hoặc nước mắm bỏ thêm chút bột ngọt rồi kho quẹt lại, lấy đầu đũa quẹt quẹt sồn sột, chấm chấm mút mút cũng ngon đáo để. Hổng biết có ai ăn cái món chanh muối với cơm chưa, chớ tôi thì ăn rồi. Chanh tươi vắt nước vô chén muối ớt đã kể ở trên ăn với cơm tôi cũng đã ăn rồi. Rau mơ tím (loại hay dùng ăn thịt chó nướng, mắm tôm) luộc chấm muối ớt bột ngọt giã như tôi đã kể ở trên cũng đã ăn rồi. Từ đó đến nay vẫn chưa thấy “ngộ độc bột ngọt” mà chết, thôi thì bây giờ gần lên Thiên đàng rồi thì “bịnh gì cữ”, cứ ăn tới tới đi, chớ ở hạ giới này, suốt ngày nghe bài ca “Thiên đàng xã hội chủ nghĩa” tìm hoài hổng thấy sao mà nó mệt quá chừng luôn.
http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/bat-caloc-02.jpg
Cá lóc nướng trui - NGUỒN CACHNAUAN
Ăn ở nhà nó có cái cái ngon hơn ăn ngoài ruộng do chỗ rau sống có thêm các loại rau chứa nhiều tinh dầu thơm và cay như húng, quế, dấp cá, rau răm... Có mấy trái cóc non gọt bỏ vỏ rồi bào thành miếng mỏng (bào luôn cái hột) ăn kèm cũng bá chấy lắm đó.
Không cỗ cao mâm đầy, cái tình cái nghĩa mới là chính, bằng hữu lâu ngày gặp lại, chỉ cần con cá lóc nướng, ly rượu đế là đủ ấm tình huynh đệ chi giao: “Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Tôi cũng “nối điêu” thêm vô hai câu: “Còn trời còn đất quê nhà/ Còn con cá lóc, còn ta với mình”.
TPT (baotreonline)
http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/bat-caloc-01.jpg
NGUỒN TOURDULICH123
Điều đó tạo nên cách ăn uống của người miền Tây cũng đầy tính chất hoang dã, chất lượng về “nội dung”, đơn sơ về “hình thức”, không cầu kỳ, bày vẽ, không cần tốn nhiều thời gian chế biến, bất kỳ ở đâu cũng có thể làm được trong thời gian ngắn nhất và thưởng thức ngon lành mùi vị hoang dã của thiên nhiên. Người miền Tây không khách sáo hình thức. Nếu có đủ đồ ăn thì mời khách, không đủ không mời hoặc chỉ mời giới hạn; không phải cái kiểu có con gà luộc mời cả làng như đàng ngoài.
Do đó, món nướng là món khoái khẩu hạng nhất của người miền Tây. Bắt được con gì cũng nướng, có rau củ gì cũng nướng. Từ cá nướng, tôm nướng, sò nướng, ốc nướng, nghêu nướng, thịt nướng, gà nướng, vịt nướng, chim nướng, trứng nướng, khô nướng... đến bắp nướng, chuối nướng, khoai nướng, bánh nướng....
Riêng món cá nướng thôi đã có hàng loạt thứ cá chỉ cần ngửi thấy mùi nướng bay ra đã chảy nước dãi thòm thèm rồi. Nướng trui là một cách nướng đặt biệt của người miền Tây, không xài lò nướng, không xài bếp cồn, bếp gas, không xài than gỗ dù thời ấy than đước xứ này không hề thiếu.
Người nông dân đi làm đồng, mang theo cái giỏ đan bằng lá dừa đựng cơm nguội, mắm sống, chén muối ớt đã giã sẵn, nắm ớt hiểm, xị rượu đế, ra đồng hái thêm rau đồng ăn bữa trưa, tiện tay bắt được vài con cá lóc bằng cườm tay đang bơi loi nhoi dưới ruộng, vậy là cùng nhau làm thêm món cá lóc nướng trui, í ới anh em lại hùn vô nhâm nhi với vài xị đế, ca hát vang trời, vui không kể xiết.
Cá bắt được để nguyên con không cần làm gì hết. Lấy cái dao chẻ một đoạn tre dài cỡ hai chiếc đũa ăn cơm, một đầu nhọn, xuyên cái que này vô miệng con cá lóc cho đến phần đuôi. Cắm cái que tre xuống đất, lấy rơm chất xung quanh phủ kín con cá rồi nổi lửa đốt rơm. Rơm rạ khô thì ngoài ruộng thiếu gì, tha hồ mà đốt. Rơm cháy bừng bừng một lúc đã ngửi thấy mùi cá cháy bốc lên thơm phức, cứ để cho rơm cháy hết than đến khi thành tàn tro thì dùng cái que bươi đống tro lấy con cá lóc ra. Lúc này, con cá lóc đã bị rơm đốt cháy đen hết lớp vảy và da bên ngoài, thịt bên trong chín trắng phếu lộ ra. Như vậy là đã xong món cá lóc nướng trui.
Rau ăn kèm có thể hái bất cứ loại rau nào có sẵn ngoài ruộng dùng để ăn sống. Từ rau muống, rau tróc, hẹ nước, rau đắng biển, rau dừa, bông súng, bông lục bình, bông điên điển, bồn bồn, kèo nèo, rau nhút, rau dừa, đọt me, đọt chùm ruột, đọt xoài,...
Cắt tàu lá chuối thiệt bự lau sạch trải ra đất dưới gốc cây, để con cá nướng lên. Lúc này mới bày ra thêm mắm sống, cơm nguội, rau sống, rượu đế, muối ớt lên tàu lá chuối. Vậy là có thể “chén chú chén anh” vô tư thoải mái được rồi. Lấy tay lột hết lớp da cháy bên ngoài con cá lóc đi, xé cá ra thành miếng cỡ ngón tay. Mắm sống cũng vậy, mắm nhỏ để nguyên con mà ăn, mắm lớn cũng xé ra miếng bằng ngón tay.
Cứ một miếng cá lóc nướng cặp với miếng mắm sống, lấy rau sống bao bên ngoài cuộn chặt lại thành cuộn lớn hơn ngón chưn cái một chút, hoặc không có mắm sống thì chấm muối ớt, cứ vậy đưa lên miệng nhai rau ráu. Ai thích ăn cay cắn thêm trái ớt hiểm. Cá lóc nướng trui vừa ngọt vừa mềm, thơm mùi thịt cá cháy, mắm sống vừa mặn vừa ngọt dịu đậm đà của cá, vị ớt cay nóng lên như lửa, vị chua chát ngọt mát giòn của các thứ rau... tất cả hòa quyện vào nhau, làm nên cái ngon rất riêng biệt của món cá lóc nướng trui. Bưng chén cơm lên lua một phát, xong lại nhấp thêm ngụm đế “súc miệng”, để ly rượu xuống “khà” một tiếng lớn. Thiệt là sảng khoái vô cùng. Chỉ có ta và ta giữa cái đất trời bao la bát ngát cò bay thẳng cánh tít tắp tận chân trời, gió lộng tứ bề mang hương vị nồng nàn của cỏ cây, của rơm rạ, làm cho lòng người cũng say say đến ngất ngây, cũng muốn trải lòng như đất trời rộng lớn kia, tự dưng muốn trở thành Lục Vân Tiên hội ngộ Vương Tử Trực.
Đó là cái thú thưởng thức món cá lóc nướng trui ở ngoài đồng, còn ở nhà nếu ăn món này thì có sự thay đổi chút ít tùy theo khẩu vị của tay “đầu bếp ngang hông”.
Tất nhiên, không thể kiếm đâu ra rơm với mảnh đất trống mà nướng cho đúng kiểu hoang dã miệt vườn thì xài đỡ bếp than hoa cũng được. Rau sống thì có rau răm, rau thơm, húng lủi, húng chó, rau quế, dấp cá, xà lách, cà chua, dưa leo cắt miếng dài như ngón tay, hẹ lá, hành lá, lá bạc hà non, cọng bạc hà lột vỏ bào mỏng...
Có người thích ăn chấm muối hột giã ớt hiểm, cũng có người thích pha nước mắm tỏi ớt để chấm, cũng có người làm một chén cơm mẻ sả ớt để chấm, mỗi thứ có một kiểu ngon khác nhau, không thể nói cách nào ngon hơn cách nào. Riêng tôi thì tôi vẫn thích ăn với muối hột giã ớt cho thêm chút bột ngọt hơn. Nghe “giang hồ đồn đại” không nên ăn bột ngọt sẽ có hại cho sức khỏe. Kiểu này chết rồi, đã lỡ ăn mấy chục năm nay, nhất là thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20, có khi bữa cơm chỉ độc có một món muối hột, ớt hiểm, bột ngọt trộn với nhau giã cho hột muối còn tròn tròn nhỏ nhỏ bằng đầu tăm xỉa răng, hoặc nước mắm bỏ thêm chút bột ngọt rồi kho quẹt lại, lấy đầu đũa quẹt quẹt sồn sột, chấm chấm mút mút cũng ngon đáo để. Hổng biết có ai ăn cái món chanh muối với cơm chưa, chớ tôi thì ăn rồi. Chanh tươi vắt nước vô chén muối ớt đã kể ở trên ăn với cơm tôi cũng đã ăn rồi. Rau mơ tím (loại hay dùng ăn thịt chó nướng, mắm tôm) luộc chấm muối ớt bột ngọt giã như tôi đã kể ở trên cũng đã ăn rồi. Từ đó đến nay vẫn chưa thấy “ngộ độc bột ngọt” mà chết, thôi thì bây giờ gần lên Thiên đàng rồi thì “bịnh gì cữ”, cứ ăn tới tới đi, chớ ở hạ giới này, suốt ngày nghe bài ca “Thiên đàng xã hội chủ nghĩa” tìm hoài hổng thấy sao mà nó mệt quá chừng luôn.
http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/Tin-anh/bat-caloc-02.jpg
Cá lóc nướng trui - NGUỒN CACHNAUAN
Ăn ở nhà nó có cái cái ngon hơn ăn ngoài ruộng do chỗ rau sống có thêm các loại rau chứa nhiều tinh dầu thơm và cay như húng, quế, dấp cá, rau răm... Có mấy trái cóc non gọt bỏ vỏ rồi bào thành miếng mỏng (bào luôn cái hột) ăn kèm cũng bá chấy lắm đó.
Không cỗ cao mâm đầy, cái tình cái nghĩa mới là chính, bằng hữu lâu ngày gặp lại, chỉ cần con cá lóc nướng, ly rượu đế là đủ ấm tình huynh đệ chi giao: “Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Tôi cũng “nối điêu” thêm vô hai câu: “Còn trời còn đất quê nhà/ Còn con cá lóc, còn ta với mình”.
TPT (baotreonline)