PDA

View Full Version : Người đàn ông từ Nhật đến Thụy Sĩ để được chết



BigBoy
18-12-2021, 18:51
THỤY SĨ - Tháng 9 năm 2021, trong cơn mưa cuối hè, Yoshi ngồi trên xe lăn đến sân bay Zurich, Thụy Sĩ cùng cha mẹ ḿnh.


Người đàn ông ngoại tứ tuần chuẩn bị cho chuyến bay này từ ba năm trước. Anh đă nhận được thư đồng ư từ Lifecircle-một tổ chức hỗ trợ y tế để bệnh nhân được chết êm ái.

"Cái chết êm ái" hay an tử là việc thực hiện các biện pháp tích cực để kết thúc cuộc sống của một người nào đó, do người khác thực hiện, thường là bác sĩ.



http://danviet.com.au/upload/images/chet-2-2532-1639409077.jpg

Natri pentobarbital, loại chất được nạp vào cơ thể khiến khách hàng trở nên hôn mê sâu trước khi qua đời. Ảnh: swissinfo.ch




Đây là chuyến bay cuối cùng trong đời của Yoshi, kéo dài 12 tiếng. Suốt chuyến bay, anh bị hành hạ bởi những cơn đau dữ dội ở bụng dưới. Nhiều năm qua, người đàn ông này phải sống chung với thuốc giảm đau, thuốc ngủ để kéo dài cuộc sống.


"Cơ quan nội tạng của tôi đang dần bị phá hủy. Chúng kéo căng các dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội", Yoshi nói và cho biết, từ khi mắc bệnh anh chưa ngày nào ngủ đủ ba tiếng, ngay cả khi uống thuốc ngủ. Không ăn uống được, anh phải truyền dinh dưỡng.


Năm năm trước, Yoshi, một nhân viên văn pḥng được chẩn đoán xơ cứng teo cơ một bên. Bác sĩ nói rằng, v́ một nguyên nhân nào đó, các cơ của anh dần thoái hóa, và chỉ sống thêm 3-5 năm. Yoshi t́m kiếm thông tin và hiểu rằng, những bệnh nhân như anh phải chịu đau đớn đến lúc chết, mọi hoạt động phụ thuộc vào gia đ́nh. Hai năm sau ngày mắc bệnh, tháng 4/2018, Yaoshi tự liên hệ với Lifecircle và được chấp thuận.


Thực tế, đến tháng 5 năm nay, Yaoshi vẫn có thể chống nạng đi khoảng 200 m và làm công việc đă gắn bó 13 năm. Nhưng từ tháng 6, t́nh trạng của anh bắt đầu xấu đi rơ rệt. Yaoshi nhận ra "ḿnh không mang lại lợi ích cho xă hội và gia đ́nh nữa". Anh quyết định đến Thụy Sỹ, sớm một năm.

Dù đă suy nghĩ năm năm nhưng khi đến được Lifecircle, Yaoshi khá lo lắng. Anh được sắp xếp nói chuyện với một số bác sỹ. Mặc dù nhận được sự chấp thuận an tử, nhưng nếu bác sỹ xác định khách hàng suy giảm trí nhớ, mất khả năng tư duy hoặc bị ép bởi "bên thứ ba", cuộc an tử sẽ không được thực hiện.


Bác sĩ đầu tiên của Yaoshi chính là Erika Preisig - người sáng lập Lifecircle. Bà hỏi t́nh h́nh sức khỏe và suy nghĩ của anh về cái chết êm ái. Tiếp đó là một vài bác sỹ khác. Ai cũng ngạc nhiên bởi Yaoshi vẫn có thể làm việc trước khi rời khỏi Nhật Bản. Anh cho biết, bệnh tật không cho phép ḿnh đóng góp cho xă hội nữa. "Tôi không c̣n thấy bản thân có giá trị", Yaoshi nói. Mỗi cuộc đối thoại thường kéo dài cả tiếng, để Yaoshi có thể nói hết tâm tư của ḿnh.



http://danviet.com.au/upload/images/chet-1-8981-1639409077.jpg
Erika Preisig, người sáng lập tổ chức Lifecircle. Ảnh: swissinfo.ch



18/9 là ngày cuối cùng trong cuộc đời của Yaoshi. Trong ngày này, anh muốn dành cho cha mẹ. Người mẹ ngập ngừng hỏi: "Con có chắc muốn vậy không? Không đổi ư được sao?". Câu hỏi của đấng sinh thành khiến anh rơi nước mắt.


Tuy vậy cả ngày hôm đó, để ngủ được, Yaoshi phải uống thêm thuốc ngủ. Nhưng ba tiếng sau, anh lại tỉnh dậy trong đau đớn. "Tôi không thể chịu thêm được nữa", Yaoshi gọi điện thoại tới Erika Preisig than, trước ngày an tử một ngày.


Khi thức dậy vào hôm sau, Yaoshi đă xin lỗi bố mẹ, lúc đó, anh thậm chí c̣n không thể ngồi vững trên xe lăn.

Yaoshi kiên quyết "Con muốn chết một cách đàng hoàng. Sống là phải thở b́nh thường, được ăn uống, vệ sinh và giao tiếp. V́ con không thể tự ḿnh làm được những điều này nữa nên con muốn chết".


Nhưng người nhà của bệnh nhân nan y không nghĩ như vậy. Mẹ của Yaoshi nhiều lần van nài: "Mẹ muốn con được sống, bất kể như thế nào". Nhưng anh tin rằng "chết cũng tốt cho xă hội" bởi một bệnh nhân nan y từ bỏ cuộc đời, lượng tài nguyên y tế tiết kiệm được có thể phân bổ cho người khác. Yaoshi nói "Đối với tôi đó là hành động cao cả".


Quyền được hỗ trợ để chết không đau đớn là vấn đề gây tranh căi ở nhiều quốc gia, trong đó những người ủng hộ cho rằng ở xă hội văn minh, mọi người nên được lựa chọn khi nào họ sẵn sàng để chết và nên được giúp đỡ nếu không thể tự chấm dứt cuộc sống của ḿnh.


Tuy nhiên, những người phản đối đưa ra quan điểm đạo đức chống lại việc được chết êm ái và trợ tử, cho rằng mạng sống là do Chúa Trời ban cho con người và chỉ có Chúa Trời mới có thể lấy đi. Những người khác cũng lo ngại luật cho phép chết không đau đớn có thể bị lạm dụng và những người không muốn chết có thể bị giết.


Thụy Sĩ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hành động này. Khoảng 1.300 người đă sử dụng biện pháp an tử trong năm 2020. Hiện tại, một số quốc gia như Hà Lan, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada và Thụy Sĩ đă hợp pháp hóa hành vi an tử.


Thông thường, sinh mạng của các bệnh nhân sẽ kết thúc thông qua việc nạp chất natri pentobarbital lỏng vào cơ thể, khiến họ hôn mê sâu trước khi qua đời. Yaoshi cũng chấp nhận chết theo cách này.


Nếu người đàn ông này đợi đến năm 2022 như kế hoạch, có lẽ anh đă lựa chọn hộp an tử Sarco, khiến cái chết đến nhanh chóng và êm ái mà không cần sử dụng thuốc. Chiếc hộp kín Sarco sẽ được bơm đầy khí ni-tơ, do đó làm giảm nhanh chóng nồng độ oxy và khiến người bên trong tử vong v́ thiếu oxy. Người sử dụng sẽ cảm thấy hơi choáng váng, thậm chí là một chút hưng phấn nhẹ trước khi mất nhận thức.


Trả lời phỏng vấn trang SwissInfo hôm 4/12, tiến sĩ Philip Nitschke, nhà phát triển hộp an tử Sarco, khẳng định nhờ phương pháp này, cái chết sẽ xảy ra trong ṿng 30 giây mà không cảm giác nghẹt thở hay hoảng sợ.


Cỗ máy này được kích hoạt từ bên trong và người nằm trong hộp an tử có thể tự bấm nút quyết định mà không cần đến sự hỗ trợ của người khác. Chiếc hộp này rất dễ di chuyển nên có thể vận chuyển đến bất kỳ địa điểm nào theo lựa chọn của người bệnh.



Mô h́nh hộp an tử Sarco. Ảnh: independent.co.uk




Hộp kín Sarco vừa được giới chức Thụy Sỹ phê duyệt tính hợp pháp, được lên kế hoạch sử dụng vào năm 2022 dù vẫn bị nhiều người cáo buộc là "cỗ máy giết người".


Trong phần b́nh luận trên trang web chính thức nơi phát minh cỗ máy này, một b́nh luận đến từ Nhật viết: "Tôi bị chứng rối loạn lưỡng cực. V́ không thể làm việc nên phải sống vào tiền trợ cấp. Người thân đều đă chết và chẳng ai nhớ đến tôi. Giờ tôi đang sống với một con mèo. Tôi dự tính khi con mèo chết ḿnh cũng sẽ chết theo. Tôi đă chuẩn bị một sợi dây treo trên nóc nhà. Biết ḿnh có thể chết bất cứ lúc nào khiến tôi cảm thấy thanh thản hơn".

"Nhưng thực tế, tôi thà chết một cách thanh thản trong giấc ngủ c̣n hơn treo cổ tự tử", người này kết thúc câu chuyện của ḿnh.


Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Năm 2020, tỷ lệ tự tử trên 100,000 dân là 16,8. Số người lựa chọn tự chấm dứt cuộc đời nhiều hơn năm 2019 là 912 người.


Yaoshi hy vọng nguyện vọng của những người anh sẽ được hợp pháp hóa ở Nhật Bản. "Bằng cách này những bệnh nhân như tôi có thể yên tâm ra đi. Nếu bệnh có thể chữa khỏi, có lẽ tôi sẽ cố gắng chiến đấu thêm, nhưng tôi không có phương án B hay C để lựa chọn".


Trong ngày cuối cùng của đời ḿnh, Yaoshi b́nh tĩnh kư đơn xin cấp giấy chứng tử, đồng ư cho an tử. Sau đó, anh nh́n lên, mỉm cười và nói: "Cảm ơn mọi người, tôi đă sẵn sàng."