PDA

View Full Version : Hoa Kỳ và Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (Phần II)



BigBoy
16-11-2021, 03:06
Đỗ Kim Thêm


16-11-2021


Tiếp theo phần I (https://baotiengdan.com/2021/11/08/hoa-ky-va-tong-thong-ngo-dinh-diem/): Thành quả xây dựng ban đầu của Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1954-1960.


Phần II: Cơ cấu viện trợ của Mỹ và chính quyền Việt Nam


Sở dĩ xă hội miền Nam biến đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn như vậy, phần lớn là do viện trợ của Mỹ đóng góp đầy hào phóng.


Cơ cấu viện trợ Mỹ


Ngay từ buổi đầu, Mỹ tỏ ra kiên quyết giúp cho Việt Nam thoát bỏ mọi dấu vết của chế độ thực dân Pháp. Thể hiện đầu tiên là ngày 23 tháng 10 năm 1954 Tổng thống Dwight D. Eisenhower gửi công hàm cho Thủ tướng Diệm biết là từ nay Việt Nam sẽ nhận viện trợ Mỹ trực tiếp, nghĩa là không c̣n phải thông qua cơ chế chuyển giao trung gian của Pháp như trước.


Đúng như lời hứa hẹn của Tổng thống Eisenhower, sau ngày 26 tháng 10 năm 1955, khi chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa khai sinh, Washington đă viện trợ ào ạt. Từ năm 1955 đến năm 1960, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa nhận được tổng cộng 1 tỷ 447 đô la, ngoài ra, c̣n có thêm 508 triệu đô la thuộc viện trợ quân sự.


Nếu tính tiền viện trợ theo đầu người, th́ Việt Nam là một trong những nước hưởng mức viện trợ cao nhất từ Mỹ. Bằng chứng là 80% ngân sách quốc gia và kinh phí quốc pḥng được trang trải bằng tiền viện trợ Mỹ.


Để thực thi các chương tŕnh viện trợ, không phải chỉ việc chuyển tiền, mà nhiều chuyên gia Mỹ bắt đầu đến Việt Nam để làm việc.


Văn hoá


Trong phạm vi phổ biến văn hoá, Mỹ đă thiết lập tại Sài g̣n, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ các “Trung tâm Văn hoá Việt Mỹ”, nơi đây sẽ giảng dạy lịch sử Mỹ và Anh ngữ nhằm mục đích mang lại kiến thức tổng quát và gây ư thức về tinh thần quốc gia cho miền Nam.


Do CIA uỷ nhiệm, Đại học Michigan gởi đến hơn 50 chuyên gia để giúp miền Nam cải tổ cơ cấu hành chánh.


Kinh tế


Một trong những chương tŕnh viện trợ kinh tế quan trọng nhất là viện trợ thương mại hoá, (Commercial Import Program, CIP). Cụ thể là Mỹ cấp đô la viện trợ cho chính phủ Việt Nam, tỷ giá được định bằng phân nửa giá tiền Việt theo hối suất trên thị trường chính thức.


Hưởng lợi trong biện pháp này là khoảng trên 20.000 doanh nghiệp có được giấy phép nhập cảng hàng Mỹ. Khi doanh nghiệp mua hàng, họ trả bằng tiền Việt cho Ngân hàng Quốc gia với giá rẻ phân nửa và cũng được miễn thuế doanh nghiệp. Giới công chức kinh tế và doanh nghiệp hợp tác sinh ra tham nhũng có hệ thống, dĩ nhiên, dân thành phố cũng hưởng lợi khi mua được hàng ngoại tốt và rẻ.


Nh́n chung, nhờ hàng tiêu dùng từ ngoại quốc nhập tràn ngập thị trường làm cho thương mại nội địa phát triển vượt bực và mức sống vật chất của dân thành phố được cải thiện.


Nhưng mặt trái của viện trợ là không gây khuyến khích cho cơ cấu sản xuất nội địa phát huy, do đó, không tạo ra tương xứng với tiềm năng kinh tế và phát triển thực lực sản xuất; cuối cùng, một tinh thần ỷ lại vào viện trợ Mỹ phát sinh.


Năm 1961, Milton Taylor, Kinh tế gia Mỹ phát hiện vấn đề “phồn vinh giả tạo” và cảnh báo viện trợ Mỹ là trở ngại cho việc phát triển kinh tế quốc gia trong trường kỳ.


Quân sự


Nhưng trọng điểm trong chương tŕnh viện trợ phát triển là quân sự, nhất là trong lĩnh vực huấn luyện binh sĩ và trang bị vũ khí. Việt Nam chính thức thu hồi chủ quyền chỉ huy quân đội vào ngày 26 tháng 4 năm 1956, đó cũng là ngày người lính viễn chinh cuối cùng của Quân đội Pháp do tướng Jacquot chỉ huy rời khỏi Sài G̣n.


Trước đó, Nhóm Cố vấn và Viện trợ Quân sự Mỹ (Military Assistance and Adisory Group, MAAG) đă được thành lập với 360 nhân viên, nay tăng cường lên đến 700. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là lo phân phối quân cụ viện trợ và huấn luyện binh sĩ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH).


MAAG giúp cho QLVNCH cải thiện về mặt tổ chức và trang bị. Từ một quân đội với 250.000 binh sĩ và trang bị lỗi thời do Pháp để lại, nay được thu hẹp thành một lực lượng khoảng 150.000 quân với vũ khí hiện đại, được phân chia lại thành các đơn vị nhỏ hơn nhưng trở nên tinh nhuệ. Quân phục, quân xa, thiết giáp và vũ khí, tất cả đều thay mới và được Mỹ cung cấp toàn bộ.


Đầu năm 1960, các lực lượng chiến đấu chuyên môn như Thuỷ quân Lục chiến, Thám báo, Nhảy dù, Hải quân và Không quân lần lượt ra đời. Đại học Vơ bị Quốc gia Đà Lạt được thành lập theo mô h́nh trường West Point của Mỹ. Nh́n chung, QLVNCH là một mô h́nh thu hẹp theo Quân lực Mỹ.


Hầu hết các giới chức quân sự Mỹ đều có nhiều kinh nghiệm từ chiến tranh Triều Tiên, do đó, trên b́nh diện chiến lược, họ có nhận định chung là miền Nam đang sống trong bối cảnh tương tự, có nghĩa là bị miền Bắc đe doạ xâm lăng, ngày lực lượng chính quy của Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 tràn vào miền Nam sẽ không c̣n xa. Để đối phó, Mỹ phải phác hoạ mô h́nh cho QLVNCH là trong tư thế chuẩn bị một cuộc chiến tranh quy ước.


Nhưng cho đến năm 1958, tất cả các tiên đoán đều sai lạc. Với việc trang bị trong mức độ quy mô lớn cho trận địa chiến, khả năng tác chiến của QLVNCH tỏ ra không phù hợp cho một cuộc đấu tranh du kích đang bắt đầu. Sai lầm này c̣n kéo dài khi miền Nam thiếu chuẩn bị đấu tranh chính trị tại thành phố và tranh thủ nhân tâm tại nông thôn.


Trong khi Mỹ lo xây dựng quân đội cho Miền Nam, sự dị biệt về văn hoá của các giới chức Mỹ-Việt trở thành vấn đề. Trở ngại chính là ngôn ngữ và các thành kiến. Hầu hết các sĩ quan Mỹ không thông thạo Pháp ngữ, trong khi đa số sĩ quan Việt do Pháp đào tạo không diễn đạt được bằng Anh ngữ; lính Mỹ chê trách lính Việt là không hiếu học để thích nghi, lính Việt cáo buộc lính Mỹ là có thái độ trịch thượng như thực dân Pháp. Hai phía khó có được một sự thông cảm toàn diện qua đối thoại và không phải bất đồng nào cũng có thể giải quyết qua thông dịch viên. Qua thời gian, các dị biệt càng nhiều hơn.


Không phải chỉ trong quân đội là có vấn đề; ngay cả ông Diệm cũng chống đối việc Mỹ hoá toàn diện một khuôn khổ hợp tác. Không phải chỉ có Tổng thống Eisenhower, mà về sau Tổng thống Kennedy cũng không thể tạo áp lực cho ông Diệm tuân phục Mỹ một cách dễ dàng như nhiều sử gia miền Bắc măi cho đến nay vẫn c̣n lầm tưởng. Do đó, cơ cấu chính quyền Việt Nam cũng c̣n có những khó khăn khác.


Cơ cấu chính quyền Việt Nam


Hành chính


Ngày 7 tháng 7 năm 1954, nội các đầu tiên được thành lập. Lĩnh vực quan trọng nhất đầu tiên là tài chính, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thu hồi chủ quyền tiền tệ bằng cách phát hành tiền Việt Nam (đồng) để lưu hành thay cho tiền Đông Dương.


Các cơ cấu hành chánh quốc gia cũng lần lượt ra đời. Viện Phát hành, Sở Hối đoái, Cơ quan Hàng không, Khí tượng, Đại học bắt đầu đi vào hoạt động.


Sau cuộc trưng cầu dân ư ngày 23 tháng 10 năm 1955, ngày 29 tháng 10 năm 1955 chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập. Quốc hội chấp nhận Hiến pháp đầu tiên vào ngày 26 tháng 10 năm 1956.


Về mặt h́nh thức, miền Nam bắt đầu có một chế độ tự do dân chủ. Tổng thống được dân chúng bầu ra trong một cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp và kín; cơ quan Hành pháp sinh hoạt biệt lập với Lập pháp và Tư pháp; Dân quyền và Nhân quyền được Hiến pháp bảo vệ.


Trong nhiều năm bôn ba nơi hải ngoại và tiếp xúc với nhiều chính giới phương Tây, dĩ nhiên, ông Diệm hiểu rơ về phương cách vận hành của các nguyên tắc dân chủ. Ư tưởng cao đẹp của ông dành cho tương lai của đất nước cũng thể hiện rơ khi tuyến bố:


“Chúng ta quyết tâm xây dựng Quốc gia Việt Nam trên những nền tảng mới. Lấy nhân dân là cương vị, lấy tự do dân chủ là phương châm, lấy công lư xă hội làm tiêu chuẩn”.


Nhưng thực tế khác hẳn lư thuyết. Trong bước đầu, ông Diệm là một tổng thống dân cử nên vẫn c̣n che giấu mầm móng độc tài. Qua thời gian và phong cách lănh đạo, ông phản ảnh quan điểm điều hành một quốc gia dân chủ sơ sinh theo kiểu quân chủ trong thế kỷ XIX. Vấn đề có nhiều lư do để giải thích.


Đầu tiên là cá tính. Vốn xuất thân là quan lại trong triều Nguyễn, lại thấm nhuần giáo lư Khổng Mạnh và Thiên Chúa giáo, ông Diệm tự nhận ḿnh là người do thiên mệnh ban xuống để lo trị nước, an dân. Ông pha trộn mọi suy nghĩ cai trị qua lư thuyết “Nhân Vị” và “Duy Linh” của ông Ngô Đ́nh Nhu, em của ông, cũng là Cố vấn, đề ra. Đây là một phần lư thuyết trong tác phẩm Manifeste au service de Personalisme (1936) theo trường phái tư duy của triết gia Pháp E. Mournier (1905-1950); nhưng thật ra, ông Nhu cũng không thể hoàn chỉnh học thuyết này cho bối cảnh giao thời của Việt Nam.


Theo suy nghĩ của ông Diệm, người mà Robert Shaplen gọi ông là tín đồ Khổng giáo cuối cùng của Việt Nam, người dân làm chủ vận mệnh đất nước và có quyền tự do chọn lựa nhà lănh đạo, nhưng cũng phải mang tinh thần tuân phục “đấng bề trên” như trong xă hội phong kiến.


Suy luận này thể hiện rơ khi ông Diệm tranh luận với Lansdale về hoạch định quốc sách để thu phục nhân tâm. Theo Lansdale, cải tiến dân sinh là quan trọng nhất; ngược lại, ông Diệm cho là thiên mệnh giúp cho ông an dân trị nước, dân chúng sẽ ư thức điều này và tỏ ḷng biết ơn, do đó, họ sẽ tuân phục sự lănh đạo của ông.


Sau đó là vấn đề cơ cấu nhân sự cho chế độ. Hậu quả trong lối suy nghĩ của ông Diệm là tín nhiệm cá nhân là chính và các chức vụ then chốt trong chính quyền chỉ giao cho thân nhân hay cận thần trung thành nắm giử. Từ đó, danh từ “Ngô triều” phát sinh để ám chỉ chế độ do gia đ́nh trị.


“Ngô triều”


“Ngô triều” thường được nhắc đến điển h́nh là Ngô Đ́nh Luyện, em của ông, làm Đại sứ tại Anh; Ngô Đ́nh Thục, Tổng Giám Mục, anh của ông, phụ trách về phát triển Thiên chúa giáo, một trụ cột chính để lo củng cố cho chế độ. Ngô Đ́nh Cẩn, người em út trong gia đ́nh, được xem như lănh chúa cai trị toàn miền Trung.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/11/0-3-300x163.jpg
Gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm: Nguồn: Ảnh xưa

V́ ông Diệm vẫn c̣n độc thân, nên Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đ́nh Nhu, em dâu, đóng một vai tṛ trong mọi việc giao tế phụ nữ trong và ngoài nước. Ông Trần Văn Chương, thân phụ của bà Nhu được ủy nhiệm làm Đại sứ tại Mỹ. Ảnh hưởng mạnh nhất bên cạnh ông Diệm là Ngô Đ́nh Nhu. Trong vai tṛ Cố vấn Chính trị, ông Nhu là linh hồn cho tổ chức Phong trào Cần lao Nhân Vị, một tổ chức ngoại vi nhằm huy động ủng hộ chính trị cho chế độ. Trong khi ông Nhu theo dơi và t́m cách ngăn mọi thế lực đối lập thành h́nh th́ Phong trào hoạt động theo như t́nh báo trá h́nh.


Để bảo vệ thanh danh cho Ngô triều, một số người “hoài Ngô” cho đến nay vẫn c̣n lập luận ngược lại. Ông Diệm là mẫu người biết tôn trọng nhân tài, quan hệ tôn giáo, vùng miền và gia thế không phải là yếu tố chính để cho ông thu dụng.


Cụ thể là Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là người An Giang, miền Nam, theo Phật Giáo, Bộ trưởng Vũ Văn Mẫu là người Bắc theo Phật giáo, nhiều bộ trưởng khác cũng theo Phật giáo, hai lănh đạo Cảnh sát Quốc gia và An ninh Quân đội cũng theo Phật giáo. Thí dụ này là đúng trong thời kỳ đầu khi uy thế của Ngô triều chưa tác động.


Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của Đức Tổng Giám mục Ngô Đ́nh Thục ngày càng nhiều trong chính trường, việc cải đạo sang Công giáo trong giới công chức, cán bộ và quân nhân là một phong trào lan rộng với hy vọng được thăng quan tiến chức nhanh hơn. Kể cả nông dân miền Nam vô sản cũng bị ảnh hưởng trong trào lưu này. Họ chỉ được cấp đất canh tác khi theo đạo.


Về sau, Ngô triều trở thành một mô h́nh cai trị dựa trên quan hệ gia tộc và giới cận thần trung thành.


Quân đội


Trên lư thuyết, Tổng thống Diệm rất có ư thức về vai tṛ quan trọng của quân đội và tinh thần đoàn kết quân dân trong việc xây dựng đất nước. Trước quân đội, ông đă từng tuyên bố:


“Dân muốn th́ quân nghe, quân làm th́ dân giúp. T́nh đồng bào và quân đội quả là t́nh cá nước. Quân dân nhất trí là nền tảng của chính nghĩa”.


Nhưng khi Tổng thống Diệm nắm toàn bộ quyết định về nhân sự trong tổ chức hành chánh, th́ trong việc xây dựng quân đội quốc gia, ông cũng không thể làm khác hơn. Do đó, ông gây ra nhiều khuyết điểm trong việc xây dựng lực lượng nồng cốt để bảo vệ cho miền Nam.


Khi tướng lănh có khả năng lănh đạo, nhưng có dấu hiệu bất hoà hay nguy hiểm cho chế độ, ông Diệm t́m cách vô hiệu hoá bằng cách giao các chức vụ h́nh thức. Trường hợp như Trung tướng Dương văn Minh, có lúc được phong làm Tư lệnh chiến trường, nhưng thật ra không có binh sĩ và trách nhiệm chỉ huy.


Nỗ lực xây dựng lực lượng Cảnh sát Quốc gia cũng lâm cảnh tương tự. Tổng thống Diệm cũng quyết định về đường lối và nhân sự dựa trên các quan điểm trung thành cá nhân hơn là theo nhu cầu cần thiết khách quan.


Các lực luợng tự vệ tại các địa phương thường kém về mặt trang bị và hệ thống phân quyền không rơ ràng, đôi khi các hoạt động cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của trung ương, nên không thể phát huy hiệu năng.


V́ không thể phát triển tinh thần huynh đệ chi binh, nên quân đội không thể đạt được ư thức đoàn kết để bảo quốc an dân, chỉ được xem là một phương tiện duy tŕ quyền lực của một vị tổng thống bị cáo buộc là do Mỹ viện trợ và hướng dẫn.


Kể từ năm 1960, cơ cấu quyền lực của Ngô triều trở nên vững chắc và bộ máy bắt đầu bị các cận thần lũng đoạn. Một hậu quả không thể tránh được là chế độ bắt đầu có những biểu hiện suy thoái, mà ông Diệm, dù tài năng và đức độ đến đâu, cũng không thể kiểm soát sự vận hành của toàn bộ guồng máy, cụ thể là t́nh trạng an ninh nội chính bất ổn, nông dân bất măn, trí thức chống đối và quân đội âm mưu đảo chánh.

BigBoy
23-11-2021, 20:15
Hoa Kỳ và Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (Phần cuối)

Đỗ Kim Thêm


22-11-2021


Tiếp theo phần I (https://baotiengdan.com/2021/11/08/hoa-ky-va-tong-thong-ngo-dinh-diem/) và phần II (https://baotiengdan.com/2021/11/16/hoa-ky-va-tong-thong-ngo-dinh-diem-phan-ii/)


Phần cuối: Những biểu hiện suy thoái của chế độ Ngô triều


Kể từ năm 1960, cơ cấu quyền lực của chế độ Ngô triều bắt đầu có những biểu hiện suy thoái, cụ thể là t́nh trạng an ninh nội chính bất ổn, nông dân bất măn, trí thức chống đối và quân đội âm mưu đảo chánh.


An ninh nội chính bất ổn


Sau khi phá vỡ được quyền lực của các giáo phái tại miền Nam, ông Diệm nghĩ ngay đến biện pháp tiêu diệt mầm móng của Cộng sản nằm vùng. Mối lo âu của ông rất chính đáng là v́ theo một ước lượng chung, sau ngày kư kết Hiệp định Genève, có khoảng 10.000 cán bộ Việt Minh c̣n ở lại tại miền Nam để lo xây dựng cơ sở đấu tranh cho tương lai. Các địa phương mà Việt Minh c̣n nhiều ảnh hưởng nhất là tại Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Rạch Giá, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngải.


Ông Diệm bắt đầu phát triển Phong trào Tố Cộng, mà kết qủa là có hằng ngàn người t́nh nghi bị tống giam. Không phải chỉ có cán bộ Cộng Sản nằm vùng bị tố cáo và bắt giữ mà các kư giả, thành viên Công đoàn, tín đồ các giáo phái bất đồng chính kiến cũng bị vạ lây. Dù Nghị định có quy định là chính phủ có quyền bắt giam các nghi can nguy hiểm đến chế độ, nhưng các viên chức địa phương đă lạm dụng nhằm thanh toán các đối thủ trong địa bàn và gây hoang mang cho dân chúng. Tác hại này chính ông Diệm cũng không thể nhận ra và sửa sai, v́ các báo cáo luôn sai lạc.


Ba năm sau, Đạo luật 10/59 ra đời có quy định về vai tṛ Toà án Quân sự. Nhiệm vụ của Toà không những nghiêm cấm đối lập chính trị mà c̣n có những biện pháp giam giữ và truy tố can phạm. Có nhiều ước lượng khác nhau về kết quả hoạt động của Toà này. Từ năm 1954 cho đến 1960 số tù nhân chính trị khoảng 50.000 người. Các số ước lượng không chính thức cao hơn, khoảng 150.000, số bị xử tử khoảng 12.000. Luật này gây thương vong cho nhiều đảng viên và cuối cùng làm cho hoạt động của Cộng sản địa phương bị tê liệt.


Ngoài việc tăng cường các biện pháp an ninh gắt gao để cũng cố cho chế độ, ông Diệm càng mất dần các thiện cảm của nông dân qua các Quốc sách Cải cách Điền địa, Hành chánh địa phương và Ấp chiến lược.


Nông dân bất măn


Cải cách Điền địa


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/11/0-21-300x215.jpg
Lễ phát tiền bồi thường truất hữu ruộng đất. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiểu rơ nỗi khổ của nông dân trong thời thuộc địa, nên ông Diệm quyết tâm cải thiện trong chế độ cộng hoà, như ông đă từng tuyên bố khi hoạch định chính sách: “Những cố gắng của chúng ta phải nhằm cải thiện đời sống quốc dân, nâng đỡ các giới cần lao, nhất là nông dân, san bằng những nỗi bất công, trừ diệt mọi mầm áp bức”.


Dù có quyết tâm thực hiện chương tŕnh Cải cách Điền địa, nhưng trong thực tế, chính quyền đă một phần nào bị Toà Đại sứ Mỹ gây áp lực, và thành quả thu lượm được chỉ cải thiện một phần nào nhu cầu của nông dân.


Trong chiến tranh, Việt Minh đă tịch thu đất của đại điền chủ người Pháp và người Việt, phân phối lại cho nông dân.


Để tiến hành chương tŕnh Cải cách Điền dịa, ngày 22/10/1956, Tổng thống Diệm cho ban hành Dụ số 57 nhằm trưng thu ruộng của tất cả các đại địa chủ để cho người nông dân nghèo mua trả góp. Nhờ thế, chánh phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ Nam kỳ và 220.813 mẫu ruộng của Pháp kiều.


Với 651.182 hecta đất, nông dân nghèo miền Nam và đồng bào miền Bắc di cư có cơ hội mua đất với giá rẻ và được trà góp trong 12 năm. Có nhiều trường hợp xảy ra là nông dân không trả nổi số tiền vay, cuối cùng được nhà nước tặng không.


Nh́n chung, giới điền chủ đều ủng hộ chính sách của ông Diệm v́ lư do là điền chủ miền Nam hưởng mức tối đa là 115 mẩu, (có tài liệu khác cho là chỉ có đến 100 mẩu), phần c̣n lại được bồi thường trong khi Nhật Bản và Đại Hàn, quy định mức tái cấp tối đa là 2 mẩu để canh tác. Trước đây, họ bị xem như đă mất quyền sở hữu ruộng đất, nay chính phủ khôi phục, họ được quyền thu địa tô và lănh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu.


Đối với 80% nông dân còn nghèo đói, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích cộng sản đe dọa, nay họ có một cảm giác công bằng và may mắn, là v́ từ không hay có ít đất, nay lên thành có nhiều đất hơn.


Theo một ước lượng trong năm 1955, 65% đất đai mền Nam nằm trong tay 10% dân chúng. Do đó, đời sống nông dân không cải thiện được nhiều.
Theo những nhận định khác, lư do chính là v́ sau 10 năm thi hành biện pháp cải cách, chỉ có 55% số lượng đất này được cấp phát, cụ thể là, sau khi truất hữu 650.000 mẩu, ông Diệm phân phối cho nông dân khoảng 244.000 mẩu, phần c̣n lại được cấp phát cho đổng bào Công giáo di cư, binh sĩ và công chức. Một bất công tiềm ẩn trong dân chúng.
Do đó, đời sống nông dân, đặc biệt trong những năm thất mùa, phải chịu hậu quả trầm trọng hơn. Việc giảm thuế địa tô từ 50% xuống tối đa c̣n 25% thu hoạch cũng không giúp cho họ khá hơn.
Ngược lại, một nhận xét trung thực là sản xuất nông phẩm tăng, gây nhiều tiếng vang cho Việt Nam trên thế giới. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đă tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, c̣n xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn. Chính sách của ông Diệm thành công mà yếu tố chính là do viện trợ của Mỹ hào phóng.
Để giúp cho nông dân cải thiện phần nào, chương tŕnh viện trợ nông phẩm của Mỹ mang tên Thực phẩm Phụng sự Hoà B́nh (Food for Peace) trở thành nguồn cung cấp quan trọng. Khoản chi viện vật chất hào phóng này gồm lúa ḿ, bột ḿ, gạo và dầu ăn, nhưng không tới tay cho nông dân thụ hưởng, gây tiếng xấu cho ông Diệm.
Lư do là v́ chính quyền địa phương tham nhũng và hàng viện trợ lại để cho các Cơ quan Cứu trợ Thiên Chúa giáo phân phối, có nghĩa là, trước hết phẩm vật đến tay cha xứ ở các tỉnh, và sau đó, dù không phải là hầu hết, nhưng nhiều nơi, lại ưu tiên cho tín đồ và một phần không nhỏ, được đưa ra bán ở thị trường chợ đen.
Nhưng nh́n chung, đời sống nông dân miền Nam vẫn con sung túc hơn khi so với t́nh trạng nghèo đói miền Bắc, nơi mà các phong trào cải cách ruộng đất và hợp tác hoá theo mô h́nh của Mao Trạch Đông.
Hành chánh địa phương
Cũng giống như tại miền Bắc, địa phương tự trị là một đặc thù truyền thống của nông thôn miền Nam, “phép vua thua lệ làng” là một câu nói truyền tụng từ ngàn xưa vẫn c̣n đúng cho sinh hoạt hằng ngày tại đồng bằng sông Cửu Long; mọi việc “sau lũy tre xanh” như đề cử quan chức, xây đường đấp đê, tổ chức các ngày lể tết đều do dân chúng địa phương tự quyết định.


Để thay đổi, ông Diệm đưa ra các biện pháp nhân sự mới bằng cách điều động các viên chức từ địa phương khác tới, trong đó có cả thành phần người Bắc Công giáo di cư, hầu hết là những người chưa am tường t́nh h́nh địa phương mà chỉ lo việc tuân lệnh của chính phủ trung ương.


Ông Diệm c̣n thay đổi các địa danh tại nông thôn miền Nam c̣n âm hưởng Kampuchea ra thành Hán Việt. Rạch Giá là Kiên Giang, Cà Mau là An Xuyên, Trà Vinh là Vĩnh B́nh, Chắc Cà Đao là Hoà B́nh Thạnh, tất cả ngôn ngữ mới, dù là thanh tao và trang nhă, nhưng gây xa lạ cho cảm xúc gần gủi và quen thuộc của dân chúng từ lâu; do đó, cũng không tranh thủ được nhân tâm.


Thực ra, tranh chấp quyền lực trong sinh hoạt xă thôn là một vấn đề ngấm ngầm và phức tạp hơn nhân sự và địa danh. Mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân không thuần là trong phạm vi kinh tế.


Vai tṛ của địa chủ tại nông thôn không thay đổi khi chế độ cộng hoà ra đời. Đó là một thái độ gia trưởng trong một xă hội cổ truyền c̣n sót lại, quyền lực tinh thần này không lệ thuộc vào cơ cấu hành chánh công quyền, họ c̣n nắm giử ưu thế trong mọi sinh hoạt địa phưong, cụ thể là làm chủ toạ các buổi lể quan trọng, kể cả trong quan hôn tang tế, trung gian mua bán nông phẩm, giải quyết các xung đột đủ loại. Do không cần phải có trách nhiệm giải tŕnh theo luật pháp, nên có một khoảng trống chính trị đối với việc kiểm soát của chính quyền trung ương.


Dù ông Diệm có thiện chí trong việc cải cách hành chánh địa phương, nhưng được nh́n chung là sai lầm, gây bất măn trong giới nông dân, mà điển h́nh nhất là việc thi hành quốc sách Ấp Chiến lược.


Quốc sách Ấp Chiến lược


Các xáo trộn tại nông thôn tiềm ẩn bắt đầu khi Tổng thống Diệm thực thi các chính sách nhằm cải thiện an ninh nông thôn, thoạt đầu là chính sách Dinh điền (1957), sau đó lả Khu Trù mật (1960) và cuối cùng là Ấp Chiến lược (1963).


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/11/0-22.jpg
Ấp Chiến lược. Nguồn ảnh: Wikipedia

Mục tiêu của các chương tŕnh này là giúp cho địa phương tổ chức theo phương thức tự quản, tự pḥng và tự phát triển. Tất cả các thôn ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố, các cổng chính ra vào làng được canh gác, ban ngày người dân được tự do đi lại và người lạ phải qua thủ tục kiểm soát, ban đêm các cổng được đóng lại.


Ngoài ra, các nơi c̣n có hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập; thực tế là truy t́m dấu vết các cán bộ Việt Minh c̣n đang lén lút hoạt động, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Để tổ chức cụ thể, chính quyền buộc nông dân dời nhà vào trong một khu vực có kiểm soát với lời hứa hẹn là tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nông dân được mua vật liệu xây dựng với giá rẻ và trợ giúp khởi nghiệp, nhưng các quan chức tận dụng cơ chế để trục lợi bằng cách báo cáo sai lạc.


Thiện chí của ông Diệm giúp cho nông dân là chân thành mà khi thực hiện là không tới tay người thụ hưởng, trong khi giới chức địa phương làm lũng đoạn kế hoạch và không thực tâm cải thiện.


Dù ông Diệm có đi nhiều nơi để trực tiếp khánh thành hay kinh lư, nhưng việc thực hiện chính sách là ngoài tầm kiểm soát. Các thành công tại các địa điểm Khu Trù mật Vị Thanh (Chương Thiện) hay Cái Bè, Cai Lậy (Định Tường) hoàn toàn được địa phương dàn dựng giả tạo khi ông Diệm đi kinh lư, nên có quá nhiều thiệt hại, mà nhất là thanh danh cho chế độ.


Thiệt hại kinh tế cho nông dân không đáng kể. Trong tâm hồn chất phác của nông dân, khi bị buộc phải rời bỏ xóm làng quen thuộc và xa cách mồ mả tổ tiên là một mất mát tinh thần không thể bù đắp. Đó là lư do tại sao có nhiều người dân không hưởng ứng chương tŕnh, lúc đầu tham gia v́ bị áp lực, nhưng sau thời gian không thích nghi, cũng t́m cách ở về nơi củ.


T́nh h́nh an ninh nông thôn suy sụp, do đó, ngày 10 tháng 10 năm 1961, Tổng thống Diệm phải ban bố “t́nh trạng khẩn cấp trên toàn lănh thổ”. Ngày 7 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Diệm công khai thú nhận là “Việt Nam Cộng Ḥa đang phải đối đầu với một thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử” và gởi thư cho Tổng thống John F. Kennedy xin tăng thêm viện trợ quân sự trong khi các biện pháp viện trợ của Mỹ tỏ ra không hữu hiệu.


Bất ổn nội t́nh làm cho một nghịch lư thành h́nh: Tổng thống Diệm không thể áp dụng cùng một lúc việc quân sự hoá và dân chủ hoá cho chế độ. Khi càng dập tắt các tiếng nói của các thành phần đối lập ở thành phố, ở nông thôn đường lối đấu tranh của MTGPMN càng thu hút hơn.


Thực tế cho thấy có nhiều nơi Việt Cộng kiểm soát 80% lănh thổ, mức độ tử vong hằng tháng cho binh sĩ miền Nam lên khoảng 200 và số người bị thương lên hàng ngàn.


Thất bại này không phải là tại các vùng châu thổ sông Cửu Long đông dân, mà ngay trong vùng cao nguyên thưa thớt, nơi CIA có nhiều ảnh hưởng. Thành công của mô h́nh chiến khu Hải Yến ở B́nh Hưng, Cà Mau do cha Nguyễn Lạc Hoá lănh đạo những người Hoa chống Cộng không thể áp dụng cho cả nước, mà chỉ là một ngoại lệ.


Đâu là nguyên nhân?


Thực ra, không phải chỉ có ông Ngô Đ́nh Nhu, Cố vấn Chính trị, là chịu trách nhiệm toàn bộ trong sự thất bại này, mà chính giới tại Washington có liên đới.


Trong khi ông Nhu cho là chiến thuật ngắn hạn là ưu tiên th́ Cố vấn Roger Hilmans đề cao các biện pháp quân sự. Do đó, các biện pháp đấu tranh chính trị và cải thiện kinh tế cần giới hạn trong giai đoạn này.


Tướng Paul D. Harkins cho huy động trực thăng vận để yểm trợ các lực lượng bộ binh tại nhiều khu vực. Nhưng phương tiện dồi dào của Mỹ áp dụng cho khuôn khổ đấu tranh chống du kích chiến là không phù hợp, nhất là trong khi đang thiếu nhân tâm.


Các cuộc hành quân bộ binh có trực thăng yểm trợ thành công rơ rệt v́ đẩy lui được du kích quân về các căn cứ địa, nhưng không thể hủy diệt toàn bộ Cộng quân v́ có nông dân c̣n bao che hoặc do thiện tâm hoặc bị bắt buộc. Sau năm 1963, các quốc sách này đều bị bải bỏ.


(Xem chi tiết trong bài John F. Kennedy và cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963.)


Về sau, khi thời gian lắng động và nh́n lại trong toàn cảnh, tất cả các phe phái, cho dù là theo phe thua hay thắng cuộc, c̣n mang nặng tinh thần suy tôn cụ Ngô hay chống đối Ngô triều, đều có những nhận định chung giống nhau.


Một là, có nhiều lư do để cho nông dân bất đắc dĩ phải bao che cho cán binh Cộng Sản hoạt động, hoặc là v́ mối quan hệ thân nhân, hoặc là áp lực khủng bố địa phương mà họ không thể làm khác hơn.


Với tŕnh độ đơn giản của nông dân, họ không có ư thức sâu xa về các mục tiêu đấu tranh giải phóng hay giai cấp, nhất là giai đoạn trước 1960, lư do chống Mỹ xâm lược chưa thành h́nh.


Nông dân cũng không phải là giới “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản“ như một thiểu số trí thức ở thành phố sau này.


Hai là, nếu so với các biện pháp diệt Cộng cực kỳ đẩm máu được thi hành tại Mă Lai, Philippines hay trong chiến dịch Phượng Hoàng của chế độ Đệ nhị Cộng hoà, th́ chính sách Tố Cộng và Diệt Cộng của ông Diệm đă không triệt để, bị bao che, một phần là v́ chính quyền quá sơ hở hoặc bị mua chuộc. Do đó, mầm móng Cộng Sản vẫn c̣n và gây tác hại về sau.


Ba là, một lư do khác quan trọng không kém là kinh nghiệm chống du kích thành công tại Philippines và Mă Lai không thể áp dụng tại Việt Nam.


Sau khi Edward Lansdale, v́ nhiều lư do khác nhau, không tiếp tục nhiệm vụ giúp cho ông Diệm, kinh nghiệm tại Philiipines không c̣n được ai tại Việt Nam quan tâm.


Ư thức tầm quan trọng của vấn đề, Tổng thống Diệm có yêu cầu Sir Robert Thompson, một chuyên gia Anh chống du kích thành danh tại Mă Lai tiếp tục vai tṛ cố vấn.


Theo ư kiến của Thompson, Việt Nam phải đặt trong tâm chiến lược trong đấu tranh chính trị với nông dân và sử dụng bộ binh, tuyệt đối tránh dùng không quân.


Thompson bác bỏ ưu thế của không quân và chỉ trích Mỹ nặng nề khi ném bom xóm làng, trong khi Mỹ chủ trương sử dụng trực thăng vận là ưu tiên.


Do đó, kinh nghiệm của Thompson cũng như Lansdale không đóng góp nhiều cho Tổng thống Diệm trong việc chống Cộng.
Bốn là, chính sách về nông thôn của Tổng thống Diệm thoạt đầu có thành công nhất định; về sau, chính việc Tướng Nguyễn Khánh quyết định huỷ bỏ làm cho các hoạt động du kích phát triển mạnh hơn và t́nh h́nh an ninh nông thôn càng xấu đi.


Khi thanh danh Tổng thống Diệm tại nông thôn không c̣n, th́ trí thức thành thị bắt đầu nhận ra bản chất của chế độ Ngô triều, nên cũng lên tiếng chống đối.


Trí thức chống đối


Ngày 26 tháng Tư năm 1960, 18 trí thức gồm các viên chức cao cấp trong chính quyền đồng thanh lên tiếng yêu cầu cải cách chế độ qua một bảng Tuyên cáo mệnh danh là Caravelle.


Sở dĩ được gọi Caravelle v́ địa điểm gặp gở là Hotel Caravelle, một khách sạn sang trọng bậc nhất của Sài G̣n, thực ra, danh xưng chính thức là Nhóm Tự do Tiến bộ.


https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/11/0-23-300x169.jpg
Khách sạn Caravelle. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với lời lẽ rất ôn hoà, Bảng Tuyên cáo của nhóm Caravelle cáo buộc các biện pháp chính trị, hành chính, xă hội và quân sự của chính quyền là sai lầm, làm cho dân chúng bất măn và giảm tiềm lực đấu tranh chống Cộng. Để đối phó, chính quyền phải thực thi dân chủ và chấm dứt chế độ gia đ́nh trị.


Trong khi h́nh thức đối lập công khai của tầng lớp trí thức chưa thành h́nh trong một chế độ độc tài, nên Tổng thống Diệm phản ứng mạnh tay. Tất cả những người kư tên trong Bảng Tuyên bố Caravelle bị quy kết cho là có liên hệ với Cộng sản.


Dù là các chính khách tên tuổi, có nhiều ảnh hưởng trong xă hội, thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, chống Cộng, hay đối lập, Bảng Tuyên bố gây tiếng vang quá khiêm nhường.


Sau đó, ngay trong nội các lại có nhiều bất đồng chính kiến gay gắt. Cuối cùng, hậu quả là việc bốn Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh (Nội Vụ), Trần Trung Dung (Phụ tá Quốc Pḥng), Trần Chánh Thành (Thông Tin) và Nguyễn Văn Sĩ (Tư Pháp) từ chức.


Cho đến ngay nay, các trí thức lănh đạo nhóm Caravelle như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ được ca ngợi là là những nhân sĩ liêm khiết, họ vẫn c̣n được dân chúng nể trọng v́ những đóng góp cao quư cho đất nước.


Đa số nông dân và thiểu số trí thức bất măn ngày càng nhiều. Họ lên tiếng công kích chế độ, nhưng không có kết quả.'


Đến khi quân đội nhận thức là chế độ Ngô triều suy thoái, nguy cơ cho sinh mệnh của ông Diệm và chế độ trầm trọng hơn, đó là lư do xảy ra một cuộc âm mưu đảo chính.


Quân đội đảo chánh


T́nh h́nh an ninh nội chính càng bất ổn, ông Diệm càng có ư thức hơn về sinh mệnh cho cá nhân và chế độ.


Cho đến năm 1963, ông đă bị mưu sát tất cả ba lần và đều b́nh yên. Nổi tiếng nhất là vụ ám sát ở hội chợ Ban Mê Thuột vào lúc 9 giờ sáng ngày 22 tháng 2 năm1957. Mưu sự bất thành, hung thủ là Hà Minh Trí, 22 tuổi bị bắt ngay tại trận. Về sau, Cộng Sản đă hănh diện lên tiếng xác nhận là đă đứng ra tổ chức cả ba.


Nhưng ngày 11 tháng 11 năm 1960 mới là lần đầu tiên quân đội chống chế độ bằng cách đảo chính.


Cũng giống như đa số nông dân và trí thức, hầu hết các tướng lănh cáo buộc ông Diệm đă bổ nhiệm các người thân cận nắm quân đội và đề nghị là vợ chồng ông Nhu đang lạm quyền phải xuất ngoại. Nguyện vọng này không được ông Diệm quan tâm.


Do đó, một số sĩ quan cho là mâu thuẩn không c̣n giải pháp và cách hay nhất là phải lật đổ chế độ.


Không giống như các soạn thảo kế hoạch trong các lần sau, ngay trong lần đầu tiên này, mọi việc chuẩn bị diễn ra trong tuyệt mật, không có CIA hay Toà Đại sứ Mỹ tham gia.


Đại sứ Mỹ Durbrow, dù có lên tiếng chỉ trích cá nhân Tổng thống Diệm, nhưng quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ là vẫn giữ lập trường ủng hộ chế độ.


Hai nhân vật đầu năo của tổ chức đảo chính là Đại tá Nguyền Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Tổ chức huy động được một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn Nhảy dù tham gia.


Lực lương đảo chính tấn công vào ngày 11 tháng 11 nằm 1960, nhưng không thể chiếm giử các mục tiêu quan trọng như Đài Phát thanh Sài G̣n hay ngăn chận các trục lộ giao thông chính vào thành phố.


Việc bao vây Dinh Độc Lập bị tŕ trệ, nên Tổng thống Diệm t́m cách hoăn binh, và tuyên bố là sẽ thoả hiệp với phe đảo chính để thành lập chính phủ lâm thời, nhưng thực tế là t́m cách huy động các lực lượng trung thành với đến giải cứu.


Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH, dù đồng ư hợp tác tạm thời với phe đảo chính, nhưng yêu cầu phải thương lượng với Tổng thống Diệm để t́m giải pháp.


Cuối cùng, may mắn cho ông Diệm là lực lượng trung thành c̣n đủ thời gian đến kịp và cuộc giao tranh diễn ra trong chớp nhoáng và khốc liệt. Quân đảo chính không đủ khả năng chống trả nên bị tiêu diệt. Tổng cộng có khoàng 400 người chết, trong đó có cả thường dân hiếu kỳ đi xem. Sau đó, các sĩ quan và chính khách tham gia bị đưa ra xét xử.


Ư thức được nguy cơ suy vong cho chế độ, Tổng thống Diệm càng thi hành nhiều biện pháp gắt gao. Để biện minh, ông Diệm cho là trong giai đoạn này hiểm hoạ xâm lăng của Cộng sản đă gần kề, chính quyền cần phải tập trung nguồn lực để bảo vệ đất nước. Các thành phần đối lập bị bắt giam nhiều hơn và một số bị mất tích.


Tóm lại, những thành tựu xây dựng của Tổng thống Diệm và quân dân miền Nam là đáng khâm phục. Nhưng kể từ năm 1960 trở đi, nhất là khi Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN) ra đời, miền Nam và chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà đi vào một giai đoạn bất ổn triền miên và kết thúc vào ngày 1/11/1963.