PDA

View Full Version : Các thuốc chống viêm thường dùng



tcl
28-02-2016, 18:16
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng




Hỏi:

Ba tôi bị bệnh tim, cao máu, tiểu đường và cũng thường hay bị đau nhức. Gần đây, có người bạn cho mấy viên Celebrex uống giảm đau, chỉ ngày có một lần mà thấy có vẻ rất hiệu quả. Xin cho biết thuốc đó uống lâu dài có an toàn không đối với ba tôi? Thuốc đó có ǵ khác hơn các thuốc giảm đau khác như là Aleve, Motrin, Naproxen, rẻ tiền hơn nhiều?
Mỗi lần đau nhức, người nhà tôi thường ra tiệm mua các thuốc không cần toa như là Motrin, Aleve để uống, thấy có vẻ rất là hiệu quả. Xin cho biết làm như vậy có an toàn không? Cần để ư điều ǵ để tránh các tác dụng có hại của thuốc?



Đáp:

Các thuốc chống viêm không phải là steroid (NSAIDs-NonSteroidal Anti-Inflammatory Drugs)

Cần nhắc lại rằng bệnh viêm xương khớp có thể xảy ra ở một trong hai dạng là có viêm (đủ cả sưng, nóng, đỏ, đau) hoặc không có viêm (chỉ đau nhưng không thấy sưng, nóng, đỏ).

Thuốc chống viêm thường được dùng trong trường hợp đau nhức không giảm đúng mức với thuốc giảm đau hoặc trong trường hợp có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ (gọi là viêm - inflamation) bên cạnh triệu chứng đau.

Có rất nhiều thuốc NSAIDs được bán không cần toa bác sĩ, như Motrin, Aleve, Advil, Haltran, Menadol, Midol, Nuprin... Nếu không có bệnh ǵ khác và chỉ đau sốt sơ sài ít bữa, ta có thể mua thuốc uống thử vài bữa. Nếu bệnh kéo dài, đang dùng các thuốc khác, hoặc có các yếu tố nguy cơ dẫn tới biến chứng khi dùng NSAIDs, ta nên tham khảo với bác sĩ trước khi dùng. Các yếu tố nguy cơ này có thể là:

-Tuổi tác: người trên 65 tuổi sẽ dễ bị loét bao tử hơn khi dùng NSAIDs

-Bị bệnh loét bao tử hay viêm loét ruột: sẽ có thể bị loét nặng hơn hoặc bị biến chứng (chảy máu, lủng bao tử hay ruột) khi dùng NSAIDs.

-Đă từng bị chảy máu thực quản, ruột hay bao tử.

- Những người đang dùng các thuốc chống đông máu (anticoagulant - như là warfarin (Coumadin), heparin) cũng không nên dùng NSAIDs hay aspirin, v́ nó sẽ làm nguy cơ bị chảy máu trong cơ thể tăng lên.

- Bị phù nề, giữ nước trong cơ thể. Những người bị suy tim, bị bệnh gan, thận thường có thể bị giữ nước trong cơ thể gây ra phù, báng bụng, có nước trong màng phổi, và thường được cho dùng các thuốc lợi tiểu. Nếu dùng thêm các thuốc NSAIDs, ngay cả các loại mới như Celebrex, sẽ có nhiều nguy cơ bị tổn thương thận nặng hơn.

- Bị bệnh thận: ngay cả dù chưa bị giữ nước, những người bị bệnh thận cũng sẽ dễ bị tổn thương thận nặng hơn nếu dùng NSAIDs không đúng.

- Cao huyết áp: NSAIDs có thể làm huyết áp hơi cao lên chút ít. Do đó, cần có bác sĩ theo dơi để tăng liều thuốc huyết áp lên nếu cần thiết.

- Bị dị ứng với thuốc Aspirin: nếu đă bị dị ứng như là nổi mề đay, ngứa, sưng môi,... khi dùng Aspirin, tốt nhất ta nên tránh dùng các thuốc NSAIDs (như đă kể trên).

Khi nói đến NSAIDs, ta thường nghe nói đến hai loại là loại NSAIDs không có chọn lọc (Nonselective NSAIDs) và loại có chọn lọc (Selective NSAIDs, c̣n được gọi chính xác hơn là COX 2 inhibitors). Tưởng nên giải thích ngắn gọn về điều này để (hy vọng là) từ nay ta không bị lẫn lộn.

- Các thuốc NSAIDs không chọn lọc bao gồm các thuốc bán không cần toa bác sĩ như kể trên (Motrin, Aleve, Advil, Haltran, Menadol, Midol, Nuprin...) và các thuốc này với liều cao hơn, cần có toa bác sĩ.

- Các thuốc NSAIDs không chọn lọc không cần toa, thường là với liều thấp và thường chỉ đủ để giảm đau. Nếu muốn giảm viêm, ta thường cần phải dùng liều cao hơn và dùng trong một thời gian nhất định (thường là hai đến bốn tuần). Do đó, nếu bác sĩ đă kê toa dùng trong hai đến bốn tuần, nếu không thấy có biến chứng ǵ, tốt nhất ta nên dùng đủ thời gian, v́ nếu thấy bớt đau mà ngừng ngay, th́ v́ phản ứng viêm (là nguyên nhân của đau) vẫn chưa được trị có hiệu quả, cơn đau sẽ có thể sẽ trở lại sớm hơn.

Cũng v́ lư do đó, nếu cho liều thấp mà thấy triệu chứng đau không giảm, bác sĩ sẽ có thể phải tăng liều để đánh vào nguyên nhân của đau (tức là phản ứng viêm của khớp). Và, khi đă được cho liều cao, ta nên theo dơi đều đặn với bác sĩ để để thêm bớt thuốc, điều chỉnh liều lượng thích hợp và phát hiện các tác dụng phụ sớm (nhiều khi phải thử máu mới thấy).

Đôi khi, cùng là NSAIDs, nhưng nếu dùng thuốc này không thấy hiệu quả, đổi qua thuốc khác hoặc kết hợp với một thứ nữa lại “hợp” với ḿnh hơn.

Khi đă dùng NSAIDs, ta không nên dùng một loại NSAIDs khác cùng lúc (đó cũng là một trong những lư do cần phải tham khảo với bác sĩ khi đă dùng thuốc ǵ khác).

Tuy nhiên, cho tới nay, các nghiên cứu cho thấy, có vẽ là nếu chỉ dùng aspirin với liều thấp th́ dùng thêm một loại NSAIDs để chữa đau hay viêm vẫn an toàn.

Các thuốc NSAIDs chọn lọc (c̣n gọi là COX - 2 inhibitors): Gọi là chọn lọc v́ chúng chỉ “đánh” vào các thụ thể gây đau mà ít “đánh” vào các thụ thể bảo vệ bao tử nằm lân cận đó, do đó chúng ít gây ra biến chứng loét ruột và bao tử hơn loại không chọn lọc. Ở Hoa Kỳ, trước đây, có ba thuốc trong nhóm này là Celebrex, Vioxx và Bextra. Nay, chỉ c̣n lại Celebrex là được FDA (Cơ Quan Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) c̣n cho lưu hành.

Thuốc này đôi khi được sử dụng ở những người đă từng bị loét ruột hay dạ dày hoặc bị cào bao tử khi dùng các thuốc NSAIDs không chọn lọc. Tuy nhiên, thuốc vẫn có nguy cơ nhỏ gây ra loét ruột và dạ dày, và nếu ai đó đă từng bị loét hoặc chảy máu ruột/bao tử mà không phải là do các thuốc NSAIDs không chọn lọc, th́ tốt hơn hết, bác sĩ sẽ cho thêm một loại thuốc giúp chống loét bao tử, khi ta dùng thuốc này.

Loại thuốc NSAIDs chọn lọc c̣n lại duy nhất trên thị trường hiện nay là Celebrex. Không nên sử dụng thuốc này ở những người bị bệnh thận, suy tim, xơ gan, những người đang dùng thuốc lợi tiểu và những người dị ứng với aspirin và các thuốc nhóm sulfonamides, những người có bầu ở ba tháng chót (khi đă có bầu th́ dùng thuốc ǵ cũng nên tham khảo bác sĩ).

Những người cần phải cẩn thận khi dùng Celebrex là những ai bị cao huyết áp, bị polyp ở trong lỗ mũi, bị suyễn, người cao tuổi.

Tóm lại, cho dễ nhớ, chỉ dùng Celebrex khi được bác sĩ kê toa, không nên “mượn” người khác (hoặc cho người khác mượn, mà có khi mang họa).

(c̣n tiếp)

Thân mến
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

www.nguyentranhoang. com
(714) 531-7930



nguoiviet