PDA

View Full Version : Của Hồi Môn



BigBoy
13-04-2021, 04:19
Ai cũng nói: “Phải chi cô Út là một thằng con trai th́ hay biết mấy!”. Mà đâu phải nhà ông bà không có con trai. Chú Long và chú Khôi đă có vợ con đề huề cả, nhưng v́ cuộc sống mưu sinh vất vả, họ phải đi làm ăn tứ xứ. Khi th́ ở Biên Ḥa, lúc lại xuôi về miền Tây. Cả năm người con gái của ông cũng lấy chồng xa nhà. Thỉnh thoảng ghé xách cho ông bà nải chuối, miếng thịt, khi khác lại dúi vào tay bà mấy tờ hai chục nhàu nát. Bà không lấy, vẫn cứ đưa. Lúc về bà lại phải len lén bỏ vào túi quần thằng cu Bin, bà khóc: “Mẹ con dầm mưa dăi nắng mới kiếm được vài đồng, cho bà làm ǵ, giữ lấy cho con cái đến trường để biết chữ với người ta”. Thằng bé nghe chẳng hiểu ǵ, măi khi thấy có giọt nước rơi xuống từ khoé mắt bà, nó mới chạy ra sau vườn lắc lắc tay mẹ, ngọng nghịu: “Mẹ ơi bà đang khóc!”.

Các chị đề nghị: “Một trong hai chú phải về ở với ông bà!”. Thực ra th́ hai chú cũng không phải dạng người chối bỏ quy luật gia tộc; con trai phải phụng dưỡng bố mẹ. Cũng từ quy luật đó nên không tránh khỏi suy nghĩ trọng nam khinh nữ rất rơ rệt trong gia đ́nh ông. Đến bây giờ, ông vẫn ân hận tại sao ngày đó ông lại chấp nhận cho chú Long ở rể. Vậy là ông chỉ c̣n chú Khôi – người con trai sẽ kề cận ông bà cho đến cuối đời. Không ngờ lấy vợ xong, hai vợ chồng lại chỉ có duy nhất cái nghề bán quần áo dạo. Mà nghề ấy chỉ bán được ở những nơi đông người. Có ngày phải bôn ba đến mấy cái chợ mới có đủ số tiền chi tiêu trong ngày.

Mà nhà ông lại ở tận ngoại thành – một huyện heo hút nhất trong thành phố, cả người cũng lác đác th́ lấy ǵ có chợ. Chú thím phải thuê nhà trọ trong một con hẻm sâu, ngày ngày đi lấy hàng ở chợ Tân B́nh về bán. Có khi cả tháng không về thăm ông bà được lần nào.

Khi ấy cô Út mới mười tám, cái tuổi trổ mă nh́n cô đầy đặn và xinh tươi như một đoá hoa trong buổi b́nh minh. Chỉ có đôi mắt là buồn. Cái nét buồn của đứa con gái mới lớn chưa nói lên một điều ǵ rơ ràng, nhưng cứ nh́n vào lại có cảm giác xót xa.
Ngày cô cầm tờ giấy báo đậu đại học ở một ngôi trường nổi tiếng nằm ngay trung tâm thành phố. Khi ấy bà không có nhà, ông đang ngồi trầm ngâm với những con tướng, con pháo cùng một người hàng xóm – Một thói quen mà ông rất thích.

Cô hỏi, ông đưa tay chỉ ra phía đầu hẻm:

- Mẹ con ra ấy rồi!

Đến đầu hẻm, cô chợt khựng lại. Bà đang ngồi dưới gốc cây bên lề đường, trước mặt là hai cái mẹt nhỏ, một cái để buồng cau, một cái để mấy bó rau c̣n tươi, có cả nải chuối chín vàng mà chị hai vừa mang lên cho hôm qua. Một người phụ nữ đang trả giá một món hàng nào đó mà bà không bán.

Cô quay về, lặng người đi v́ thương xót. Bà đă ngần ấy tuổi rồi, cái tuổi để nghỉ ngơi, hưởng phúc lộc từ con cháu. Vậy mà …

Trưa ấy, bà dúi vào tay cô tờ hai chục nhàu nát, bảo:

- Con giữ lấy mà mua sách vở, anh con dạo này làm ăn khó khăn, tội nghiệp nó!

Nhận tiền từ tay bà, ḷng cô đau như có trăm ngàn nhát dao đang khứa sâu. Cô thương bà, thương đến quay quắt. Cô quyết định giấu luôn tờ giấy báo đậu đại học.

Bữa cơm trưa, cô xin được thưa chuyện với ông bà:

- Con… con… thi trượt rồi ạ!

Ông vốn xuất thân từ nhà nho, cho nên rất coi trọng chữ nghĩa. Bà th́ ngược lại, bà thương cô Út nhất, bà bảo cô hiền nhất nhà, chỉ mong cho cô có được một người chồng tử tế, vậy là bà vui rồi, học hành chẳng quan trọng. Cô biết ông giận nhưng ông vẫn im lặng.

Hôm sau, cô t́nh cờ nghe được câu chuyện ông nói với người bạn chơi cờ:

- Con gái chẳng được tích sự ǵ, lớn lên thuộc về con người khác.

*- o O o -- o O o -- o O o -

**
Cầm tháng lương đầu tiên cô đưa, bà rưng rưng nước mắt:

- Con có đau ở đâu không, sao da cứ tái nhợt đi thế kia hả?

Cô lắc đầu bảo:

- Con không sao, công việc rất thoải mái, từ nay mẹ không cần phải bán rau ở đầu hẻm nữa, mẹ cứ ở nhà nghỉ cho khoẻ.
Nói vậy nhưng có những đêm cô ho đến quặn người, có lẽ cô chưa quen mới mùi hoá chất nơi làm việc. Hôm mới vào, bà chủ cũng đă nói trước: “Nếu làm ở khâu đó sẽ được thêm tiền độc hại, nhưng nói trước là phải đảm bảo sức khoẻ để làm lâu dài đấy!”. Cô gật đầu đồng ư. Mức lương cô nhận được không nhiều, nhưng đủ để trang trải những chi phí sinh hoạt cho cả nhà.

Các anh chị của cô và nhất là chú Khôi th́ vui mừng khỏi phải nói. Chú c̣n bảo: “Cô Út ráng đi làm, mai mốt có chồng đă có căn nhà của ông bà làm của hồi môn”. Thực ḷng cô có bao giờ nghĩ đến của cải ǵ, ngay cả một gia đ́nh nhỏ sau này cô cũng chưa nghĩ. Mà có cha mẹ nào nuôi con cái mà tính toán bao giờ đâu. Cô từ bỏ giảng đường, chôn vùi khát vọng cũng chẳng nhằm mục đích như chú Khôi nói.

- o O o -- o O o -- o O o -- o O o -- o O o -- o O o -- o O o -

*
Mới đó mà cô đă gần bước sang tuổi ba mươi – Cái tuổi không c̣n nhiều sự lựa chọn khi nghĩ đến một tấm chồng. Cô xuống sắc một cách không ngờ. Có những khi nh́n ḿnh trong gương, rồi nh́n lại tấm h́nh cô chụp năm mười tám tuổi, cô không tránh khỏi ngỡ ngàng lẫn tiếc nuối. Qủa là “cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Cô nhớ lại những “cái đuôi” đă theo ḿnh trong suốt thời gian qua. Trong số những người chạy mất do không được cô đáp lại, giờ chỉ c̣n một người. Anh làm cùng phân xưởng với cô, hiền lành chịu khó và sống rất được ḷng mọi người. Các đồng nghiệp chân thành khuyên: “Cưới đi, già rồi c̣n ǵ!”. Cô nghĩ tới bố mẹ già, chẳng c̣n cách nào khác hơn là im lặng. Người đó cũng im lặng chờ đợi, với anh, có được một người vợ hiếu thảo nết na như thế cho dù chờ bao lâu anh vẫn chờ.

Từ ngày ra thông báo nhà nước đưa huyện lên quận, giá đất nơi đây bỗng tăng lên vùn vụt. Miếng đất trống trước nhà cô được quy hoạch lại, mở một cái chợ thật lớn. Dạo này ông bị chứng bệnh phổi hành hạ nên người tiều tuỵ hẳn đi. Rồi một ngày bệnh viện trả ông về, c̣n dặn người nhà ông muốn ăn ǵ cứ cho ông ăn. Mọi người nghe câu ấy cứ lặng đi. Sinh tử đă là quy luật nhưng nào ngờ nó lại đến nhanh như vậy, mới đây ông c̣n ngồi chơi cờ, đàm chuyện rất sôi nổi với vài người bạn. Bây giờ lại trở nên bé bỏng yếu ớt như thế!

Theo lời ông, các anh chị cùng lũ cháu nheo nhóc có mặt đầy đủ. Lúc đầu là chị hai, sau đó hết thảy cùng tu lên khóc như thể nhà có đám tang. Giọng ông đă yếu đi nhiều, nhưng vẫn thều thào: “Khóc ǵ mà khóc, bố chưa chết ngay đâu!”

Đúng như lời ông nói, qua đợt đó người ông khoẻ hẳn ra, da hồng hào trở lại. Hôm ấy ông chỉ gọi con cháu về để chính thức giao lại căn nhà cho chú Khôi – gia tài duy nhất của ông bà. Không biết cô th́ sao, nhưng các chị của cô đều tỏ thái độ bất b́nh trong ḷng. Thấy thương cho cô Út, tưởng đâu qua bao nhiêu năm cô miệt mài lo cho gia đ́nh, ông đă bỏ đi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” bấy lâu, nào ngờ!

Chú Khôi sau thời gian ṛng ră bán buôn, giờ cũng có được của cải kha khá. Chú mua hẳn gian hàng trong chợ cho vợ kinh doanh. Gặp thời, lại sẵn có kinh nghiệm buôn bán, chẳng bao lâu chú Khôi lấy lại số vốn ban đầu. Lại mở mang thêm, lần này th́ buôn bán ngay tại nhà.

Bận rộn, có hôm hai vợ chồng quên cả cơm trưa cho ông bà. Cũng nhờ cô Út dưỡng bệnh ở nhà nghỉ cả tuần nay. Bác sĩ bảo cô nên dừng lại công việc ở phân xưởng v́ h́nh như có một dấu hiệu ǵ đó mà họ phát hiện trong cuống phổi cô. V́ thế mà cô trở thành người sai vặt cho chú thím Khôi, hôm th́: “Em ở nhà nấu cơm mang ra giúp chị nhé, trưa đông khách quá không về được em ạ!”. Hômkhác lại: “Em coi cửa hàng cho anh nửa buổi, anh phải đi lấy hàng gấp!”. V́ thế mà cô có cảm giác bận rộn hơn cả khi đi làm.

Một ngày, cô đưa cơm ra cửa hàng cho chị, t́nh cờ nghe cuộc đối thoại của chị với người bạn hàng: “Cô Út nhà chị ấy, măi vẫn chưa lấy chồng nhỉ?”. Chẳng biết khuân mặt chị lúc ấy như thế nào, nhưng cô nghe rơ giọng chị như dài ra: “Chắc khó chịu quá chẳng anh chàng nào dám rước, không biết phải nuôi đến bao giờ đây!”. Cô đứng lại rất lâu, chờ cho cuộc nói chuyện của họ tan ra mới thong thả bước vào.

Sau lần ấy, cô mới lờ mờ nhận ra ḿnh đang sống bám vào anh chị. Bà bảo cô: “T́m chỗ nào đàng hoàng hăy nhận lời con ạ, đời con gái chỉ có một lần, hỏng là khổ lắm!”.

Ngày cô chấp nhận lời cầu hôn của anh công nhân làm cùng phân xưởng, thím là người vui nhất, thím nói với chú: “Nhà chỉ c̣n ḿnh cô Út, anh lo tổ chức đám đ́nh cho chu đáo vào!”.Cô hiểu được có lời đuổi khéo từ sau câu nói đầy trách nhiệm ấy!
Cô lấy chồng trong những ngày lập đông giá rét, các anh chị có mặt đầy đủ để chúc mừng cô. Người thanh niên đi bên cạnh cô mặt rạng ngời hạnh phúc. Trước lúc về nhà chồng, bà kéo cô vào pḥng đeo vào tay cô chiếc nhẫn bằng vàng: “Của mẹ buôn bán lặt vặt để dành cho con đấy! Gĩư lấy để pḥng thân con ạ!”. Cô bật khóc, khóc như hồi mười tám tuổi khi thấy bà ngồi giữa những mẹt rau quả ngoài lề đường. Hoá ra suốt thời gian cô đi làm, bà vẫn lén cô ḅn mót rau củ trong vườn nhà đem đi bán, mặc dù số tiền cô đem về đă đủ cho bà trang trải. Cô thương bà đến nghẹn ngào!

Trong bàn tay anh, cô lặng lẽ bước theo. Phía trước mặt họ là con đường trải rộng thênh thang.