BigBoy
07-04-2021, 04:55
https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2021/04/VNE-As-5665-1617712221.jpg (https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2021/04/VNE-As-5665-1617712221.jpg)
Các nhà nghiên cứu sử dụng phấn hoa và lá hóa thạch từ Colombia để t́m hiểu vụ va chạm làm thay đổi rừng nhiệt đới Nam Mỹ.
https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2021/04/06/VNE-As-5665-1617712221.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pm_CNTAow5TltFeRwdelTw
Mô phỏng thiên thạch 12 km đâm vào Trái Đất. Ảnh: SPL.
Sau khi thiên thạch đường kính 12 km đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm, các loại thực vật tạo nên rừng nhiệt đới thay đổi đáng kể. Nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama công bố phát hiện trên tạp chí Science.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Mónica Carvalho, cho biết ông và cộng sự kiểm tra hơn 50.000 ghi chép hóa thạch phấn hoa và hơn 6.000 hóa thạch lá trước và sau vụ va chạm. Họ nhận thấy những thực vật với quả h́nh nón thuộc ngành Thông và cây dương xỉ mọc phổ biến trước khi thiên thạch khổng lồ đâm xuống khu vực ngày nay là bán đảo Yucatan ở Mexico.
Nhưng sau vụ va chạm, độ đa dạng của thực vật giảm khoảng 45% và tuyệt chủng lan rộng, đặc biệt ở thực vật có hạt. Dù các khu rừng phục hồi trong 6 triệu năm tiếp theo, thực vật ra hoa dần trở nên nổi trội. Cấu trúc của rừng nhiệt đới cũng thay đổi do sự chuyển biến này. Vào cuối kỷ Phấn Trắng, khi khủng long vẫn c̣n sống sót, cây cối trong rừng mọc cách xa nhau. Thực vật ở tầng trên không che khuất mà vẫn chừa ra khoảng rộng để ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu xuống nền rừng.
Tuy nhiên, rừng cây sau vụ va chạm phát triển tán rộng khiến lượng ánh sáng chiếu tới mặt đất trở nên ít hơn. Để giải thích tại sao những khu rừng nhiệt đới nhiều cây ngành thông mọc thưa thớt ở thời khủng long biến đổi thành rừng mưa nhiều cây cao ra hoa rực rỡ như rừng mưa Amazon, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 giả thuyết dựa trên kết quả phân tích phấn và lá cây hóa thạch.
Đầu tiên, khủng long có thể ngăn rừng cây mọc quá rậm rạp bằng cách ăn và giẫm đạp lên thực vật mọc ở tầng thấp hơn. Giả thuyết thứ hai là tro rơi xuống từ vụ va chạm làm đất rừng trở nên mọc mỡ, mang tới lợi thế cho thực vật ra hoa sinh trưởng nhanh. Với giả thuyết thứ ba, sự tuyệt chủng của thực vật ngành Thông tạo điều kiện cho thực vật ra hoa xâm chiếm các khu rừng. Tất cả giả thuyết trên đều có thể góp phần vào kết quả như chúng ta thấy ngày nay.
“Bài học rút ra ở đây là dưới ảnh hưởng đột ngột, hệ sinh thái nhiệt đới không chỉ phục hồi mà c̣n bị thay thế dần và quá tŕnh này diễn ra trong thời gian rất dài”, tiến sĩ Carvalho cho biết.
Các nhà nghiên cứu sử dụng phấn hoa và lá hóa thạch từ Colombia để t́m hiểu vụ va chạm làm thay đổi rừng nhiệt đới Nam Mỹ.
https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2021/04/06/VNE-As-5665-1617712221.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pm_CNTAow5TltFeRwdelTw
Mô phỏng thiên thạch 12 km đâm vào Trái Đất. Ảnh: SPL.
Sau khi thiên thạch đường kính 12 km đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm, các loại thực vật tạo nên rừng nhiệt đới thay đổi đáng kể. Nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama công bố phát hiện trên tạp chí Science.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Mónica Carvalho, cho biết ông và cộng sự kiểm tra hơn 50.000 ghi chép hóa thạch phấn hoa và hơn 6.000 hóa thạch lá trước và sau vụ va chạm. Họ nhận thấy những thực vật với quả h́nh nón thuộc ngành Thông và cây dương xỉ mọc phổ biến trước khi thiên thạch khổng lồ đâm xuống khu vực ngày nay là bán đảo Yucatan ở Mexico.
Nhưng sau vụ va chạm, độ đa dạng của thực vật giảm khoảng 45% và tuyệt chủng lan rộng, đặc biệt ở thực vật có hạt. Dù các khu rừng phục hồi trong 6 triệu năm tiếp theo, thực vật ra hoa dần trở nên nổi trội. Cấu trúc của rừng nhiệt đới cũng thay đổi do sự chuyển biến này. Vào cuối kỷ Phấn Trắng, khi khủng long vẫn c̣n sống sót, cây cối trong rừng mọc cách xa nhau. Thực vật ở tầng trên không che khuất mà vẫn chừa ra khoảng rộng để ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu xuống nền rừng.
Tuy nhiên, rừng cây sau vụ va chạm phát triển tán rộng khiến lượng ánh sáng chiếu tới mặt đất trở nên ít hơn. Để giải thích tại sao những khu rừng nhiệt đới nhiều cây ngành thông mọc thưa thớt ở thời khủng long biến đổi thành rừng mưa nhiều cây cao ra hoa rực rỡ như rừng mưa Amazon, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 giả thuyết dựa trên kết quả phân tích phấn và lá cây hóa thạch.
Đầu tiên, khủng long có thể ngăn rừng cây mọc quá rậm rạp bằng cách ăn và giẫm đạp lên thực vật mọc ở tầng thấp hơn. Giả thuyết thứ hai là tro rơi xuống từ vụ va chạm làm đất rừng trở nên mọc mỡ, mang tới lợi thế cho thực vật ra hoa sinh trưởng nhanh. Với giả thuyết thứ ba, sự tuyệt chủng của thực vật ngành Thông tạo điều kiện cho thực vật ra hoa xâm chiếm các khu rừng. Tất cả giả thuyết trên đều có thể góp phần vào kết quả như chúng ta thấy ngày nay.
“Bài học rút ra ở đây là dưới ảnh hưởng đột ngột, hệ sinh thái nhiệt đới không chỉ phục hồi mà c̣n bị thay thế dần và quá tŕnh này diễn ra trong thời gian rất dài”, tiến sĩ Carvalho cho biết.