PDA

View Full Version : Kênh đào Suez: Tuyến huyết mạch nối liền hai nửa thế giới 150 năm qua



BigBoy
27-03-2021, 23:58
Vụ việc siêu tàu hàng Ever Given mắc cạn những ngày qua cho thấy tầm quan trọng của kênh đào Suez, một trong những tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới với tuổi đời hơn 150 năm.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/kenh-sue-zdocx-1616740197687.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Mô phỏng kênh Suez năm 1865 (Ảnh: History.com).

Những nỗ lực sơ khai


Ai Cập cổ đại có nhiều tuyến đường thủy nhân tạo. Người đầu tiên cho đào kênh kết nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải qua sông Nile là Pharaoh Senusret III (trị v́ từ năm 1878-1839 trước Công Nguyên), vào khoảng năm 1850 trước Công nguyên.


Đoạn đầu tiên đă hoàn thành và có thể đi lại bằng thuyền nhỏ đáy bằng trong mùa lũ. Tuy nhiên, công việc đă bị bỏ dở sau khi các kỹ sư của Pharaoh thông báo rằng mực nước Biển Đỏ cao hơn sông Nile, do vậy khi con kênh hoàn thành sẽ khiến nước mặn chảy vào một nhánh sông và không thể sử dụng cho nông nghiệp được nữa.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/kenh-sue-zdocx-1616740198027.png
Nhấn để phóng to ảnh
Hai đoạn kênh đào (bị bỏ dở) thời Pharaoh Senusret III (Đồ họa: Wikipedia).

Đến thời kỳ vua Darius Ba Tư nắm quyền ở Ai Cập, một dự án khác được tiến hành. Tuyến đường có thay đổi chút ít khi nó nối với hồ Timsah rồi ṿng xuống hồ Bitter trước khi ra Biển Đỏ. Theo sử gia Herodotus, kênh đủ rộng cho ba tàu chiến Trireme chèo tay đi song song và hành tŕnh mất 4 ngày. Đoạn kênh nối giữa hai hồ đă được t́m thấy vào đầu thế kỷ 20, và một tấm bia kỷ niệm hoàn thành của vua Darius được phát hiện khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, dự án nối sông Nile với Biển Đỏ này cũng phải ngừng lại do không giải quyết được bài toán chênh lệch mực nước.


Đến năm 270-269 trước Công Nguyên, các tiến bộ công nghệ mới cho phép người Ai Cập hoàn thành con kênh. Các kỹ sư của Pharaoh Ptolemy II đă sử dụng "âu tàu", c̣n gọi là hệ thống khóa nước, để giúp tàu bè di chuyển giữa 2 đoạn kênh có mực nước khác nhau. Việc này cũng giúp ngăn chặn nước mặn từ Biển Đỏ chảy vào sông Nile.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/3-1616741091049.png
Nhấn để phóng to ảnh
Hệ thống khóa nước giúp tàu đi lên (h́nh 1-7) và đi xuống (h́nh 8-14) (Ảnh: Wikipedia).

Hai trăm năm sau, kênh Ptolemy bị bồi lấp do Biển Đỏ từ từ thu hẹp về phía Nam. Nỗ lực đào khơi thông diễn ra vào thế kỷ 8, nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Mười thế kỷ sau chứng kiến nhiều dự án tương tự được đề xuất, nhưng không bao giờ hoàn thành v́ nhiều yếu tố, ví dụ như chi phí quá cao.


Dự án thành h́nh


Cuối năm 1798, trong chiến dịch Ai Cập, Tướng Pháp Napoleon Bonaparte ra lệnh thăm ḍ để đào thẳng một con kênh nối trực tiếp Biển Đỏ với Địa Trung Hải, không ṿng qua sông Nile như trước nữa. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ và phương pháp tính toán, đội ngũ kỹ sư đă kết luận rằng do mực nước 2 biển chênh nhau ít nhất 8,5 mét, việc đào kênh sẽ gây ra một trận lụt khủng khiếp khi nước Biển Đỏ đổ xuống vùng đồng bằng.


Kế hoạch xây dựng kênh đào được khởi động lại năm 1847, khi nhóm khảo sát cuối cùng xác nhận rằng chênh lệch mực nước giữa hai biển là không lớn.


Công ty Kênh đào Suez (Compagnie Universalelle du channel Maritime de Suez) ra đời ngày 15/12/1858. Tổng cộng 13 chuyên gia từ 7 quốc gia, đứng đầu là kiến trúc sư người Australia Alois Negrelli đă xem xét tính khả thi và xác định tuyến đường tốt nhất để đào kênh. Ngày 25/4/1859, những nhát cuốc đầu tiên diễn ra tại thành phố Port Said phía bắc con kênh.



https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/kenh-sue-zdocx-1616740198386.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Việc đào kênh Suez thời kỳ đầu hoàn toàn là thủ công (Ảnh: MSN).

Trong 5 năm đầu tiên, mọi việc hoàn toàn làm bằng cuốc, xẻng. Đất đá đào lên được vận chuyển đi bằng sức người hay gia súc. Công nhân là những người nông dân nghèo, bị ép buộc lao động (https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/lao-dong.htm) cưỡng bức bằng roi vọt và điều kiện làm việc nguy hiểm với đồng lương bèo bọt.


Một số nghiên cứu ước tính rằng, có hơn 30.000 lao động làm việc thường xuyên trên kênh mỗi ngày trong suốt 10 năm, hơn 1,5 triệu nhân công từ các quốc gia khác nhau đă được tuyển dụng và số người tử vong do bệnh tật, tai nạn lên đến hàng chục ngh́n.


Tiến độ thi công chậm chạp một cách đáng kinh ngạc, và dự án c̣n gặp khó khăn lớn sau khi nhà cai trị Ai Cập Ismail Pasha ra lệnh cấm sử dụng lao động cưỡng bức vào năm 1863. Thực tế, ông muốn huy động nhân công sang các đồn điền trồng bông, do giá bông thế giới khi đó đang tăng cao. Việc này khiến quá tŕnh thi công gần như phải dừng lại. Hoàng đế Pháp gây áp lực cho Ai Cập và công ty Kênh đào Suez được bồi thường 3 triệu bảng Anh.


Đối mặt với t́nh trạng thiếu lực lượng lao động nghiêm trọng, công ty Kênh đào Suez quyết định thay đổi biện pháp thi công, số tiền bồi thường được chi cho hàng trăm máy xúc và đào chạy bằng động cơ hơi nước (với thiết kế riêng để đào kênh). Trong số 75 triệu mét khối đất cát cuối cùng được đào lên và chuyển đi, khoảng 3/4 là từ các máy móc hạng nặng.


Chính thức hoạt động


Ngày 17/11/1869, kênh đào Suez bắt đầu mở cửa cho tàu bè qua lại. Tuy nhiên khi đó, kênh Suez chỉ có độ sâu 7,62 m, rộng 22 m ở đáy và 91,4 m trên bề mặt, do vậy sau 1 năm hoạt động chỉ có 500 tàu đi qua. Các nỗ lực nạo vét để mở rộng cho tàu lớn vào kênh tiếp tục cho đến năm 1876, biến con kênh trở thành một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới.


Chi phí đào kênh ước tính 1,5 tỷ USD, một khoản tiền lớn thời đó. Năm 1875, các khó khăn tài chính đă khiến Ai Cập nợ chồng chất và phải bán lại cổ phần của ḿnh trong công ty Kênh đào Suez cho chính phủ Anh với giá quy đổi chừng 50 triệu USD. Bảy năm sau, quân đội Anh xâm lược Ai Cập, bắt đầu thời kỳ chiếm đóng lâu dài. Hiệp ước Anh - Ai Cập năm 1936 khiến nước này gần như đă độc lập, nhưng Anh bảo lưu quyền bảo vệ kênh đào. Phải đến sau cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, kênh đào mới chính thức thuộc quyền kiểm soát của Ai Cập.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/3-1616741968255.jpg
Nhấn để phóng to ảnh
Tàu thuyền từ Anh sang Trung Đông bằng kênh Suez sẽ ngắn hơn hàng ngh́n hải lư so với việc đi ṿng qua vùng châu Phi (Ảnh: EORC).

Tuyến giao thông huyết mạch


Kênh Suez giúp rút ngắn hải tŕnh từ châu Âu sang châu Á hàng ngh́n km. Do vậy đây là vị trí cực kỳ quan trọng về thương mại và quân sự. Phát xít Đức thời thế chiến II đă cố gắng đánh chiếm nơi này nhưng bất thành. Và khi Ai Cập quyết định quốc hữu hóa kênh, liên quân Anh - Pháp - Israel đă tấn công để giành kiểm soát kênh đào. Cuộc chiến đó chỉ chấm dứt với áp lực của Mỹ, Liên Xô và Liên Hợp Quốc.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/kenh-sue-zdocx-1616740198814.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Kênh Suez thứ 2 (Ảnh: Wikipedia)

Năm 2013, chính phủ Ai Cập của Tổng thống Abdel-Fattah el-Sissi công bố quyết định mở rộng kênh Suez thành hai làn. Một kênh đào song song được thi công trong 1 năm với kinh phí 8 tỷ USD, tổng cộng 250 triệu m3 đất đá và 260 triệu m3 cát đă được đào lên. Nhờ đó, số lượng tàu thuyền qua hai kênh có thể lên đến 97 tàu mỗi ngày.


Ước tính, 300 triệu tấn hàng hóa được chở qua đây mỗi năm và trong năm 2018- 2019, kênh đào Suez đă đem về gần 6 tỷ USD cho nền kinh tế Ai Cập.


Suez là kênh đào có vai tṛ quan trọng thứ hai chỉ sau kênh đào Panama trong hoạt động giao thương đường biển. Nó được cho là mắt xích quan trọng nối liền phương Đông và phương Tây, cho phép hàng hóa trung chuyển từ châu Á đến châu Âu nhanh hơn nhiều so với các tuyến đường khác. Đặc biệt, kênh Suez cũng là tuyến đường quan trọng đối với hoạt động vận chuyển dầu thô từ vùng Vịnh đến châu Á và châu Âu.


Tạp chí Lloyd's List ước tính, trung b́nh mỗi ngày có khoảng 10 tỷ USD trung chuyển qua kênh Suez. Khoảng 30% lượng công-ten-nơ vận chuyển trên thế giới đi qua kênh đào Suez dài 193 km mỗi ngày, chiếm khoảng 12% tổng lượng hàng hóa thương mại toàn cầu.


https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/03/26/kenh-dao-1616744200921.jpeg
Nhấn để phóng to ảnh
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy siêu tàu hàng Ever Given bị mắc cạn, nằm chắn ngang con kênh (Ảnh: BlackSky/Reuters).

Từ ngày 23/3, tàu chở hàng 200.000 tấn Ever Given đă gặp sự cố dẫn bị mắc cạn sau khi mất khả năng cơ động v́ gió lớn và băo bụi. Tàu hiện nằm chắn ngang và chặn đường lưu thông từ cả 2 phía của kênh đào Suez.


Các chuyên gia cho hay, nếu vụ tắc đường không được giải quyết trong 24-48 giờ tới, một số công ty vận tải có thể sẽ phải đổi đường đi, ṿng qua phần mũi phía nam của châu Phi và khiến đoạn đường di chuyển sẽ dài hơn rất nhiều.