PDA

View Full Version : Kỷ niệm với nhà văn tiên phong Hồ Biểu Chánh (1884-1958)



BigBoy
10-03-2021, 04:57
I –LỜI MỞ ĐẦU


Hồ Biểu Chảnh là nhà văn lão thành Miền Nam đã mở đầu phong trào viết Tiểu thuyểt theo lối Tây phương và đã để lại một sự nghiệp văn chương “đồ sộ” vào thời bấy giờ, gồm hơn 100 tác phẩm đủ loại: tiểu thuyết, tùy bút, hồi ký, dịch thuật, thơ, tuồng, phóng tác...


Riêng cá nhân tôi, do một cơ may đặc biệt, tôi được tiếp cận nhà văn đáng tuổi Ông tôi do việc tôi là học trò “giỏi”, học trò “cưng” của Trưởng nam của Ông là Giáo sư HỒ VĂN KỲ TRÂN. Ngược dòng thời gian, ngay dưới thờ Pháp thuộc, do chính sách “ngu dân” việc học vấn trong nước bị hạn chế tối đa, GIÁO SƯ TRÂN được phụ thân cho sang Pháp du học thành tài, hồi hương được bổ nhiệm làm Giáo sư tại các Trường Trung học PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ và Trường QUỐC GIA SƯ PHẠM SÀI GÒN, rồi được thăng chức Hiệu trưởng Trường THOẠI NGỌC HẦU (LONG XUYÊN), sau đó tham gia chánh trị, đắc cử Dân biểu Quốc hội ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA, được đề cử đi Công cán nước ngoài trước ngày đảo chánh 1/11/1963. Rồi đến lược Trưởng nam của Giáo sư là Tướng Hải quân, Phó Đề đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI, Anh hùng trong Trận Hải chiến bảo vệ Quần đảo HOÀNG SA ngày 19/1/ 1974, tác giả Tập Hồi ký nhan đề “ CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI” là mơột tài liệu lịch sử quí giá, làm vẻ vang vọng tộc.


Tôi, Giáo sư PETRUS KÝ và SƯ PHẠM, PHỤ TÁ KHỐI NGHIÊN CỨU VÀ PHAT TRIỂN GIÁO DỤC/ BỘ GIÁO DUC, tác giả bài viết, may mắn được học với Giáo sư HỒ VĂN KỲ TRÂN ở cả hai Trường PETRUS KÝ và QUỐC GIA SƯ PHẠM và được bổ nhiệm về dạy lại tại cả hai Trường lớn nầy. Thầy mừng cho tôi nối được nghiệp Thầy và khi làm Hiệu Trưởng Trường THOẠI NGỌC HẦU- LONG XUYÊN, Thầy nắm tay tôi rủ xuống LONG XUYÊN phụ với Thầy và để làm vui lòng Thầy, tôi cũng đã dẫn một Phái đoàn Giáo sư và Học sinh PETRUS KÝ xuống Cắm Trại một tuần lễ để tham gia Đại Hội THỂ THAO VĂN NGHỆ Học Sinh Tỉnh Nhà. Sau đó thì Thầy đắc cử Dân Biểu Quốc Hội và chuyển sang hoạt động chánh trị nên Thầy trò ít có dịp gặp nhau.


Còn đối với TƯỚNG THOẠI và em là HỒ VĂN KỲ TƯỜNG (đã mất) thì tôi xem như anh em. Cậu của Anh THOẠI là GS NGUYỄN THÀNH TRÍ, Em Cô HỒ LIỄU (Cô TRÂN) là bạn tôi ở SƯ PHẠM, quê ở BẾN SÚC (BÌNH DƯƠNG), thỉnh thoảng dắt tôi về quê thăm Thầy Cô TRÂN và khi Cô HỒ LIỄU đau nằm Bệnh viện GARDEN GROVE, CALIFORNIA, chúng tôi có vào thăm. Phu nhân Anh THOẠI là bạn cùng Lớp SƯ PHẠM với Người Chị con Bác tôi. Khi tôi tốt nghiệp Khóa 14 SQTBTĐ, Chị định nhờ Anh rút tôi về Hải Quân, nhưng rất tiếc năm đó bên HẢI QUÂN không có nhu cầu và tôi cũng đã may mắn được thuyên chuyển về bổ xung quân số Phòng Tuyển Binh thuộc Bộ Chỉ Huy iii Tiếp Vận, sau trực thuộc Nha ĐỘNG VIÊN/ BỘ QUỐC PHÒNG.


Còn đối với Cụ HỒ BIỂU CHÁNH mà tôi thân kính như Ông tôi, thì khi hưu tri Cụ lui về ở ẩn tại PHÚ NHUẬN, rảnh rang lo viết sách. Chúng tôi thường vào thăm Cụ và khi biết chúng tôi chọn ngành giáo dục, Cụ rất vui, cho đó là nghề có phước đức và khuyên chúng tôi nên noi theo nghiệp văn chương, chữ nghĩa của Cụ. Những lúc vui miệng, Cụ gọi chúng tôi là “các THẦY” mặc dù lúc bấy giờ chúng tôi chưa tốt nghiệp SƯ PHẠM. Chúng tôi vẫn ghi nhớ và noi theo lời Cụ dạy.


Rất tiếc là, sau nhiều biến cố chính trị dồn dập của đất nước, tuy bản thân Cụ không bị hề hấn, nhưng những năm lao tâm lao trí cũng đã làm Cụ tổn thọ phần nào và năm 1958 Cụ qui tiên, tại PHÚ NHUẬN, thọ 74 tuổi.


IỊ TIỂU SỬ CỤ HỒ BIỂU CHÁNH (1884-1958)


Cụ HỒ BIỂU CHÁNH tên thật là HỒ VĂN TRUNG, tự BIỂU CHÁNH, hiệu THỨ TIÊN, sanh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 1-10-1885), tại làng Bình Thành, Tỉnh GÒ CÔNG (nay thuộc Huyện GÒ CÔNG ĐÔNG, Tỉnh TIỀN GIANG).


Xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ NHO, sau đó chuyển qua học QUỐC NGỮ rồi vào các Trường Trung học MỸ THO và SÀI GÒN. Năm 1905, sau khi đậu bằng THÀNH CHUNG (Diplôme d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises DEPSI, tương đương với Trung Học Đệ Nhất Cấp), Cụ thi đậu vào ngạch Ký lục (Thư ký: Sécrétaire) của SOÁI PHỦ NAM KỲ. được bổ nhiệm làm Ký lục (sécrétaire), rồi Thông ngôn (interprète), thăng dần đến ngạch Đốc Phủ sứ (Chef d’arrondissement: Quận Trưởng), từng giữ chức vụ Chủ Quận (Quận Trưởng) ở nhiều nơi. Cụ có tiếng là thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ, bênh vực những kẻ cô thế, bị hàm oan, bị hà hiếp, nên được dân tình ở những nơi Cụ trấn nhậm mến thương và tạo phước đức cho con cháu.


Tháng 8 năm 1941, sau khi về hưu, Cụ được Pháp mời làm Cố vấn, với danh hiệu Nghị viên Hội Đồng Liên Bang Đông Dương và Phó Đốc Lý Thành phố SÀI GÒN, đồng thời làm Giám đốc những Tờ báo Tuyên truyền cho Chủ nghĩa Pháp-Việt.


Năm 1946, khi tái chiếm Nam Bộ, Pháp lập NAM KỲ QUỐC. Ông được mời làm Cố vấn cho Chánh phủ NGUYỄN VĂN THINH, nhưng chỉ có mấy tháng khi Chánh phủ NGUYỄN VĂN THINH sụp đổ, Ông lui về ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Một điểm đáng nói là sau những biến cố sôi nổi đẩm máu của thời cuộc, nhiều chính khách, nhà văn... bị sát hại hay điêu đứng, như PHẠM QUỲNH, DƯƠNG QUẢNG HÀM, KHÁI HƯNG TRẦN KHÁNH GIƯ, NGUYỄN TƯỜNG TAM... Cụ tránh được nạn tai, có thể là do ân đức của tổ phụ hoặc do phước đức do chính Cụ tạo ra trong những năm phục vụ Hành chánh, đã che chở cho Cụ và gia đình Con Cháu cũng được hưởng phước đức đó.


Cụ mất ngày 4-9-1958 tại PHÚ NHUẬN- GIA ĐỊNH, thọ 74 tuổi. Và như trên đã nói, Trưởng nam Cụ là Giáo sư HỒ VĂN KỲ TRÂN, tốt nghiệp bên Pháp, là Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Trung học, Dân biểu QUỐC HỘI, Cháu đích tôn Ông là Phó Đề đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI nổi tiểng ANH HÙNG trong trận Hải chiến HOÀNG SA, tất cả cũng là nhờ ân đức của Tổ Phụ.




“Ai ơi ăn ở hiền lành
Phúc mình mình hưởng, để dành Cháu Con!”

III- SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG.-


Trong suốt gần 40 năm sáng tác
- với phong cách hành văn giản dị, tiêu biểu cho các Nhà văn NAM BỘ thích hợp với tâm lý đọc giả Miền Nam, về sau có BÌNH NGUYÊN LỘC TÔ VĂN TUẤN, NGUYỄN VĂN SÂM, LƯƠNG VĂN LỰU, THÁI THỤY VI...


- sáng tác bằng chữ QUỐC NGỮ, có phần nào mộc mạc, chân chất,phản ảnh tâm lý chân chất, mộc mạc của người Miền Nam, khác với lối hành văn bóng bảy, trau chuốt của các nhà văn miền Bắc


- mở màn cho loại Tiểu thuyết hiện đại, sáng tác theo lối tiểu thuyết Phương Tây


- đã để lại một sự nghiệp văn chương to lớn so với thời bấy giờ với hơn 100 tác phẩm đủ loại gòm có dịch thuật, thơ, tùy bút, phê bình, hồi ký, tuồng hát, đoản thiên, truyện ngắn, biên khảo, phóng tác và trên 60 tiểu thuyết.

Cụ HỒ BIỂU CHÁNH quả thật xứng đáng với danh hiệu NHÀ VĂN TIÊN PHONG NAM BỘ, mãi lưu danh hâu thế. Thi sĩ ĐÔNG HỒ đã viếng Tang lễ Cụ bằng câu đối ghép bằng các Tựa sách của Cụ:


“Cay Đắng Mùi Đời, Con Nhà Nghèo, Con Nhà Giàu, tiểu thuyết viết sáu mươi ba thiên, Vì nghĩa Vì Tình, Ngọn Cỏ Gió Đùa, Tỉnh Mộng, Mấy Ai Làm Được Can Thường Nặng Gánh, Con Khóc Thầm, Con Cười Gượng, thanh cần trải bảy mươi bốn tuổi, Thiệt Giả, Giả Thiệt, Vườn văn xưa ghé mắt, Đoạn Tình còn Ở Theo Thời.”


Đúng là “ Cụ đã để lại cho đời 63 quyển tiểu thuyết và thọ 74 tuổi)


Tác phẩm của Cụ gồm có:


1/ DỊCH THUẬt, Chú giải và Biên soạn cổ tích
- Cổ văn Trung quốc: Kim Cổ Kỳ Quan, Tình Sử (Saigon 1920),


- Tiếng Pháp: Lửa Ngún Thình Lình (Saigon 1922)


- Cổ văn: Chú giải các tác phẩm cổ điển Việt Nam : Văn tế Chiêu hồn của NGUYỄN DU, Tiếc thay Duyên Tấn phận Tần
2/ THƠ:
- U Tình Lục (Saigon 1910)


- Vậy Mới Phải (Long Xuyên 1913)


- BIỂU CHÁNH Thi Văn (Tập I.2, 3. Bản thảo)
3/ TÙY BÚT- PHÊ BÌNH:
- Chưởng Hậu Quân VÕ TÁNH (Saigon 1926)


- Chánh Trị Giáo Dục (Gò Công 1948)


- Tùy Bút ThờI Đàm (Gò Cêng 1948)
4/ HỒI KÝ:
- Ký ức Cuộc Đi BẮC KỲ (1941)


- Mấy Ngày Ở BẾN SÚC (Bến Súc 1944)


- Đời Của Tôi: - về Quan Trường, -về Văn Nghệ, -về Cách Mạng


- Một Thiên Ký Ức : NAM KỲ CỘNG HÒA TỰ TRỊ (1948)


- Tâm Hồn Tôi (Gò Công 1949)


- Nhàn Trung Tạp Kỷ (Tập 1,2,3 Gò Công 1949)
5/ TUỒNG HÁT:
- HÀI KỊCH:


- Tình Anh Em (Saigon 1922).


- Toại Chí Bình Sanh (Saigon 1922)


- Đại Nghĩa Diệt Thân (Bến Súc 1945)


- HÁT BỘI:


- Thanh Lệ Kỳ Duyên (Saigon 1941)


- Công Chúa Kén Chồng (Bình Xuân 1945)


- Xả Thân Thủ Nghĩa (Bình Xuân 1945)


- TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH Qui Thần (Bình Xuân 1945)


- CẢI LƯƠNG:


- Hai Khối Tình (Saigon 1943)


- Nguyệt Nga Cống Hồ (Saigòn 1943)


- Vì Nước Vì Dân (Gò Công 1947)
6/ ĐOẢN THIÊN:
- Chị Hai Tôi (Vĩnh Hội 1944)


- Thầy Chùa Trúng Số (Vĩnh Hội 1944)


- Ngập Ngừng (Vĩnh Hội)


- Một Đóa Hoa Rừng (Vĩnh Hội 1944)


- Hai Thà Cưới Vợ (Vĩnh Hội)


- Hai Chồng (Vĩnh Hội)


- Hai Vợ (Saigon 1955)


- Lòng Dạ Đàn Bà (Saigon 1955)
7/ TRUYỆN NGẮN:
- Chuyện Trào Phúng Tập 1,2 (Saigon 1935)


- Chuyện Lạ Trên Rừng (Bến Súc 1945)


- Truyền Kỳ Lục (Gò Công 1948)
8/ BIÊN KHẢO:
- PÉTAIN, Cách ngôn Á Đông Triết Lý Hiệp Giải (Saigon 1942)


- GIA LONG Khai Quốc Công Thần (Saigon 1944)


- GIA ĐỊNH Tổng Trấn (Saicon)


- Chấn Hưng Văn Hóa VIỆT NAM (Saigon 1944)


- TRUNG HOA Tiểu Thuyết Lược Khảo (Bình Xuân 1945)


- Đông Châu Liệt Quốc Chí Bình Nghị (Bến Súc 1945)


- Tu Dưỡng Chỉ Nam (Bến Súc 1945)


- Pháp Quốc Tiểu Tuyết Lược Khảo (Bình Xuân 1945)


- Một Lẳn Chánh Khí: Văn Thiên Tường (Bình Xuân 1942 lần 2)


- Nhân Quần Tấn Hóa Sử Lược (Gò Công 1947)


- Âu Mỹ Cách Mạng Sử (Gò Công 1948Đ


- Việt Ngữ Bổn Nguyên (Gò Công 1948)


- Thành ngữ Tạp Lục (Gò Công 1948)


- Phật Tử Tu Trì (Gò Công)


- Nho Học Danh Thơ (Gò Công)


- Thiền Môn Chư Phật (Gò Công 1949)


- Địa Dư Đại Cương (Gò Công)


- Hoàng Cầu Thông Chí (Gò Công)


- Phật Giáo Cảm Hóa Trung Hoa (1950)


- Phật Giáo Việt Nam (1950)


- Trung Hoa Cao sĩ, Ẩn sĩ, Xứ sĩ (1951)


- Nho Giáo Tinh Thần (1951)
9/ PHÓNG TÁC:
- Ngọn Cỏ Gió Đùa (Les Misérables – VICTOR HUGO)


- Chúa Tàu Kim Qui (Le Comte De Monte Cristo – Alexandre Dumas)


- Cay Đắng Mùi Đời (Sans Famille – Hector Malot)
10/ TIỂU THUYẾT: (Theo thứ tự ABC)
- Ai Làm Được (Cà Mau 1912)-Ái Tình Miếu (Vĩnh Hội 1941)


- Bỏ Chồng (Vĩnh Hội 1938)-Bỏ Vợ (Vĩnh Hội 1938)


- Bức Thư Hối Hận (Gò công 1953) -Cha Con Nghĩa Nặng (Càn Long 1929)


- Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận 1957) -Chút Phận Linh Đinh (Càn Long 1928)


- Con Nhà Nghèo (Càn Long 1930)-Con Nhà Giàu (Càn Long 1931)


- Cư Kinh (Vĩnh Hội 1941)-Cười Gượng (Saigon 1935)


- Đại Nghĩa DiệtThân (Saigon 1955) -Dây Oan (Saigon 1935)


- Đỗ Nương Nương Báo Oán (SG 54)-Đóa Hoa Tàn (Vĩnh Hội 1946)


- Đoạn Tình (Vĩnh Hội 1940) -Đón Gió Mới (Phú Nhuận 1957)


- Hai Chồng (Saigon 1955)-Hai Khối Tình (Vĩnh Hội 1939)


- Hai Vợ (Saigon 1955)-Hạnh Phúc Lối Nào (Phú Nhuận 1957)


- Kẻ Làm Người Chịu (Càn Long 1928)-Khóc Thầm (Càn Long 1929)


- Lá Rụng Hoa Rơi (Saigon 1955)-Lạc Đường (Vĩnh Hội 1937)


- Lẫy Lừng Hào Khí (Phú Nhuận 1958)-Lời Thề Trước Miễu (Vĩnh Hội 1938)


- Mẹ Ghẽ Con Ghẽ (Vĩnh Hội 1943) -Một Chữ Tình (Saigon 1923)


- Một Đời Tài Sắc (Saigon 1935) -Một Duyên Hai Nợ (Saigon 1956)


- Nam Cực Tinh Huy (Saigon 1924) -Nặng Bầu Ân Oán (Gò Công 1954)


- Nặng Gánh Can Thường(CànLong 30) -Người Thất Chí (Vĩnh Hội 1938)


- Nhơn Tình Ấm Lạnh (Saigon 1925) -Những Điều Nghe Thấy (Saigon 1956)


- Nợ Đời (Vĩnh Hội 1936) -Nợ Tình (Phú Nhuận 1957)


- Nợ Oan Trái (Phú Nhuận 1957) -Ở Theo Thời (Saigon 1935)


- Ông Cả Bình Lạc (Saigon 1956) -Ông Cử (Saigon 1935)


- Sống Thác Với Tình (Phú Nhuận 1957) -Tại Tôi (Vĩnh Hội 1938)


- Tân Phong Nữ Sĩ (Vĩnh Hội 1937) -Tắt Lửa Lòng (Phú Nhuận 1957)


- Thầy Thông Ngôn (Saigon 1926) -Thiệt Giả Giả Thiệt (Saogon 1935)


- Tiền Bạc Bạc Tiền (Saigon 1925)-Tìm Đường (Vĩnh Hội 1939)


- Tỉnh Mộng (Saigon 1923)-Tơ Hồng Vương Vấn (Saigon 1955)


- Trả Nợ Cho Cha (Saigon 1956)-Trọn Nghĩa Vẹn Tình(Gò Công 1953)


- Trong Đám Cỏ Hoang (PhúNhuận 1957) -Từ Hôn (Vĩnh Hội 1937)


- Vì Nghĩa Vì Tình (Càn Long 1929) -Vợ Già Chồng Trẻ (Phú Nhuận 1957)


- Ý Và Tình (Vĩnh Hội 1938-1942)-Người Vợ Hiền

Tổng cộng có 62 Tựa trong đó có “Y Và Tình” tái bản. Như thế là đủ con số 63 mà Cụ ĐÔNG HỒ đã viết trong câu Đối Viếng TANG LỄ. Thật là một số lượng Tiểu Thuyết “to lớn”do một tác giả sáng tác so với thời bấy giờ!


IV.-VÀI NHẬN XÉT VỀ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH:


1/ Sự tiến bộ vượt bực và bất ngờ của tiểu thuyết Miền Nam


Từ lâu, những nhà nghiên cứu, phê bình tiểu thuyết MIỀN BẮC có vẻ xem thường bộ môn TIỂU THUYẾT MIỀN NAM và đinh ninh là hai tác phẩm TỐ TÂM của HOÀNG NGỌC PHÁCH (1925) và QUẢ DƯA ĐỎ của NGUYỄN TRỌNG THUẬT(1930) là những tiểu thuyết đầu tiên sáng tác theo lối Tây phương. Cho đến khi Báo PHỤ NỮ TÂN VĂN xuất bản ở SAIGON lưu hành ra Bắc thì mới vỡ lẽ là ngay những năm đầu tiên của thế kỷ đã có tác phẩm “HOÀNG TỐ ANH BỊ HÀM OAN” của TRẦN CHÁNH CHIẾU (1910) và “AI LÀM ĐƯỢC” của HỒ BIỂU CHÁNH (1912) là hai nhà văn tiên phong mở đầu cho nghệ thuật viết tiểu thuyết theo lối Tây phương. Tuy nhiên phải công nhận không phải hai nhà văn nầy có biệt tài khai sáng, đi trước thời đại, mà chỉ viết theo hứng thú, do nhu cầu của độc giả, đầu tiên là dịch thuật và phỏng dịch theo Tiểu thuyết Tàu và Tây, sau mới dần dần sáng tác theo khả năng và đường lối của mình, và Cụ HỒ BIỂU CHÁNH đã làm nên sự nghiệp! Như người Tây phương nói:” Un coup d’essai est un coup de maitre”


2/ Về Nội dung:


-Thuật chuyện chân chất, kiểu thấy sao nói vậy. Thí dụ giới thiệu nhân vật thì như kê khai lý lịch: Thằng nhỏ nầy tên nó là Lý Chánh Hội, cha nó là Lý Chánh Tâm, mẹ nó là Thái Cẩm Vân...(Vì Nghĩa Vì Tình)


-Cách nối tiếp câu chuyện cũng chân chất như kể chuyện đời xưa: chuyện thằng Tý chỉ có bấy nhiêu đó thôi, Bây giờ lại đến chuyện con Quyên...(Cha Con Nghĩa Nặng)


-Cả một bức tranh xã hội Miền Nam được mô tả trong tác phẩm của ÔNG: đất đai, nhà cửa, nhân vật, quần áo, lời ăn tiếng nói tùy theo giai cấp, đặc biệt là khi Ông trấn nhậm nơi nào Cà Mau, Long Xuyên, Sai gòn,... thì mô tả địa phương đó. Có thể làm tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, khảo sát xã hội.


-Chuyện kể luôn luôn có đạo đức, có hậu:” Ở đời hể làm lành thì gặp lành, hể làm ác thì gặp ác”,”hể thấy ai bị nạn thì phải cứu”: Lê Thủ Nghĩa, Thu Thủy, Trần Tấn Thân, Ông Đội,... (Chúa Tàu Kim Quy), v.v...


3/ Về hình thức:


Lời văn giản dị, phổ thông, quê mùa, suông đuột như lời nói, rất “ăn khách” với giới bình dân Nam bộ: ríu ríu, buồn hiu, bãi buôi, bương bả, sơ sịa, lạ hoắc, sớ rớ, dễ ẹt, vắng teo, buồn so, buồn tênh, khóc xụt xùi, tươi rói, chuông khua lung kung, mủm mỉm, đứng tần ngần, bánh xe lét két, khóc rống lên, mua đồ, bán đồ, dòm coi, coi bộ giận lung lắm, nó rầy tôi, đi thưa làng, suy tính lung lắm, nằm riết, ngó cho đã mắt...


V.-KỶ NIỆM NHÀ VĂN LÃO THÀNH HỒ BIỂU CHÁNH:


Sau đây là Vở Thoại kịch do Nhà văn DƯƠNG TỬ phóng tác KỶ NIỆM NHÀ VĂN LÃO THÀNH HỒ BIỂU CHÁNH để đền ơn tri ngộ.


Vở KỊCH NÓI 5 MÀN NHAN ĐỀ “VÌ NGHĨA VÌ TÌNH” PHỎNG THEO TIỂU THUYẾT“VÌ NGHĨA VÌ TÌNH” CỦA HỒ BIỂU CHÁNH do Nhóm PHỤ NỮ TÂN VĂN ấn hành năm 1929.


NỘI DUNG


1/ Thầy thông XUÂN là một công chức thời Pháp thuộc, ăn chơi, đàng điếm, xua đuổi vợ là LÝ TÔ NGA ra khỏi nhà để rước vợ hai về. Trong lúc bơ vơ, đêm khuya, cô đơn, tuyệt vọng, may mắn gặp được LỮ TRỌNG QUÌ là người tốt hỏi thăm sự tình, gíúp đở, đem gởi nhờ nhà em là Cô NĂM ĐÀO, sau đó hai người yêu nhau.


2/ LÝTỐ NGA tìm đến nhà Em là LÝ CHÁNH TÂM để giải bày tâm sự, rồi trong một lúc buồn tủi, mặc cảm tội lỗi, muốn tự tử. May nhờ em dâu, vợ LÝ CHÁNH TÂM, là THÁI CẨM VÂN kịp thời ngăn cản, khuyên lơn, giải thích, gíúp cho TRỌNG QUÌ và TỐ NGA liên lạc với nhau bằng cách cho mượn tên và địa chỉ của mình.


3/ Chính vì thế mà khi bắt gặp bì thư do TRỌNG QUỲ gởi cho vợ mình, CHÁNH TÂM nghi ngờ vợ tư tình với TRỌNG QUỲ và đứa con mấy tháng tuổi LÝ CHÁNH HỘI của hai vợ chầng là con của TRỌNG QUỲ, nên trong cơn nóng giận, thiếu suy nghĩ, trong đêm khuya đã cho nó cho một TÊN ĂN TRỘM. Đến chừng nghe TRỌNG QUÌ, TỐ NGA, CẨM VÂN xúm lại giải thích, thì hối hận, phát điên vì thương con vô tội do lầm lẫn của mình.


4/ CÔ NĂM ĐÀO, em TRỌNG QUÌ, là một góa phụ trẻ đẹp, hai con, tính tình nhân hậu, ăn nói dịu dàng, nghe chuyện, bèn tình nguyện giúp đở, an ủi, khuyên giải, dần dần, cảm hóa và đưa CHÁNH TÂM trở về với lý trí. Tên ĂN TRỘM nghe chuyện bèn đem con trả lại cho CHÁNH TÂM và CẨM VÂN


5/ Cả nhà đoàn tụ, vui vẻ. Vì có cảm tình và tri ân sâu xa, hai vợ chồng CHÁNH TÂM và CẨM VÂN khẩn khoản yêu cầu CÔ NĂM ĐÀO về ở chung với vợ chồng mình, nhưng CÔ NĂM cương quyết từ chối vì CÔ biết:


“Chia cơm xẻ áo sự thường


Chồng chung vợ chạ, ai nhường chi ai?”


CÔ muốn giữ danh tiết với người chồng quá cố của mình. Thật đáng khen thay! “VÌ NGHĨA VÌ TÌNH”


KỊCH BẢN 5 MÀN


1/ Màn 1: cảnh nhà Thầy thông XUÂN, một cái bàn, hai cái ghế, Cô Thông TÔ NGA đang ngồi khóc. Có tiếng Thầy Thông XUÂN từ trong buồng (hậu trường) vọng ra (hoặc chính cá nhân bước ra) xua đuổi vợ với lời lẽ hằn học. TỐ NGA vừa đi ra vừa khóc. Phong cảnh thay đổi nhanh thành một cái băng ngồi bên lề đường. TỐ NGA đi đến ngồi xuống, lại khóc than. Thời may TRỌNG QUÌ tình cờ đi đến, gặp gở, hỏi thăm duyên cớ, an ủi, đưa đến nhà Cô Năm. Hai người đi ra


2/Màn 2 : Cảnh nhà CHÁNH TÂM: 2 cái ghế, 1 cái bàn TỐ NGA đến nhà CHÁNH TÂM ngồi khóc rồi trong một lúc mặc cảm tội lỗi, lấy chay dầu nóng ra, định uống, CẨM VÂN, vợ CHÁNH TÂM kịp thời ngăn cản, phân tích phải trái, rồi giúp TỐ NGA và TRỌNG QUÌ gởi thư từ liên lạc với nhau bằng cách cho mượn tên và địa chỉ của mình.


3/ Màn 3 : Cảnh nhà cũng đơn sơ: 1 bàn, 2 ghế


CHÁNH TÂM bắt gặp bì thư do TRỌNG QUÌ gởi cho vợ mình, ghen tương, nóng giận. TÊN TRỘM lén vào bị CHÁNH TÂM bắt được nhưng tha rồi cho con cho TÊN TRỘM. Sáng ra, TRỌNG QUÌ đến thăm, biết chuyện, cùng với CẨM VÂN và TỐ NGA giải thích, CHÁNH TÂM hối hận, thương con, hóa điên.


4/ Màn 4. Cũng cảnh nhà CHÁNH TÂM, TRỌNG QUÌ ra về, CÔ NĂM ĐÀO đến, được CẨM VÂN và TỐ NGA giải thích, CÔ NĂM tình nguyện ở lại khuyên giải CHÁNH TÂM. CẨM VÂN và TỐ NGA đi ra khỏi nhà (hoặc đi vào nhà trong) Lúc đầu CHÁNH TÂM còn khó chịu, la lối, xua đuổi, nhưng CÔ NĂM xoa dịu, dụ dỗ CHÁNH TÂM, dần dần trở nên hiền lành, dễ sai bảo và tỉnh táo trở lại như bình thường


5/ Màn 5: Cảnh nhà đông hơn


Cả nhà xúm lại chúc mừng. TÊN TRỘM đem con trả. Tiền hung hậu kiết. CẨM VÂN đề nghị chung sống. CÔ NĂM khéo léo từ chối. Cả nhà vui vẻ. CÔ NĂM từ giả, chúc HẠNH PHÚC




HẠ MÀN




Dương Sum