BigBoy
31-01-2021, 06:03
Phố đã lên đèn. Đêm chính là thời điểm Sài Gòn gồng lên vận hết nội lực của mình. Tiếng động cơ rền rĩ như đấm vỡ không gian ra thành từng mảnh. Tiếng còi xe. Tiếng rao hàng. Tiếng nhạc xập xình… Sài gòn không bao giờ ngủ. Sài gòn chở trong đêm những phận đời thao thức. Tôi ví mình như cánh vạc. Tôi không biết ban ngày Sài Gòn diễn ra như thế nào. Bởi vì đó là thời gian tôi ngủ vùi để lấy lại sức. Tôi bắt đầu một ngày kiếm ăn của mình vào lúc Sài Gòn hừng hực với đèn. Đèn chi chít, nhấp nháy từ dưới mặt đất lên đến lưng chừng trời.
https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2019/11/Ngo-Thi-Thu-Van-vhsg.jpg
Nhà văn Ngô Thị Thu Vân
Sài Gòn đêm bắt đầu có gió. Tôi đưa mắt đếm xem đêm nay trong công viên có bao nhiêu cặp tình nhân với đủ các tư thế đứng ngồi mê mẩn không kể gì trời đất. So sánh với những con nghiện đang “phê” thuốc trong những góc tối kia, tôi nghiệm ra rằng, tình yêu chính là một tên gọi khác của ma túy ở góc độ mù quáng si mê, nghiện ngập đến đỗi không thoát ra được. Khác ở chỗ, ma túy biết dính vào là chết chắc. Còn tình yêu thì không. Tình yêu có một lằn ranh mỏng như sợi khói giữa thiên đàng và địa ngục.
Ở góc độ này tình yêu giống một ván bài hơn. Theo nghĩa ấy thì má tôi là một con bạc trắng tay. Đã có lúc, tôi giận sao má không bỏ tôi lại với cha. Tôi giận má không xử sự được như cô Dịu trong tuồng Lá sầu riêng. Nhưng nghĩ lại má đâu phải là cô Dịu. Má không có được một chiếc lá sầu riêng cho riêng mình. Nên má đi tìm. Cuối cùng thì má cũng tìm được một chiếc lá sầu riêng cho má.
Năm tôi lên bảy, má dắt tôi rời quê. Hình ảnh cuối cùng tôi mang theo là căn nhà nhỏ với cánh cửa sơn màu xanh lá đã bợt bạt cùng với ánh mắt cha tôi, giống hệt ánh mắt của ông nội lúc sắp sửa lìa đời. Tôi vừa níu tay má vừa ngoái đầu lại nhìn cha. Lúc bóng cha cùng ngôi nhà khuất sau một khúc quanh không còn nhìn thấy, bỗng dưng lòng tôi trào lên một nỗi sợ hãi sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn trở lại nơi này và mãi mãi không bao giờ còn gặp lại cha nữa.
– Mình đi đâu vậy má?
– Về ngoại.
Nghe má nói vậy tôi cũng đỡ lo (?). Chừng phát hiện ra má đưa tôi đến ga tàu hỏa. Tôi ngạc nhiên nhìn má:
– Đâu phải mình về ngoại.
Má nhăn mặt:
– Có muốn theo má không? Lộn xộn má bỏ lại đây bây giờ.
Không biết chết là như thế nào nhưng tôi dám chắc chết với tôi lúc đó không khủng khiếp bằng ý nghĩ sẽ bị má bỏ lại một mình trên sân ga. Không dám hỏi tiếp, tôi quanh quất nhìn dòng người qua lại hối hả, nhìn con tàu nằm dán mình lên thân ray. Con tàu đối với tôi hồi ấy rất lạ. Nó hệt một lũ trẻ con đang chơi trò rồng rắn. Mệt đứ đừ vẫn không đứa nào được buông tay. Sau này tôi mới biết má tôi cũng giống con tàu. Đã rời ga là cứ thế phom phom mà đi tới không trở đầu được. Mặc dù có lúc tôi thấy má mệt đứ đừ.
Mãi nhìn đâu đâu chừng má giục tôi lên tàu, ngoảnh lại còn có thêm một người đàn ông xách va ly đi bên cạnh má. Đó là người đàn ông dáng thấp đậm, nước da nâu. Cái dễ nhận thấy nhất trên khuôn mặt dài quá khổ của ông ta là chiếc mũi khoằm. Lưng ông ta ngắn đến nỗi khi ngồi cái đầu không ló lên khỏi lưng ghế và khi đi, có dáng điệu của một con chim cánh cụt.
– Đã nói rồi. Còn chưa biết cái thân mình ra sao dắt nó theo làm gì?
– Anh đừng vậy. Em không thể bỏ con em. Anh thương em…
– Không thương thì làm gì. Quay lại chắc. Thôi đi…
Căn phòng trọ cuối con hẻm sâu hun hút trong một xóm lao động nghèo ven sông Sài Gòn là nơi tôi bắt đầu một cuộc sống mới đầy bất trắc. Mọi sinh hoạt ăn ở ngủ nghê đều gói trọn trong cái phòng trọ chật chội tối tăm. Ban ngày, mọi thứ như bị luộc chín bởi cái nóng hầm hập từ mái tole thấp lè tè phả xuống. Đêm đến, trên sàn gạch ẩm thấp, cái lạnh từ dưới đất chui lên chạy dọc theo sống lưng rờn rợn. Chỉ có một cái giường. Tôi bị tống xuống sàn nhà ngay đêm đầu tiên. Tôi chống đở cảm giác lạnh buốt sống lưng bằng cách nằm nghiêng sang một bên. Tư thế ngủ ấy theo tôi cho đến bây giờ như một cố tật không sửa được.
Gần chỗ tôi đứng đã có mấy cặp tình nhân lần lượt ra về, cũng có cặp chuyển sang một chỗ khác đầy bóng tối hơn. Tôi biết đêm đang lần dấn sang ngày mới. Một chiếc xe máy phóng vụt qua, bất chợt hãm đà quay ngoắt lại rọi thẳng đèn vào mặt tôi rồi rồ ga lao đi như xé màn đêm. Tụi con nít quỷ. Tôi bắt đầu lo lắng bồn chồn. Bụng cồn cào vì đói. Tôi lục trong túi xách lấy một mẩu giấy, bật lửa, quơ quơ vào khoảng không trước mặt. Ném mẩu giấy cháy dở xuống đất, tôi đi vòng qua phía bên kia công viên đứng tựa lưng vào một gốc cây chỗ có vệt sáng hắt qua từ phía ngọn đèn đường đối diện. Gần một tháng nay, má trở bệnh, chỗ hốc mắt cứ rỉ nước đau nhức. Tôi không còn tham công tiếc việc nữa. Chỉ cần có đủ tiền mua thuốc cho má là tôi về ngay.
Ngày má dắt tôi đi, cha vét hết số tài sản ít ỏi dúi vào tay má: “Em đi gấp quá, nhà bán không kịp… Em giữ cái này để lo cho con”. Chừng vào tới Sài Gòn, má mới vỡ lẽ.
– Em mang theo được bao nhiêu, đưa đây cho anh tính kế làm ăn.
– Vậy anh…
– Tài sản bả quản lý hết. Anh thoát ra được mình không thế này là quý lắm rồi. Không phải em đã từng nói, em chỉ cần có anh, cần anh yêu em là đủ rồi sao? Thì bây giờ anh đã ở bên em rồi. Lúc nào anh cũng yêu em đó thôi. Nhưng mình cũng phải sống chứ. Cái chính là anh lo cho hai mẹ con em. Chứ anh thì cần gì…
Má đã trót dính vào ma túy tình yêu rồi nên cái gì từ miệng ông ta nói ra má cũng đều thấy phải.
Mười lăm tuổi, tôi đang chuẩn bị thi chuyển cấp. Đêm hôm ấy, Sài Gòn cũng đầy gió như đêm nay, má rước tôi từ chỗ học thêm về nhà – căn nhà cấp bốn má đã chắc chiu từng đồng từ gánh hàng rong của má cộng chung với số tiền cha bán nhà gửi từ quê vô – Má đèo tôi trên chiếc xe đạp cũ đi ngược hướng gió.
– Má, con thi đậu lớp mười má cho con về quê thăm cha nghe má.
Má lặng thinh. Tôi cố nài nĩ:
– Lâu rồi không chừng bây giờ con quên mặt cha rồi đó. Má… nghe má.
– Ừ, mai mốt.
– Lần nào má cũng nói mai mốt. Má không cho, con trốn đi một mình đó.
Đột ngột chân má tuột khỏi bàn đạp. Má dừng xe lại. Hai má con ngồi xuống một gốc cây bên vệ đường. Má ôm tôi gối đầu vào ngực má. Lâu lắm rồi má mới lại ôm tôi như thế này. Má khóc. Hồi lâu, má bỏ tôi ra. Má nhìn tôi, ngập ngừng mãi mới nói trong tiếng nấc:
– Cha mất rồi… Nhiều lần má định nói với con nhưng không biết làm sao nói. Má sợ dượng… má…
Tôi giật nảy người đứng phắt dậy như một người vừa bị trúng đạn. Nhưng chưa kịp để não nhận ra tín hiệu của cơn đau thì tôi đã nghe tiếng má thất thanh: “Chết má rồi con ơi”. Một chiếc xe máy dừng lại. Người đàn bà ngồi phía sau nhảy phịch xuống, rưới lên đầu má một thứ chất lỏng kèm theo tiếng nghiến răng trèo trẹo: “Mày tưởng vô đây là trốn khỏi bà hả? Cái quân giựt chồng người ta”. Người và xe lao đi. Tất cả diễn ra chỉ trong tích tắt.
Những ngày má nằm viện, ông ta chỉ đến đúng một lần rồi biến mất. Tôi bán tất cả đồ đạc trong nhà để lo cho má. Bán luôn cả căn nhà trống. Đến lúc không còn gì để bán thì má vẫn còn năm cuộc phẫu thuật nữa mới hy vọng qua khỏi. Vậy là tôi bán… luôn tôi.
Tôi đã phải nhắm mắt lại, nghiến chặt răng, kìm nén cơn đau tột cùng của tâm hồn lẫn thể xác. Lúc tấm thân đồ sộ với cái bụng to đùng căng cứng như cái trống của lão Hoa kiều vất sang một bên, tôi mới biết mình còn sống. Trong khi lão phì phò thở, tôi toan ngồi dậy vơ lấy quần áo thì lão ghì tôi lại ra dấu nằm yên. Lão tách hai chân tôi ra kiểm tra. Chiếc khăn trắng loang lổ vết máu. Lão vuốt má tôi gật đầu: “Hảo… hảo. Cám ơn lị”. Lão thận trọng đếm kỹ từng tờ giấy bạc trước khi đưa cho tôi. Mớ tiền ước chừng có thể đủ cho ba lần giải phẫu của má. Lúc tôi chuẩn bị ra về, đột ngột lão Hoa kiều ân cần nắm lấy tay tôi:
– Hay lị chịu làm dzợ bé của ngộ li. Ngộ luôi lị suốt đời xung xướng há.
Tôi nghĩ đến thứ chất lỏng gớm ghiếc từ tay người đàn bà kia, nghĩ đến gương mặt méo mó dị dạng của má. Tôi nhìn lão với cái nhìn của một mụ phù thủy vừa bị lừa mất miếng mồi ngon. Lão khiếp quá xua tay:
– Thôi thôi lị dzề li dzề li. Cho thêm lị lè.
Tôi quơ vội xấp tiền trên tay lão, tuôn ra cửa.
Đúng như tôi ước chừng. Số tiền ấy, tính luôn cả phần lão Hoa kiều nọ hào phóng cho thêm, cũng chỉ đủ trang trải cho ba lần giải phẫu của má. Tôi xin vào làm tiếp viên cho một quán cà phê ôm.
Má ra viện. Tôi dắt má về xóm trọ cũ trong con hẻm sâu ven sông Sài Gòn. Tôi tập làm quen với gương mặt mới của má một cách khó nhọc và đau đớn. Thân thể má chằng chịt vết sẹo vì những mảng da bị lóc chỗ này để lắp vào chỗ kia. Gương mặt má biến dạng méo mó. Ở giửa trán là một hốc mắt sâu hoắm. Cái miệng chạy sang gần chỗ mang tai. Má không còn nhìn thấy (có lẽ như vậy sẽ hay hơn), may mà má còn nói được dù rất khó nghe. Tôi quên luôn nỗi đau mất cha. Quên luôn, không còn giận má. Nhưng lão dượng ghẻ kia thì tôi hận thấu não. Tôi luôn dành cho lão một lời nguyền.
Công việc đang suôn sẻ thì bà chủ quán cho gọi tôi:
– Chuyện này tế nhị nhưng chị buộc phải nói ra. Gần đây tụi nó đồn ầm lên là em bị Si đa. Em biết rồi đó, quán mình toàn là mối quen. Nếu giữ em lại, chị rất khó làm ăn…
– Nhưng em đâu có bị. Chị không tin, em đi xét nghiệm mang kết quả về cho chị xem.
-Vấn đề là cái miệng người đời kìa. Không lẽ mỗi lần khách vô chị phải mang cái giấy xét nghiệm đưa cho khách xem. Thôi em chịu khó tìm quán khác làm đi.
Biết tụi nó giành khách tung tin hại mình, tôi vẫn cứ ngờ ngợ, phập phồng. Mấy lần định đi xét nghiệm nhưng không đủ can đảm. Vả lại, bị hay không bị với tôi bây giờ có khác gì nhau đâu. Tôi quyết định một mình “độc lập tác chiến”.
Tôi ngước nhìn lên bầu trời đầy sao tìm bóng hình cha. Tôi tin rằng nếu thật sự có thiên đường thì cha tôi xứng đáng được một chỗ ở trên đó. Từ lâu lắm, tôi không có thời gian để khóc. Đúng vào lúc giọt nước mắt tôi lặng lẽ lăn xuống thì tôi phát hiện có một bóng người đang khệnh khạng đi tới, cái đầu cứ bửa xuống như con bửa củi. Tôi quẹt ngang nước mắt. Mùi rượu thịt tanh tưởi nồng nặc. Gã tiến về phía tôi. Trong ánh sáng hắt hiu của ngọn đèn đường tôi nhận ra cái dáng điệu của con chim cánh cụt. Lão dượng ghẻ. Tôi run lên bần bật, hai hàm răng va vào nhau côm cốp, lưng áo sũng mồ hôi mặc dù đêm Sài Gòn vẫn gió. Ý nghĩ trả thù lướt nhanh qua đầu tôi. Nhưng trả thù bằng cách nào, làm gì để trả thù thì tôi chưa nghĩ ra. Lão nhướng mắt lè nhè:
– Đi không em?
Tôi gật đầu, choàng tay qua hông, cố tình nép đầu vào ngực lão để giấu mặt. Tôi dìu lão lại bãi đất trống trong một góc tối. Vật lão ngã xuống. Bằng nhiều động tác giả, tôi móc bóp và điện thoại của lão cho vào túi xách. Lão rên hư hử đưa tay xuống kéo phẹc mơ tuya quần.
Có bóng đèn pin lướt qua. Cái quầng sáng xoáy tròn lia đi bốn phía, cuối cùng dừng lại đúng chỗ tôi và lão.
– Mời hai người ra xe.
Tôi sụp xuống, tay chân bủn rủn:
– Các anh ơi, tha cho em một lần. Ở nhà em còn có má…
– Mấy người ai hổng mẹ già, con dại. Đi!
Tôi khó nhọc trèo lên xe. Chiếc xe Jeep bóp còi lao đi trong đêm Sài Gòn đầy gió.
NGÔ THỊ THU VÂN
https://vanhocsaigon.com/wp-content/uploads/2019/11/Ngo-Thi-Thu-Van-vhsg.jpg
Nhà văn Ngô Thị Thu Vân
Sài Gòn đêm bắt đầu có gió. Tôi đưa mắt đếm xem đêm nay trong công viên có bao nhiêu cặp tình nhân với đủ các tư thế đứng ngồi mê mẩn không kể gì trời đất. So sánh với những con nghiện đang “phê” thuốc trong những góc tối kia, tôi nghiệm ra rằng, tình yêu chính là một tên gọi khác của ma túy ở góc độ mù quáng si mê, nghiện ngập đến đỗi không thoát ra được. Khác ở chỗ, ma túy biết dính vào là chết chắc. Còn tình yêu thì không. Tình yêu có một lằn ranh mỏng như sợi khói giữa thiên đàng và địa ngục.
Ở góc độ này tình yêu giống một ván bài hơn. Theo nghĩa ấy thì má tôi là một con bạc trắng tay. Đã có lúc, tôi giận sao má không bỏ tôi lại với cha. Tôi giận má không xử sự được như cô Dịu trong tuồng Lá sầu riêng. Nhưng nghĩ lại má đâu phải là cô Dịu. Má không có được một chiếc lá sầu riêng cho riêng mình. Nên má đi tìm. Cuối cùng thì má cũng tìm được một chiếc lá sầu riêng cho má.
Năm tôi lên bảy, má dắt tôi rời quê. Hình ảnh cuối cùng tôi mang theo là căn nhà nhỏ với cánh cửa sơn màu xanh lá đã bợt bạt cùng với ánh mắt cha tôi, giống hệt ánh mắt của ông nội lúc sắp sửa lìa đời. Tôi vừa níu tay má vừa ngoái đầu lại nhìn cha. Lúc bóng cha cùng ngôi nhà khuất sau một khúc quanh không còn nhìn thấy, bỗng dưng lòng tôi trào lên một nỗi sợ hãi sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn trở lại nơi này và mãi mãi không bao giờ còn gặp lại cha nữa.
– Mình đi đâu vậy má?
– Về ngoại.
Nghe má nói vậy tôi cũng đỡ lo (?). Chừng phát hiện ra má đưa tôi đến ga tàu hỏa. Tôi ngạc nhiên nhìn má:
– Đâu phải mình về ngoại.
Má nhăn mặt:
– Có muốn theo má không? Lộn xộn má bỏ lại đây bây giờ.
Không biết chết là như thế nào nhưng tôi dám chắc chết với tôi lúc đó không khủng khiếp bằng ý nghĩ sẽ bị má bỏ lại một mình trên sân ga. Không dám hỏi tiếp, tôi quanh quất nhìn dòng người qua lại hối hả, nhìn con tàu nằm dán mình lên thân ray. Con tàu đối với tôi hồi ấy rất lạ. Nó hệt một lũ trẻ con đang chơi trò rồng rắn. Mệt đứ đừ vẫn không đứa nào được buông tay. Sau này tôi mới biết má tôi cũng giống con tàu. Đã rời ga là cứ thế phom phom mà đi tới không trở đầu được. Mặc dù có lúc tôi thấy má mệt đứ đừ.
Mãi nhìn đâu đâu chừng má giục tôi lên tàu, ngoảnh lại còn có thêm một người đàn ông xách va ly đi bên cạnh má. Đó là người đàn ông dáng thấp đậm, nước da nâu. Cái dễ nhận thấy nhất trên khuôn mặt dài quá khổ của ông ta là chiếc mũi khoằm. Lưng ông ta ngắn đến nỗi khi ngồi cái đầu không ló lên khỏi lưng ghế và khi đi, có dáng điệu của một con chim cánh cụt.
– Đã nói rồi. Còn chưa biết cái thân mình ra sao dắt nó theo làm gì?
– Anh đừng vậy. Em không thể bỏ con em. Anh thương em…
– Không thương thì làm gì. Quay lại chắc. Thôi đi…
Căn phòng trọ cuối con hẻm sâu hun hút trong một xóm lao động nghèo ven sông Sài Gòn là nơi tôi bắt đầu một cuộc sống mới đầy bất trắc. Mọi sinh hoạt ăn ở ngủ nghê đều gói trọn trong cái phòng trọ chật chội tối tăm. Ban ngày, mọi thứ như bị luộc chín bởi cái nóng hầm hập từ mái tole thấp lè tè phả xuống. Đêm đến, trên sàn gạch ẩm thấp, cái lạnh từ dưới đất chui lên chạy dọc theo sống lưng rờn rợn. Chỉ có một cái giường. Tôi bị tống xuống sàn nhà ngay đêm đầu tiên. Tôi chống đở cảm giác lạnh buốt sống lưng bằng cách nằm nghiêng sang một bên. Tư thế ngủ ấy theo tôi cho đến bây giờ như một cố tật không sửa được.
Gần chỗ tôi đứng đã có mấy cặp tình nhân lần lượt ra về, cũng có cặp chuyển sang một chỗ khác đầy bóng tối hơn. Tôi biết đêm đang lần dấn sang ngày mới. Một chiếc xe máy phóng vụt qua, bất chợt hãm đà quay ngoắt lại rọi thẳng đèn vào mặt tôi rồi rồ ga lao đi như xé màn đêm. Tụi con nít quỷ. Tôi bắt đầu lo lắng bồn chồn. Bụng cồn cào vì đói. Tôi lục trong túi xách lấy một mẩu giấy, bật lửa, quơ quơ vào khoảng không trước mặt. Ném mẩu giấy cháy dở xuống đất, tôi đi vòng qua phía bên kia công viên đứng tựa lưng vào một gốc cây chỗ có vệt sáng hắt qua từ phía ngọn đèn đường đối diện. Gần một tháng nay, má trở bệnh, chỗ hốc mắt cứ rỉ nước đau nhức. Tôi không còn tham công tiếc việc nữa. Chỉ cần có đủ tiền mua thuốc cho má là tôi về ngay.
Ngày má dắt tôi đi, cha vét hết số tài sản ít ỏi dúi vào tay má: “Em đi gấp quá, nhà bán không kịp… Em giữ cái này để lo cho con”. Chừng vào tới Sài Gòn, má mới vỡ lẽ.
– Em mang theo được bao nhiêu, đưa đây cho anh tính kế làm ăn.
– Vậy anh…
– Tài sản bả quản lý hết. Anh thoát ra được mình không thế này là quý lắm rồi. Không phải em đã từng nói, em chỉ cần có anh, cần anh yêu em là đủ rồi sao? Thì bây giờ anh đã ở bên em rồi. Lúc nào anh cũng yêu em đó thôi. Nhưng mình cũng phải sống chứ. Cái chính là anh lo cho hai mẹ con em. Chứ anh thì cần gì…
Má đã trót dính vào ma túy tình yêu rồi nên cái gì từ miệng ông ta nói ra má cũng đều thấy phải.
Mười lăm tuổi, tôi đang chuẩn bị thi chuyển cấp. Đêm hôm ấy, Sài Gòn cũng đầy gió như đêm nay, má rước tôi từ chỗ học thêm về nhà – căn nhà cấp bốn má đã chắc chiu từng đồng từ gánh hàng rong của má cộng chung với số tiền cha bán nhà gửi từ quê vô – Má đèo tôi trên chiếc xe đạp cũ đi ngược hướng gió.
– Má, con thi đậu lớp mười má cho con về quê thăm cha nghe má.
Má lặng thinh. Tôi cố nài nĩ:
– Lâu rồi không chừng bây giờ con quên mặt cha rồi đó. Má… nghe má.
– Ừ, mai mốt.
– Lần nào má cũng nói mai mốt. Má không cho, con trốn đi một mình đó.
Đột ngột chân má tuột khỏi bàn đạp. Má dừng xe lại. Hai má con ngồi xuống một gốc cây bên vệ đường. Má ôm tôi gối đầu vào ngực má. Lâu lắm rồi má mới lại ôm tôi như thế này. Má khóc. Hồi lâu, má bỏ tôi ra. Má nhìn tôi, ngập ngừng mãi mới nói trong tiếng nấc:
– Cha mất rồi… Nhiều lần má định nói với con nhưng không biết làm sao nói. Má sợ dượng… má…
Tôi giật nảy người đứng phắt dậy như một người vừa bị trúng đạn. Nhưng chưa kịp để não nhận ra tín hiệu của cơn đau thì tôi đã nghe tiếng má thất thanh: “Chết má rồi con ơi”. Một chiếc xe máy dừng lại. Người đàn bà ngồi phía sau nhảy phịch xuống, rưới lên đầu má một thứ chất lỏng kèm theo tiếng nghiến răng trèo trẹo: “Mày tưởng vô đây là trốn khỏi bà hả? Cái quân giựt chồng người ta”. Người và xe lao đi. Tất cả diễn ra chỉ trong tích tắt.
Những ngày má nằm viện, ông ta chỉ đến đúng một lần rồi biến mất. Tôi bán tất cả đồ đạc trong nhà để lo cho má. Bán luôn cả căn nhà trống. Đến lúc không còn gì để bán thì má vẫn còn năm cuộc phẫu thuật nữa mới hy vọng qua khỏi. Vậy là tôi bán… luôn tôi.
Tôi đã phải nhắm mắt lại, nghiến chặt răng, kìm nén cơn đau tột cùng của tâm hồn lẫn thể xác. Lúc tấm thân đồ sộ với cái bụng to đùng căng cứng như cái trống của lão Hoa kiều vất sang một bên, tôi mới biết mình còn sống. Trong khi lão phì phò thở, tôi toan ngồi dậy vơ lấy quần áo thì lão ghì tôi lại ra dấu nằm yên. Lão tách hai chân tôi ra kiểm tra. Chiếc khăn trắng loang lổ vết máu. Lão vuốt má tôi gật đầu: “Hảo… hảo. Cám ơn lị”. Lão thận trọng đếm kỹ từng tờ giấy bạc trước khi đưa cho tôi. Mớ tiền ước chừng có thể đủ cho ba lần giải phẫu của má. Lúc tôi chuẩn bị ra về, đột ngột lão Hoa kiều ân cần nắm lấy tay tôi:
– Hay lị chịu làm dzợ bé của ngộ li. Ngộ luôi lị suốt đời xung xướng há.
Tôi nghĩ đến thứ chất lỏng gớm ghiếc từ tay người đàn bà kia, nghĩ đến gương mặt méo mó dị dạng của má. Tôi nhìn lão với cái nhìn của một mụ phù thủy vừa bị lừa mất miếng mồi ngon. Lão khiếp quá xua tay:
– Thôi thôi lị dzề li dzề li. Cho thêm lị lè.
Tôi quơ vội xấp tiền trên tay lão, tuôn ra cửa.
Đúng như tôi ước chừng. Số tiền ấy, tính luôn cả phần lão Hoa kiều nọ hào phóng cho thêm, cũng chỉ đủ trang trải cho ba lần giải phẫu của má. Tôi xin vào làm tiếp viên cho một quán cà phê ôm.
Má ra viện. Tôi dắt má về xóm trọ cũ trong con hẻm sâu ven sông Sài Gòn. Tôi tập làm quen với gương mặt mới của má một cách khó nhọc và đau đớn. Thân thể má chằng chịt vết sẹo vì những mảng da bị lóc chỗ này để lắp vào chỗ kia. Gương mặt má biến dạng méo mó. Ở giửa trán là một hốc mắt sâu hoắm. Cái miệng chạy sang gần chỗ mang tai. Má không còn nhìn thấy (có lẽ như vậy sẽ hay hơn), may mà má còn nói được dù rất khó nghe. Tôi quên luôn nỗi đau mất cha. Quên luôn, không còn giận má. Nhưng lão dượng ghẻ kia thì tôi hận thấu não. Tôi luôn dành cho lão một lời nguyền.
Công việc đang suôn sẻ thì bà chủ quán cho gọi tôi:
– Chuyện này tế nhị nhưng chị buộc phải nói ra. Gần đây tụi nó đồn ầm lên là em bị Si đa. Em biết rồi đó, quán mình toàn là mối quen. Nếu giữ em lại, chị rất khó làm ăn…
– Nhưng em đâu có bị. Chị không tin, em đi xét nghiệm mang kết quả về cho chị xem.
-Vấn đề là cái miệng người đời kìa. Không lẽ mỗi lần khách vô chị phải mang cái giấy xét nghiệm đưa cho khách xem. Thôi em chịu khó tìm quán khác làm đi.
Biết tụi nó giành khách tung tin hại mình, tôi vẫn cứ ngờ ngợ, phập phồng. Mấy lần định đi xét nghiệm nhưng không đủ can đảm. Vả lại, bị hay không bị với tôi bây giờ có khác gì nhau đâu. Tôi quyết định một mình “độc lập tác chiến”.
Tôi ngước nhìn lên bầu trời đầy sao tìm bóng hình cha. Tôi tin rằng nếu thật sự có thiên đường thì cha tôi xứng đáng được một chỗ ở trên đó. Từ lâu lắm, tôi không có thời gian để khóc. Đúng vào lúc giọt nước mắt tôi lặng lẽ lăn xuống thì tôi phát hiện có một bóng người đang khệnh khạng đi tới, cái đầu cứ bửa xuống như con bửa củi. Tôi quẹt ngang nước mắt. Mùi rượu thịt tanh tưởi nồng nặc. Gã tiến về phía tôi. Trong ánh sáng hắt hiu của ngọn đèn đường tôi nhận ra cái dáng điệu của con chim cánh cụt. Lão dượng ghẻ. Tôi run lên bần bật, hai hàm răng va vào nhau côm cốp, lưng áo sũng mồ hôi mặc dù đêm Sài Gòn vẫn gió. Ý nghĩ trả thù lướt nhanh qua đầu tôi. Nhưng trả thù bằng cách nào, làm gì để trả thù thì tôi chưa nghĩ ra. Lão nhướng mắt lè nhè:
– Đi không em?
Tôi gật đầu, choàng tay qua hông, cố tình nép đầu vào ngực lão để giấu mặt. Tôi dìu lão lại bãi đất trống trong một góc tối. Vật lão ngã xuống. Bằng nhiều động tác giả, tôi móc bóp và điện thoại của lão cho vào túi xách. Lão rên hư hử đưa tay xuống kéo phẹc mơ tuya quần.
Có bóng đèn pin lướt qua. Cái quầng sáng xoáy tròn lia đi bốn phía, cuối cùng dừng lại đúng chỗ tôi và lão.
– Mời hai người ra xe.
Tôi sụp xuống, tay chân bủn rủn:
– Các anh ơi, tha cho em một lần. Ở nhà em còn có má…
– Mấy người ai hổng mẹ già, con dại. Đi!
Tôi khó nhọc trèo lên xe. Chiếc xe Jeep bóp còi lao đi trong đêm Sài Gòn đầy gió.
NGÔ THỊ THU VÂN